Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trang bị cho học sinh bước vào kì thi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.99 KB, 4 trang )

Trang bị cho học sinh bước vào kì
thi
Vậy giáo viên cần làm gì để chuẩn bị tốt cho các em trong các kì thi này mà
vẫn duy trì được sự hứng thú trong lớp học?

Khi chuẩn bị cho các em bước vào kì thi, một số vấn đề sau đây có thể nảy
sinh:
 Áp lực căng thẳng
 Không đủ thời gian
 Lớp học buồn tẻ
 Giáo viên hầu như không có tài liệu nào cho học sinh ngoài bài luyện
 Làm bài luyện có thể gây mất hứng thú cho học sinh khi các em đạt
kết quả không cao
 Việc dạy trở thành việc kiểm tra

Nhưng xét theo khía cạnh khác, các lớp học luyện thi cũng có những điểm
tích cực sau:
 Học sinh có động lực cao
 Tất cả các học sinh đều có chung một mục tiêu
 Có giáo trình cụ thể để học theo
 Giáo viên dễ định hình điều gì là cần thiết cho kì thi trong khi dạy học
 Giáo viên và học sinh đều đối mặt với thách thức
 Khi làm bài tốt, học sinh rất hứng thú.

Vì vậy, chúng ta nên phát huy những điểm tích cực này và hạn chế những
điểm tiêu cực. Dưới đây là một số gợi ý để thực hiện:
 Không nên chỉ cho học sinh làm bài mà nên dạy và làm rõ cả những
thủ thuật trong kì thi.
 Học sinh phải được biết kì thi gồm có những phần nào và thí sinh sẽ
phải làm gì. Hãy cùng với học sinh của bạn xem lại những bài thi cũ.
Để cho các em thảo luận xem với câu hỏi này người ta muốn kiểm tra


cái gì. Ví dụ một bài luận đánh giá ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc, dấu
câu, hoặc cách tổ chức ý tưởng, khả năng thu hút người đọc, khả năng
trả lời câu hỏi một cách thông suốt, và đôi khi đánh giả cả sự sáng tạo
và sức tưởng tượng nữa.
 Giải thích cho học sinh rằng những người chấm thi phải chấm rất
nhiều bài nên dễ buồn chán. Họ sẽ có thiện cảm hơn nếu chữ viết tay
sạch sẽ, dễ đọc và bài viết phong phú.

Không nên khuyến khích học sinh học thuộc lòng các bài luận mẫu. Người
chấm thi có thể phát hiện ra ngay và thí sinh sẽ không được điểm.

Học sinh phải làm quen với việc dịch yêu cầu đề bài thật chuẩn. Nhiều học
sinh mất điểm vì đọc lướt qua phần hướng dẫn, ví dụ viết 2 bài luận trong
khi yêu cầu chỉ chọn viết 1 bài. Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò Yes/
No trong trường hợp này. Để học sinh đọc phần hướng dẫn rồi đặt cho các
em các câu hỏi như:
 Viết bằng bút chì đúng không?
 Phải trả lời tất cả các câu hỏi đúng không?
 Em sẽ dành 1 giờ cho phần một đúng không? v.v

Để học sinh nói to Yes/ No hoặc giơ tay khi đồng ý với câu nói của giáo
viên. Như vậy sẽ giúp học sinh chú ý đến việc đọc cẩn thận. Giáo viên có thể
cho học sinh sử dụng 5 phút của các bài kiểm tra để đọc đề bài thật kĩ và
không cho phép học sinh cầm bút lên sau khi 5 phút đã trôi qua. Việc này
giúp học sinh không bắt đầu làm bài mà chưa đọc kĩ đề và cũng giúp học
sinh bình tĩnh lại trước khi bước vào làm bài.

 Hạn chế cho học sinh làm những bài luyện mà hầu như toàn kiến thức
mới và lại không giảng giải gì cho học sinh
 Bài luyện hữu ích cho học sinh biết được dạng của đề thi và làm quen

với giới hạn thời gian nhưng nên dùng hạn chế. Loại bài này mất rất
nhiều thời gian, giáo viên phải chấm bài nhiều mà kết quả của học
sinh có thể gây mất hứng thú học tập.
 Giáo viên không nên chỉ kiểm tra mà nên dạy nữa. Như vậy khiến
học sinh hứng thú hơn và tận dụng khoảng thời gian eo hẹp.

Các kì thi thường kiểm tra nhiều kĩ năng khác nhau. Nên tìm hiểu kì thi sẽ
kiểm tra những kĩ năng nào và đảm bảo rằng giáo viên luyện tập các kĩ năng
này riêng rẽ cũng như kết hợp trong bài kiểm tra. Bằng cách luyện tập các kĩ
năng riêng rẽ học sinh sẽ biết được điểm yếu và điểm mạnh của mình. Nhờ
vậy, các em cũng biết được nên thể hiện mặt nào nhiều trong kì thi. Một số
học sinh bước vào kì thi với một mục tiêu duy nhất là làm xong và muốn ra
khỏi phòng thi càng sớm càng tốt. Các học sinh này không thể đạt kết quả
tốt. Kì thi, xét cho cùng, là cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng của các
em

×