Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quảng cáo sản phẩm liên quan đến sức khỏe: Quá coi thường người tiêu dùng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 4 trang )

Services0
Quảng cáo sản phẩm liên quan đến sức khỏe: Quá coi
thường người tiêu dùng
Truyền hình được coi là “ông vua” của các phương tiện quảng cáo truyền
thông bởi đa số mọi người dành nhiều thời gian trong ngày để xem tivi hơn là
các phương tiện quảng cáo khác. Không chỉ chiếu xen kẽ với các chương
trình khác, hiện nay quảng cáo còn “độc lập” thành một kênh riêng biệt. Tuy
nhiên, quảng cáo trên truyền hình, đặc biệt là các quảng cáo sản phẩm liên
quan đến sức khỏe đang bị “loạn” vì sự vô trách nhiệm và coi thường người
tiêu dùng.
Hàng có như quảng cáo?
Đa số các đoạn quảng cáo về thực phẩm dinh dưỡng, thuốc bổ trợ, thuốc chữa
bệnh đều ra sức “tung hô” sản phẩm nào cũng là “sạch”, “diệt khuẩn” với công
dụng “tức thì”…
Không chỉ lạm dụng từ “sạch”, nhiều sản phẩm còn đua nhau gán thêm mác diệt
khuẩn, tiệt trùng nhờ công nghệ Nano-Silver. Ngoài ra còn có nhiều thiết bị diệt
khuẩn nano, máy sục ôzôn được quảng cáo có tác dụng diệt được 99,9% vi khuẩn,
nấm mốc, lại có máy ôzôn còn được “thổi” lên với khả năng vô hiệu hóa được
thuốc trừ sâu.
Thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng là những hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, thông tin quảng cáo thuốc phải trung thực, khách
quan, chính xác nhằm hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Tuy nhiên, việc
quảng cáo sản phẩm chữa bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng đang
phát triển một cách khá rầm rộ với tần suất “đậm đặc”.


Các clip quảng cáo trên truyền hình thường theo một kịch bản giống nhau đến…
phản cảm. Mở đầu thường là hình ảnh người bệnh bị đau đầu, đau bụng, đau đại
tràng, ho rũ rượi, hen suyễn, biếng ăn, cảm cúm, đau nhức các khớp xương… Sau
một hồi quằn quại, vật vã, nhăn nhó với nhiều dáng vẻ khác nhau, họ cùng uống
thuốc. Thuốc thì chưa trôi khỏi miệng người bệnh đã cười nói với vẻ mặt hớn hở,


mãn nguyện chẳng khác nào “tiên dược”.
Quảng cáo về hồng sâm, cao linh chi, sâm tẩm mật ong của Hàn Quốc cũng mở
đầu bằng hình ảnh các cụ già tập dưỡng sinh than bị bệnh của người già, xương
nhức mỏi, lão hóa sớm. Nhưng vừa đưa một lát sâm vào miệng, cụ bà đã thấy mặt
mũi tươi tỉnh, “sảng khoái” ngay.
Thực tế, mọi loại thuốc hay thực phẩm chức năng đều được cảnh báo là “con dao
hai lưỡi”. Người bị bệnh cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị xem sản
phẩm này có phù hợp với cơ địa của mình hay có nguy cơ gây ra các trường hợp
sốc phản vệ không hãy dùng. Đáng lưu ý là các quảng cáo chỉ nêu toàn ưu điểm
của thuốc khiến nhiều người coi việc dùng thuốc trở nên quá bình thường, ai cũng
có thể mua về tự uống với liều dùng càng nhiều càng tốt.
Khách hàng không còn là “thượng đế”
Quảng cáo về các sản phẩm liên quan đến sức khỏe đã gây ra nhiều nhầm lẫn cho
người tiêu dùng. Thậm chí, nhiều đoạn quảng cáo còn mang tính chất “kích động”,
trở thành đòn “chơi xấu” giữa các doanh nghiệp làm rối loạn thị trường. Nhưng
quảng cáo sai phạm, đưa ra thông tin dối trá sẽ bị xử lý thế nào? Trách nhiệm sẽ
thuộc về ai? Người tiêu dùng chịu hậu quả sẽ khiếu nại thế nào? Đó vẫn là những
câu hỏi chưa có lời đáp.
Sau quảng cáo về mỳ Tiến vua “không chứa phẩm màu độc hại” của Công ty
Masan, nhiều người tiêu dùng đã hoang mang về sự độc hại của phẩm màu E102
thường được dùng để tạo màu vàng cho mỳ tôm. Kể từ hôm truyền hình phát
quảng cáo nói rằng mỳ có màu đậm là có chứa phẩm màu độc hại, không ít bà nội
trợ đã chuyển hẳn sang loại màu nhạt.
Rất khó biết được sản phẩm chính hãng và sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn nếu chỉ
thông qua quảng cáo
Do đó, ngay sau đoạn quảng cáo mỳ của Công ty Masan, một công ty sản xuất mì
khác là Acecook Việt Nam đã có văn bản khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh và
yêu cầu ngừng truyền thông khi lượng bán hàng của công ty này bị ảnh hưởng vì
lý do hiệu ứng sản phẩm mới và quảng cáo của Masan. Cục An toàn Vệ sinh Thực
phẩm (ATVSTP) đã phải lên tiếng khẳng định, phẩm màu E102 nếu được sử dụng

đúng liều lượng cho phép từ 0-7,5mg/kg thể trọng/ngày sẽ an toàn đối với sức
khỏe người tiêu dùng.
Đến đoạn quảng cáo về “sữa sạch” TH True milk, người chăn nuôi bò sữa lại bị
một phen điêu đứng. Bởi theo đúng theo đoạn quảng cáo trên, chỉ có TH True milk
lấy sữa từ trang trại mới là sạch còn các loại khác đều là… bẩn. Sau khi xem
quảng cáo này, chắc chắn người tiêu dùng sẽ đặt một dấu chấm hỏi hoài nghi về
các loại sữa còn lại trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp
sản xuất thu gom từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa.
Mới đây, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã làm đơn khiếu nại về việc sử dụng từ ngữ gây
tranh cãi của TH True milk. Nhưng cho đến thời điểm này, quảng cáo “sữa sạch”
của nhãn hàng này vẫn được phát thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Cục VSATTP khẳng định, thông điệp sữa tươi sạch của Công ty CP sữa
TH chỉ là khẩu hiệu quảng cáo chứ không phải là quy chuẩn sữa của Cục ban
hành.
Người tiêu dùng chịu thiệt
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng loạn quảng cáo là pháp luật về vấn đề quảng cáo còn nhiều điều bất cập, có
quá nhiều văn bản quy định. Nhưng mỗi văn bản lại đưa ra một thuật ngữ pháp lý
thiếu đồng nhất với nhau khiến cho việc áp dụng rất khó khăn. Đơn giản nhất như
các khái niệm về quảng cáo gian dối, quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm vẫn còn
đang gây tranh cãi.

×