BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA ÁO SƠ MI NAM
AN PHƯỚC
NHÓM 3W
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thị trường dệt may Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ cả trong
nước lẫn quốc tế. Hiện nay, thương hiệu may mặc tại thị trường Việt Nam khá
phong phú với nhiều mẫu mã, chủng loại, đa dạng về hình thái…đang cạnh tranh
chiếm lấy thị phần trong nước cũng như quốc tế.
Xét trong phạm vi thị trường áo sơ mi dành cho nam giới, có rất
nhiề
u thương hiệu nhưng nổi trội hơn vẫn là các thương hiệu có chất lượng cao, uy
tín, lâu năm như AN PHƯỚC, VIỆT TIẾN, MAY 10, MAY NHÀ BÈ, MAY
PHƯƠNG ĐÔNG, NGUYỄN LONG, THĂNG LONG, AGTEX…Trong thị
trường cạnh tranh khốc liệt, mỗi thương hiệu đều có cách thức để định vị sản
phẩm trong lòng khách hàng cũng như chiếm giữ thị phần nội địa. Tuy nhiên, việc
lựa chọn chiến lượ
c phát triển thương hiệu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên
ngoài lẫn bên trong. Việc xác định, phân tích, đánh giá và chọn lọc đối thủ mạnh,
yếu để có chiến lược đúng đắn thì không phải là vấn đề đơn giản.
Và AN PHƯỚC - thương hiệu đang ngày càng được người tiêu dùng
tín nhiệm trên nhiều phương diện khác nhau chẳng hạn như chất liệu vải khá tốt vì
được chọn l
ựa thật kĩ, mẫu mã hợp thời trang,… Hiện nay thương hiệu đang chịu
tác động cạnh tranh với khá nhiều đối thủ mạnh có ảnh hưởng lớn trên thị trường
may mặc. Do đó, việc xác định từng loại đối thủ để xác định tính chất mạnh yếu
khả năng cạnh tranh của nó để có chiến lược giữ vững và nâng cao thương hiệu là
một trong nhữ
ng yêu cầu cấp bách trong thời gian hiện tại.
PHẦN A
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AN PHƯỚC
1/Lịch sử hình thành, quá trình phát triển :
Thành lập cơ sở May An Phước năm 1992, với số lượng 50 công nhân, 40
máy may công nghiệp, chuyên may gia công cho các công ty xuất khẩu.
Sau khi có luật công ty ra đời, ngày 26/04/1993. An Phước tăng vốn, tăng
thiết bị sản xuất lên 300 máy với công nhân là 400 người và xin được XNK trực
tiếp, đổi tên thành Công ty May Thêu Giày XNK An Phước (TNHH) cho tới nay.
Chuyên làm hàng gia công xuất khẩu cho NISSHO IWAI, ITOCHU,
MINOYA - đây là các công ty hàng đầu của Nhật. Đến năm 1995, Công ty ký hợp
đồng gia công Giày thể thao cho công ty Hope Victor, FILA (Đài loan), xuất khẩu
100% sang thị trường EU cho đến nay.
Các mặt hàng công ty gia công : Jacket, Quần Tây, Khaki, mặt hàng trẻ em,
đồ lót, giày thể thao
Từ kinh nghiệm quản lý chất lượng, thị trường và qui trình sản xuất may,
giày xuất khẩu, Công ty An Phước quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mang
thương hiệu An Phước, logo
, nhãn hiệu và
phát triển hệ thống cửa hàng trên cả nước (trên 70 cửa hàng).
Năm 1997, Công ty mua bản quyền Pierre Cardin gồm : Chemise, Vest,
Quần tây, Đồ lót nam. An Phước hợp đồng khai thác thương hiệu và được đứng
cùng một cửa hiệu có tên Pierre Cardin chứ không chỉ là người may thuê.
Hiện tại, toàn công ty có hơn ba nghìn CNV làm việc chính thức và bán
thời gian.
2/Triết lý kinh doanh :
Thời trang AN PHƯỚC thể hiện phong cách thanh lịch của người Việt
Nam. Với thiết kế sinh động, kiểu dáng hình học và chi tiết, tỉ mỉ, cùng với các
gam màu và chất liệu riêng tạo nên phong cách độc đáo trên các sản phẩm theo
thiết kế cho mọi lứa tuổi.
