Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1930 1945 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ ĐÌNH AN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1954 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGHỆ AN - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ ĐÌNH AN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1954 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN)
CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MƠN
LỊCH SỬ

MÃ SỐ: 60.10.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG

NGHỆ AN - NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và đề tài này chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.

Tác giả

Lê Đình An


LI CM N
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu Tr ờng Đại học Vinh, Tr ờng đại học Sài Gòn,
Phòng Đào Tạo sau Đại Học, các thầy cô giáo khoa Lịch Sử, tổ bộ
môn Lý luận và Ph ơng pháp dạy học môn lịch sử - Tr ờng Đại Học
Vinh , khoa lịch sử - Tr ờng Đại Học S Phạm Hà Nội đà tận tình
giảng dạy, hớng dẫn tôi trong suốt quá tr ình học tập, nghiên cứu đề
tài.
Ban giám hiệu và g iáo viên môn lịch sử, học sinh tr ờng
THPT Bình Phú(tỉnh Bình D ơng) đà giúp đỡ tôi trong quá
trình thực nghiệm s phạm.
Đặc biệt , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
thầy giáo PGS.TS Trịnh Đình Tùng, ngời đà tận tình hớng dẫn
động viên tôi trong suốt quá tr ình thực hiện đề tài này.

Cuối cùng , xin bày tỏ lòng biết ơn đến những ng ời thân trong
gia đình và bạn bè luôn ở bên cạnh, quan tâm, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá tr ình học tập, thực hiện và hoàn thành luận v ăn.
Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong quý thầy cô, các bạn vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề
tài càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 10 năm
2012
Tác giả

Lê Đình An


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DH

-

Dạy học

GV

-

Giáo viên

HS


-

Học sinh

THPT

-

Trung học phổ thông

PPDH

-

Phương pháp dạy học



MỤC LỤC
Mục lục.............................................................................................................1
Mở đầu...............................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................11
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................12
7. Đóng góp của luận văn ...............................................................................12
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................13
CHƯƠNG 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH

TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................14
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................14
1.1.1. Quan niệm về bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ
thông................................................................................................................14
1.1.1.1. Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ
thông ...............................................................................................................14
1.1.1.2 Quan niệm về đồ dùng trực quan qui ước...........................................16
1.1.1.3 Quan niệm về bản đồ trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông.......16
1.1.2 Các loại bản đồ trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông...................17
1.1.2.1 Các loại bản đồ trong dạy học lịch sử.................................................17
1.1.2.2. Đặc điểm một số loại bản đồ lịch sử..................................................20
1.1.2.3 Tính chất của bản đồ lịch sử................................................................23
1.1.3 Quan niệm về tính tích cực trong dạy học lịch sử..................................32
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử............37
1


1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................42
1.2.1 Điều tra khảo sát về việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thông...........................42
1.2.2 Thực tiễn việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử.............................44
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN................................... 48
2.1. Mục tiêu và nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường
trung học phổ thông.........................................................................................48
2.2. Những bản đồ cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thông....................................................53

2.3. Những yêu cầu khi xác định các biện pháp sử dụng bản đồ theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thông....................................................58
2.4. Các biện pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường Trung
học phổ thơng (Chương trình chuẩn)..............................................................65
2.4.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng bản đồ theo hướng phat huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở
trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn)....................................... 65
2.4.2. Các biện pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường
Trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)................................................... 72
2.4.2.1. Hướng dẫn cho học sinh đọc bản đồ..................................................72
2.4.2.2. Phải xác định được phương pháp sử dụng thích hợp đối với mỗi loại
bản đồ..............................................................................................................77
2.4.2.3. Sử dụng bản đồ phải kết hợp với các loại đồ dùng trực quan khác....79
2


