Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 4 trang )
Một buổi thảo luận hiệu quả - khó
hay dễ?
1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp
những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để
học viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để
họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm.
Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu
như học viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ
không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách
chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ. Bạn có thể phát
tài liệu từ buổi học trước để học viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu
buổi thảo luận và dành thời gian cho học viên đọc tài liệu. Bạn nên
yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý
kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung vì có nhiều học
viên chẳng cần đọc trước tài liệu cũng có thể đưa ra được những ý
kiến như vậy. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang
tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy
và tập trung suy nghĩ. Đối với những học viên không chịu đọc
trước tài liệu, bạn có hai cách xử lý: cách xử lý nhân nhượng là
dành thời gian để họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử
lý nghiêm khắc khi không cho những học viên đó tham gia buổi
thảo luận nữa.
2) Bạn nên chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành
viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành
viên trình bày ý kiến của mình. Hơn nữa, có những học viên có
năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và
những học viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng
như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những
vấn đề mà nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của
giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học
làm trung tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong