Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

XEM TRANH CỦA NGUYỄN TƯỜNG LINH-MAI SAN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.51 KB, 4 trang )

XEM TRANH CỦA NGUYỄN
TƯỜNG LINH-MAI SAN








30 tranh khắc gỗ màu của Nguyễn Tường Linh; 10 tranh sơn dầu cỡ
trung của Mai San. Phòng tranh như một cuộc đối thoại giữa 2 ngôn
ngữ, 2 bút pháp nghệ thuật về cái đẹp.
Nguyễn Tường Linh sử dụng họa pháp “đường viền - mảng phẳng”,
“đơn tuyến bình đồ”, vốn là họa pháp truyền thống của các thế hệ nghệ
nhân dân gian Việt Nam nói riêng - phương Đông nói chung. Kết hợp

NGUYỄN TƯỜNG LINH-Đại
thắng quân Thanh-Khắc gỗ màu
ông còn sử dụng họa pháp phương Tây tân cổ điển tả thực, theo cách
tạo hình thấu thị đường chân trời. Nhìn chung Nguyễn Tường Linh
thiên về thể loại minh họa - miêu tả - trần thuật, và theo đó mà nêu bật
chủ đề tác phẩm. Họa sĩ sáng tác nhiều về đề tài sinh hoạt dân tộc - dân
gian, lịch sử - như: Chợ quê, Chợ miền núi, Làng hoa Ngọc Hà, Tr
ẻ em
rước đèn, Quang Trung đại phá quân Thanh.
Với lối vẽ giản đơn, chân thật mà có thần, có hồn nên dễ đi vào th
ị hiếu
thẩm mĩ của công chúng. Đặc biệt với thế hệ tuổi thơ học trò càng dễ
thấm, dễ đi vào ký ức học đường. Xem tác phẩm, tôi như được sống lại
tuổi cắp sách tới trường với bao kỷ niệm về tranh truyện và sách “quốc


văn giáo khoa thư”. Sách dạy luân lí - đạo đức trong quan hệ sống,
quan hệ làm người. Nhà văn lão thành Sơn Nam, Nam Bộ, đã “phải
lòng” “Giáo khoa thư - Nó ngọt ngào trong sáng như giai điệu mùa
xuân”, nó đã dạy ta biết yêu nhà, yêu nước, yêu đồng loại. Nhà thơ
Giang Nam, miền Trung, thì “Tuổi còn thơ ngày hai buổi tới trường/
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”. Nội dung ngắn gọn, dễ học,
dễ thuộc, lại có vẽ minh họa cho mỗi bài học. Một bộ sách như thế, rõ
ràng là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân tộc. Là họa sĩ - nhà giáo
dục nghệ thuật, thuộc lớp người cao tuổi, giàu kinh nghiệm sư phạm,
chắc chắn Nguyễn Tường Linh đã thấu hiểu tinh thần giáo khoa thư ấy
qua tranh mà ông đã say sưa bộc lộ.
10 bức sơn dầu của Mai San, so với 30 bức khắc gỗ màu của Nguyễn
Tường Linh có thể nói như một tỷ lệ chênh lệch của phòng trưng bày.
Có lẽ tác giả thấm nhuần ý nghĩa câu nói bất hủ “thà ít mà tốt” còn hơn
nhiều mà không gây được ấn tượng với người yêu cái đẹp.
Mai San tự biết mình, hiểu mình và biết người. Phải chăng từ sự thức
tỉnh ấy bà đang vượt lên chính mình trong bảng màu nghệ thuật? Vẫn
những đề tài quen thuộc về rừng và biển, về tình yêu và sự sống đầy
yêu thương gắn bó với cuộc đời. Nhưng với người họa sĩ sơn cước,
người con của dân tộc Nhắng, sinh ra và lớn lên từ núi rừng thơ mộng
Sa Pa, có sương mù nắng gió, đôi khi có cả hoa tuyết nữa, với biết bao
kỷ niệm vui buồn đã theo bà đi suốt hành trình nghệ thuật. Tranh của
bà vì vậy luôn có những nét đẹp tàng ẩn như muốn “tỏ tình” cùng quê
hương yêu dấu. Tác phẩm luôn bắt kịp nhịp điệu, hơi th
ở cuộc sống rộn
ràng, giàu sinh khí qua ngôn ngữ biểu hiện, tự bạch. Dấu ấn thời gian
sâu lắng, trầm tĩnh đã hằn lên mỗi họa phẩm của bà. Khỏe khoắn, dứt
khoát, sống động, ngọt ngào qua những nhát bút, nhát bay đưa miết
mảng màu. Hồn nhiên, thô mộc, nhưng không kém phần tinh tế, chủ
động, luôn là những biểu hiện giao hòa giữa trí năng, tâm năng và bản

năng của người nghệ sĩ đã ở độ tuổi chín chắn, trưởng thành. Phải
chăng bà đã gặp cái nhìn nguyên sơ, trẻ trung, tươi rói của danh họa
H.Matisse “Tôi vẽ trong màu. Như vậy giản dị hơn, thay vì vẽ đường
viền và đặt màu trong đó. Cái này biến đổi cái kia. Tôi vẽ thẳng vào
màu”.
Nghệ thuật là gì, nếu không phải là những xúc cảm thẩm mĩ chân thật
phát ra từ con tim và cái đầu mẫn cảm, cùng bàn tay nhu thuận?
Một cuộc đối thoại nghệ thuật giản dị, không có nhiều mới lạ, đột biến,
nhưng lại gây được ấn tượng của vẻ đẹp trẻ trung, chân thật, đáng nhớ
đầy hoài niệm của những ai đã từng trải qua tuổi thơ, tuổi học trò, tuổi
thanh xuân của tình yêu, tình người, với biết bao kỷ niệm của chính
mình khi truyền vào tác phẩm - Tranh của hai họa sĩ được trưng bày tại
Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ 27-2 đến 11-3-2008.
Trần Thức

×