Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 112 trang )


37
PHẦN 2: CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU
Sau khi học song sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí.
2. Phân tích được các tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí.
3. Mô tả được tác động của ô nhiễm không khí tới khoẻ con người và đề ra một số biện pháp
phòng chống ô nhiễm không khí.

Trái đất và khí quyển tạo thành một hệ sinh thái kín, ngoại trừ năng lượng mặt trời và một
số năng lượng tương đương thoát ra ngoài.
Từ lâu người ta đã nhận định rằng, những yếu tố của khí tượng đã là những tác nhân có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể con người về mặt sức khỏe, về sự xuất hiện bệnh tật,
về sự phát sinh bệnh dịch và quá trình tiến triển của chúng. Hiện nay người ta thừa nhận rằng,
có một sự cân bằng giữa cơ thể con người với những yếu tố vật lí của không khí như nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ mặt trời. Con người phải có một khái niệm rõ ràng về sự phụ thuộc vào những
yếu tố khí tượng và chúng ta cần nghiên cứu vấn
đề đó để áp dụng vào công tác chăm sóc sức
khỏe.
1. Khái niệm về khí quyển
Cấu trúc khí quyển trái đất: có cấu trúc phân tầng từ dưới lên trên như sau:
- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, tầng này không khí luôn chuyển động đối
lưu từ mặt đất, thành phần không khí khá đồng nhất, tầng đối lưu dày khoảng 7 - 8 km ở hai
cực còn vùng xích đạo dày từ 16 - 18 km. Tầng này tập trung nhiề
u hơi nước, bụi và các hiện
tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão.


- Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên ở độ cao 50 km. Không khí tầng
này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao 25 km trong tầng bình lưu có
một lớp không khí giàu khí ozon, gọi là tầng ozon.
- Trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km gọi là tầng trung gian, nhiệt độ tầng này giảm
dầ
n.
- Từ độ cao 80-500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường cao, nhưng ban
đêm lại xuống thấp.
- Từ độ cao 500 km trở lên đến khoảng 2000 km gọi là tầng điện ly, do tác động của tia tử
ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy thành các ion nhẹ như He
+
, H
+
, O
++
.

38
Thành phần của không khí: khí trời là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại khí: dưỡng khí,
đạm khí, thán khí và một số khí hiếm như argon, neon, heli và ngoài ra còn có hơi nước, bụi, vi
sinh vật.
Đạm khí (N) chiếm tỷ lệ 78,97 %.
Dưỡng khí (O
2
) chiếm tỷ lệ 20,7 - 20,9 %.
Thán khí (CO
2
) chiếm tỷ lệ 0,03 - 0,04%.
Ngoài ra còn có một số khí trơ: như argon, heli, critoni, neon... chiếm tỷ lệ còn lại.
2. Các chỉ số đánh giá vệ sinh môi trường không khí

2.1. Các chỉ số về lí học
2.1.1. Nhiệt độ không khí
Mặt trời là nguồn nhiệt chính trên trái đất, những tia mặt trời không làm nóng không khí
bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là do tiếp xúc với mặt đất, lớp không khí tiếp xúc với
mặt đất nóng lên bị giảm trọng lượng sẽ b
ốc lên cao nhường chỗ cho lớp không khí xa mặt đất:
cứ như vậy tạo ra dòng đối lưu không khí tiếp xúc với đất ở xích đạo ngày dài bằng đêm cho
nên nhiệt độ không khí thay đổi rất đột ngột, ở hai cực trái đất thì nhiệt độ không khí biến đổi
rất ít. Trong năm, nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vĩ độ của từng nơi, ở xích đạo bức xạ
mặt trời và nhiệ
t độ gần như không thay đổi trong suốt năm.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Sự chênh lệch càng nhỏ thì khí hậu càng ôn hòa, ở miền Nam khí hậu ôn hòa hơn miền
Bắc.
+ Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình điều nhiệt của cơ thể - chủ yếu là quá trình
tỏa nhiệt. Ở điều kiện bình thường nhiệt độ mất do dẫn truyền đối lưu chiếm 31%, do bức xạ
chiếm 44 %, do bay h
ơi chiếm 21 % tổng số nhiệt lượng cơ thể bị mất. Khi nhiệt độ không khí
tăng cao, mất nhiệt do dẫn truyền, bức xạ giảm xuống, mất nhiệt do bay hơi dần dần tăng lên.
Sự biến động của nhiệt độ trong phạm vi nhất định, có tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng chức
năng điều chỉnh của c
ơ thể có giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn đó, cơ thể có thể xuất
hiện những biến đổi bệnh lý do sự thăng bằng nhiệt bị phá hủy.
+ Nhiệt độ không khí có liên quan tới quá trình phát sinh và phát triển đối với một số côn
trùng, vi trùng gây bệnh. Mỗi loại côn trùng, vi trùng có thể phát triển được ở một khoảng
nhiệt độ nhất định, từ đó nó quyế
t định đến tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng và có ảnh hưởng
đến vần đề lưu hành một số bệnh truyền nhiễm.
+ Nhiệt độ không khí nó liên quan đến một số bệnh ở người như bệnh đường tiêu hóa do vi
trùng, ký sinh trùng.

2.1.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy hòa tan trong không khí biểu thị
bằng sức trương hơi nước (mm Hg hoặc g/m
3
không khí).
Có ba khái niệm chỉ độ ẩm:

39
- Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước thực tế được tính bằng gam trong 1m
3
không khí hoặc
tính bằng mm Hg ở nhiệt độ không khí thực tế nơi đó, được ký hiệu là Ha.
- Độ ẩm tối đa: là lượng hơi nước bão hoà trong không khí được tính bằng g mà 1 m
3

không khí có thể giữ được ở một nhiệt độ nhất định hay là sức trương của hơi nước bão hòa
tính bằng mmHg ở một nhiệt độ nhất định, nó tăng theo tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí.
(được ký hiệu là Hm).
- Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa kí hiệu:

Sự chênh lệch giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa gọi là sự thiếu hụt bão hòa hơi nước.
Nó cho ta biết lượng hơi nước mà không khí ở đó còn có khả năng hấp thụ được ở nhiệt độ
nhất định.
Ý nghĩa vệ sinh:
Một số cặp nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe:
Nhiệt độ cao +
độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, nên cơ thể tích nhiệt
dẫn đến say nóng.
Nhiệt độ cao + độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước nhiều, dẫn đến hiện tượng suy kiệt,
nhất là ở trẻ em người già (hội chứng Moriquan).

Nhiệt độ thấp + độ ẩm cao (lạnh ẩm) gây mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.
Nhiệt độ thấp + độ
ẩm thấp (lạnh khô) gây da khô, nứt nẻ, chảy máu.
- Độ ẩm không khí cũng góp phần cùng với nhiệt độ không khí quyết định khả năng tồn tại
các loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm thường thích nghi ở nơi có
độ ẩm cao. Ở Việt Nam độ ẩm cao do vậy các bệnh nấm phát triển nhanh mạnh.
Bảng tiêu chuẩn nhiệt - ẩm được đề nghị
Nhiệt độ
không khí Độ ẩm tương đối
22 - 23
0
C 80 - 75 %
24 - 25
0
C 70 - 65 %
26 - 27
0
C 60 - 55 %
2.1.3. Sự chuyển động của không khí
Không khí luôn chuyển động, vì mặt trời hun nóng địa cầu không đều, sự khác nhau giữa
nhiệt độ và áp lực các nơi trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống. Mỗi nơi tuỳ
theo mùa, có những luồng gió thổi theo chiều nhất định.
Ở miền Bắc nước ta có hai mùa gió:
- Gió mùa Đông Bắc: bắt dầu thổi từ tháng mười năm trước cho tới tháng tư năm sau,
chúng thổi thành từng đợ
t, khi có gió thổi thì nhiệt độ không khí ở đó hạ thấp xuống từ 10
0
C -
12
0

C so với những ngày trước đó, tại một số nơi nhiệt độ có thể xuống tới 0
0
C. Tính chất của

40
gió này là khô, hanh, và lạnh.
- Gió mùa Đông Nam: thổi từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, loại gió này thổi từ biển vào
mang theo nhiều hơi nước, kèm theo mưa, không khí trở nên mát mẻ.
Ngoài ra còn có gió Tây Nam (gió Lào): chúng có nguồn gốc từ gió tây nam nhưng khi
vượt qua dãy núi Trường Sơn, hơi nước bị giữ lại do đó mà tính chất của nó thay đổi trở nên
khô hanh và nóng.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Gió làm đảo lộn các lớp không khí, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh, nấm, xạ khuẩn từ

nơi có bệnh đến nơi không bệnh.
+ Gió làm tăng sự bốc hơi nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên.
+ Gió giúp cho cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là quá trình tỏa
nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì luồng không khí bên
ngoài có thể đột phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ thể, làm cho lớp không khí lạnh
hơn lu
ồn vào da, làm tăng sự tỏa nhiệt.
+ Trong nhà ở nên tránh gió lùa, gió thổi thẳng vào góc da.
+ Tiêu chuẩn của chuyển động không khí trong nhà là 0,3 - 0,5 m/s với điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm bình thường.
2.1.4. Bức xạ nhiệt
Mặt trời là nguồn sáng và là nguồn nhiệt lớn nhất trên trái đất. Năng lượng bức xạ mặt trời
tới mặt đất bằng những tia khuyếch tán hay tia trực tiếp.

ng lượng mặt trời là những dao động điện từ có bước sóng khác nhau, phổ bức xạ điện
từ và ý nghĩa sinh học của từng thành phần của phổ đó cũng khác nhau. Trong những ngày

nhiều mây thì phổ ánh sáng chính là khuyếch tán. Trong ánh sáng mặt trời có các phổ bức xạ
sau: tia hồng ngoại, tử ngoại, tia thấy, tia cực tím. Trong đó bức xạ hồng ngoại 59% - 86%, ánh
sáng nhìn thấy 15 - 40%, bức xạ tử ngo
ại 1%.
- Ý nghĩa vệ sinh:
+ Kích thích quá trình chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là chuyển hóa muối nước, tăng tính
miễn dịch và tăng sức đề kháng đối với một số bệnh như lao xương, còi xương. Một số bệnh
có thể điều trị bằng các tia bức xạ mặt trời.
+ Bức xạ hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn do những cảm thụ nhiệt
ở đa tiếp nhận, bức
xạ hồng ngoại từ 0,76 - 1,5 micron có khả năng đâm xuyên lớn nhất, bức xạ hồng ngoại có
bước sóng dài hơn như bị hấp thụ ở lớp da ngoài.
+ Tia tử ngoại có tác dụng:
Trên một số quá trình sinh vật học, loại tia dài từ 390 đến 320 milimicron là loại có khả
năng gây sạm da, khả năng gây các vết sạm da mà không làm nổi mẩn. Loại tia tử ngo
ại có
bước sóng trung bình từ 320 - 290 milimicron dễ làm nổi mẩn da nếu chiếu loại này vào da 5 -
6 giờ. Loại tia tử ngoại có bước sóng ngắn 280 milimicron gọi là loại tia diệt trùng vì nó có

41
khả năng diệt các vi sinh vật.
Có thể tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể - khi chiếu tia tử ngoại vào
da thì 7 hydrocholesteron sẽ chuyển thành vitamin D
3
.
Khi chiếu tia tử ngoại trên cơ thể trần nó có tác dụng tốt cho quá trình chuyển hóa calci và
phospho trong máu.
Có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính, sau khi chiếu từ 6 - 15 giờ bệnh nhân có
những rối loạn về thị giác, giảm thị lực và cảm thấy có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, sợ
ánh sáng.

Khi bị tia bức xạ mặt trời chiếu lâu có thể gây hiện tượng say nắng. Các tia bức x
ạ đâm
xuyên qua hộp sọ vào đến màng não, não gây sung huyết nhất là vùng hành tuỷ gây rối loạn
trung tâm điều hoà hô hấp, tim mạch. Trong trường hợp này thân nhiệt không tăng, nhưng có
rối loạn mạnh về hô hấp và tim mạch.
2.1.5. Ion hóa
Ảnh hưởng của tia vũ trụ và bức xạ ion hoá, các phân tử hay nguyên tử có thể nhận được
năng lượng đủ để tách một hay nhiều điện tử ra khỏi cấu trúc c
ủa nó, phân tử hay nguyên tử
còn lại sẽ là ion dương mang điện tích dương, tương đương với các điện tích âm tách ra, những
điện tử tự do này lại gắn vào các phân tử hay nguyên tử trung hoà để tạo ra các ion âm, ở xung
quanh các ion mới được tạo ra sẽ được gắn một cách nhanh chóng khoảng 10 - 15 phân tử khí,
như vậy chúng sẽ có các cấu từ bền hơn, mang điện tích gọi là các ion nhẹ, các ion nhẹ gắn vào
các hạ
t bụi và các hạt nước lơ lửng trong không khí và tạo ra các ion trung bình, các ion có
điện tích trái dấu khi va trạm vào nhau sẽ trung hòa.
2.2. Các chỉ số về hóa học
CO
2
: Tiêu chuẩn cho phép là: 0,03 - 0,04 %
SO
2
: Tiêu chuẩn cho phép là < 0,002 mg/l
2.3. Các chỉ số về vi sinh vật học
Số lượng vi sinh vật trong một m
3
không khí
Mùa hè Mùa đông
T/số VSV Cầu khuẩn T/số VSV Cầu khuẩn
Nấm