“An Phước thành công từ đường kim mũi chỉ”
3/Thương hiệu-Logo :
Công ty An Phước quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mang thương
hiệu An Phước, logo
, nhãn hiệu và phát triển
hệ thống cửa hàng trên cả nước (trên 70 cửa hàng).
4/Các sản phẩm của An Phước :
Hiện nay An Phước đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về
may mặc. Ngoài việc sản xuất các mặt hàng may thêu phục vụ trong nước, chúng
tôi còn có các thị trường xuất khẩu rộng lớn tại Châu Âu và Nhật Bản.
Trụ sở chính và các phân xưởng của An Phước đều đặt tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Những hoạt động chính bao gồm cung cấp các loại sản phẩm may mặc
cho thị trường trong nước và quố
c tế :
- Quần áo trẻ em
- Quần áo thời trang phụ nữ
- Quần tây, quần Jean và quần short
- Sơ mi, áo thun nam
- Veston, Jacket và Jacket trẻ em
- Áo lót nữ
- Thêu
- Giày thể thao
5/Mạng lưới phân phối sản phẩm :
Hiện ở khắp các thành phố lớn trong cả nước, người tiêu dùng đã khá quen
thuộc với các cửa hàng thời trang cao cấp mang tên An Phước – Pierre Cardin.
Không giống với các thương hiệu thời trang khác, thường phân phối sản phẩm
thông qua đại lý, công ty An Phước chủ động thuê cửa hàng rồi cử nhân viên của
công ty đảm nhiệm. Tất cả các cửa hàng do công ty tổ chức thiết kế thống nhất từ
bảng hiệu, nội thấ
t kể cả đồng phục nhân viên đều dựa trên màu sắc qui định của
công ty. Với hình thức mở rộng này, An Phước đã mang sản phẩm do công sản
xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách trực tiếp, từ đó có thể lắng nghe và đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách chính xác. Ngoài ra, khi được tặng,
biếu sản phẩm của An Phước nhưng không ưng ý về màu sắc hay kích thước,
người tiêu dùng có th
ể mang tới bất kỳ cửa hàng nào của công ty để đổi sản phẩm
khác trong thời hạn một tháng với điều kiện chưa qua sử dụng.
6/Phân tích tổng quát các điểm mạnh và yếu của An Phước:
: Điểm mạnh :
• An Phước có kinh nghiệm may gia công hàng xuất khẩu cho các
công ty lớn của Nhật Bản, Đài Loan (có khả năng sản xuất những sản phẩm thỏa
mãn những đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng).
• An Phước có license của thương hiệu thời trang cao cấp rất nổi tiếng
của Pháp: Pierre Cardin. An Phước đã vững bền ở trong lòng tin với đẳng cấp là
nhà cung cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm của tập đoàn thời trang Pierre
Cardin tại Việt Nam và Đông Dương. Áo sơ mi An Phước được chuyển giao từ
tập đoàn Pierre Cardin từ khâu thiết kế sản xuất theo qui trình bán công nghiệp và
theo phong cách châu Âu.
•
Các dòng sản phẩm đa dạng được làm từ nguyên liệu, phụ liệu có
chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chất liệu vải phù hợp với khí hậu Việt
Nam như: ít nóng, bớt nhăn, dễ giặt ủi… nhằm tăng tính tiện ích cho người sử
dụng.
• Thiết kế sinh động, kiểu dáng hình học và chi tiết tỉ mỉ cùng với gam
màu đa dạng phù hợp cho từ
ng mùa.
• Tập trung vào phân khúc cao cấp.
• Hệ thống kênh phân phối riêng, đồng nhất, chủ động trong việc quản
lý.
• Người tiêu dùng có thể mang tới bất kỳ cửa hàng nào của công ty để
đổi sản phẩm khác trong thời hạn một tháng nếu thấy không vừa ý.
: Điểm yếu :
Hệ thống kênh phân phối chưa rộng.
7/Sự khác biệt của An Phước so với các đối thủ khác :
• Có thương hiệu Pierre Cardin bảo trợ.
• Không cầu kì mà vẫn tuân theo các đường nét cổ điển, thêm một
chút cách phá tạo ra sự nhận dạng không thể nhầm lẫn được của sản phẩm An
Phước trên thị trường.
