Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nhu cầu kĩ năng sống của các nhóm đối tượng đặc thù và danh mục kĩ năng sống cần trang bị cho học sinh trung học phổ thông tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 110 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TẠ THỊ KHÁNH LY





NHU CẦU KĨ NĂNG SỐNG CỦA CÁC NHÓM ĐỐI TƢỢNG
ĐẶC THÙ VÀ DANH MỤC KĨ NĂNG SỐNG CẦN TRANG BỊ
CHO HỌC SINH THPT TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC










THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





TẠ THỊ KHÁNH LY



NHU CẦU KĨ NĂNG SỐNG CỦA CÁC NHÓM ĐỐI TƢỢNG
ĐẶC THÙ VÀ DANH MỤC KĨ NĂNG SỐNG CẦN TRANG BỊ
CHO HỌC SINH THPT TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã số: 60.14.01.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH TUẤN





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Thị Khánh Ly



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
thầy giáo TS. Trần Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô
giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em
trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học
sinh trường THPT Thái Nguyên, trường THPT Nguyễn Huệ và trường Phổ
thông Vùng cao Việt Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên
trong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn
của em được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Thị Khánh Ly

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
8. Cấu trúc của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Ở nước ngoài 5
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2. Những khái niệm công cụ 7
1.2.1. Kĩ năng sống 7
1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống 11
1.2.3. Nhu cầu và nhu cầu kĩ năng sống 13
1.2.4. Mức độ hình thành kĩ năng sống 15
1.2.5. Nhóm đối tượng đặc thù và vấn đề phân định các nhóm đối tượng đặc
thù trong giáo dục kĩ năng sống 16
1.2.6. Phân loại kĩ năng sống và danh mục kĩ năng sống 17
1.3. Một số vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

theo các nhóm đối tượng đặc thù 21
1.3.1. Tiếp cận địa – văn hóa trong nghiên cứu khoa học xã hội 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.2. Nguyên tắc phân hóa trong giáo dục 22
1.3.3. Tiếp cận mục tiêu và chuẩn đầu ra trong xây dựng chương trình
giáo dục 25
1.4. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh THPT theo nhóm đối tượng đặc thù 29
1.4.1. Đặc trưng tâm lý của học sinh thành phố (khu vực thành phố - đô thị) 29
1.4.2. Đặc trưng tâm lý của học sinh vùng nông thôn (thuần nông) 30
1.4.3. Đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số (khu vực miền núi và dân
tộc ít người) 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống của học sinh
THPT tỉnh Thái Nguyên 32
Kết luận chƣơng 1 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC
SINH THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO CÁC NHÓM ĐỐI
TƢỢNG ĐẶC THÙ 35
2.1. Khái quát về địa bàn, đối tượng nghiên cứu và cách thức khảo sát 35
2.1.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu (tỉnh Thái Nguyên với đặc điểm các khu vực
địa – văn hóa) 35
2.1.2. Cách thức khảo sát 36
2.2. Thực trạng hình thành kĩ năng sống của học sinh THPT Thái
Nguyên theo nhóm đối tượng đặc thù 37
2.2.1. Thực trạng triển khai chương trình giáo dục kĩ năng sống trong các
trường THPT ở Thái Nguyên hiện nay 37
2.2.2. Thực trạng nhận thức về kĩ năng sống của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên 43

2.2.3. Thực trạng mức độ hình thành kĩ năng sống của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên theo các nhóm đối tượng đặc thù 48
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống của học sinh
THPT tỉnh Thái Nguyên 54
2.2.5. Thực trạng nhu cầu kĩ năng sống của học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên
theo các nhóm đối tượng đặc thù 58
2.3. Đánh giá chung (theo nhóm đối tượng đặc thù) 73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Kết luận chƣơng 2 75
Chƣơng 3: DANH MỤC KĨ NĂNG SỐNG THIẾT YẾU CẦN TRANG
BỊ CHO HỌC SINH THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO CÁC
NHÓM ĐỐI TƢỢNG ĐẶC THÙ 76
3.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục kĩ năng sống 76
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 76
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 77
3.2. Danh mục kĩ năng sống thiết yếu cần trang bị cho học sinh THPT
tỉnh Thái Nguyên 77
3.2.1. Danh mục kĩ năng sống thiết yếu cần trang bị cho học sinh THPT khu
vực thành phố - đô thị 77
3.2.2. Danh mục kĩ năng sống thiết yếu cần trang bị cho học sinh THPT khu
vực nông thôn 78
3.2.3. Danh mục kĩ năng sống thiết yếu cần trang bị cho học sinh THPT khu
vực miền núi và dân tộc ít người 79
3.3. Khảo nghiệm đánh giá tính khả thi của Danh mục kĩ năng sống thiết
yếu cần trang bị cho học sinh THPT theo các nhóm đặc thù 80