2.4.2.4. Sử dụng bản đồ kết hợp với trình bày miệng.....................................86
2.4.2.5. Sử dụng bản đồ kết hợp với nêu câu hỏi và ra bài tập........................89
2.5. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................98
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, giáo dục được coi là
tài sản vô giá của mỗi con người củng như mỗi dân tộc. Bác Hồ đã từng nói
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, trong cơng cuộc đổi mới đất
nước hiện nay địi hỏi phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương
pháp dạy học nói riêng phải đào tạo những con người phát triển tồn diện
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trước yêu cầu đó, ngày 20 tháng 5 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc
hội khóa XI đã thông qua Luật giáo dục (sửa đổi). Trong Luật giáo dục (sửa
đổi) quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.Trong đó, Luật giáo dục (sửa đổi) cũng
quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham ra
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Từ mục tiêu chung của giáo dục, bộ môn lịch sử ở trường THPT được
xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục của từng cấp học, quan điểm, đường
lối của Đảng về sử học và giáo dục.
1.2. Thực tiễn của việc sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay đã có
nhiều bước tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một thực
4


tế đặt ra là người học thụ động, chưa hiểu hết được bản chất cũng như tác

dụng tích cực của việc sử dụng bản đồ trong việc lĩnh hội kiến thức. Đối với
giáo viên vẫn chưa thực sự hiểu hết tác dụng của bản đồ trong việc phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Giáo viên vẫn sử dụng bản
đồ nhưng vẫn cịn rất hình thức, đối phó thậm chí chưa thực sự chú trọng tới
việc sử dụng bản đồ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong những
năm gần đây có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng áp dụng các phương
pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện
thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh. Trong đó vấn đề sử dụng bản
đồ lịch sử trong dạy học cũng là một trong những vấn đề hết sức được quan
tâm. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, bản đồ là một trong những
phương tiện trực quan được sử dụng khá phổ biến trong dạy học bộ môn lịch
sử, nhất là các bài học liên quan đến các chiến dịch, trận đánh trong lịch sử.
Bản đồ lịch sử giúp học sinh xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và
khơng gian nhất định, trên cơ sở đó để học sinh suy nghĩ, giải thích các hiện
tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển
của quá trình lịch sử và củng cố kiến thức đã học. Để bài giảng lịch sử thêm
sinh động, hấp dẫn, giúp các em có những biểu tượng sinh động, cụ thể về các
sự kiện, hiện tượng lịch sử trong quá trình dạy học, giáo viên dựa trên cơ sở
sách giáo khoa đưa ra bản đồ nhằm làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, tạo
được sự hứng thú cho học sinh và từ đó hiệu quả bài học sẽ được nâng lên.
Trong chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 trong
sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn), là giai đoạn lịch sử có
nhiều sự kiện quan trọng. Để thể hiện được sự quan trọng đó ngồi việc giảng
dạy kiến thức cơ bản cần phải có sự kết hợp của đồ dùng trực quan trong đó
có bản đồ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
5


Vậy làm thế nào để sử dụng bản đồ nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học mơn lịch sử ở trường phổ thơng, nhằm góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học bộ mơn lịch sử nói
riêng. Đó chính là lý do mà tác tác giả lựa chọn : “Sử dụng bản đồ theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1954 ở trường trung học phổ thơng”(Chương trình chuẩn) làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng bản đồ như thế nào, hay làm thế nào để sử dụng bản đồ cho có
hiệu quả và phát huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. Câu hỏi đặt ra tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại là
một dấu hỏi lớn được đặt ra. Để giải đáp cho câu hỏi lớn này nhiều nhà
nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã tiếp cận đến vấn đề này ở nhiều
phương diện và góc độ khác nhau. Cụ thể chúng tơi thấy có những cơng trình
tiêu biểu sau:
2.1. Ở nước ngoài
Sử dụng bản đồ trong dạy học là một trong những vấn đề đã được quan
tâm nghiên cứu từ khá sớm trên thế giới. Ngay từ thời cổ đại, vấn đề trực
quan, cảm tính trong dạy học đã được các nhà triết học đề cập đến trong lí
luận nhận thức. Đáng chú ý là Khổng Tử (triết học cổ Phương Đơng), theo
ơng để có được tri thức khái quát, chung và nhất quán thì phải “Học nhi tập
chi” (học lí thuyết gắn với thực hành); Hêrraclit (triết học cổ phương Tây)
chủ trương “Quá trình nhận thức bắt đầu từ cảm giác, khơng có cảm giác thì
khơng có bất kì nhận thức nào”.
Tuy nhiên, tới đầu thế kỷ XVII nhà giáo dục học người Anh Jonh looke
(1632-1704) được xem là người đầu tiên tìm hiểu và thấy được vai trị của
trực quan, theo ơng: “ Những hiểu biết của chúng ta do những cảm giác mà
6