• An Phước vẫn là công ty may duy nhất không có bất cứ đại lý nào.
70 cửa hàng lớn nhỏ trên toàn quốc đều do chính An Phước tự mở, giá cả và chất
lượng hậu mãi thống nhất từ Bắc vào Nam. Không giống với các thươ
ng hiệu thời
trang khác, thường phân phối sản phẩm thông qua đại lý, công ty An Phước chủ
động thuê cửa hàng rồi cử nhân viên của công ty đảm nhiệm. Tất cả các cửa hàng
do công ty tổ chức thiết kế thống nhất từ bảng hiệu, nội thất kể cả đồng phục nhân
viên đều dựa trên màu sắc qui định của công ty. Với hình thức mở rộng này, chúng
tôi đã mang sản phẩm do công ty An Phước sản xu
ất đến tận tay người tiêu dùng
một cách trực tiếp, từ đó có thể lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
một cách chính xác.
• Ngoài ra, khi được tặng, biếu sản phẩm của An Phước nhưng không
ưng ý về màu sắc hay kích thước, người tiêu dùng có thể mang tới bất kỳ cửa hàng
nào của công ty để đổi sản phẩm khác trong thời hạn một tháng với điều kiện ch
ưa
qua sử dụng.
• Với những khách hàng quen thuộc, nếu cần chỉnh sửa lại sản phẩm
cho phù hợp hơn với vóc dáng của mình cũng sẽ được công ty nhanh chóng đáp
ứng.
PHẦN B
VÀI NÉT VỀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Cụ thể ở đây chính là cung ứng các sản phẩm thời trang may mặc dành cho
nam giới như áo sơ mi ,áo thun,quần tây…
Từ đây có thể thấy rằng, xét về mặt này thì An Phước có các đối thủ cạnh
tranh như: Nguyễn Long, Việt Tiến, May Nhà Bè, May10, Việt Thắng…tất cả đều
cung cấp trang phục cho nam giới.
1.Nguyễn Long:
Sản phẩm chuyên kinh doanh hiện nay là quần tây, áo sơ mi, veston… với
43 cửa hàng chính thức trên toàn quốc Cho nên nó được xem là đối thủ đáng quan
tâm của An Phước về mặt này. Cấp độ cao nhất về chất lượng trong mẫu mã thiết
kế và chất liệu vải để tạo nên một sản phẩm thời trang. Những quần áo thời trang
Nguyễn Long tuy đơn giản nhưng rất khác biệt ở nhữ
ng chi tiết nhỏ như cổ áo
danton, tay áo kiểu bá tước, túi áo có nắp, áo khoát có viền
2.Việt Tiến:
Hiện Việt Tiến đang là một trong những doanh nghiệp
sản xuất thời trang nam hàng đầu trong nước,đặc biệt chuyên
về áo sơ mi và quần tây. Việt Tiến đã gần như chiếm lĩnh thị trường áo sơ mi nam
dành cho công chức, với giá bán phải chăng.
Phân khúc thị trường là những đối tượng có thu nhập khá cao, do vậy chất
liệu vải và màu sắc được lựa chọn rất k
ỹ và tinh tế.
3.May Nhà Bè
Hiện thì May Nhà Bè trực tiếp trong việc
thiết kế, tạo mẫu,sản xuất và phân phối các sản
phẩm may mặc, thời trang.
Các sản phẩm chủ lực mà May Nhà Bè
đang phục vụ khách hàng trong nước gồm có bộ
veston, sơ-mi, jacket, quần và các hàng thời trang
khác. Mỗi chủng loại đều có nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc đa dạng.
Ngoài ra, May Nhà Bè nhận thiết kế và sản xuất đồng phục cho các đơ
n vị,
công ty, trường học
4.May10
Các sản phẩm dành cho nam giới của
May 10 hiện tại bao gồm áo sơ mi, áo veston,
quần tây.Riêng đối với từng sản phẩm thì có
các xí nghiệp nhà máy chuyên sản xuất về 1
mặt hàng
Chẳng hạn như:Xí Nghiệp May 10 với sản phẩm chủ yếu là sơ mi nam các
loại,hay Xí Nghiệp XÍ NGHIỆP VESTON 1 với sản phẩm chủ yếu là veston hay
XN VỊ Hoàng ,Đông Hưng chuyên sản xuất Jacket,quần âu…
5.May Việt Thắng
Một trong những lĩnh vực hoạt động của VT là sản
xuất áo sơ mi,trang phục màu đông hay thể thao dành cho
nam giới
Chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào mức
độ thay thế của sản phẩm:
1. Cạnh tranh nhãn hiệu:
Công ty có thể xem những công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương
tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là các đối thủ
cạnh tranh của
mình. Chẳng hạn như Buick có thể xem đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình là
Ford, Toyota, Honda, Renault và những hãng sản xuất ôtô loại giá vừa phải.
