Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Action research – PP thẩm định quá trình dạy học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 5 trang )

Action research – PP thẩm định quá trình
dạy học
Bạn băn khoăn tự hỏi liệu học sinh của bạn có đang thực hiện những mục
tiêu được đề ra cho khóa học? Họ đã đạt được và chưa đạt được điều gì
trong quá trình học tập? Bài giảng của bạn đã phù hợp với đối tượng học
viên và bối cảnh học tập của họ hay chưa? Có biện pháp nào để việc dạy trên
lớp không còn phụ thuộc quá nhiều vào giáo trình có sẵn? Làm thế nào để
bài giảng của bạn sinh động và hấp dẫn hơn? .v.v… Và đây là những gì bạn
cần:Action research.
Action research là một quá trình giáo viên tìm hiểu, kiểm tra và thẩm định
quá trình dạy và học để cải thiện, nâng cao chất lượng học tập của học viên.
Theo Sue Davidoff và Owen van den Berg (1990), quá trình này cần được
tiến hành theo bốn bước:
 Lên kế hoạch (Plan)
o Xác định vấn đề
o Hạn chế phạm vi vấn đề để có thể giải quyết được
o Tìm hiểu vấn đề: Vấn đề đó xảy ra khi nào? Nó ảnh hưởng tới
những ai? Nó xảy ra ở đâu?
o Suy nghĩ về những nhân tố có thể là nguyên nhân của vấn đề
đó. Hãy nói chuyên, trao đổi với những giáo viên khác để có cái
nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về điều này
o Suy nghĩ về (những) giải pháp và cách thực hiện (những) giải
pháp đó
o Suy nghĩ về những thông tin/ số liệu mà bạn sẽ thu thập để xác
định xem việc bạn làm có hiệu quả hay không. Bạn sẽ thu thập
những chứng cứ như thế nào? Bạn sẽ phải phân tích chúng ra
sao?
 Dạy/ Hành động (Teach / Act)
o Thực hiện giải pháp mà bạn đề ra
 Quan sát (Observe)
o Thu thập những thông tin/ số liệu mà bạn sẽ phân tích để xác


định những giải pháp mà bạn thực hiện có hiệu quả hay không?
Những thông tin/ số liệu này có thể đến từ rất nhiều nguồn: bài
tập của học viên, giáo án, ghi chép cá nhân về những điều bạn
quan sát được trên lớp, ghi chép của những đồng nghiệp khi họ
dự giờ của bạn, băng ghi âm/ ghi hình giờ dạy .v.v…
 Thẩm định (Reflect)
o Phân tích những thông tin/ số liệu mà bạn thu thập được và xác
đinh liệu vấn đề đã được giải quyết triệt để hay chưa? Nếu vấn
đề chưa được giải quyết thì bạn sẽ phải làm gì tiếp theo? Nếu
vấn đề đã được giải quyết, bạn sẽ phải giải quyết vấn đề nào
trong thời gian tới?

Những câu hỏi cần được giải đáp nhờ action research có thể nảy sinh từ:
 Một vấn đề/ khó khăn mà bạn hoặc học viên của bạn đang gặp
phải: Ví dụ, bạn phát hiện chỉ có một số ít học viên tham gia vào
các hoạt động nhóm. Trước khi tìm ra một giải pháp cho vấn đề này,
hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ vấn đề:
o Liệu học viên của bạn đã biết cách đưa ra và bảo vệ ý kiến của
bản thân, cách thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình, cách
đặt câu hỏi cho người khác hay ngôn ngữ mà họ phải sử dụng
khi làm việc theo nhóm?
o Liệu học viên của bạn có biết rằng chúng nên đóng những vai
trò khác nhau trong khi nhóm hoạt động? Các hoạt động theo
nhóm thường cần một điều phối viên (facilitator), một thư ký
(recorder), một báo cáo viên (reporter) và một người kiểm soát
thời gian (time-keeper).
o Những hoạt động đó liệu có phù hợp để làm việc theo nhóm
hay học viên có thể tự làm một mình?
 Những quan sát về quá trình dạy và học trong lớp bạn: Ví dụ, bạn
có thể quan sát xem mình đã sử dụng những câu hỏi như thế nào trên

lớp. Ghi âm lại một bài giảng và nghe lại đoạn ghi âm đó để tìm ra
câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây:
o Bạn đã đặt bao nhiêu câu hỏi cho học viên?
o Bạn đã hỏi học viên những câu hỏi loại gì? (Who? What?
Where? When? How? Why?)
o Bạn đã phải chờ bao lâu để nhận được câu trả lời từ học viên?
Tùy thuộc vào những phát hiện mà bạn tìm ra, bạn có thể đặt thêm những
câu hỏi “tại sao” hoặc cho học viên thêm thời gian để tìm ra câu trả lời. Hãy
chú ý xem những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình dạy và
học trong lớp bạn?
 Những điều bạn đọc được: Ví dụ, bạn đọc được một bài báo mà
trong đó tác giả cho rằng để học viên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong khi
làm việc theo nhóm sẽ cải thiện chất lượng của các hoạt động nhóm.
Bạn có thể thử nghiệm, kiểm tra ý tưởng này và tự hỏi: Liệu cho phép
học viên sử dụng tiếng mẹ đẻ khi làm việc theo nhóm có ảnh hưởng
như thế nào đến độ dài phần báo cáo của nhóm? số lượng ý tưởng
được trình bày trong phần báo cáo của nhóm hay độ chính xác của
ngôn ngữ mà học viên sử dụng trong bản báo cáo?
 Những nghiên cứu trước đây: Ví dụ, Rosh Pillay – một giáo viên
Nam Phi – đã tiến hành một action research để giải quyết vấn đề học
viên của cô không biết làm thế nào để tổ chức một bài văn nghị luận.
Khi tìm hiểu vấn đề này, cô phát hiện ra rằng học viên không biết làm
thế nào để phân tích các câu hỏi dạng tự luận. Sau đó cô tiến hành
một action research khác để giải đáp câu hỏi “ Liệu chất lượng bài
luận của học viên có được cải thiện nếu cô dạy học cách phân tích câu
hỏi tự luận?”
Nếu bạn chưa từng tiến hành action research nào trước đó, hãy thử bắt đầu
với những vần đề nho nhỏ mà bạn đảm bảo được rằng vấn đề đó bạn có thể
giải quyết được. Và cũng đừng e ngại mình sẽ mắc lỗi vì những sai sót đó sẽ
là những bài học kinh nghiệm quý giá cho những action research tiếp theo


×