mốc

Loại không khí


Sạch < 1500 < 16

< 4500

< 36 0,2
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường không khí và tới sức khỏe con người
3.1. Tác động của khí hậu
- Khí hậu là chế độ thời tiết trong nhiều năm và nó phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, tính chất
của đất (cỏ cây rừng rậm) và chuyển động của không khí. Khí hậu ít khi thay đổi, có khi hàng
thế kỷ.

42
- Vì khí hậu là tình trạng lý học của không khí trong một giới hạn không gian và thời gian
nào đó.
Cách phân hạng của Alissof 1950 đã chia mặt địa cầu ra làm 4 đới khí hậu chính:
+ Nhiệt đới: gồm tất cả các vùng có nhiệt độ trung bình nằm trên +20
0
C.
+ Bán nhiệt đới: gồm các vùng có nhiệt độ tháng lạnh nhất là +2
0
C.
+ Ôn đới: gồm các vùng có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 2
0
C → 20
0

C
+ Hàn đới: gồm các vùng có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất < + 2
0
C
- Đặc điểm của khí hậu Việt Nam: Việt Nam ở trong khu vực nhiệt đới gió mùa (vĩ độ và
địa hình đã đem lại những biến dạng sâu sắc cho địa hình từng vùng của Việt Nam).
Ở miền Bắc nước ta gió mùa không thuộc về một cơ chế thuần nhất nó được tác dụng bởi
nhiều yếu tố khác nhau thường xuyên ảnh hưởng lẫn nhau, là một chế độ không
ổn định.
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm thay đổi đột ngột theo từng
vùng, từng đợt gió mùa.
Tại Hội nghị quốc tế, Budapest 1960 đã thống nhất gọi vùng khí hậu nóng ẩm là loại khí
hậu địa phương (trong năm có từ trên 6 tháng có ngày nóng ẩm, ngày nóng ẩm là ngày (24 giờ)
phải có (12 giờ) có nhiệt độ trên 20
0
C trong bóng dâm và độ ẩm tương đối > 80%, Việt Nam
có 233 ngày nóng ẩm, vì bức xạ Việt Nam 130 - 135 Kcal/năm.
Bề mặt cơ thể con người như một vật đen hấp thụ bức xạ nhiệt độ xung quanh tốt đồng thời
cũng là một vật tỏa nhiệt tốt. Con người thường xuyên tiếp nhận thêm nhiệt hoặc mất nhiệt
theo nguyên tắc đối lưu, bức xạ tùy theo môi trường xung quanh l
ạnh hoặc nóng hơn da. Sự
trao đổi nhiệt của con người với môi trường theo công thức:
M ± R ± C - E = ± Q
Trong đó: M là lượng nhiệt của cơ thể sinh ra (tiêu hao năng lượng)
R là lượng nhiệt cơ thể trao đổi với môi trường bằng phương thức bức xạ
C là lượng nhiệt cơ thể trao đổi với môi trường bằng phương thức đối lưu
E là nhiệt lượng trong cơ thể giả
i phóng bằng bốc hơi
Q là lượng nhiệt còn lại trong cơ thể (+), hoặc mất quá lượng nhiệt sinh ra (-).
Các trị số M, R, C, E thay đổi tuỳ theo trạng thái cơ thể và môi trường xung quanh.

Thân nhiệt được duy trì bởi 4 tuyến bảo vệ
- Tuyến 1: Nhiệt độ trung tâm
- Tuyến 2: Hệ điều chỉnh tự động của hệ thần kinh và nội tiết của cơ thể.
- Tuyến 3: Thay đổi cử
động và tư thế của cơ thể.
- Tuyến 4: Quần áo và môi trường xung quanh cơ thể.
3.2. Tác động của thời tiết
Thời tiết là tình trạng lý học của không khí, nó phụ thuộc vào một số nhân tố khí tượng
(nhiệt độ, độ ẩm, gió...) Ở một nơi trong một thời gian nhất định. Thời tiết thường không bền

43
và nó có thể thay đổi nhiều lần trong ngày.

3.3. Hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng ozon
- Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO
2
, hơi nước, bụi.
- Các khí gây lỗ thủng tầng ozon là:
CO
2
: Có khả năng cho bức xạ mặt trời đi qua
CFC (Clorofluorocarbon): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong
nhiều ngành công nghiệp, kể cả các bộ phận làm lạnh, từ đó xâm nhập vào khí quyển.
CH
4
(Mêtan): khả năng phát thải ra môi trường ngày càng nhiều do hoạt động mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp.
N
2
O (Nitơ oxyd): sinh ra do phát thải các nhiên liệu hóa thạch.

4. Tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí
4.1. Khái niệm ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu
cho con người.
Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của
nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loạ
i, xác định tính năng của hoạt
động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩn
không khí là kết quả hoạt động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ VIX, có tình
trạng nhiễm bẩn không khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm
nguồn năng lượng, khói của các nhà máy.
Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên nh
ư SO
2
, bụi sinh ra từ các núi
lửa, các khí oxyd carbon (CO, CO
2
), oxyd nitơ (NOx).
4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
4.2.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học
- Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí,
bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng
kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư,
ngã năm hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng
lúc. Đặc biệt là bụi giao thông là bụi có ch
ứa SiO
2
tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ
bụi trong không khí dược dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn

bụi lắng là dưới 96 tấn/km
2
/năm.
Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ là
những chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có năng
lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I
131
, F
32
, CO
60
,

44
C
14
, S
35
, Ca
45
, Au
198
ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất.
Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc:
+ Khai thác quặng phóng xạ.
+ Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển.
+ Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa
học.
+ Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp.
+ Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò ph

ản ứng hạt nhân, nhiệt hạch,
khoa học vũ trụ.
+ Máy gia tốc thực nghiệm.
Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường
khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gian
bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thường
xuyên.
4.2.2. Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học
a. Ô nhiễm không khí do các h
ợp chất có chứa carbon
- Co là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là một
chất khí, không màu, không mùi, không vị do đó con người ít phát hiện thầy.,
CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, CO có ái tính rất mạnh
với hemoglobin gấp từ 250 - 300 lần so với O
2
. Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO
(carboxyl hemoglobin).
- CO
2
: (Dioxyd cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra của
người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa carbon sẽ sinh ra khí
CO
2
, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên
đã sinh ra một lượng khí CO
2
khổng lồ.
- CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làm
lạnh, bao gồm CFC 11 hoặc CFCCl
3

, CFCCl
2
, CHC
1
F
2
.
- CH
4
(Mê tan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí mê
tan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học.
b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S)
Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượng
xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO
2
. Ở Mỹ (Newyork) do đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 năm
do đó mà lượng SO
2
thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO
2
có trong lượng phân tử là 64
nặng gấp đôi S, SO
2
bị oxy hóa tạo thành SO
3
.
- Khi hít thở phải SO
2
mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ
cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khản

cổ và ho.