Nhưng họ không thấy mình đang cạnh tranh với Mercedes hay với Yugo.
2. Cạnh tranh ngành:
Công ty có thể xem một cách rộng hơn tất cả những công ty sản xuất cùng
một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong trường
hợp này Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh với tất cả các hãng sản xuất ôtô khác.
3. Cạnh tranh công dụng:
Công ty còn có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những công ty sản
xuất ra những sản ph
ẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối thủ cạnh tranh của
mình. Trong trường hợp này Buick thấy mình đang cạnh tranh không chỉ với
những hãng sản xuất ôtô khác, mà cả với các nhà sản xuất xe gắn máy, xe đạp và
xe tải.
4. Cạnh tranh chung:
Công ty có thể xét theo nghĩa rộng hơn nữa là tất cả những công ty đang
kiếm tiền của cùng một người tiêu dùng đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong
trường hợp này, Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh với những công ty đang bán
những hàng tiêu dùng lâu bền chủ yếu, chuyến đi nghỉ ở nước ngoài, và nhà ở
mới.
Cụ thể hơn ta có thể phát hiện các đối thủ cạnh tranh của một công ty theo
quan điểm ngành và quan điểm thị trường.
PHẦN C
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỐI THỦ
1. Việt Tiến :
a. Điểm mạnh:
-Chất lượng: Việt Tiến luôn đi đầu trong việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm, và được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao 10
năm liền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị”; cùng với “Danh hiệu doanh
nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006” về sản phẩm
uy tín chất lượng.
Hầu hết, các sản phẩm dệt may đều được làm từ các nguyên liệu cotton,
poly, rayon, wool, silk. Riêng đố
i với áo sơ mi, chủ yếu sử dụng Cotton (80-
100%) cùng với chất liệu vải mịn màng, thoáng; và có thêm tính chất khử mùi
giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt khi đến với Việt Tiến.
-Giá cả: Việt Tiến tung ra thị trường với các nhãn hiệu sản phẩm đa dạng
kèm với một mức giá tương ứng với “chất lượng phong cách” mà thương hiệu
muốn mang đến cho người sử d
ụng.Việt Tiến có 5 nhãn hiệu sản phẩm, tuỳ theo
tính chất về vải, nguyên liệu và phong cách để xác định giá trị của trang phục. Việt
Tiến chia làm nhiều dòng sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp
với khả năng.
Đối với sơ mi nam, Việt Tiến có các mức giá tương ứng:
: Loại thường: 135-285K
Loại cao cấp: 230-400K
: 150-250K
: 700-950K
: 750-1050K
: 220-250K
Nhìn chung, giá của các sản phâm Việt Tiến chủ yếu dành cho những người
có thu nhập ở mức khá trở lên.
-Phong cách: Trang phục Việt Tiến mang có nhiều kiểu dáng, màu sắc đa
dạng phong phú phù hợp với từng phong cách của nhãn hiệu con, mang lại cho
người tiêu dùng nhiều sự chọn lựa nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đối với sơ mi nam, sẽ có 5 dòng sản phẩm mang 5 phong cách khác nhau:
: Thời trang công sở, business mang phong cách tự tin, lịch
lãm, có vòng đời sản phẩm dài. Đối tượng sử dụng chính là những người có thu
nhập ổn định, nghiêm túc, ít thay đổi, đa số có độ tuổi từ 28 trở lên.
và : Thời trang trẻ mang
phong cách hiện đại, trẻ trung, năng động, có vòng đời sản phẩm trung bình, đa số
dành cho đối tượng ở độ tuổi từ 16 đến 28 tuổi.
: Thời trang cao cấp mang phong cách Ý.
: Thời trang cao cấp mang phong cách Mỹ.