những đối tượng bên ngoài tạo ra trên những giác quan khác nhau của chúng
ta mà những cảm giác này là những dự kiện giản dị của tri giác, nghĩa là của

những hình thức giản dị nhất của hiểu biết”[20,tr.23].
Phát triển những quan điểm của Jonh Looke, nhà tri thức và giáo dục
J.J Rouseau ( 1712 – 1778 ), nêu cao việc phải cho học sinh trực tiếp nhìn,
nắn, sờ mó để rút ra hiểu biết của bản thân “Sự vật, sự vật ! Tôi đã lặp đi, lặp
lại quá nhiều lần rằng chúng ta cho quá nhiều từ ngữ có nhiều quyền hành …
Các bạn khơng nên chỉ cho đứa trẻ những gì mà nó khơng thể thấy được ”.
Nghiên cứu chuyên sâu về bản đồ, các tác giả như A.M. Cuprin trong
tác phẩm “Thường thức về bản đồ học”, A.H Roobin Tơn với tác phẩm “Bản
đồ học đại cương”, K.Kuchar với cơng trình “Cơ sở bản đồ học” đã đề cập tới
những cơ sở khoa học của việc xác định bản đồ, vẻ bản đồ nói chung.
Đặc biệt, N.G.Đai-Ri trong cơng trình “Chuẩn bị giờ học lịch sử như
thế nào”, trong phần “Những yêu cầu quan trọng nhất của giờ học và của việc
chuẩn bị giờ học”, cho rằng giờ học là một tổng hợp sư phạm cực kỳ phức
tạp, trong đó tác giả cũng nhắc tới việc sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có
bản đồ lịch sử. Theo ông : “ Hơn tất cả các cách thức khác, cách hỏi bằng
phương pháp cho lập bảng giúp học sinh so sánh và trên cở sở đó mà đánh giá
các biến cố, các quá trình, các hình thái kinh kế - xã hội “hoặc”…việc hỏi và
cách cho lập sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước …cho phép tái hiện sự hiểu biết
vấn đề tốt hơn là cách hỏi khác”[15,tr34].
I.F. Kharlamốp với cơng trình nghiên cứu “Phát huy tính tích cực học
tập của học sinh như thế nào” (2 tập), trên cơ sở phân tích bản chất của quá
trình dạy học, tác giả đề cấp tới nhiều nguyên tắc, biện pháp sư phạm nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học để đạt được mục đích dạy
học trong đó ơng có nhắc tới việc kết hợp đồ dùng trực quan trong dạy học.
7


Giáo sư D.N. Nhikiphôrốp trong tác phẩm “Viên phấn và bảng đen”,
đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận và thực tiễn trong dạy học lịch sử
về việc sử dụng bảng đen để minh họa những sự kiện được trình bày. Tác giả

tuy khơng nói tới bản đồ nhưng qua tác phẩm chúng ta cũng thấy được ngụ ý
của ông trong việc sử dụng viên phấn và bảng đen như một đồ dùng trực quan
nói chung và bản đồ nói riêng. Từ tác phẩm “Viên phấn và bảng đen” giúp
chúng ta có cái nhìn sâu sắc về đồ dùng trực quan nói chung và bản đồ trong
dạy học lịch sử củng như địa lí nói riêng. Tác phẩm thể hiện được nội dung
của bài học thông qua đồ dùng trực quan cụ thể nhất, rõ ràng nhất và rễ nhất.
2.2. Ở trong nước
Sử dụng bản đồ trong dạy học nói chung và trong dạy học bộ mơn lịch
sử nói riêng đã và đang được quan tâm và chú trọng trong dạy học. Vấn đề sử
dụng bản đồ đã được Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn một hệ thống các bản
đồ lịch sử và át lát lịch sử trên nguyên tắc của bản đồ học đảm bảo thể hiện sự
kiện lịch sử bằng ngôn ngữ bản đồ.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập II do GS.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên), khi viết về “Các con đường , biện pháp sư phạm
để thực hiện hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, cũng
đặc biệt nhấn mạnh đến sử dụng đồ dung trực quan trong đó có nhắc đến đồ
dung trực quan quy ước trong đó có bản đồ. Nhiều cuốn sách như:
Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá, “Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông”.
Lâm Quan Dốc, “ Bản đồ sách giáo khoa, sách dùng cho sinh viên khoa
lịch sử ”.
Ngô Đạt Tam (Chủ biên) (1976), “Bản đồ học”.

