Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giúp học viên lĩnh hội hệ thống ngữ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.99 KB, 3 trang )

Giúp học viên lĩnh hội hệ thống ngữ
âm
Giờ dạy pronunciation thường được tổ chức và tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào những đặc điểm
tương đồng và khác biệt trong 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ);
Bước 2: Bắt chước âm thanh nhằm mục đích phát triển kĩ năng nhận biết và phân
biệt những đặc tính của âm thanh đó và tái tạo lại chúng cho phù hợp
với mẫu chuẩn;
Bước 3: Luyện tập với âm thanh đó trong tập hợp với những âm thanh khác;
Bước 4: Nghiên cứu vỏ âm thanh đó trong tập hợp với các âm thanh khác;
Bước 5: Nghiên cứu vỏ âm thanh của từ, cụm từ và câu;
Bước 6: Bắt chước các âm thanh trong chuỗi lời nói nhằm mục đích hình thành kĩ
năng thể hiện trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu;
Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói – đoạn
văn.
Trước khi tiến hành dạy phát âm, một việc rất quan trọng là cung cấp những thông
tin cần thiết về cấu âm. Những thông tin này càng đầy đủ và chính xác càng tốt.
Điều này là vô cùng cần thiết và là cơ sở cho việc dạy phát âm. Tuy nhiên, những
thông tin mang tính lý thuyết này chỉ cần để hình thành kỹ năng phát âm. Điều
kiện tiên quyết dẫn đến thành công là thực hành; trong đó, một trong những
phương pháp thực hành hiện đại và hiệu quả là phương pháp nghe. Phương pháp
này chú trọng rất nhiều đến phát âm, trong đó bên cạnh việc bắt chước, việc giải
thích cấu âm cũng đóng một vai trò quan trọng. Bạn có thể áp dụng phương pháp
nghe vào bài giảng ngữ âm của mình, trong đó chú trọng áp dụng hình thức NGHE
vào các bước:
Bước 1: Giới thiệu cách cấu âm
Sau khi giới thiệu cho học viên cách cấu tạo của âm và so sánh đối chiếu với tiếng
mẹ đẻ, bạn có thể bật băng/đĩa/audio file cho học viên nghe mẫu âm đó 1 hoặc
nhiều lần.
Bước 3: Luyện tập âm trong tập hợp với những âm thanh khác
Bạn bật băng/đĩa/audio file cho học viên nghe âm đó trong thế đối sánh với những


âm khác.
Bước 6: Bắt chước âm thanh trong chuỗi lời nói
Bạn cho học viên nghe mẫu những chuỗi lời nói có gắn âm nhằm giúp học viên
hình dung được trọng âm trong từ, ngữ điệu và nhịp điệu của câu.
Bước 7: Thực hành lời nói trên với những đơn vị lớn hơn của chuỗi lời nói –
đoạn văn
Bạn tiếp tục cho học viên nghe những đoạn văn có chứa âm và yêu cầu học viên
đọc lại đoạn văn đó cho giống với giọng đọc trong đoạn văn.
Kết thúc bài giảng, học viên và bạn có thể tổng kết dưới một hoặc nhiều trong
những hình thức sau đây:
a. Phân biệt âm: Bạn và học viên có thể trình bày bảng/giấy viết như sau:



b. Chơi trò chơi: “Same letters – many sounds” và “Many sounds – same
letters” là ví dụ:
Ngoài ra, bạn còn rất nhiều trò chơi ngữ âm khác như: homophones, phonetic
hangman, tongue twister cho đến khi học viên bắt đầu có thể phát âm
chuẩn. GlobalEdu chúc bạn có những giờ dạy phát âm hiệu quả!

×