3.3.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm 80
3.3.2. Kết quả và phân tích 80
3.3.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện 82
Kết luận chƣơng 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1. Kết luận: 85
2. Khuyến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT : Giáo dục & đào tạo
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thái Nguyên
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
GDCD : Giáo dục công dân
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KN : Kĩ năng
KNS : Kĩ năng sống
GDKNS : Giáo dục kĩ năng sống
GT : Giá trị
GTS : Giá trị sống
SYK : Số ý kiến
TL% : Tỷ lệ phần trăm

TĐ : Tổng điểm
ĐTB : Điểm trung bình
TB : Trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Các HĐ giáo dục KNS trong trường THPT hiện nay 38
Bảng 2.2: Mức độ đáp ứng giáo dục KNS đối với HS THPT hiện nay 39
Bảng 2.3: Mức độ hiệu quả của hoạt động GDKNS trong các trường THPT 40
Bảng 2.4: Các HĐ giáo dục KNS trong trường THPT hiện nay 41
Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên về khái niệm KNS 43
Bảng 2.6: Nhận thức của học sinh các trường THPT tỉnh Thái nguyên về vai trò
của kĩ năng sống 44
Bảng 2.7A: Mức độ quan trọng của giá trị sống theo quan niệm của học sinh
THPT tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.7B: 05 giá trị sống quan trọng nhất theo quan niệm của học sinh THPT 46
Bảng 2.8A: Giáo viên đánh giá mức độ hình thành các KNS của học sinh THPT
tỉnh Thái Nguyên 48
Bảng 2.8B: Xếp bậc về mức độ hình thành các KNS 49
Bảng 2.8C: Thứ bậc mức độ hình thành các KNS 50
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành KNS của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên 55
Bảng 2.10A: Mức độ nhu cầu về giáo dục KNS của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên 59
Bảng 2.10B: Tổng điểm mức độ nhu cầu về GDKNS của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên 60
Bảng 2.10C: Thứ bậc mức độ nhu cầu các KNS 61

Bảng 2.11: Các KNS quan trọng nhất theo học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên tự
đánh giá (và đối chiếu với đánh giá của GV) 68
Bảng 2.12: Cách xử trí khi gặp người bị tai nạn/thương tích 70
Bảng 2.13: Cách xử lý tình huống của học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên 72
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các danh mục kĩ năng sống 81
Bảng 3.2: Tính khả thi của các danh mục kĩ năng sống 81
Bảng 3.3: Mức độ hợp lý của các Danh mục kĩ năng sống 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) được cả thế
giới quan tâm và bàn luận. Trong diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người
họp tại Senegan (2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu,
trong đó mục tiêu 3 nói rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học
được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”. Một trong 6 mục
tiêu, là mục tiêu 6, đã xác định yêu cầu: “Khi đánh giá chất lượng giáo dục
cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, GDKNS cho người
học đang trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước.
Chính vì lẽ đó, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường
cũng cần phải trang bị cho học sinh một số kĩ năng sống (KNS) để không chỉ
tạo ra chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,
mà còn phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người
có năng lực để cống hiến, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con
người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ…, hội nhập xã hội đầy đủ, đồng
thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.
GDKNS cho học sinh là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại và đã có

