Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG CỦA CÁC HỌA SĨ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.38 KB, 6 trang )

TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG
CỦA CÁC HỌA SĨ BẢO TÀNG
LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM













62 năm qua, đội ngũ hoạ sĩ - chiến sĩ Quân đội đã chịu đựng mọi khó
khăn, gian khổ và hy sinh, sáng tạo hàng trăm tác phẩm về cuộc sống,
chiến đấu của bộ đội và nhân dân, góp vào tiếng nói ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Nhân k
ỷ niệm 60 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 -
19/12/2006) và 62 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(22/12/1944 - 22/12/2006), Hội Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật, giới thiệu một
số tác phẩm của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc đang công tác tại Bảo tàng
Lịch sử Quân sự Việt Nam tại nhà triển lãm của Hội mỹ thuật Việt
Nam, 16 Ngô Quy
ền, Hà Nội từ 18 đến 29/12/2006.


62 năm qua, đội ngũ hoạ sĩ - chiến sĩ Quân đội đã chịu đựng mọi khó
khăn, gian khổ và hy sinh, sáng tạo hàng trăm tác phẩm về cuộc sống,
chiến đấu của bộ đội và nhân dân, góp vào tiếng nói ngợi ca chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Cuộc triển lãm này là kết quả của những chuyến đi thực tế và sáng tác
của các họa sĩ bảo tàng trong thời gian gần đây. Triển lãm giới thiệu 63
tác phẩm tranh, tượng với các chất liệu phong phú: sơn mài, sơn dầu,
sơn khắc, in khắc, đồng, compozit với nhiều phong cách thể hiện
khác nhau đầy biểu cảm.
Phòng tranh góp phần tái hiện cuộc sống nhiều hình vẻ từ thành thị tới
nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược với nhịp độ lao động khẩn
trương của quân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước tươi đẹp,
phồn vinh, xây dựng Quân đội chính quy, hiện đại.
Đến với Công ty đóng tàu Hồng Hà, một trong những đơn vị quân đội
làm kinh tế, đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường, Thượng tá, hoạ sĩ Vũ
Cao Thăng cho ra đời những tác phẩm thể hiện nhịp điệu công nghiệp
khẩn trương, sôi động như Xưởng đóng tàu cảnh sát biển Sáng tác
sau chuyến tham quan học tập ở Bảo tàng Liên Xô cũ là Cảnh thôn quê
ở Bê La Rút êm đềm, thơ mộng.
Đi thực tế ở nông thôn, hoạ sĩ trẻ Lê Hoàng Anh, tuổi đời chưa đến 30
say mê sáng tác những bức tranh sơn dầu cảnh làng quê Việt Nam
thanh bình, phát hiện giá trị văn hoá ẩn sâu sau luỹ tre làng với Phong
cảnh nông thôn trù phú đang vào vụ mùa.
Về với vùng biển, hoạ sĩ Bùi Anh Hùng để nhiều công sức vào những
bức tranh sơn mài có nhiều khám phá Chợ cá Tĩnh Gia, Thanh Hoá;
Xóm chài Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Đêm xóm chài đã không
còn vẻ ồn ã, tấp nập mà chỉ còn những con thuyền ngủ bình yên sau
một ngày lao động vất vả.

