Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nên để học viên tự chữa lỗi mà họ mắc phải? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 5 trang )

Có nên để học viên tự chữa lỗi mà họ
mắc phải?
Nói cách khác, họ tiến hành luyện tập nhắc đi nhắc lại (ví dụ: học viên đọc
đồng thanh) và sau đó tổ chức những hoạt động tự do hơn mà họ có thể đi
tới từng nhóm, ghi lại những lỗi của học viên và sau đó nhận xét chung cho
cả lớp về những lỗi đó.

Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào những hoạt động như vậy thì học viên sẽ
tin rằng nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên là phát hiện lỗi khi sử dụng tiếng
của học viên, loại trừ những lỗi sai đó hoặc trừng phạt những người mắc lỗi.
Chính vì vậy Paul Bress đã đề xuất một cách chữa lỗi mà theo ông sẽ giúp
giáo viên tiếng không rơi vào tình trạng trên.

Những bài học áp dụng cách chữa lỗi này thường được chia làm hai giai
đoạn:

· Thầy là trung tâm: học viên nghe và nói chuyện với giáo viên.
· Học viên là trung tâm: học viên nghe và nói chuyện với nhau.

Ở giai đoạn thứ nhất, thầy là trung tâm, sinh viên thường muốn biết điều họ
đang làm có đúng hay không. Vì thế nếu một học viên đưa ra một ví dụ tốt
với ngôn ngữ phù hợp và chính xác thì việc giáo viên khen ngợi, khuyến
khích là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn này mà học
viên có đôi lúc dùng ngôn ngữ không thích hợp khi bạn muốn họ dùng
chuẩn xác thì bạn có thể tiến hành “chữa lỗi” theo các bước sau: gợi ý để
học sinh tự chữa lỗi, gợi ý để các học viên khác sửa giúp, sử dụng những gì
sinh viên đã biết để gợi ý, đưa ra cách dùng đúng. Điều quan trọng là các
bạn chỉ tiến hành các bước tiếp theo khi bước trước đó không đem lại kết
quả mong muốn. Ví dụ:
o Student 1: Do you go to the cinema yesterday?
o Teacher: Mm…try again? (cảnh báo để học sinh tự chữa lỗi)


o Teacher: Yesterday? (gợi ý để học sinh tự chữa lỗi)
o Teacher: Can anybody help student 1? (gợi ý để các học viên khác
giúp bạn chữa lỗi)
o Teacher: OK, ask student 2 if he goes to the cinema every day. (sử
dụng những gì học viên đã biết)
o Student 1: Er…Do you go to the cinema every day?
o Teacher: Good! What was the first word? (Sử dụng những gì học
viên đã biết)
o Student 1: 'Do'.
o Teacher: Good. Now ask student the question about yesterday. (sử
dụng những gì học viên đã biết)
o Student 1: Ah! Did you go to the cinema yesterday?
o Teacher: Good! (khen ngợi)

Như vậy, mặc dù giáo viên có cố gắng tập trung chú ý của học viên vào độ
chính xác của ngôn từ nhưng học viên sẽ hiểu mình sai ở đâu và cần sửa thế
nào. Thêm vào đó, điều này sẽ giúp người học giao tiếp một cách hiệu quả
hơn rất nhiều.

Ở giai đoạn thứ hai, người học làm trung tâm, giáo viên cần cho học viên
được lựa chọn hình thức nhận xét phù hợp nhất với họ sau khi hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Paul Bress thường đề nghị học viên lựa chọn giữa:
 nhận xét riêng về những đóng góp tích cực của họ trong giờ học
 nhận xét tích cực cùng ví dụ những đoạn ngôn ngữ mà họ sử dụng sai,
khiến cho cuộc nói chuyện bị gián đoạn
Nếu học viên lựa chọn cách nhận xét thứ hai thì bạn có thể cho mỗi người
một tờ nhận xét vào cuối buổi học. Trong tờ nhận xét đó, hãy đưa ra những
nhận xét tích cực khi học viên đã nỗ lực hết sức để truyền đạt một điều gì đó
không hề dễ dàng đối với trình độ hiện tại của họ. Nhưng nếu có chỗ nào đó
mà họ diễn đạt không rõ, bạn cũng cần ghi chú lại. Ví dụ:


Language Feedback
Excellent contributions What did you mean by…?
You did very well in the role
play. You spoke clearly, and
you constructed some
complex sentences. Well
done

"I haven't go to New York, but
I liked it very much."


Sau khi đưa ra nhận xét, bạn có thể phân công học viên học nhóm và tìm
cách sửa những cách diễn đạt khiến cho cuộc nói chuyện bị gián đoạn.

Phần lớn các nhà ngôn ngữ học đều đồng ý với quan điểm cho rằng việc
chữa lỗi không giúp ích nhiều trong quá trình học viên tiếp thu, lĩnh hội các
quy tắc ngôn ngữ nhưng khi dạy học các giáo viên vẫn tiến hành công việc
này. Nhưng chắc chắn hiệu quả của công việc này sẽ cao hơn rất nhiều khi
người dạy có thể biến việc chữa lỗi trở thành cơ hội để học sinh giao tiếp,
trao đổi về thứ tiếng mà họ đang học cách sử dụng

×