không ít đề tài nghiên cứu về giáo dục GDKNS cho học sinh trung học phổ
thông (THPT). Từ năm 2009 – 2010 Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã
đưa GDKNS vào tất cả các bậc học giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: không thể GDKNS cho
mọi đối tượng học sinh như nhau, trong khi mức độ hình thành và nhu cầu
KNS của học sinh theo độ tuổi, theo vùng miền, theo nhóm tính cách là rất
khác biệt. Bởi vậy, để GDKNS có hiệu quả thiết thực trước hết cần có những
nghiên cứu có thể thâu tóm và tích hợp xác định thực trạng mức độ hình thành
KNS và nhu cầu các KNS thiết yếu ở học sinh THPT, từ đó mới có thể xác
định được mục tiêu GDKNS phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng học sinh. Từ
đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu về thực trạng nhu cầu KNS của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
nhóm đối tượng đặc thù theo vùng miền, trình độ phát triển, đặc điểm tâm
lý trên cơ sở đó xác lập được các “Danh mục kĩ năng sống thiết yếu” cần
trang bị cho phù hợp với từng nhóm đối tượng để góp phần nâng cao hiệu quả
chương trình GDKNS là một việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhu cầu kĩ năng
sống của các nhóm đối tượng đặc thù và danh mục kĩ năng sống cần trang
bị cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng mức độ hình thành và nhu cầu các KNS thiết yếu của
các nhóm đối tượng đặc thù ở học sinh THPT, từ đó xác lập các danh mục
KNS như là các mục tiêu GDKNS cho học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên theo
đặc thù vùng miền để góp phần nâng cao hiệu quả chương trình GDKNS hiện
nay.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng mức độ hình thành và nhu cầu KNS của học sinh THPT tỉnh
Thái Nguyên theo các nhóm đối tượng đặc thù.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các nhóm đối tượng GDKNS là học sinh THPT khác nhau về mức độ
hình thành và nhu cầu KNS ở độ tuổi, các địa bàn vùng thành phố, đô thị (đại
diện là HS trường THPT Thái Nguyên); vùng nông thôn (đại diện là HS
trường THPT Nguyễn Huệ - huyện Đại Từ) và vùng miền núi - dân tộc ít
người (đại diện là HS trường THPT Vùng cao Việt Bắc).
4. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu xác định rõ thực trạng mức độ hình thành và nhu cầu
KNS của các nhóm đối tượng đặc thù thì từ đó sẽ xác lập được danh mục
KNS thiết yếu phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh như là mục tiêu -
chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục kĩ năng sống hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT theo
các nhóm đối tượng đặc thù.
- Điều tra thực trạng mức độ hình thành kĩ năng sống ban đầu và nhu cầu
về các kĩ năng sống cần trang bị của các nhóm học sinh THPT đặc thù (địa
bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên).
- Xây dựng danh mục kĩ năng sống cần trang bị cho học sinh THPT theo
các nhóm đối tượng đặc thù, đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao
hiệu quả chương trình GDKNS hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Tập trung khảo sát thực trạng mức độ hình thành và nhu cầu KNS của
các nhóm đối tượng HS THPT theo đặc thù khu vực địa bàn sinh sống (đặc

thù vùng miền) và theo đặc thù văn hóa dân tộc.
6.2. Về khách thể điều tra
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại các trường THPT Thái Nguyên,
trường THPT Nguyễn Huệ - Huyện Đại Từ và trường THPT Vùng cao Việt
Bắc với mẫu khảo sát là 300 học sinh và 60 giáo viên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu về KNS, GDKNS, về đặc
điểm vùng miền theo tiếp cận địa - văn hóa… nhằm xây dựng cơ sở lý luận
cho việc xác định các nhóm đối tượng đặc thù của GDKNS và xây dựng hệ
thống KNS cần trang bị cho HS THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến
Chủ yếu sử dụng là điều tra bằng phiếu hỏi (anket) kết hợp với phỏng
vấn, quan sát hoạt động và nghiên cứu trường hợp (case study) trong khảo sát
thực trạng mức độ hình thành KNS ban đầu và nhu cầu GDKNS của các
nhóm học sinh THPT đặc thù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia:
sử dụng kiểm chứng tính khả thi của các Danh mục KNS
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học trong quá trình thu thập và xử lí các
số liệu khảo sát thực trạng, thực nghiệm sư phạm và lấy ý kiến chuyên gia.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị thì
cấu trúc luận văn bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung
học phổ thông theo các nhóm đối tượng đặc thù