45
- SO
2
khi bị oxy hóa tạo thành SO
3
, dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnh
hơn cả SO
2
.
- Cả hai loại SO
2
và SO
3
khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H
2
SO
3
và H
2
SO
4
tạo thành mưa
acid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO
2
làm tiêu chuẩn để đánh giá
mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép là
dưới 0,002mg/lít.

c. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N)
- Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm,
quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO
2
sẽ được giải phóng ra.
- Bao gồm các oxyd nitơ như: NO, N
2
O
5
, NO
2
, các hợp chất có chứa nitơ thường không
bền vững, riêng NO
2
có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu.
- Khi hít thở không khí có chứa NO
2
ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ thấp gây
Met Hb, ngăn cản quá trình vận chuyển O
2
của hemoglobin dẫn tới thiếu O
2
ở các tổ chức.
d. Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu
- Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hóa chất trừ sâu nhóm clo và các loại thuốc trừ
sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng.
- Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong
không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng.
Không khí
đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn.

- Ngoài ra còn thấy nhóm phospho hữu cơ như DDVP, parathion, TEDD, malathion, chúng
từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ thể, chúng dược tích lũy trong
các mô mở, tủy xương, gan.
4.2.3. Tác nhân sinh học
- Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của nhiều yếu tố môi
trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm giảm nồng độ vi sinh vật và
làm sạch không khí nhanh chóng.
+ Trự
c khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày.
+ Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày.
+ Trực khuẩn lao sống được 70 ngày trong không khí và 10 tháng trong những giọt nước
bọt đã khô.
+ Nha bào trực khuẩn than sống trong môi trường không khí từ 10 năm trở lên.
+ Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí.
Trong 1 gam bụi người ta đã tìm thấy 200.000 liên cầu khuẩn tan máu còn sống, còn phế
cầu sống từ 55 - 140 ngày trong đờm khô, 19 - 55 ngày trong
đờm khô dây trên quần áo, 12
giờ trên quần áo phơi nắng.

46
Cho đến gần đây virus cúm vẫn được coi là ít có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên
ngoài song qua thực nghiệm trong dịch mũi họng nổi lên mặt kính chúng sống được 5 ngày
bảo quản ở nhiệt độ không khí trong bóng râm.
- Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng 8 thì lượng vi
khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số lượng vi khuẩn nhiều hơn
ngày mưa.
4.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí
4.3.1. Ô nhiễm không khí do sản xu
ất công nghiệp, nông nghiệp
- Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công nghiệp mới. gây ô

nhiễm môi trường không khí.
- Tro bụi, hơi nước và hóa chất độc hại có trong môi trường không khí là do:
+ Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao làm gia tăng sự lưu chuyển
không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm độc hại CO,
CO
2
, SO
2
, bụi....
Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Cao Ngạn, khu công nghiệp Gang thép Thái
Nguyên đã dưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn bụi và các chất độc hại CO,
CO
2
, SO
2
, bụi...
+ Các nguyên liệu hóa chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất, các
đường ống dẫn tải như: clo, sulfua...
- Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những dưa vào không khí một số hóa chất
độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể các sản phẩm sinh học
như vi sinh vật gây bệnh.
Ví dụ: ở xung quanh các xí nghi
ệp rượu, bia, sản xuất bánh kẹo... hàm lượng các chất có
nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí thường rất cao như indol mercapton...
nấm, các vi sinh vật tan huyết.
- Các nhà máy hóa chất thường đưa vào không khí các chất độc hại mang tính đặc thù.
Ví dụ: Nhà máy thuốc trừ sâu, hóa chất Việt Trì gây ô nhiễm môi trường không khí ở một
khu vực rộng lớn lượng 666. Nhà máy phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc cũng đưa vào
môi trường không khí mộ
t lượng chất độc hại lớn: kiềm urê...

Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không khí.
4.3.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải.
- Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do đốt cháy
nhiên liệu mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường
không khí.
Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại nhi
ều, hàm
lượng bụi trong không khí thường rất cao.
- Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu... là những loại có khả

47
năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô nhiễm không khí và gây tác hại
đến sức khỏe con người.
- Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và đốt cháy không
hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường không khí các sản phần độc hại
tương ứng.
Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một hàm lượng lớn
các chất nh
ư oxydcarbon (CO), Dioxydcarbon (CO
2
), carbuahydro, chì....
Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO
2
đáng kể.
4.3.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người:
- Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò sưởi bếp
than bếp củi, bếp ga, bếp dầu....Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra các chất độc hại như
CO, CO
2
, SO

2
, Carbuahydro, bụi gây ô nhiễm không khí nội thất.
- Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa... trong khi hoạt động cũng sinh ra
một lượng cloronuoro carbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon.
- Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải bỏ của
người...) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí một cách đáng kể.
Ví dụ: Từ trong các chấ
t thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bởi tác động của các vi sinh
vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc hại như H
2
S, NO, NO
2
,
CO
2
và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi, muỗi.... từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của con người.
4.3.4. Ô nhiễm do tự nhiên
- Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu mê tan, sulfua,
chúng bay khá cao và khá xa.
- Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải nhiều bụi khí độc.
- Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng.
5. Tác động ô nhiễm không khí tới sức khỏ
e con người
5.1. Bệnh do thời tiết, khí hậu
Thông thường thì khí hậu thay đổi đột ngột có ảnh hưởng rất.lớn tới sức khỏe con người.
Thống kê của các bệnh viện cho thấy về mùa lạnh hay gặp các bệnh tai biến mạch máu
não, viêm phổi, viêm phế quản các bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét dạ dày tá tràng. Thời tiết
lạnh còn tạo điều kiện cho bệnh viêm thận cấp phát triể
n, viêm thần kinh, các bệnh mũi họng.