Về thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ, Bùi Anh Hùng đã băn
khoăn, trăn trở tìm kiếm một cách thể hiện mới bản anh hùng ca “
Chiến sĩ Điện Biên, chiến sĩ anh hùng. Đầu nung lửa sắt.56 ngày đêm,
khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không
núng, chí không mòn.” Bức tranh Đánh lấn như một sự khám phá về
cách thể hiện: Các chiến sĩ Điện Biên xuyên màn đêm bao phủ, vượt
qua bùn lầy, những bãi dây thép gai, mìn na pa, trên đầu dọc ngang
những làn pháo, đạn của địch, đào lấn từng mét đất vào hệ thống bố
phòng của địch.
Bức tranh sơn dầu Sao đầu núi lại là một cảm xúc mới. Vẽ về hình
tượng người chiến sĩ biên phòng, Bùi Anh Hùng phát hiện cái vẻ đẹp
sâu thẳm của người lính biên cương, được Đảng giao nhiệm vụ làm
ngôi sao sáng dẫn đường cho dân bản vượt qua đói nghèo, lạc hậu, xây
dựng cuộc sống ấm no.
Đại tá, Hoạ sĩ Bằng Lâm có tác phẩm Cây phong ba trên đảo Trường
Sa, một đề tài ruột của hoạ sĩ nhưng lần này tác phẩm được thể hiện
công phu bằng chất liệu sơn mài. Người lính biển có tâm hồn và tình
cảm sáng trong như những hạt cát ánh lên như pha lê khi mặt trời chân
lý chiếu rọi. ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo vệ vùng trời, vùng biển
của Tổ quốc, anh nâng niu từng lá cây, ngọn cỏ của Trường ốcvà
nguyện vững vàng như cây phong ba trước bão táp của biển khơi.
Hoạ sĩ trẻ, thiếu uý Bùi Thanh Tùng có nhiều tác phẩm thể hiện sự
trưởng thành, chín chắn sau khi đi thực tế ở nhiều vùng, miền trên cả
nước. Ngộ nghĩnh, đáng yêu là chân dung con gái Thu Phương mới 5
tuổi ngây thơ với cái môi cong cong, đôi mắt to tròn, đen lánh.
Trung tá Hoạ sĩ Trịnh Bá Quát lấy cảm hứng từ những nhân chứng, vật
chứng của Bảo tàng để xây dựng những tác phẩm của mình với kỹ
thuật in trên giấy như : Chân dung Đại tá, Anh hùng LLVT, Giám đốc
Lê Mã Lương; Những ngọn đèn kháng chiến; Chân dung các bà mẹ
Việt Nam anh hùng; Phố Khâm Thiên năm 1972. Sau chuyến đi công

tác làm chuyên gia giúp Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào, anh có một
loạt tác phẩm, lớn nhất là bức tranh khắc gỗ Mừng chiến thắng có kích
thước 120 x 200 cm. Bức tranh thể hiện ngày hội của thủ đô Viêng
Chăn đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Nơi này nhân dân mang
hoa, các sản vật địa phương đến chào mừng bộ đội. Nơi kia những cô
gái Lào xinh đẹp múa Lăm vông cùng chiến sĩ giải phóng Pa Thét
Lào Bức tranh chặt chẽ về bố cục, màu sắc nền nã, nổi bật trong
phòng triển lãm vì vẻ đẹp hoành tráng.
Đại tá Lê Duy ứng thương binh nặng 1/4, mặc dù bị bệnh tật giày vò
mỗi khi trời trở gió nhưng niềm say mê sáng tạo vẫn bừng cháy. Anh
có nhiều tác phẩm mới đầy chất sáng tạo. Từ những khúc gỗ, anh đã
sáng tạo ra những tác phẩm hàm chứa những nội dung sâu xa, bay
bổng, lãng mạn như những tác phẩm Điêu khắc gỗ Thần tượng, tượng
đài chiến sĩ vô danh, chim hoà bình, Ngày mai anh lên đường.
Trung tá Nguyễn Phúc Tùng có những tác phẩm gò đồng độc đáo, sâu
sắc về nội dung và mới lạ về phương pháp thể hiện: Ký ức chiến tranh;
Tình yêu và cuộc sống, Mẫu tử, Trăng non, Tứ quý
Nhìn chung các tác giả, mặc dù khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề nhưng
có chung suy tư, ý th
ức trách nhiệm với nghề, với đời. Họ không ngừng
học tập, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tạo dựng cho mình những tác
phẩm hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc có giá trị. Đây cũng là lần đầu tiên
đội ngũ hoạ sĩ bảo tàng LSQSVN đứng chung trong một triển lãm.
Thông qua Triển lãm, nhóm tác giả muốn gửi gắm tới người xem kết
quả của quá trình lao động cần cù, nghiêm túc và đầy sáng tạo của
những nghệ sĩ, chiến sĩ, những người đang mang một trọng trách lớn
lao: phải phấn đấu để lời nói, hành động của mình có ý nghĩa khi tham
gia trong Ban tổ chức cuộc vận động sáng tác về “LLVT, chiến tranh
cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”. Triển lãm góp
thêm một tiếng lòng, một sự tri ân tới những linh hồn bất tử đã” Quyết

tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, cho Tổ quốc Việt Nam hoà bình, tươi đẹp
như ngày nay.
ĐOÀN THỊ LỢI

×