- Chương 2: Thực trạng nhu cầu kĩ năng sống của học sinh Trung học
phổ thông tỉnh Thái Nguyên theo các nhóm đối tượng đặc thù
- Chương 3: Danh mục kỹ năng sống cần trang bị cho học sinh Trung
học phổ thông tỉnh Thái Nguyên theo các nhóm đối tượng đặc thù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THPT THEO CÁC NHÓM ĐỐI TƢỢNG ĐẶC THÙ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Kĩ năng sống và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho con người đã xuất
hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói,
học mở, học đối nhân xử thế. Đó là những kĩ năng đơn giản nhất mang tính
chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã hôi ở những thời
điểm khác nhau.
Đại diện cho hướng nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát có thể kể
đến P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki Với hướng nghiên cứu kĩ
năng ở mức độ cụ thể, có thể kể đến các nhà khoa học đã nghiên cứu kĩ năng
ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kĩ năng lao động gắn với tên tuổi của
các nhà tâm lí giáo dục như V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thủy, kĩ năng học
tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức, kĩ năng hoạt động
sư phạm gắn với X.I.Kixegops, Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ.
Từ những năm 1970, Tổ chức y tế thế giới WHO và ngay sau đó là Quỹ
nhi đồng của Liên hợp quốc UNICEF đã bắt đầu tổ chức các hội thảo và các
hoạt động về giáo dục kỹ năng sức khỏe và các kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho thanh thiếu niên Và thuật ngữ “kỹ năng sống” (KNS, Living skills, hoặc
live’ skills) bắt đầu xuất hiện, sau đó lan rộng khắp các châu lục và các quốc

gia như một trào lưu giáo dục hiện đại.
Riêng ở châu Á, tiếp cận giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) muộn hơn,
vào cuối những năm 1980, thậm chí sang những năm 1990. Song ở các nước
nam Á và Đông nam Á hiện nay có những hoạt động giáo dục kỹ năng sống
mạnh nổi bật nhất với nhiều hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.
Giáo dục kĩ năng sống ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3
góc độ: các kĩ năng thao tác bằng tay, kĩ năng thương mại và đấu thầu, kĩ
năng sống trong đời sống gia đình. [10]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Ở Bangladesh, GDKNS được khai thác dưới góc độ các kĩ năng hoạt
động xã hội, kĩ năng phát triển, kĩ năng chuẩn bị cho tương lai. [10]
Ở Ấn Độ, GDKNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúp cho con
người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng
lực người. Các kĩ năng sống được khai thác giáo dục là các kĩ năng: giải quyết
vấn đề, tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng
quan hệ liên nhân cách. [10]
1.1.2. Ở Việt Nam
Thuật ngữ kĩ năng sống (KNS) được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ
chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”.
Quan niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những
KNS cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá
trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu nhằm vào
các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn. Sang giai đoạn
2, chương trình được mang tên: “Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống”.
Ngoài ngành giáo dục, đối tác tham gia còn có 2 tổ chức xã hội chính trị là
Trung ương ĐTNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trên

cơ sở đó, quan niệm về GDKNS đối với từng nhóm đối tượng bắt đầu được
quan tâm.
Khái niệm “Kĩ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau
hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNICEF, Viện chiến
lược và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại
Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn
về KNS.
Trong cuốn “Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống” [2] của tác giả
Nguyễn Thanh Bình đã khái quát rằng do nhận thức, thiếu nguồn nhân lực và
kinh nghiệm nên việc triển khai GDKNS một cách có ý thức, có hệ thống và
hiệu quả ở Việt Nam còn hạn chế. Đối tượng được tiếp cận chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
GDKNS còn hạn hẹp. Trong lĩnh vực giáo dục chính quy (bậc phổ thông)
việc giáo dục kĩ năng sống cho người học còn mờ nhạt.
Gần đây đã bắt đầu có một số luận văn, luận án sau đại học nghiên cứu
về giáo dục KNS. Đáng chú ý nhất là luận án Tiến sỹ Giáo dục học (Viện
KHGD, 2013) của Nguyễn Thị Thu Hằng “Giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự
nhiên và Xã hội, Khoa học)” song chỉ chuyên sâu về lồng ghép GDKNS trong
một số nội dung của các môn học bậc tiểu học. Trên thực tế, trong chương
trình hành động “Mục tiêu và chương trình hành động giáo dục cho mọi
người” (Hà Nội, 6/2003) [2] chưa có mục nào đề cập chuyên biệt đến vấn đề
GDKNS cho học sinh phổ thông. Đặc biệt trong các tài liệu hiện hành, các kĩ
năng sống được đề cập cũng chỉ mang tính phân loại chung chung mà ít quan
tâm đến việc nghiên cứu nhu cầu và mức độ hình thành KNS của học sinh
theo nhóm đối tượng đặc thù để xây dựng được những kĩ năng sống phù hợp
với học sinh THPT theo độ tuổi, vùng miền