- Về mùa hè thường thấy các bệnh đường tiêu hóa, theo thống kê cho thấy số người lao
động nghỉ việc mùa hè tăng hơn, ảnh hưởng của nóng ẩm là một yếu tố chi phối tới nhiều vấn
đề về ăn mặc.
- Về mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có phong trào chống bệnh
đường hô hấp và các biện pháp phòng chống rét cho trẻ em và người già. Mùa rét có thể d

thích ứng hơn và chồng rét dễ hơn do có quần áo rét, nhà ở ấm áp, chế độ ăn uống thích hợp.

48
5.2. Bệnh do ô nhiễm môi trường không khí
5.2.1. Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp
Một số loại tác nhân có nguồn gốc hữu cơ: bụi, phấn hoa, bông, đay, gai... có khả năng gây
co thắt phế quản, gây hen v.v... làm suy giảm chức năng hô hấp.
- Các khí SO
2
, NO
2
, carbuahydro không những gây kích thích tế bào bề mặt đường hô hấp
làm tăng tiết, thủng phế nang... mà nó còn gây phản ứng co thắt các cơ trơn, gây Mệt Hb làm
giảm khả năng vận chuyển các chất khí của hồng cầu, thậm chí nhiều trường hợp gây tử vong.
- CO là tác nhân gây suy hô hấp mạnh và nhanh nhất có thể gây tử vong vì CO kết hợp Hb
tạo thành methemoglobin, vô hiệu hóa khả năng vận chuyển O
2
của hồng cầu.
- Viêm phế quản mạn tính: những người tiếp xúc với bụi, tỉ lệ bị viêm phế quản mạn nhiều
khi lên tới 10 – 15%, còn đối với các hơi khí độc tỉ lệ bệnh này là 15 - 35%.
- Tỷ lệ bệnh ung thư vòm, ung thư phổi ở vùng ô nhiễm càng ngày càng tăng cao.
5.2.2. Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh
Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với các chấ
t độc có khả năng hòa tan trong mỡ như:

carbuahydro, aldehyt, dầu mỏ... Nhiều khi những chất này gây rối loạn quá trình oxy hóa khử
dẫn đến hiện tượng tổn thương các tế bào và gây nên các bệnh thần kinh.
Ví dụ: benzen, carbuahydro gây rối loạn quá trình oxy hóa khử ở tế bào thần kinh gây
nhiễm độc thần kinh cấp tính.
Một số loại bụi phấn hoa có khả năng gây bệnh tâm thần theo mùa.
Nhiễm độc chì hữu cơ - viêm não chì.
5.2.3. Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu
- Có nhiều chất độc có tác dụng gây co mạch ngoại vi ở các vùng có nhiều tế bào non gây
rối loạn chuyển hóa tế bào.
Ví dụ: chì, asen, gây nhiễm độc cấp và ảnh hưởng đến mạch máu vùng tiếp xúc (dãn mạch,
hoại tử mao mạch).
- Một số chất độc: CO, NO
2
, S gây rối loạn chuyển hóa trao đổi chất của tế bào máu, làm
rối loạn quá trình trao đổi và vận chuyển chất khí, gián tiếp gây thiểu dưỡng các tế bào của các
tổ chức, trong đó có tế bào của hệ tuần hoàn.
5.2.4. Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa
Nhiều chất độc có trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng gây độc trên hệ
thống tiêu hóa.
Ví dụ: Các bụi chì, thuốc trừ sâu, người và động vật
ăn phải có thể gây rối loạn tiêu hóa
trầm trọng, tác động xấu, tác động trực tiếp trên gan, tụy, lách và cơ trơn.
5.2.5. Ảnh hưởng tới cơ quan tiết niệu
Cơ quan tiết niệu là nơi đào thải các chất độc, những người hít phải các chất độc trong môi
trường không khí bị ô nhiễm như: benzen, arsen, chì... sẽ được chuyển hóa để đào thải qua

49
thận, nếu hàm lượng các chất độc có trong môi trường không khí cao hơn ngưỡng cho phép thì
sẽ gây viêm ông thận cấp.
5.2.6. Ảnh hưởng tới các giác quan

- Đặc biệt là mũi, mắt dễ bị tác động của môi trường, nếu môi trường không khí bị ô nhiễm
thì sẽ dẫn đến tình trạng mắt, mũi bị viêm nhiễm cấp tính.
Ví dụ: bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương giác mạc mắt.
- Nguồ
n gây ung thư: amiang, arsen, các chất có nguồn gốc phóng xạ gây ung thư phổi,
ung thư thực quản, ung thư da.
- Không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới toàn thân được biểu hiện qua Hội chứng SBS
(Sieb Building Syndrome: Hội chứng ô nhiễm không khí nội thất), bao gồm các triệu chứng về
mắt, mũi, họng, da, toàn thân.
6. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí, điều luật liên quan đến môi trường không
khí
6.1. Đối với cấp tính, trung ương
- Quản lí và ki
ểm soát môi trường:
Thực hiện luật bảo vệ môi trường:
Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những người, đơn vị, nhà
máy cố tình gây ô nhiễm môi trường.
Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi trường: đánh thuế
cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm thuế cho các cơ sở có kế ho
ạch
tốt trong xử lí chất thải bỏ.
Quy định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường để kiểm soát
chúng.
Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không
khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy.
- Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ:
Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyể
n bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử dụng rộng rãi
điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong thành phố loại xăng cao cấp
hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt.

+ Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông như tốc độ
vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy nên xây dựng đường ngầm
dành riêng cho khách đi b
ộ khi qua lại ở các ngã ba, ngã tư.
+ Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành phố.
- Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp:
+ Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp: cần được đặt cuối hướng gió chủ đạo, cuối
nguồn nước so với khu dân cư.

