Tải bản đầy đủ (.pptx) (50 trang)

VSV HOC DAI CUONG bao cao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.08 KB, 50 trang )

KHOA NÔNG NGHIỆP
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
NẤM Penicillium
NHÓM 3

TRẦN VƯƠNG LINH

NGUYỄN VĂN THÁI

ĐẶNG THỊ KIM QUYÊN

TRẦN THANH BÃO

PHẠM VĂN HƯNG

DƯƠNG VĂN LỜI
I. Giới thiệu nấm Penicillium
Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của khoa
học – kỹ thuật, quá trình định danh cho nhiều loài vi
sinh vật cũng dễ dàng hơn với thiết bị hiện đại hơn.
Nhiều loại vi sinh vật có lợi hay có hại cũng được biết
đến rõ ràng hơn. Trong đó, giống nấm mốc Penicillium
đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng
trong thực tế. Tiêu biểu như loài Penicillium roqueforti
được sử dụng trong việc làm chín phomat xanh, một
sản phẩm quen thuộc đối với người dân Châu Âu hay
Penicillium notatum được dùng trong sản xuất kháng
sinh Penicillin.
I. Giới thiệu nấm Penicillium (tt)

Từ đó bài seminar: “ Nấm Penicillium”


được thực hiện nhằm mục đích hiểu rõ
hơn về loại nấm này, biết được những
ứng dụng của chúng trong đời sống, đồng
thời tìm ra cách bảo quản và phòng tránh
bệnh hại do vi sinh vật gây ra trên cây ăn
trái sau thu hoạch và trên người.
II. Nội dung
1. Phân loại khoa học
- Ainsworth (1973) chia ngành phụ
Ascomycotina thành 6 lớp:
Hemiascomycetes, Loculoascomycetes,
Plectomycetes, Laboulbeniomycetes,
Pyrenomycetes và Discomycetes.
1. Phân loại khoa học
- Alexopoulos và Mim (1979) chia lớp Plectomycetes thành
4 lớp phụ trong đó lớp phụ Plectomycetidae có 5 bộ trong đó 2
bộ Eurotiales và bộ Erysiphales. Chi penicillium thuộc họ
Eurotiaceae, bộ Eurotiales.

Giới: Fungi

Ngành phụ: Ascomycotina

Lớp: Plectomyceste

Bộ: Eurotiales

Họ: Eurotiaceae

Chi: Penicillium

2. Đặc điểm chung
Theo Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn
(2000: 186 – 187) chi Penicillium đặc trưng bởi
các đặc điểm:
- Lợi nấm ngăn vách, phân nhánh, không
màu hoặc màu nhạt, đôi khi màu sẫm.
- Khuẩn lạc màu lục, vàng lục, xanh lục, lục
xám, xám, đôi khi có màu vàng, đỏ, tím hoặc
trắng. Mặt trái khuẩn lạc không màu hoặc có
màu sắc khác nhau.
2. Đặc điểm chung
- Bộ máy mang bào tử trần (còn gọi là
“chổi”, penicillius) hoặc chỉ gồm giá bào tử
trần với một vòng thể bình ở đỉnh giá (cấu
tạo một vòng, monoverticillate), hoặc gồm
giá bào tử trần với hai đến nhiều cuống thể
bình (metulae) ở phần ngọn giá, trên đỉnh
của mỗi cuống thể bình đó có các thể bình
(cấu tạo hai vòng, biverticillate).
2. Đặc điểm chung
- Giá bào tử trần có thể phát triển từ
các sợi nấm nằm sát cơ chất, sát mặt
môi trường thạch nuôi cấy (các sợi
nền), khi đó thường có chiều dài đều
nhau và khuẩn lạc có dạng mặt nhung
(valutinate
2. Đặc điểm chung
- Tế bào sinh bào tử trần của các loài thuộc
chi Pemicillium là các thể bình. Thể bình ở nhiều
loài của chi nấm này có phần đỉnh ngắn và thon

nhỏ dần, phần đỉnh này thường có đường kính
vào khoảng 1/3 đường kính của phần thân. Một
số loài thuộc nhóm loài Biverticillata –
Symmetrica có thể bình hình mũi giáo (thể bình
có phần đỉnh tương đối dài và thon nhỏ dần).
2. Đặc điểm chung
- Một số ít loài tạo tạo thành hạch
nấm (sclerotium). Hạch nấm có cấu tạo
bởi các tế bào có vách dày, có thể rất
cứng hoặc mềm, hình cầu, gần cầu,
không màu hoặc có màu sắc khác nhau,
đơn độc hoặc thành cụm.
3. Hình dạng kích thước
Theo Bùi Xuân Đồng và Nguyễn Huy Văn
(2000: 194 – 198):
- Penicillium chrysogenum Thom – Khuẩn
lạc 5-6 cm đường kính, màu lục vàng, lục
xanh, mặt dạng nhung, đôi khi có vài vùng
xốp bông nhẹ, nhiều rãnh xuyên tâm. Mặt
trái khuẩn lạc và môi trường xung quanh
màu vàng, màu nâu tươi. Giọt tiết màu
vàng chanh.
3. Hình dạng kích thước
- Penicillium notatum Westling –
Khuẩn lạc 3,0-4,5 cm đường kính, màu
lục xanh, lục xám xanh, mặt dạng

nhung, nhiều rãnh xuyên tâm. Mặt trái
khuẩn lạc màu vàng tươi, vàng nâu
tươi. Giọt tiết rất nhiều, màu vàng tươi,
vàng nâu nhạt
3. Hình dạng kích thước
- Penicillium roqueforti Thom – Khuẩn
lạc 5-6 cm đường kính, mặt dạng
nhung, có các rãnh xuyên tâm không
đều, màu lục xanh, lục xám, mặt trái
màu lục xanh. Không có giọt tiết. Chổi
đa dạng, một vòng, hai vòng hoặc hai
vòng với 1-2 nhánh mọc sát vào giá bào
tử trần.
3. Hình dạng kích thước
Theo Weber (1973):
- Penicillium digitatum có sợi nấm phát
triển bên trái, bào tử xuất hiện màu xanh
gắn trực tiếp trên các đài dài từ sợi nấm,
bào tử được sinh sản trong những chuỗi
hoặc đứng sát nhau, bào tử có màu xám
nhạt đến màu xanh lá, hình tròn đến hình
trứng, thuôn dài, không vách và có kích
thước từ 4-7 x 6-8 μm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×