Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DSS có thể giúp MasterCard chiến thắng trong ngành kinh doanh thẻ tín dụng hay không? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.93 KB, 4 trang )

CASE STUDY N.06
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
Thẻ tín dụng đã là một ngành kinh doanh có giá trị rất lớn trong nhiều
thập kỷ qua. Thẻ tín dụng làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên dễ
dàng hơn trong hầu hết các hoạt động giao dịch mua bán.
Mastercard International là một công ty hàng đầu thế giới về hệ thống
chi trả toàn cầu. Từ một công ty nhỏ hình thành năm 1966 Mastercard (MC)
đã phát triển thành một tổ chức rộng lớn.
Năm 2001 Visa là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp chiếm 44,5% thị
phần, trong khi đó MC chỉ chếm 31,6%. MC nhận ra tiền lực của mình
không hài lòng với vị trí của mình MC thuyết phục các ngân hàng phát hành
quảng bá độc quyền cho cho MC chứ không phải bất kỳ một đối thủ cạnh
tranh nào.
MC bắt đầu tiến hành chiến lược kinh doanh mới, chiến lược này cần
một trung tâm máy tính mới để có thể lưu trữ, xử lý tất cả các dữ liệu hiện
tại và các khối lượng dữ liệu dự kiến khi chiến lược này được mở rộng.
Các nhà thiết kế ứng dụng của MC đã tạo ra nhiều phần miềm mới trong
đó có Business Performance Intelligence (BPI) và Marketscope nhằm giúp
cho các hoạt động của ngân hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời
giúp ngân hàng tạo thêm nhiều giao dịch với các doanh nghiệp hơn khi họ sử
dụng MC.
Bên cạnh đó Visa cũng đã giới thiệu đến các ngân hàng một dịch vụ là
Resolve Online.
Những ứng dụng này đã làm cho MC chiếm thị phần ngày càng lớn trên
thị trường thẻ tín dụng. Chiến lược của MC đã thành công.
1
CASE STUDY N.06
NỘI DUNG
CASE STUDY N.06
1. DÙNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CỦA PORTER & MILLAR
1.1 Sự ganh đua giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại


Visa là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mastercard luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn trong việc tranh giành thị phần thẻ tín dụng. Cả hai điều có mục tiêu
và sản phẩm tương tự nhau. Tuy niên, Visa là một công ty vì lợi nhuận thuộc
sở hữu của các thành viên ngân hàng và MC được điều hành phi vốn, phi lợi
nhuận.
1.2 Nhu cầu của người mua
Việc ngân hàng phát hành loại thẻ tín dụng của hãng nào ảnh hưởng rất
lớn đến việc kinh doanh của các công ty. Nên MC luôn tạo ra những lợi ích
để thu hút, đẩy mạnh việc phát hành thẻ tín dụng của họ nhiều hơn
+ Cho các ngân hàng thành viên truy cập trực tiếp vào những dữ liệu
khách hàng, vào các công cụ để phân tích những dữ liêu đó. Trong khi Visa
không có lợi ích này.
+ Những nhà thiết kế này đã tạo ra và đặt chương trình chạy 27 công cụ
cho các ngân hàng sử dụng. Một trong những công cụ mới của Mastercard -
Business dùng cho việc báo cáo hoạt động và gồm một bộ 70 mẫu báo cáo
chuẩn. Các ngân hàng có thể sử dụng công cụ này để phân tích giao dịch
hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. Sau đó, các ngân hàng có thể so sánh
kết quả giữa thị trường này với thị trường khác. Ngân hàng đăng ký truy cập
vào hệ thống BPI qua một mạng nội bộ an toàn nhưng nhà thiết kế cũng tạo
ra Marketscope là những chương trình ứng dụng với mục tiêu giúp cho ngân
hàng và người bán hàng làm việc cùng nhau.
1.3 Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế
Ngoài Mastercard còn có các dịch vụ thanh toán khác như Western
Union, Digital Creditcard.
+ Western Union là dịch vụ chuyển và nhận tiền một cách nhanh chống.
Ngoài ra nó còn có hỗ trợ chuyển tiền mặt.
+ Digital Creditcard là thẻ tín dụng có khả năng ngăn chặn gian lận. Bởi
vì những số đó chỉ có một người sử dụng, chủ thẻ phải sử dụng số CMND để
hoàn thành giao dịch.
1.4 Quyền năng của nhà cung cấp