8


Nguyễn Thị Côi (CB), Phạm Thị Kim Anh, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn
Thị Hồng Loan, Nguyễn Nam Phóng (2006), Phan Ngọc Liên (1996), Đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Sỹ Quế, Lê Đình Cương,

Đào Hữu Hậu (1996), “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa
lịch sử treo tường”.
Phan Trọng Ngọ (CB) (2000), “Vấn đề trực quan trong dạy học”.
Trịnh Đình Tùng (CB), Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Văn Ninh
(2006), “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS” (phần lịch
sử Việt Nam). Hội Giáo Dục Lịch Sử - Hội khoa học lịch sử Việt Nam, “Nội
dung và phương pháp sử dụng Bản đồ giáo khoa lịch sử”, Nguyễn Thị Lan
(2009), “Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước trong dạy học phần lịch sử Thế giới hiện đại 1945 – 2000”.
Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm – Đại học Huế.
Từ các cơng trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy các tác giả đều
khẳng định tầm quan trọng của việc khai thác đồ dùng trực quan nói chung và
sử dụng bản đồ nói riêng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên chưa có cơng trình
nào nghiên cứu cụ thể về chủ đề “ Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở
trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. Do đó, chúng tơi tập trung
đi sâu nghiên cứu vấn đề này và đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản mà luận
văn cần giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình dạy học Lịch sử Việt
Nam lớp 12 ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn), luận văn
nhấn mạnh đến việc “Sử dụng bản đờ theo hướng phát huy tính tích cực của
9


học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1954 ở trường trung
học phổ thông”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác định đới tượng nghiên cứu là q trình dạy học Lịch sử Việt Nam

lớp 12 ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn), luận văn khơng
nghiên cứu tồn bộ các yếu tố của q trình dạy học lịch sử ở trường phổ
thông mà chỉ nghiên cứu việc dạy học Lịch sử lớp 12 với những thay đổi về
q trình “Sử dụng bản đờ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1954 ở trường Trung học phổ
thơng”.
Luận văn khơng có tham vọng giải quyết ở tất cả các trường mà chỉ
nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường Trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khẳng định tầm quan trọng của việc
“ Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thơng”
(Chương trình chuẩn), từ đó đề xuất những biện pháp nhằm phát huy tính tích
cực học tập của học sinh trong dạy học mơn lịch sử ở trường phổ thơng. Góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở
trường phổ thơng (Chương trình chuẩn).
Để đạt được mục đích mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đi sâu nghiên cứu lý luận dạy học, tìm hiểu tâm lý học, giáo dục học,
đồ dùng trực quan nói chung và bản đồ nói riêng, theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

10


- Điều tra cơ bản nhằm tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng bản đồ
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình

chuẩn).
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1954 ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn), hướng dẫn
thực hiện sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập mơn lịch sử ở trường phổ thông.
- Xác định những yêu cầu chung của việc sử dụng bản đồ trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm sử dụng bản đồ nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 –
1954 ở trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn).
- Xây dựng giáo án, thực nghiệm sư phạm ở trường Trung học phổ
thông nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài.
- Phân tích kết quả và rút ra những kết luận khoa học.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về lịch sử
và giáo dục lịch sử ở trường phổ thông, những quan điểm của Giáo dục học
hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra cơ bản: chủ động tham khảo ý kiến giáo viên,
học sinh, các thầy cô giáo có kinh nghiệm, trực tiếp điều tra thực trạng của