50
+ Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại, cần
được xây dựng tập trung để dễ dàng xử lí.
+ Xây dựng vùng cách li vệ sinh công nghiệp: Để cách li giữa khu vực nhà máy với khu
dân cư cần có những khoảng đệm trồng cây xanh. Diện tích vùng đệm phụ thuộc vào những
nguy cơ mà nhà máy có thể gây ra.
+ Chiều rộng vùng cách li của khoảng cách bảo vệ vệ sinh như sau:
Mức độc h
ại I II III IV V
Chiều rộng vùng cách li (m) 1000 m 500 m 300 m 100 m 50 m
Khoảng cách vùng cách li được xác định từ khoảng cách nguồn thải chất ô nhiễm đến khu
dân cư.
- Trồng cây xanh:
+ Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch
không khí, giảm, che chắn tiếng ồn, hấp thụ CO
2
.
+ Chỉ số an toàn: diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất ở của con
người.
+ Quy định nơi trồng cây trên đường phố, công viên, trồng rừng có quy hoạch.
- Biện pháp công nghệ và làm sạch khí thải:

Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi ngăn
chặn chất thải độc hại ra môi trường.
+ Áp dụng công nghệ "Không có ch
ất thải": Kín - Tự động hoá.
Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.
Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại.
- Phương pháp làm sạch khí thải: cần có hệ thống thông gió, thải độc, hút bụi ở những cơ
sở sản xuất.

51


52


53
6.2. Đối với cấp cơ sở
Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường bằng cách giáo dục tuyên truyền để người dân thực
hiện.
Luật bảo vệ môi trường là văn bản có tính pháp lệnh đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư từ ngày 6 đến 30 tháng 12 năm 1993 phê chuẩn, bộ luật gồm
55 điều.
TỰ LƯỢ
NG GIÁ
Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn tự lương giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng
trả lời các câu hỏi sau:
1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
1. Độ ẩm của không khí là lượng hơi nước không nhìn thấy (...A....) trong không khí biểu
thị bằng (.... B....) hơi nước.

A……
B……
C……
2. Theo cách phân hạ
ng của Allissorf chia mặt địa cầu ra làm các đổi khí hậu chính là:
A……
B……
C……
D……
3. Ba nhóm tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:
A……
B……
C……
4. Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện....( A ).... Làm gia tăng sự lưu chuyển không
khí nên các nguyên liệu bị đất cháy...... ( B )..... tạo ra sản phẩm độc hại.
A……
B……
2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 5 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có
chữ cái tương ứng với chữ cái
đầu trả lời mà bạn chọn
Câu hỏi
A B C D
5. Thành phần không khí bình thường bao gồm các chất chính:
A. N
2
, O
2
, heli
B. N
2

, O
2
, CO
2
, argon


54
C. N
2
, O
2
, CO
2
D. N
2
, O
2
, CO
2
, heli, argon, neon.
6. Tỉ lệ phần trăm các chất trong môi trường không khí bình
thường là:
A. N
2
: 78,97%; O
2
: 22%; Heli: 1%.
B. N
2

: 78,97%; O
2
: 25%; CO
2
: 0,03 - 0,04 %.
C. N
2
: 78,97%; O
2
: 20,7% - 20,9%; CO
2
: 0,05 %.
D. N
2
: 78,97%; O
2
: 20,7 % - 20,9%; CO
2
: 0,03 - 0,04 %.

7. Các yếu tố vi khí hậu bao gồm:
A. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, ánh sáng mặt trời, Ion
trong không khí
B. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ
nhiệt, khi hậu thời tiết
C. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ
nhiệt, áp xuất
D. Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, vận tốc gió, bức xạ
nhiệt


8. Đánh giá sự tác động của các yếu tố trong vi khí hậu bằng các
chỉ số:
A. Yagluo, cảm giác nhiệt
B. Yagluo, nhiệt độ hiệu dụng
C. Yagluo, nhiệt độ hiệu dụng, cảm giác nhiệt
D. Yaluo, vận tốc gió

9. Ô nhiễm không khí là trong không khí có:
A. Chất lạ hoặc có sự thay đổi thành phần không khí.
B. Chất lạ và sự thay đổi thành phần không khí.
C. Chất lạ hoặc chất gây ô nhiễm
D. Chất lạ và các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm.

10. Những chất phóng xạ là nhưng chất có khả đang phát ra:
A. Các tia α, β năng lượng điện tử khác
B. Các tia α, β, γ và năng lượng điện tử khác
C Các tia α, β, γ các chất đồng vị phóng xạ
D. Các tia α, β, γ tia hồng ngoại, tia tử ngoại.

11. Tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh môi trường không khí có các chất
chỉ điểm sau:


55
A. Bụi, SO
2
, CO
2
, NO
2


B. Bụi, SO
2
C. Bụi, SO
2
, NH
3
D. Bụi, SO
2
, thuốc trừ sâu.
12. Khí CO
2
có trong môi trường không khí là do:
A. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon không
hoàn toàn, hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy.
B. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon hoàn
toàn.
C. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon hoàn
toàn, hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy.
D. Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon không
hoàn toàn, hoạt động của nhà máy sản xuất phân đạm.

13. Các chất gây hiệu ứng nhà kính gồm:
A. CO
2
, NH
3
, CH
4
, SO

3

B. CO
2
, CH
4
, CFC.
C. CO
2
, CH
4
, SO
2
, NO
2

D. CO
2
, CH
4
, CFC, NO
3


3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 28 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai
Câu hỏi
A B
14. Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại


15. Diện tích đất để trồng cây xanh ở khu đô thị phải gấp 5 lần diện tích
đất dùng trong xây dựng

16. Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp cần đặt ở đầu nguồn gió chủ
đạo so với khu dân cư

17. CO (oxyd carbon) là một chất được tạo thành do đốt cháy hoàn toàn
các hợp chất carbon.

18. Trong môi trường không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp
là hay gặp nhất

19. Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt chất lạ hoặc có sự
thay đổi thành phần trong môi trường không khí

20. Thân nhiệt được duy trì bởi 5 tuyến bảo vệ

21. Tia tử ngoại có tác dụng sinh nhiệt lớn nhất

22. Ở điều kiện không khí bình thường, mất nhiệt hay gặp nhất là do bay


56
hơi mồ hôi
23. Các nhà máy sản xuất chế biến phân đạm sẽ sinh ra khí NO
2


24. Chất ô nhiễm là chất có trong khí quyển với nồng độ cao hơn TCCP


25. CO có ái tính mạnh với Hb gấp 200 - 300 lần

26. Tiêu chuẩn của vận tốc gió ở trong nhà với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
bình thường là 0,3 - 0,5 m/s

27. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối
đa

28. Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường khô hanh được 5 ngày

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học: Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên
cứu phần tác động của các yếu tố khí hậu tới sức khỏe con người cần tham khảo thêm cuốn
sách "Vệ sinh môi trường", tr 10 - 18, sinh thái môi trường.
- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định
hướng sức khỏe môi trường, Bài gi
ảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường
- Trường Đại học Y Hà Nội, các điều luật về môi trường để hiểu rõ thêm phần các giải pháp.
- Tự đọc tài liệu hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu bằng bút màu, tập hợp các vấn đề
đó vào một quyển vở để thảo luận với các bạn trong lớp và trình bày với giáo viên để được giải
đ
áp.
- Quan sát các hiện tượng gây ô nhiễm không khí từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương
tiện giao thông, các hoạt động sinh hoạt của con người như CO
2
, SO
2
, các loại hóa chất bảo vệ
thực vật.... để từ đó có thể phân biệt được nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí.