1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Kĩ năng sống
Kĩ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó,
bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ xảo
đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế
đã cho. [10]
A.V.Petropxki: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa chọn và thực
hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra. Còn theo
quan điểm của K.K.Platonôp: Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một
hoạt động bất kì nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm đã biết.
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”. Theo tác giả Thái Duy Tuyên, kĩ năng là sự ứng dụng
kiến thức trong hoạt động. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được
mục đích đặt ra cho hoạt động. [11]
Kĩ năng sống: Có nhiều quan niệm hay cách hiểu khác nhau về KNS:
- Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức
năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. [10]
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà
con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang
tính tâm lí xã hôi và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình
huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết
hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. [10]
- Theo UNICEF, KNS là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm lí xã hội và giao

tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp
một cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lí và quản lí bản thân nhằm
giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện
thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành
động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay
đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
- Trong tài liệu tập huấn “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của Bộ
GD-ĐT, KNS là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi
trường xung quanh (gia đình, lớp học ), giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu
quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống thường ngày, giúp họ hình
thành các mối quan hệ, phát triển nhứng nét nhân cách tích cực thuận lợi cho
sự thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống. [10]
- Nếu hiểu KNS là năng lực (tổng hòa cả kiến thức, thái độ và hành vi)
theo nghĩa rộng đó là năng lực cá nhân có thể áp dụng những hiểu biết và
kĩ năng để thực hiện hay giải quyết có hiệu quả các vấn đề, cả trong tình
huống mới. [2]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
- Hiểu KNS là “khả năng tâm lí xã hội”, tức là đề cập tới năng lực của con
người khi biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tác với
người khác trong các tình huống khác nhau của môi trường văn hóa. [2]
Trong những định nghĩa khác, có thể nhận thấy người có KNS phải thể
hiện ở những cách ứng xử tích cực. Có thể nhận thấy thêm rằng: xã hội hiện
đại thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người cũng có những thay đổi theo,
người có KNS cần thay đổi một cách phù hợp và mang tính tích cực.
Tuy cách diễn đạt về KNS khác nhau, cũng như nội hàm của khái niệm
cũng theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau nhưng có thể thấy có sự thống nhất hiểu
KNS thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghĩa rộng, bao hàm cả

tri thức, thái độ và hành vi, hành động trong lĩnh vực đó), mà không phải là
phạm trù thuộc kĩ thuật của hành động, hành vi (hiểu kĩ năng theo nghĩa hẹp).
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm sau làm khái niệm công cụ:
Kĩ năng sống là những khả năng tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân thể hiện
trong hành vi thích ứng tích cực giúp cá nhân ứng xử một cách hiệu quả
trước nhu cầu, sự thay đổi và thách thức của cuộc sống thường ngày.
Thực tế xã hội hiện nay cho thấy rất nhiều những thất bại học đường và
thất bại trong cuộc sống của lứa tuổi này liên quan đến sự thiếu hụt giá trị
sống, thiếu hụt KNS… Vì vậy, việc GDKNS, rèn luyện KNS cho lứa tuổi học
sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà trường cùng gia đình và xã hội
cần phải cho các em nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện KNS
để từ đó các em có nhu cầu được GDKNS cho bản thân.
Đối với lứa tuổi học sinh, mỗi KNS đều có một vị thế quan trọng
trong việc hình thành nhân cách, giúp các em thành công trong học đường
và cuộc sống.
Dưới đây là các nhóm KNS quan trọng được nhiều tài liệu GDKNS viết
cho lứa tuổi học sinh lớn đã đề cập [10]
- Kĩ năng tự nhận thức: tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định
được điểm mạnh, điểm yếu của mình; nhận biết sự thay đổi về tâm sinh lí để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp; hiểu rõ vị trí của mình trong các mối
quan hệ để có những ứng xử hiệu quả, tránh được những hành động xốc nổi,
thiếu suy nghĩ, dẫn tới những hậu quả xấu.
- Kĩ năng xác định giá trị: giá trị là những chuẩn mực về đạo đức, niềm
tin, chính kiến, thái độ của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội, có ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề. Việc xác định được các
giá trị đúng giúp các em lựa chọn được hướng đi, giải pháp phù hợp trong các