11


việc sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực học tập mơn lịch sử
của học sinh ở trường Trung học phổ thông.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chủ yếu là đọc và tham khảo tài

liệu như: Hệ thống các bản đồ lịch sử và át lát lịch sử do nhà xuất bản Giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Lý luận và phương pháp dạy học
lịch sử, Giáo dục học, Tâm lý học và các tài liệu liên quan khác để xác định
cụ thể nội dung của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu
về lý luận và phương pháp dạy môn học lịch sử giàu kinh nghiệm, Giáo viên
hướng dẫn khoa học và các giáo viên giỏi ở các trường phổ thông.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm sư phạm,
đối chiếu với lý luận và giả thuyết khoa học để khẳng định tính khả thi của đề
tài “Sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1930 – 1954 ở trường Trung học phổ
thơng” (Chương trình chuẩn).
6. Giả thuyết khoa học
Nếu tuân thủ đúng những yêu cầu cũng như những biện pháp “Sử dụng
bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như luận văn đã đề xuất
trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1930 -1954 ở trường Trung học phổ
thông” (Chương trình chuẩn) sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử, hoàn thiện vốn kiến thức lịch sử theo yêu cầu mục tiêu đào tạo. Có thể
làm tài liệu tham khảo cho giáo viên môn lịch sử ở trường phổ thông.
7. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Sử dùng bản đờ theo hướng phát huy tính tích cực học tập của
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1954 ở trường Trung
học phổ thông (Chương trình chuẩn)” có những đóng góp:
- Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử ở trường phổ
thông, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
12


- Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sư phạm “Sử dụng bản đồ
theo hướng phát huy tính tích cực học tập mơn lịch sử của học sinh ở trường

Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn)”. Có thể làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên môn lịch sử ở Trường phổ thông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục lục, Tài liệu tham khảo nội dung
khóa luận này gồm có hai chương:
Chương I. Sử dụng bản đờ theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Lý luận và thực tiễn
Chương II. Các biện pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1954 ở
trường Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn).

13


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường Trung
học phổ thông
1.1.1.1. Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử ở trường Trung
học phổ thông
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát được
các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó,
trong dạy học lịch sử nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ
bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình
thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ
dùng trực quan minh họa sự vật. K.Đ.Usinxki cho rằng “Nguyên tắc trực quan

là cách học khơng chỉ dựa vào lời nói, mà cịn dựa vào những những hình ảnh
cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được”[17. Tr 12].
Hiện nay, trong giảng dạy và học tập lịch sử ở trường phổ thơng
phương pháp trực quan chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Bên cạnh các
phương pháp dạy học khác, phương pháp trực quan phát huy được tính chủ
động tích cực, sang tạo của học sinh trong nhận thức. Do đặc trưng của môn
lịch sử là không lặp lại như cũ, chúng ta cũng không tái tạo lại được lịch sử
trong phịng thí nghiệm hay trong phịng kính như học tập và nghiên cứu về
các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, củng như học tập bất cứ môn nào, việc
nhận thức lịch sử của học sinh củng bắt đầu từ “Trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng đến thực tiển – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
14


hiện thực khách quan”. Trong nhận thức lịch sử không khi nào bắt đầu từ
nhận thức trực tiếp về hiện thực lịch sử đã xảy ra, mà phải từ những biểu
tượng được tạo nên trên cơ sở các sự kiện cụ thể. Khơng có sự kiện lịch sử thì
khơng có biểu tượng lịch sử, khơng có biểu tượng lịch sử thì khơng có khái
niệm lịch sử và khơng có khái niệm lịch sử cũng khơng có quy luật – bài học
lịch sử và sẽ dẫn đến không vận dụng được vào thực tiễn. Do đó, để học sinh
có hình ảnh lịch sử cụ thể làm cơ sở cho việc nhận thức quá khứ thì giáo viên
cần phải sử dụng đồ dùng trực quan bên cạnh sử dụng những phương pháp,
phương thức và phương tiện dạy học khác.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện
lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử
quan trọng nhất và giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển
xã hội. Như vậy, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản
của lý luận dạy học, góp phần tạo cho học sinh những biểu tượng và hình
thành các khái niệm trên cơ sở quan sát trực tiếp hiện vật đang học. Bên cạnh
đó, phương pháp này cịn cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục hiện đại hóa