Khách hàng là những người cung cấp và góp phần quyết địnhn khối
lượng dữ liệu cho MC (ngoài việc nghiên cứu thị trường) khi họ sử dụng thẻ
chi trả cho các giao dịch bằng thẻ MC. Ngoài ra khách hàng còn là cầu nối
giữa MC với các khách hàng tiềm năng khác nhờ việc giới thiệu các sản
2
CASE STUDY N.06
phẩm đang sr dụng của MC đến mọi người.
1.5 Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập
Công ty Huynhdai mới thành lập năm 2001 ở Hàn Quốc
2. MÔ TẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MỚI MÀ MASTERCAR ĐÃ
PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG
CHIẾN LƯỢC MỚI
2.1 Mô tả chiến lược kinh doanh mới của Mastercard
Năm 1998 MC đã quyết định họ cần một trung tâm máy tính mới để xử
lý tất cả dữ liệu khi công việc kinh doanh của công ty mở rộng, và đó cũng
là sự nổ lực vượt qua Visa. Chiến lược mới của công ty yêu cầu một hệ
thống có thể quản lý được các báo cáo giao dịch của khách hàng. Chiến lược
này bao gồm những cách thức mà MC và các ngân hàng thành viên có thể sử
dụng những dữ liệu trên để mở rộng việc kinh doanh thẻ tín dụng.
Năm 1997 MC có 3 trung tâm máy tính riêng biệt tại tầng 4 ở ngoại
thành đường Louis, Missouri, và MC đã muốn hợp nhất những trung tâm
này lại , đồng thời mở rộng trung tâm mới để nó có thể quản lý cả khối
lượng thông tin hiện tại lẫn khối lượng dự kiến khi nó mở rộng.
Mục đích của MC là cho các ngân hàng thành viên truy cập trực tiếp vào
những dữ liệu khách hàng cũng như truy cập vào các công cụ để phân tích
dữ liệu đó, tất cả để thuyết phục các ngân hàng chọn MC hơn Visa.
Để thuyết phục các ngân hàng này sử dụng dữ liệu giao dịch qua thẻ tín
dụng của nó. MC không phải chỉ cần cung cấp cho các ngân hàng những dữ
liệu có thể sử dụng được mà nó còn cần phải tạo ra những phần mềm phân
tích thích hợp để cung cấp các ngân hàng đó. MC đã phân công 35 nhà thiết

kế làm việc cả ngày để đồng nhất và tạo ra công cụ phần mềm thực hiện
nhiệm vụ trên.
Để hoàn thành nhiệm vụ MC đã tiến hành thiết kế phần mềm BPI. Các
ngân hàng này có thể sử dụng phần mềm này để phân tích giao dịch hàng
ngày, hàng tuần, hay hàng tháng.
Những nhà phát triển cũng tạo ra MarketSeope là những ứng dụng với
mục tiêu giúp cho ngân hàng và người bán hàng làm việc cùng nhau để mở
rông việc mua bán của người bán hàng, nếu giao dịch thanh toán được thanh
toán qua MC.
2.2 Vai trò của hệ thống thông tin (HTTT) trong chiến lược mới của Mastercard
HTTT đóng vai trò thiết yếu sự thành bại của chiến lược mới. MC cần hệ thống lưu
trữ hồ sơ của tất cả các giao dịch của khách hàng trong 3 năm. Hệ thống này chịu trách
nhiệm thu nhập, lưu trữ, củng cố những dữ liệu khách hàng. Hơn thế nó còn có 1 sự khác
biệt là cung cấp quyền truy cập trực tuyến vào dữ liệu khách hàng, hồ sơ báo cáo và các
công cụ phân tích cho các ngân hàng thành viên. Chính điều này tạo nên lợi thế cho MC
3
CASE STUDY N.06
so với các đối thủ khác.
3. NHỮNG LOẠI HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH (DSS) MÀ
MASTERCARD ĐÃ PHÁT TRIỂN
3.1 Những loại hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS
Để vươn lên vị trí số một trên thị trường tín dụng, MC ngoài đầu tư và
phát triển HTTT còn có hệ thống hỗ trợ ra quyết định như:
+ Công cụ BPI gồm 70 bộ phận báo cáo chuẩn cung cấp cho ngân hàng
để phân tích những giao dịch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của họ. Từ
đó, họ sẽ so sánh kết quả giữa thị trường này với thị trường khác. MC còn
làm việc với từng ngân hàng để tạo ra các báo cáo tùy chỉnh cho phép họ tập
trung vào những mối quan tâm và việc phát hành riêng.
BPI là công cụ mạnh mẽ và linh hoạt đủ để cung cấp cái nhìn sâu sắc có
ý nghĩa cho nhà quản trị.

+ Công cụ Marketscope (MS) là những ứng dụng giúp tạo ra nhiều giao
dịch mua bán khi các thương gia và ngân hàng cùng làm việc qua thẻ MC.
MS là một công cụ tiêu chuẩn giúp nhà nghiên cứu phân tích chuyên
ngành phán đoán thị trường mà không có sự tốn kém chi phí hay chậm trễ.
3.2 Vai trò của DSS chiến lược kinh doanh mới của Mastercard
DSS giúp MC nâng cao năng lực cạnh tranh , từng bước nâng cao thị
phần trên thị trường thẻ toàn cầu.
Ngoài việc cung cấp thông tin đã phân tích, các công cụ phần mềm, cũng
được triển khai đến người có nhu cầu giúp họ phân tích và phân loại khách
hàng, từ đó tiết kiệm chi phí giao dịch và chú trọng hơn vào khách hàng tiềm
năng một cách tốt nhất để chiếm lĩnh thị trường.

4

×