2. Vận dụng thực tế
Sau khi đọc bài ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng, cần hiểu rõ các tác nhân và
nguồn gây ô nhiễm không khí để từ đó có những nhận định về các chất từ các nguồn nào sinh
ra để có những biện pháp phòng chống và tuyên truyền cho cộng đồng trong khu vực c
ủa mình
sinh sống để biết cách bảo vệ môi trường không khí cho trong sạch, phòng tránh lây nhiễm các
bệnh từ trong môi trường không khí.
3. Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội.
3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi
trường, Nhà xuấ
t bản Y học.
4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.

57
5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại
học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường -
Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường đại học Y khoa Thái Nguyên
8. Giáo trình thực hành Môi trường -
Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên.

58
Ô NHIỄM NƯỚC VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được vai trò của nước và tính chất của các chất có trong nước.
2. Mô tả được nguồn nước, nguyên nhân và các tác nhân gây ô nhiễm nước.
3. Phân tích được các ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sức khỏe cộng đồng và đề ra một
số biện pháp cơ bản trong phòng chống ô nhiễm nước.

Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa học và công
nghệ đem lại, tuy nhiên hiện nay nguồn nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng số nước bao phủ hành
tinh, 70% nước ngọt nằm trong các tảng băng ở các cực. Nguồn sử dụng nước ngọt trong năm
2000 là 54% các nguồn nước sẵn có, năm 2025 có 70% các nguồn nước sẵn có. Đến năm
2025, vớ
i 8,3 tỉ dân thì 1/3 dân cư sẽ ở trong tình trạng khan hiếm nước.
Việt Nam có một mạng lưới sông tương đối dày bao gồm từ Bắc đến Nam như hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình, hệ thống sông Cả, sông Mã, hệ thống sông thạch Hãn, sông thu
Bồn. Do ảnh hưởng của khí hậu, nước ta có một lượng mưa tương đối lớn 1500-2500mm/năm
đã trở thành nguồn cung cấp nước ngầm, nước biển, nướ
c trong đại dương đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số. thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt Nam đã thay đổi hết sức
nhanh chóng và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác
động đến sức khỏe của người dân.
1. Vai trò của nước, tính chất của n
ước
1.1. Vai trò của nước
- Nước là một loại thực phẩm: nó rất cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể vì
trong cơ thể nước chiếm 70 % - 80 % trọng lượng (ở một số tổ chức thì tỷ lệ nước chiếm cao
hơn như thận chiếm 83,5 %, huyết tương 92 %...).
- Nước là yếu tố điều hoà thân nhiệt, điều hoà áp lực thẩm th
ấu trong và ngoài tế bào.

- Sự cần nước biểu hiện bằng cảm giác khát nước, biểu hiện sự rối loạn giữa thành phần
máu.
- Nước cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Iod, flour, Ca
++
, đồng,
sắt...
- Nước là môi trường đưa các chất độc hại vào cơ thể như Pb, As, Mn, Hg, phenol..
- Nước là môi trường trung gian truyền dịch bệnh và chủ yếu là nhóm bệnh truyền nhiễm
theo đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn, (Vibrio Eltor, Vibrio comma, Shigella,
Salmonella...).

59
- Nước là yếu tố để đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.
Do vậy mà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người,
vì vậy nước phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và phải đảm bảo về chất lượng.
- Tiêu chuẩn về lượng.
Để đảm cho cho cuộc sống của mỗi con người trong xã hội, nước phải thỏa mãn nh
ững nhu
cầu sau:
+ Đảm bảo cho nhu cầu ăn và uống.
+ Đảm bảo cho vệ sinh cá nhân, (tắm giặt).
+ Đảm bảo cho vệ sinh nhà cửa, vệ sinh công cộng.
+ Đảm bảo cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
Lượng nước cho mỗi đầu người trong 24 giờ là 150 lít kể cả ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ
sinh nhà ở. Nếu ở thị trấn thì lượng nước có thể ít hơn chỉ vào khoảng 80 lít/24 gi
ờ cho một
người. Song cũng có nơi cần nhiều nước hơn như các bệnh viện: khách sạn, khu công nghiệp.
Ví dụ: Đối với bệnh viện lượng nước cần cung cấp cho mỗi giường bệnh là:
200 lít nước cho các bệnh viện lớn.
150 lít nước cho các bệnh viện vừa và nhỏ.

- Tiêu chuẩn về chất:
Nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người phải đả
m bảo sạch (nước không có
các chất độc hại và không bị nhiễm khuẩn).
1.2. Tính chất của nước
1.2.1. Tính chất lý học
- Độ trong phải đảm bảo từ 25 - 30 cm Sneller, nếu không trong là nước đã bị nhiễm bẩn
bởi cát và chất lơ lửng, độ trong của nước phụ thuộc vào các hạt đất, cát hạt bụi lơ lửng trong
nước. Ngược lại với độ trong là độ đục
đo được bằng số lượng các chất có trong 1 lít nước
(mg/lít) và không có độ đục quá 1mg/lít.
- Màu của nước: do các chất bẩn trong nước tạo nên (đơn vị đo là flatin- coban). Nước tốt
là loại nước không có màu, màu của nước phụ thuộc vào các chất hòa tan, nước có nhiều mùn
thì nước có màu vàng nâu và phản ứng acid.
- Mùi vị: nước uống phải có vị mát dễ chịu và không được có mùi, nếu nước có con magiê,
bari có vị chát, có ion hydro có vị chua, nước có muối khoáng có vị mặ
n. Mùi của nước có thể
do nguồn gốc động vật hay thực vật.
- Nhiệt độ của nước: nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nguồn nước (nước ngầm, nước bề
mặt). Nhiệt độ của nước bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Nước ngầm càng sâu thì
nhiệt độ càng ổn định, ít dao động và nó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá
độ trong sạch của
nguồn nước.
1.2.2. Tính chất hóa học

60
Chất hữu cơ được sinh ra do quá trình phân hóa phức tạp, lâu dài của xác các loại động vật,
thực vật và các chất thải bỏ. Đây là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh có thể sống
nhờ vào đó. Phương pháp xác định chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp gián tiếp, tức là
sử dụng chất hóa học có giải phóng ra nhiều O