Chính sự đa dạng hoá của sản phẩm về phong cách đã mang lại giá trị cạnh
tranh cho Việt Tiến trong thị trường may mặc ở Việt Nam và quốc tế.
-Hệ thống phân phối: Khác với hướng đi của nhiều DN xuất khẩu hình
thành cùng thời, từ năm 1990, ngoài may xuất khẩu, May Việt Tiến đã hướng phát
triển thêm tại thị trường nộ
i địa với thương hiệu cốt lõi Việt Tiến chuyên về trang
phục áo sơ mi, quần tây, quần kaki dành cho nam giới. Phân khúc thị trường nhắm
đến là giới viên chức công sở có mức thu nhập khá. Sản phẩm này đã từng bước
khẳng định và tìm được một chỗ đứng vững chắc tại thị trường VN. Việt Tiến có
một hệ thống phân phối rộng khắp và dày đặc trên 64 tỉnh thành. Hiệ
n nay, Việt
Tiến là một trong những doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng lớn nhất trong ngành
với 12.140 cửa hàng, là thương hiệu được nhiều người biết đến với sản phẩm chủ
lực là áo sơ mi.
-Chăm sóc khách hàng: Việt Tiến có nhiều chính sách hỗ trợ cho khách
hàng, giúp người tiêu dùng chọn lựa đúng sản phẩm chính hãng và sử dụng sản
phẩm được lâu bền. Ví dụ như: Cách thức nhậ
n dạng thương hiệu, nhận dạng đại
lý do Việt Tiến uỷ quyền, và phân biệt sản phẩm thật - giả…Ngoài ra, Việt Tiến
còn đưa ra các thông tin giúp người tiêu dùng lựa chọn màu sắc phối hợp của trang
phục sao cho phù hợp, và cách thức bảo quản sản phẩm để duy trì độ bền, giá trị
sử dụng được lâu hơn…
-Giá trị sản phẩm: Việt Tiến mang đến cho người mặc sự thoải mái, tự tin
và lịch lãm, tạo nên phong cách hấp dẫn cho nam giới. Cùng với những chứng
nhận về mặt tiêu chuẩn chất lượng và danh hiệu hàng đầu trong ngành dệt may,
khiến người sử dụng như được khẳng định phong cách của bản thân. Ngoài ra,
Việt Tiến cũng có những dòng sản phẩm cao cấp mang phong cách của Ý, Mỹ có
nh
ững đặc tính vượt trội, thể hiện được đẳng cấp, sự sang trọng, lịch dành cho
những người thành đạt, có địa vị xã hội, là doanh nhân, nhà quản lý…
b/Điểm yếu:
- Kênh phân phối rộng nên việc quản lý, kiểm soát không chặt chẽ, dẫn đến
có nhiều sản phẩm nhái, làm giảm uy tín của thương hiệu.
- Việt Tiến được định vị là thương hiệu cho khách hàng trung cấp lẫn cao
cấp. Điều này tạo nên sự không đồng nhất trong thương hiệu Việt Tiến.
2. Công ty may 10 :
a. Điểm mạnh:
+Đội ngũ thiết kế thời trang có kinh nghiệm. Ngay từ những năm 1997-
1998, Công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở Đức, Pháp để gửi người
đi đào tạo về thiết kế thời trang.
+Sản phẩm có chất lượng cao. Năm 2000, May 10 đã được tổ chức AFAQ
(Cộng hòa Pháp) cấp chứng chỉ ISO 9002 về chứng chỉ chất lượng toàn cầu
IQNET; tổ chức BVQI (Vươ
ng quốc Anh) cấp chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống
quản lý môi trường. Công ty Cổ phần May 10 là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt
– May Việt Nam được nhận giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu á - Thái Bình
Dương do Tổ chức chất lượng Châu á - Thái Bình Dương ( APQO ) trao tặng.
+Thiết kế đẹp với màu sắc nhã nhặn, sang trọng, chất vải mềm, mát.
+Giá của sản phẩm vừa phải, hợp với nhiều người tiêu dùng.
+Tiên phong trong việc chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, bên cạnh đó hệ
thống kênh phân phối ở khu vực này khá mạnh.
+Dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt như: vận chuyển đến tận nơi
khách hàng yêu cầu trong thời gian sớm nhất, giảm giá cho khách hàng mua với số
lượng lớn và thanh toán tiền nhanh cho Công ty. Ngoài ra công ty còn tạo đi
ều
kiện cho khách hàng có thể trả lại, hoặc đổi lại nếu sản phẩm của Công ty bị lỗi.
Đối với khách hàng lẻ, người tiêu dùng cuối cùng thì Công ty đã có dịch vụ tư vấn
cho khách hàng về kiểu dáng, màu sắc … phù hợp với vóc dáng và điều kiện sử
dụng, hướng dẫn tận tình về cách sử dụng cũng như bảo quản sản phẩm sao cho
đạt hiệu quả s
ử dụng tối đa …
+ Áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ thương hiệu. Từ năm 1999, công ty May
10 đã tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng
giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm. Đây là một trong những biện pháp có hiệu
quả để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
b. Điểm yếu:
+ Ít chú ý đến thị trường nội địa, chỉ tập trung đẩy mạnh phục vụ thị trường
ngoài nước.
+Hệ thống phân phối còn chưa rộng khắp nên vẫn chưa đáp ứng hết nhu
cầu của khách hàng trên toàn quốc.
3. Công ty may Nhà Bè :
a. Điểm mạnh:
-NBC đã được người tiêu dùng biết đến bởi sự uy tín về mặt chất lượng sản
phẩm, và là “ Doanh Nghiệp Xuất Sắc Toàn Diện Châu Á – Thái Bình Dương năm
2008”.
-Kiểu dáng đẹp, trang nhã, thanh lịch, nhưng lại rất nam tính và được thiết
kế riêng biệt với vóc dáng người Việt Nam.
-Nhìn chung, áo sơ mi Nhà Bè phù hợp cho nhóm khách hàng trung cấp.
-Hệ thống kênh phân phối khá rộng, hơn 200 cửa hàng, đại lý phủ khắp các
tỉnh thành trong nước,
đặc biệt ở miền Nam.
-Đa dạng về mặt sản phẩm khi tung ra thị trường với 2 nhãn hiệu mang
phong cách khác nhau, nhiều mẫu mã để người tiêu dùng có thể lựa chọn như:
¨ MATTANA: sản phẩm thời trang công sở nam nữ
¨ DE CELSO: sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ
Châu Âu, phục vụ theo nhu cầu về thời trang cao cấp của người tiêu dùng.
b. Điểm yếu :
-Hệ thống phân phối tương đối rộng, nhưng chưa dày đặc, chưa đủ mạnh ở
khu vực phía Bắc và Trung.
-Hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất để phục vụ cho việc xuất khẩu.
-Sản phẩm chủ đạo của Nhà Bè được người tiêu dùng biết đến chủ yếu là
veston, và công ty cũng chú trọng vào việc sản xuất veston nhiều hơn. Vì vậy, ở
thị trường trong nước, sơ mi Nhà Bè chưa đầu tư nhiều để cạnh tranh với các
thương hiệu mạnh như Việt Tiến, An Phước.
4. Nguyễn Long :
a.Điểm mạnh :
Sản phẩm được sản xuất để riêng của mình, phát triển trong nội bộ các tiêu
chuẩn cao - thêm nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn tổng quát hơn được sử dụng bởi hầu
hết các ngành công nghiệp bao gồm vải chất lượng, chi tiết xây dựng, phong cách,
và định cỡ đang liên tục được xem xét và cải thiện
Nguyễn Long tập trung thiết kế trang phục dành cho nam với nhiều mẫu mã
đa dạng, có sự đầ
u tư kỹ lưỡng ở từng chi tiết nhỏ và am hiểu nhu cầu đặc trưng
của nhóm khách hàng này, làm nên sắc thái riêng biệt cho người mặc: phong cách
lịch lãm, cá tính, phóng khoán, bản lĩnh, chững chạc Bên cạnh đó còn thiết kế,
sản xuất một dòng mỗi 4 tháng gồm quần áo dành cho mùa hè, kỳ nghỉ mùa thu và
mùa đông, mùa xuân
Giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Hệ thống phân phối tập trung ở TpHCM.
b.Điểm yếu :
Hệ thống kênh phân phối chưa rộng.
Thị trường nhỏ.