tình huống gay cấn của cuộc sống, tránh được phản ứng tiêu cực nhất thời.
- Kĩ năng giao tiếp: hiểu được các quy tắc giao tiếp chung, biết đồng
cảm, lắng nghe và phản hồi tích cực, biết cách thuyết phục là những hành
trang quan trọng đem tới thành công cho cá nhân và an toàn cho cộng đồng.
- Kĩ năng ra quyết định: mỗi ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết
định, có những quyết định tương đối đơn giản có thể không ảnh hưởng tới
định hướng cuộc sống nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan
đến các mối quan hệ, tương lai cuộc đời Các em cần nắm bắt được quy
trình, lựa chọn các giải pháp để đưa ra quyết định phù hợp.
- Kĩ năng kiên định: là kĩ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn
hoặc biết cách từ chối trước những lời mời mọc, sự lôi kéo rủ rê tham gia vào
các hành động tiêu cực với sự tôn trọng có xem xét tới nhu cầu và quyền
của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hòa, đúng mực.
- Kĩ năng đặt mục tiêu: là khả năng của con người trong việc đề ra
những cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề hay nhiệm vụ nào đó
của cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng này giúp các em xác định được mục tiêu
một cách cụ thể và thực tế, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân,
sống có định hướng.
- Kĩ năng đương đầu ứng phó với stress: rèn luyện kĩ năng ứng phó tích
cực với các tình huống khẩn cấp thông qua các tình huống thực, tình huống
giả định, giúp các em chuẩn bị các yếu tố tâm lí để đón nhận, xử trí một cách
khôn ngoan khi cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
- Kĩ năng tự bảo vệ: là biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản
thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng
bệnh Tự bảo vệ để tránh bị xâm hại tình dục, không bị lây nhiễm HIV
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: mỗi người trong những hoàn cảnh, tình

huống nào đó khi tự mình không thể giải quyết được đều cần đến sự giúp đỡ
của người khác.
Lứa tuổi học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hay gặp
phải tình huống khó xử Nếu làm chủ được các kĩ năng này các em sẽ tự tin
hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn.
1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) và tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục
là điều tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và để người học có thể đáp
ứng những thách thức của cuộc sống. Những nội dung nào hàm chứa KNS
cần xây dựng những chủ đề có nội dung và phương pháp hướng tới hình
thành giáo dục những KNS chuyên biệt đó.
Từ những phân tích về KNS và mục đích của GDKNS chúng tôi sử dụng
khái niệm sau làm khái niệm công cụ:
Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội
hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,
thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ
và các kĩ năng thích hợp.
Mục tiêu chính của GDKNS là làm thay đổi hành vi của người học từ
thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành
những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất
lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hôi.
Đồng thời, GDKNS cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo
dục nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hôi, theo các loại hình
hoạt động của con người, theo cả 4 trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI) thông
qua quá trình dạy học và giáo dục (theo nghiã hẹp) vừa hướng tới mục tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
hành thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua những thách

thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành động,
phát triển toàn diện các chỉ số thông minh và các lĩnh vực trí tuệ xúc cảm, trí
tuệ xã hội
Các nguyên tắc quan trọng đối với GDKNS:
- Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng/ suy nghĩ
và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để
chấp nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhó những
thông điệp hoặc các kĩ năng.
- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình,
giáo viên không tóm tắt thay họ.
- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực
của cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa
người dạy và người học.
Vai trò và tác động của những chương trình GDKNS:
Tất cả những chương trình liên quan đến giáo dục kĩ năng sống đều có
tác động tích cực đến hành vi, cuộc sống của những người hưởng lợi.
Kết quả đánh giá của một số dự án của tổ chức CCF, APHEDA, SCJ,
SCUK đã phản ánh những tác động tích cực và rõ rệt của GDKNS, đó là:
- Người học hứng thú với nội dung và hình thức tổ chức GDKNS.
- Người học trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn nhờ được rèn luyện
qua các phương pháp tổ chức nhằm xây dựng KNS.
- Người học làm chủ được một số KNS, sống có trách nhiệm với bản
thân và người khác hơn.
GDKNS ở Việt Nam với nghĩa là cung cấp cho người học những tri
thức thực tiễn, cập nhật với xã hội hiện nay và rèn luyện một số kĩ năng nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
thức, thực hành đã được quan tâm, đặc biệt trong đổi mới giáo dục. Hiện nay,
trong các bậc học, cấp học phổ thông, GDKNS đã được Bộ GD&ĐT triển
khai đại trà, đã có một chương trình định hướng GDKNS và đội ngũ giáo viên
cốt cán đã được tập huấn trong khuôn khổ một số Dự án phát triển giáo dục
tiểu học, giáo dục trung học…
Tuy nhiên, GDKNS với ý nghĩa để đáp ứng với những thách thức của
cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống còn phân tán, mang tính sơ
khai, với những nội dung còn hạn hẹp. Những đối tượng được hưởng lợi từ
những chương trình đó mới chỉ được trang bị những kĩ năng sống tối thiểu để
giải quyết những thách thức của một trong số nhiều vấn đề xã hội. Do đó, các
hoạt động GDKNS ở Việt Nam chưa đảm bảo cho trẻ em quyền được hưởng
giáo dục có chất lượng, quyền được tiếp cận chương trình GDKNS phù hợp
đã đề ra trong mục tiêu 3 của chương trình hành động DAKAR về giáo dục
cho mọi người.
Trong thực tế triển khai GDKNS cần đặc biệt lưu ý: Ở mỗi vùng miền
khác nhau thì nhu cầu về KNS của các đối tượng là khác nhau do chịu tác động
của môi trường sống khác nhau, điều kiện sống khác nhau, đặc điểm tâm- sinh
lý của các đối tượng theo vùng miền là không hoàn toàn giống nhau.
Từ đó, để việc GDKNS có hiệu quả cao cần thiết phải quan tâm đến việc
GDKNS cho học sinh theo nhóm đối tượng đặc thù. Chẳng hạn như học sinh
khu vực thành phố và nông thôn có những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù theo
vùng miền là khác nhau nên việc GDKNS cho hai nhóm đối tượng này cần
phải phù hợp với những đặc điểm đặc thù của họ, phù hợp với nhu cầu khác
nhau của các đối tượng.
1.2.3. Nhu cầu và nhu cầu kĩ năng sống
D.N.Uznetze, người đầu tiên trong tâm lí học Xô viết nghiên cứu về nhu
cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi: Tương ứng theo
mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng không có gì đặc trưng cho một

cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng. Nhu cầu là một thuộc
tính tâm lí đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, nhu cầu
là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành
vi. Dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người.
A.N.Leonchiep cho rằng cũng như những đặc điểm tâm lí khác của con
người nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông nhu
cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu
về một cái gì đó. Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và đối tượng thỏa mãn nhu
cầu ông cho rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi
chủ thể mới chỉ có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự
hoạt động thì đối tượng thỏa mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có
sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới có tính đối tượng của nó.
B.Ph.Lomov khi nghiên cứu về nhân cách ông đề cập khá nhiều về nhu
cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá
nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định
cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá
trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống
của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về
một cái gì đó nằm ngoài cá nhân”.
Ở luận văn này, chúng tôi xác định khái niệm nhu cầu như sau: Nhu
cầu là một hiện tượng tâm lý người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Các cách phân loại nhu cầu:
- Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow: gồm 5 nhu cầu theo thứ bậc sau:

