Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bí quyết giảm stress cho những giáo viên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.61 KB, 5 trang )

Bí quyết giảm stress cho những giáo
viên
Đó là lý do vì sao việc thích nghi, điều chỉnh để giảm stress (sự căng thẳng,
áp lực) cực kỳ quan trọng đối với một giáo viên. Chúng ta không thể loại bỏ
hoàn toàn được stress vì đó là một phần tất yếu của cuộc sống con người.

Stress không phải một thứ từ trên trời rơi xuống. Trái lại, chính chúng ta là
người tạo ra stress cho bản thân. Nói cách khác, mức độ stress cao hay thấp
tuỳ thuộc vào phản ứng của chúng ta trước những sự kiện xảy ra trong cuộc
sống thường ngày. Chúng ta có toàn quyền quyết định sẽ bực tức, nổi giận
với những con người và sự kiện ấy hay bỏ tất cả những thứ ấy ra khỏi tâm
trí. Nếu bạn vẫn còn thấy hồ nghi về điều này thì hãy dành vài phút đọc
những ví dụ sau đây:

 Ở sân bay, khi chuyến bay bị huỷ, một vài hành khách la ó, đi lại một
cách giận dữ trong khi những người khác ngồi xem xét những phương
tiện thay thế.
 Khi tắc đường, một vài lái xe bóp còi inh ỏi, quát tháo ầm ỹ trong khi
những người khác chấp nhận sự thực là họ đang bị tắc đường, bật đài,
thư giãn, nghe nhạc và hy vọng tình trạng này sẽ sớm kết thúc.
 Trước khi năm học mới bắt đầu, các giáo viên khác cảnh báo rằng lớp
bạn phụ trách năm nay học sinh thì rất hư còn phụ huynh thì rất khó
chịu. Nghe thấy vậy, sẽ có giáo viên thấy buồn rầu và lo lắng mình sẽ
có một năm học chẳng mấy tốt đẹp. Nhưng cũng có những giáo viên
chọn cách tìm hiểu thêm về học sinh cùng phụ huynh tương lai và cố
gắng hết sức để làm tròn nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
 Trong cuộc họp giáo viên toàn trường, thầy hiệu trưởng thông báo yêu
cầu mới đối với giáo viên. Một vài thầy cô sẽ buồn rầu và lo lắng về
việc mình sẽ phải gồng mình gánh thêm những trách nhiệm mới.
Những thầy cô khác sẽ tự xem xét liệu có những công việc gì họ đang
làm đáp ứng được những yêu cầu mới. Nếu phải nhận thêm những


công việc mới thì liệu họ có thể bố trí thời gian bằng cách bỏ bớt
những việc không mấy quan trọng hay không.
 Phụ huynh đưa ra những đề xuất về việc quản lý lớp của bạn. Khi đó,
một số giáo viên sẽ cảm thấy rất căng thẳng và lo lắng. Họ giải thích
một cách dài dòng hy vọng phụ huynh sẽ đồng ý với cách làm của họ.
Nhưng có giáo viên lại lắng nghe rất chăm chú những lời góp ý của
phụ huynh, cảm ơn họ vì đã đóng góp để việc dạy dỗ các cháu tốt hơn.
Sau đó mới xem xét liệu những lời góp ý đó có hợp lý hay không.
Rõ ràng bạn có quyền lựa chọn cách xử lý tình huống nào ít căng thẳng và
áp lực nhất. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị stress và cần thay đổi thì những
bí quyết nho nhỏ dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn:

Thay đổi cách suy nghĩ:

 Cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn với những người quá cầu toàn vì
chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo. Hãy cố gắng
thoát ra khỏi “chủ nghĩa hoàn hảo” và trở nên linh hoạt hơn. Nếu
trung tâm tiếng Anh nơi bạn đang dạy chưa hoàn hảo thì sự linh hoạt
sẽ giúp bạn khắc phục những khiếm khuyết ấy, thu hút học sinh khiến
chúng yêu thích giờ dạy của bạn; đó mới là điều đáng kể.
 Đừng quá chú ý đến việc làm người khác hài lòng mà tập trung vào
việc khiến bản thân hài lòng. Khi bạn cảm thấy hài lòng với bản thân,
bạn sẽ đỡ căng thẳng và đương nhiên công việc sẽ hiệu quả hơn. Nếu
các giáo viên khác tình nguyện dành hẳn một tháng nghỉ hè của mình
để trang trí, sắp xếp phòng học thì không có nghĩa bạn cũng phải làm
vậy. Hãy để dành việc đó đến đầu năm học cho học sinh của bạn. Chia
chúng thành những nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
nhóm. Như vậy, bạn không chỉ rèn luyện cho chúng kỹ năng làm việc
theo nhóm mà còn khiến chúng có cảm giác lớp học giống như ngôi
nhà thứ hai của chúng vậy.

 Sự bi quan rất dễ “lây lan”. Hãy tránh những những người hay phàn
nàn và lo lắng vì ở gần họ tâm trí bạn sẽ chỉ toàn những ý nghĩ tiêu
cực. Hãy ở gần những người lạc quan, vui vẻ, hài hước. Những giáo
viên năng động và nhiệt tình như vậy sẽ biết cách kiểm soát mức độ
stress và biến lớp học thành một nơi yêu thích của học sinh.
Thay đổi cách làm việc:

 Một nơi làm việc được sắp xếp quy củ và khoa học sẽ khiến công
việc thường ngày của bạn đỡ căng thẳng và hiệu quả hơn. Đương
nhiên khi đó, bạn sẽ tỉnh táo hơn khi gặp phải những tình huống bất
ngờ, ngoài dự kiến.
Thay đổi cách giao tiếp với mọi người:

 Học cách thể hiện cảm xúc một cách thành thật chắc chắn sẽ giúp bạn
thoát khỏi tình trạng của một “quả bom nổ chậm” đầy những ấm ức,
bực bội trong lòng chỉ chờ đến lúc “phát nổ”. Nếu cần, hãy tham gia
một lớp dạy kỹ năng giao tiếp. Chúng sẽ giúp bạn thể hiện cảm xúc và
nhu cầu một cách lịch sự nhưng không kém phần hiệu quả.
 Học cách nói “không” cũng rất hữu ích trong việc giảm stress. Đừng
cho phép bất kỳ ai hay bất kỳ sự kiện nào làm bạn căng thẳng. Giả sử,
trong cuộc họp cha mẹ học sinh, một phụ huynh hỏi bạn điều gì đó mà
bạn chưa kịp chuẩn bị hãy nói với ông/bà ấy rằng bạn cần thời gian để
suy nghĩ/ tìm hiểu thêm về vấn đề đó và xin được trả lời vào một lúc
khác. Hãy ghi lại những thắc mắc đó để bạn không quên giải đáp sau
đó.
 Phân chia rạch ròi công việc và cuộc sống riêng. Dạy học là một
nghề mà công việc luôn triền miên, dường như không bao giờ bạn
thấy hết việc. Nó có thể dễ dàng chiếm dụng cuộc sống của bạn nếu
bạn cứ để nó tiếp diễn như vậy. Chỉ cho phép mình làm việc trong
một khoảng thời gian nhất định và dành thời gian còn lại cho bạn bè,

gia đinh và bản thân. Khi dành thời gian thoả đáng cho bản thân, bạn
sẽ có nhiều năng lượng và lòng nhiệt tình cho công việc hơn.
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu có khi nào stress hoàn toàn biến mất khỏi cuộc
sống của mình không. Câu hỏi này rất khó trả lời nhưng như đã nói ở trên
bạn hoàn toàn có thể quyết định mức độ stress của bản thân. Stress là một
phần tất yếu của cuộc sống và bạn có thể “chung sống hoà bình” với nó khi
bạn biết chọn cách giảm stress tích cực

×