2
để oxy hóa các chất hữu cơ đó.
Tiêu chuẩn quy định: Chất hữu cơ thực vật là < 3mg O
2
/lít.
Chất hữu cơ động vật < 2 mg O
2
/lít.
Ý nghĩa vệ sinh: Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm
bẩn và mới bị nhiễm bẩn bởi các chất thải của người và động vật hoặc do sự thối rữa xác động
vật, thực vật.
- NH
3
là sản phẩm phân huỷ tiếp theo của các chất hữu cơ, có amoniac chứng tỏ là có chất
hữu cơ bắt đầu phân hủy. Nếu xét nghiệm thấy NH
3
mà không có chất hữu cơ thì phải xét
nghiệm lại. Tiêu chuẩn cho phép NH
3
trong nước là <2mg/lít.
Ý nghĩa vệ sinh: Nếu NH
3
cao hơn TCCP thì chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và mới bị
nhiễm bẩn.
- NO
2
(Nitrit): là sản phẩm phân hủy tiếp theo của NH
3
, nhờ các vi khuẩn hiếu khí phân
giải NH

3
để tạo thành NO
2
, tiêu chuẩn là không có NO
2
trong nước, nếu sau cơn mưa thì nồng
độ cho phép là <0,01 mg/l.
- NO
3
(Nitrat): NO
3
là một chất thấy có mặt khá nhiều ở trong nước thiên nhiên. NO
3
là sản
phẩm phân hủy cuối cùng của các chất hữu cơ trong nước. Nếu hàm lượng NO
3
quá nhiều, quá
cao ở trong nước có thể nguy hiểm với sức khỏe đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì nó gây
methemoglobin trong máu làm mất khả năng vận chuyển O
2
của hemoglobin. Tiêu chuẩn cho
phép NO
3
trong nước là < 5 mg/lít.
Ý nghĩa vệ sinh: Khi thấy trong nước hàm lượng NO
3
cao hơn tiêu chuẩn cho phép chứng
tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và bị nhiễm bẩn lâu ngày, ít nguy hiểm hơn.
- Muối natriclorua (NaCl) tất cả các dịch thể của động vật đều có hàm lượng NaCl cao.
Nếu khi thấy hàm lượng NaCl cao trong nước là nước đó đã bị nhiễm bẩn bởi các dịch thể

động vật.
Các chất SO
4
, PO
4
nguồn gốc của hai chất này trong nước là do nhiễm bẩn bởi phân, nước
tiểu cũng có thể do địa chất mang lại cho nên khi thấy quá mức quy định, SO
4
< 1,5g/lít, PO
4
<
1,5 g/lít) thì phải xác định nguồn gốc của hai chất đó mới có thể đánh giá tính chất của nước.
- Sắt (Fe) sắt có trong nước thường ở hai dạng Fe(HCO
3
)
2
, FeSO
4
về phương diện sinh lý
thì Fe không có hại cho sức khỏe con người, song nếu nước có sắt thì có màu vàng đục không
đảm bảo về màu, mặt khác nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm hoen ố quần áo, nấu cơm chế biến
thực phẩm trong nước có sắt làm cho ăn không ngon miệng.
- Độ cứng của nước: Calci và magie là hai chất chính tạo nên độ cứng của nước. Là đại
lượng biểu thị hàm lượng lớn Ca
++
, Mg
++
có trong nước.
+ Khái niệm nước cứng: là loại nước có chứa nhiều ion Ca
++

và Mg
++
.
+ Nước mềm là loại nước có chứa ít ion Ca
++
ít Mg
++

61
Có ba khái niệm chỉ độ cứng:
+ Độ cứng toàn phần: bao gồm tổng hàm lượng các ion Ca và Mg trong nước.
+ Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối carbonat Ca và bicarbonat Ca và
magie có trong nước, độ cứng tạm thời sẽ mất đi khi đun sôi nước tạo thành CaCO
3
đọng lại ở
đáy nồi.
+ Độ cứng vĩnh cửu bao gồm tổng hàm lượng các muối còn lại của Ca và Mg, PO
4
--
, SO
4

NO
3
--
, NO
3
-
, Cl
-

.
- Độ Cứng được đo bằng miligam đương lượng Ca hoặc Mg. Một miligam đương lượng độ
cứng có chứa 20,04 mg/lít Ca hoặc 12,16mg/ lít Mg.
Ở Việt Nam thường đo độ cứng của nước bằng độ đức.
< 4
0
đức là nước mềm. (<50mg CaCO
3
/lít)
4 → 8
0
đức là nước trung bình. (50-100mg CaCO
3
/lít)
8 →12
0
đức là nước cứng. (100-150mg CaCO
3
/lít)
12 → 18
0
đức là nước khá cứng. (150-300mg CaCO
3
/lít)
> 18
0
đức là nước rất cứng. (> 300mg CaCO
3
/lít)
Nước cứng không ảnh hưởng đến sức khỏe, người ta thấy lượng Ca thấp thì tỉ lệ trẻ em bị

sâu răng cao.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt làm két các dụng cụ đun nấu, tốn xà phòng khi giặt quần áo. Nấu
chế biến thực phẩm ăn không ngon miệng.
Chú ý: ở các vùng có bướu cổ, nước ăn uống phải có độ cứng thấp vì lượng Ca cao có thể
ngăn cả
n tuyến giáp hấp thu Iod làm cho bệnh bướu cổ tăng lên.
Độ pH: Nó đặc trưng cho nồng độ lớn H
+
có trong nước, biểu thị tính acid, kiềm của nước.
1.2.3. Tính chất vi sinh vật học
Mục đích kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức an toàn của nước đối với sức khỏe tìm ra
những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn gây bệnh qua nước có rất nhiều do
đó các phương pháp xác định rất phức tạp đòi hỏi có nhiều người và phòng xét nghiệm lớn và
trả lời kết qu
ả sau 3 tuần. Vì sự khó khăn và phức tạp ấy người ta đã tìm biện pháp thay thế
bằng cách chỉ xác định những vi sinh vật không gây bệnh cho người nhưng lại thường xuyên
sống trong phân của người, đó là:
- Vi khuẩn Eschenchia coli.
- Cầu khuẩn đường ruột Enterocoque.
- Vi khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium perfnngens.
Bình thường trong nước thải sinh hoạt có:
100.000 → 800.000 coli.
1.000 → 60.000 Enterocoque.
100 → 2000 Cl. perfnngens.

×