Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những phương pháp giảng dạy cổ điển không bao giờ là lỗi thời pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 3 trang )

Những phương pháp giảng dạy cổ điển không bao
giờ là lỗi thời
Nhiều người cho rằng phương pháp học vẹt trước kia khiến học viên không
hiểu được bản chất vấn đề. Nhưng liệu có cách học thuộc lòng nào mà vẫn
khiến học viên nắm được kiến thức?
Học thuộc lòng
Bạn hãy chọn một đoạn văn tiếng Anh ngắn nhưng được viết hay, có cách sử
dụng từ ngữ và hình ảnh phong phú, uyển chuyển. Bạn có thể chọn đoạn văn
trong sách giáo khoa, trong các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh, v.v.
Bài tập về nhà cho học viên là thuộc lòng đoạn văn đó từng chữ theo đúng
trật tự. Buổi học kế tiếp, bạn hãy kiểm tra xem học viên có thể đọc lại chính
xác đoạn văn đó không? Bạn hãy tổ chức những trò chơi hay thử thách nhỏ
như trò chơi ô chữ (ô chữ là những từ hay cụm từ đặc biệt trong đoạn văn)
hay điền từ vào ô trống. Bạn hãy giải thích từ mới, những cách diễn đạt và
cấu trúc hay trong đoạn văn. Bài tập về nhà của buổi học này sẽ là đặt câu
với từ và những cấu trúc mới đó và dịch lại đoạn văn trên. Trong buổi học
tới bạn sẽ cho từng học viên đọc bài dịch trước lớp và cùng họ đánh giá xem
bài dịch nào hay nhất cũng như xem ai có những ví dụ hay nhất. Với cách
làm này, học viên sẽ học được cách diễn đạt bằng tiếng Anh một cách tự
nhiên và chính xác.
Bạn hãy chú ý đến việc thay đổi hình thức đoạn văn sao cho không khí trong
lớp học không bị nhàm chán và đi vào lối mòn:
 Thỉnh thoảng bạn hãy đọc đoạn văn cho cả lớp nghe thay vì đưa cho
học viên những đoạn văn được in trên giấy. Bạn có thể đọc chậm để
học viên viết chính tả lại đoạn văn. Với cách làm này, bạn cần cung
cấp từ mới trước để học viên không gặp khó khăn trong việc chép bài.
Bạn cũng có thể đọc đoạn văn nhiều lần với trọng âm và ngữ điệu để
học viên bắt chước và đọc thuộc lòng thay cho cách chép chính tả.
Cuối buổi học bạn mới phát cho học viên đoạn văn mẫu được in trên
giấy để họ có thể tự đối chiếu với những gì chép được hay học thuộc
được trên lớp.


 Có thể thay các đoạn văn miêu tả, tường thuật bằng các đoạn thơ, bài
thơ ngắn, truyện cười, các mẩu quảng cáo, hay các đoạn thoại kịch.
Bạn cũng có thể yêu cầu học viên đọc thơ trên lớp, đóng kịch hay các
đoạn thoại trong truyện, v.v.
 Bạn có thể tách 1 đoạn văn ra thành nhiều mẩu nhỏ. Phát cho mỗi học
viên một phần và yêu cầu học thuộc lòng và đọc to trước lớp để các
học viên còn lại chép chính tả vào giấy. Như vậy tất cả các học viên sẽ
đều có một đoạn văn đầy đủ nhưng bị xáo trộn. Yêu cầu họ sắp xếp lại
các câu sao cho hợp lý để thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Cuối cùng
bạn mới đưa ra đáp án để học viên đối chiếu và xem ai là người ghép
chính xác nhất.
Những trò chơi ghi nhớ
Trò xem tranh
Bạn cho học viên xem một bức tranh có khoảng 20-30 đồ vật trong vòng 2
phút. Yêu cầu mọi người nhìn chăm chú và cố gắng nhớ được càng nhiều chi
tiết càng tốt. Sau 2 phút, bạn cất bức tranh đi và cho học viên 4 phút để viết
lại những chi tiết họ nhớ được. Cuối cùng hãy xem ai là người nhớ và ghi
được nhiều chi tiết chính xác nhất. Trò chơi này áp dụng khi có nhiều từ mới
về đồ vật và rèn được cho học viên sự tập trung và ghi nhớ ngắn hạn.
Trò chuỗi từ
Bạn đọc một từ đã học. Yêu cầu một học viên nhắc lại sau khi đã thêm 1 từ
khác vào từ đã có để tạo thành một cụm từ có nghĩa. Lần lượt mỗi học viên
kế tiếp sẽ phải thêm 1 từ vào chuỗi từ đã có sao cho tạo được một cụm từ
hay câu có nghĩa. Sau khi kết thúc trò chơi, bạn hãy yêu cầu tất cả ghi câu
vừa đặt được ra giấy để xem ai có thể nhớ được đầy đủ, chính xác. Trò chơi
này không chỉ giúp học viên rèn luyện trí nhớ bằng việc ghi nhớ cụm từ vừa
được bạn học của họ đặt mà còn giúp học viên sử dụng từ mới bằng cách đặt
câu.
Xem ra chẳng có phương pháp giảng dạy nào là không hiệu quả. Vậy thì tại
sao chúng ta không thử áp dụng những phương pháp tưởng chừng như lỗi

thời này một cách sáng tạo vào thực tế giảng dạy tiếng Anh hiện nay?

×