lịch sử của học sinh giúp học sinh nắm được kiến thức chính xác và sâu sắc.
1.1.1.2.Quan niệm về đồ dùng trực quan quy ước
“ Đồ dùng trực quan quy ước là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn
giản được sử dụng trong dạy học lịch sử, loại đồ dùng trực quan mà giữa
người thiết kế đồ dùng, người sử dụng và người học có một số quy ước ngầm
nào đó (về màu sắc , ký hiệu hình học) ” [17, tr 13].
Đồ dùng trực quan quy ước là một trong ba nhóm đồ dùng trực quan.
Đây là một trong những loại đồ dùng trực quan tạo cho học sinh những hình
ảnh tượng trưng khi phản ánh mặt chất lượng và mặt số lượng của quá trình
lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - chính trị,
xã hội và đời sống con người thông qua quan sát đồ dùng trực quan quy ước
15


trong dạy học lịch sử, đọc ký hiệu, nội dung lịch sử được biểu hiện. Đồ dùng
trực quan quy ước trong dạy học lịch sử cịn góp phần kỷ năng quan sát, trí
tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ, đặc biệt là kỷ năng quan sát và đọc bản đồ,
củng cố thêm kiến thức địa lý – lịch sử. Bản đồ khơng chỉ là phương tiện cụ
thể hóa sự kiện lịch sử mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh.
1.1.1.3. Quan niệm về bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường Trung
học phổ thông
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, bản đồ là một trong những
đồ dùng trực quan qui ước hết sức quan trọng. Do đặc trưng của việc học tập
bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là học sinh không trực tiếp quan sát cũng
như sờ nắn các sự kiện lịch sử được, nên bản đồ đóng vai trị hết sức quan
trọng. Bản đồ là một loại đồ dùng trực quan (quy ước) góp phần cung cấp
kiến thức, tạo biểu tượng, cụ thế hóa thời gian, khơng gian lịch sử và hình
thành các khái niệm cho học sinh.
Các chuyên gia giáo dục U.C.Bilich và A.C.Vasmuc đã đưa ra định
nghĩa bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là: “Bản đồ giáo khoa

là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc
giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên
hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo
các chuyên gia. Bản đồ giáo khoa được sử dụng trong nhiều ngành học, nhưng
trước hết là địa lý và lịch sử” [13.tr.18].
Như vậy, tất cả bản đồ địa lý, bản đồ lịch sử - quân sự, chính trị hay
bản đồ về kinh tế - xã hội dùng trong nhà trường, trong hệ thống giáo dục
quốc dân thì đều gọi chung là bản đồ giáo khoa (do bản đồ giáo khoa lịch sử
được xây dựng theo các yêu cầu của bản đồ học, song đơn giản hơn, nên
thường gọi là lược đồ). Bản đồ trong dạy học lịch sử là những bản đồ được sử
dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết trong việc giảng dạy lịch sử
16


của giáo viên và học tập lịch sử của học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục, dưới
mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân từ học sinh mẫu giáo
đến phổ thông và học sinh các trường cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, ở đây
chúng tơi chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của dạy học lịch sử đó là sử dụng
bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Định nghĩa trên đã nêu rõ mục đích của bản đồ nói chung và bản đồ
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nói riêng là phục vụ cho việc dạy –
học lịch sử, phục vụ cho ngành giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học. Trong nhà trường nói chung và trong nhà trường phổ
thơng nói riêng khơng có bản đồ thì khơng thể dạy học địa lý và lịch sử được.
1.1.2. Các loại bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1.1.2.1. Các cách phân loại bản đồ trong dạy học lịch sử
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, bản đồ được sử dụng với
mục đích giáo dục. Bản đồ rất cần thiết cho việc giảng dạy lịch sử của giáo
viên và học tập của học sinh ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức,

tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân từ tiểu học đến học sinh phổ thông và
học sinh các trường cao đẳng, đại học. Đặc biệt là sử dụng bản đồ theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng.
Về hình thức, bản đồ lịch sử khơng cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự
nhiên như bản đồ địa lý…mà chỉ cần có những kí hiệu biên giới, các quốc gia,
sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm sảy ra sự kiện và
những biến cố quan trọng như (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến
dịch…). Các minh họa trên bản đồ phải rõ ràng, chính xác và đặc biệt là phải
đẹp để thu hút được sự chú ý của học sinh.

17


Cho đến nay, đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành
nghiên cứu và phân loại bản đồ lịch sử với rất nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa
trên những tài liệu được nghiên cứu có thể phân loại bản đồ lịch sử như sau:
Nếu phân theo tiêu chí phân loại là tỉ lệ thì bản đồ lịch sử có thể chia
làm ba loại:
- Bản đồ tỉ lệ lớn: Trên 1:200.000 (bản đồ một trận đánh)
- Bản đồ tỉ lệ trung bình: 1:200.000-1:1.000.000 (bản đồ chiến dịch)
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ: dưới 1:1.000.000 (bản đồ trình bày một giai đoạn
lịch sử)
Nếu dựa theo sự bao trùm lảnh thổ, bản đồ lịch sử có thể chia ra:
- Bản đồ biểu hiện toàn thế giới
- Bản đồ biểu hiện châu lục
- Bản đồ biểu hiện khu vực
- Bản đồ biểu hiện quốc gia
- Bản đồ biểu hiện một vùng của quốc gia
- Bản đồ lịch sử một tỉnh
Dựa vào đặc điểm dử dụng,bản đồ lịch sử có thể chia ra:

- Bản đồ giáo khoa treo tường
- Bản đồ giáo khoa để bàn
Dựa vào màu sắc, chúng ta có:
- Bản đồ giáo khoa lịch sử nhiều màu sắc
- Bản đồ giáo khoa lịch sử một màu
Nếu dựa vào lịch sử để phân loại, thì có thể phân bản đồ lịch sử ra:
- Bản đồ lịch sử chung: Phản ánh những sự kiện lịch sử của một nước
hay nhiều nước có liên quan ở một thời kỳ nhất định của quá trình phát triển
lịch sử.
18


Nội dung của bản đồ thể hiện biên giới quốc gia, sự phân bố các bộ lạc,
bộ tộc, các con đường buôn bán, các trung tâm công nghiệp, các điểm dân cư,
những nơi xảy ra các sự kiện lịch sử… Ngồi ra, có thể có một số đối tượng
địa lý có liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử.
Bản đồ lịch sử cơ bản phản ánh những hiện tượng lịch sử ở trạng thái
tĩnh và ở trạng thái động, sự hưng thịnh và suy tàn của một đất nước, sự thay
đổi ranh giới của một trận đánh, một cuộc khởi nghĩa.
- Loại bản đồ tổng hợp:
Nội dung của bản đồ phản ánh những biến cố lịch sử, thường là sự thay
đổi về lãnh thổ trong một thời kỳ nào đấy. Nó cũng phản ánh những thời
điểm, những yếu tố nối tiếp nhau trong sự phát triển của hiện tượng lịch sử
đang học.
Ví dụ:
+ Bản đồ sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo trật tự hai
cực Ianta
+ Lược đồ trật tự hai cực Ianta
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ
của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)

- Bản đồ chuyên đề: Nhằm diển tả những sự kiện riêng biệt, hay một
mặt của quá trình lịch sử như diễn biến của một trận đánh, sự phát triển kinh
tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
Nội dung bản đồ nêu chi tiết hiện tượng đang học, giúp học sinh nghiên
cứu một cách sâu sắc các mặt khác nhau của đời sống xã hội trong quá khứ
như chính trị, kinh tế, đấu tranh giai cấp, quan hệ quốc tế và chiến tranh.
Trong thực tế dạy học cần kết hợp các loại bản đồ nêu trên. Tuy nhiên
với phạm vi của đề tài chỉ đi vào khai thác chủ yếu là bản đồ “ Chuyên đề ”
19


×