PHẦN D
CHỌN LỰA ĐỐI THỦ
Sau khi đã phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
thì giờ đây ban lãnh đạo công ty phải quyết định xem những đối thủ cạnh tranh nào mình
sẽ cạnh tranh quyết liệt nhất. Công ty có thể hướng sự chú ý vào 1 trong mấy loại đối thủ
cạnh tranh:
1. Các đối thủ cạnh tranh yếu hay mạnh
Hầu hết các công ty đều thích chĩa mũi dùi vào những đối thủ cạnh tranh
yếu của mình, chuyện này không phải mất nhiều tài lực và thời gian. Nhưng, khi
làm như vậy, công ty có thể chẳng được lợi bao nhiêu. Người ta có thể lý luận
rằng công ty cũng nên ganh đua với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhằm mài bén
năng lực của mình. Hơn thế n
ữa, những đối thủ cạnh tranh mạnh cũng có những
điểm yếu, và việc đương đầu với họ thành công thường mang lại những phần
thưởng rất lớn.
Trong trường hợp này thì AP có thể tần công VT. Mặc dù VT là một đối
thủ mạnh song VT cũng có điểm yếu chẳng hạn như việc kiểm soát hệ thống kênh
phân phối chưa chặt chẽ. Đối vớ
i các đối thủ yếu như : May 10, Nguyễn Long AP
có thể tấn công để dành lấy thị phần nhiều hơn.
2. Các đối thủ cạnh tranh gần xa
Hầu hết các công ty sẽ cạnh tranh với những đối thủ khá giống với mình
nhất.
Trong trường hợp này, công ty Cổ Phần May 10 có thể là đối thủ cạnh tranh
xa của An Phước, vì công ty may 10 chỉ chú trọng thị trường ngoài nước mà ít
quan tâm thị trường trong nướ
c.
3. Các đối thủ cạnh tranh “tốt” hay “xấu” :
Một công ty thật ra cần và có lợi từ các đối thủ cạnh tranh. Sự hiện diện của
các đối thủ cạnh tranh mang lại 1 số lợi ích chiến lược. các đối thủ cạnh tranh có
thể giúp làm tăng tổng suất cầu. Họ có thế chia sẻ phí tổn phát triển thị trường và
sản phẩm, và giúp hợp thức hóa các công nghệ mới. Họ có th
ể phục vụ các phân
khúc ít hấp dẫn hơn, hay dẫn đến sự khác biệt hóa sản phẩm hơn nữa. Cuối cùng,
họ làm giảm nguy cơ chống độc quyền, và làm tăng sức mạnh thương lượng đối
đầu với tổ chức lao động hay các nhà lập pháp. Tuy nhiên, 1 công ty khó có thể
xem bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cũng đều có lợi cả. Mỗi ngành thường có những
đối thủ cạ
nh tranh “biết điều” và những đối thủ cạnh tranh “phá rối”. Các đối thủ
cạnh tranh “biết điều” chơi theo luật của ngành. Họ chuộng 1 ngành ổn định và
lành mạnh, đề ra giá cả hợp lý so với giá thành, động viên người khác hạ giá thành
hay cải thiện sự khác biệt hóa, và chấp nhận mức độ thị phần và lợi nhuận hợp lý.
Trái lại, các đối thủ “phá rối” phá vỡ luật. Họ có gắng mua thị phần thay vì kiếm
được nó, chấp nhận may rủi lớn và nói chung gây sốc cho ngành. Điều ngụ ý là
các công ty biết điều thích định hình 1 ngành mà chỉ gồm những đối thủ cạnh
tranh biết điều. Thông qua sự cấp phép thận trọng, trả đũa có chọn lọc và các liên
minh, họ có thể định hình ngành hàng sao cho các đối thủ cạnh tranh cư xử phải lẽ
và cân đối, tuân thủ luật chơ
i, nỗ lực kiếm thị phần chứ không phải mua nó, và
khác biệt hóa để bớt cạnh tranh trực tiếp hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
An Phuớc là một công ty tưong đối mạnh, song trên con đuờng xây dựng sự
nghiệp của mình, An Phước cũng phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh
khác. Trong cuộc chiến thương trường khốc liệt đó, An Phước luôn phải biết phát
hiện, đánh giá, phân tích điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh để có
những chiến lựơc cạnh tranh đúng
đắn.