+ Nhu cầu sinh lý (ăn uống, sinh hoạt )
+ Nhu cầu an toàn
+ Nhu cầu xã hội (giao tiếp, giao lưu tình cảm )
+ Nhu cầu được tôn trọng
+ Nhu cầu được thể hiện bản thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
- Lý thuyết ERG: nhận ra 3 kiểu nhu cầu:
+ Nhu cầu tồn tại: ước vọng khỏe mạnh về thể xác và tinh thần
+ Nhu cầu giao tiếp: ước vọng thỏa mãn trong quan hệ với mọi người
+ Nhu cầu phát triển: ước vọng cho tăng trưởng và phát triển cá nhân
trong cả cuộc sống và công việc.
Nhu cầu kĩ năng sống cũng là một loại nhu cầu phức hợp, thể hiện mong
muốn được an toàn (tồn tại), được giao tiếp xã hội, tôn trọng và thể hiện, phát
triển bản thân.
Ở mỗi người khác nhau thì nhu cầu KNS không giống nhau. Mỗi người
đều cần có một hay nhiều KNS nào đó để có thể giải quyết những khó khăn,
vấn đề mình gặp phải trong cuộc sống, học tập, lao động Con người cần phải
có KNS để tự hoàn thiện bản thân, để ngày càng trưởng thành và hoàn thiện.
Vì vậy, theo chúng tôi: Nhu cầu KNS là mong muốn của con người cần
hình thành cho bản thân mình một hay nhiều KNS nào đó để hoàn thiện bản
thân và phát triển toàn diện hơn.
1.2.4. Mức độ hình thành kĩ năng sống
Quá trình GDKNS cho học sinh luôn có mục đích là nhằm giúp cho học
sinh có được những KNS cơ bản thiết thực để các em có thể tự mình giải
quyết, ứng phó được với mọi vấn đề, tình huống xảy ra trong học tập cũng
như trong cuộc sống. Tuy nhiên, KNS được hình thành ở mỗi học sinh với
mức độ không giống nhau do trình độ nhận thức của mỗi người và tính tích

cực tự giác rèn luyện KNS của mỗi người là khác nhau.
Mức độ hình thành KNS có thể được hiểu là khả năng tối đa của việc vận
dụng KNS ở mỗi người để giải quyết vấn đề.
Ở đây có thể chia mức độ hình thành kĩ năng sống thành 3 mức độ:
- Mức độ thấp: Việc hình thành KNS ở học sinh mới chỉ dừng lại ở việc
các em có nhận thức ban đầu về KNS, về ý nghĩa của nó, chứ chưa biết vận
dụng kĩ năng đó để giải quyết vấn đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
- Mức độ trung bình: Học sinh từ việc nhận thức được ý nghĩa của KNS
đã xuất hiện nhu cầu muốn được vận dụng KNS và biết cách vận dụng kĩ
năng vào vấn đề, tình huống đơn giản, cụ thể.
- Mức độ cao: Học sinh đã có khả năng vận dụng thành thạo, linh hoạt
KNS để giải quyết những vấn đề, tình huống đòi hỏi sự tham gia của tư duy.
Khi tổ chức tác động hình thành và GDKNS cho học sinh chúng ta cũng
cần nắm bắt được mức độ hình thành KNS ở các em để có những tác động cho
phù hợp nhằm giúp cho học sinh có được sự vận dụng KNS một cách tốt nhất.
1.2.5. Nhóm đối tượng đặc thù và vấn đề phân định các nhóm đối tượng
đặc thù trong giáo dục kĩ năng sống
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông chương trình GDKNS đã được
thực hiện nhằm hình thành và rèn luyện cho các em có được những KNS cơ
bản và cần thiết để các em có thể tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập
cũng như những vấn đề của cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên việc tìm hiểu nghiên cứu mức độ hình thành KNS cũng như
nhu cầu về KNS của học sinh theo những đặc điểm khác nhau về độ tuổi, theo
vùng miền, theo nhóm tính cách chưa được sự quan tâm sát sao.
Theo chúng tôi, nhóm đối tượng đặc thù dùng để chỉ nhóm người có
chung một đặc điểm nào đó về độ tuổi, về trình độ nhận thức hay đặc trưng

tâm sinh lý, nét tính cách hoặc môi trường sống.
- Nhóm đối tượng đặc thù về độ tuổi thì có thể phân chia theo lứa tuổi
học sinh Tiểu học, lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi học sinh THPT
- Nhóm đối tượng đặc thù về trình độ nhận thức thì có thể phân chia theo
năng lực như xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.
- Nhóm đối tượng đặc thù về đặc điểm tâm sinh lý thì có thể phân chia
theo đặc điểm tính cách như cởi mở, hòa đồng, bạo dạn, mạnh mẽ, nhút nhát,
lạnh lùng, nóng nảy, bình thản
- Nhóm đối tượng đặc thù về vùng miền (địa văn hóa) thì có thể phân
chia theo đặc điểm khu vực địa hình như thành phố – đô thị, nông thôn, miền
núi và dân tộc ít người.

×