Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT CLEVELAND THÔNG BÁO MỚI CÓ THÊM MỘT TÁC PHẨM CHO BỘ SƯU TẬP pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.85 KB, 4 trang )

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT
CLEVELAND THÔNG BÁO
MỚI CÓ THÊM MỘT TÁC
PHẨM CHO BỘ SƯU TẬP
Một số tác phẩm chính thêm vào bộ
sưu tập sau khi đã được ủy ban Bộ
sưu tập công nhận trong một cuộc
họp tháng 3 vừa rồi. Trong đó có cả
Bộ 12 bức tranh trên quạt của nghệ
sĩ Trung Quốc thế kỷ 20 Fu Baoshi,
và một bức chân dung tự họa quan
trọng của Max Beckmann.
Bộ 12 bức tranh trên quạt của Fu
Baoshi.
Ngh
ệ thuật tài tình và sâu sắc trong nghệ thuật của Baoshi (Trung
Quốc, 1904-65) cuối sự nghiệp của ông thể hiện rõ nhất trong bộ tranh
12 bức này. Bộ tranh do ông sáng tác những năm 1960 và sau này đư
ợc
bán lại cho ủy ban Bộ sưu tập. Dù kích thước nhỏ, những tác phẩm này
vẫn bộc lộ rõ nhất tài năng bậc thầy trong kỹ thuật và những tác phẩm
vĩ đại là minh chứng hoàn hảo cho thẩm mỹ Trung Hoa về “thấy cái vĩ
đại trong cái bé nhỏ”. Được nhà sử học Mỹ thuật Michael Sullivan tôn
vinh, những bức tranh cỡ nhỏ của Fu Baoshi mang một “góc nhìn r
ộng,
làn không khí bí ẩn, xúc cảm thơ, không nhầm lẫn với bất kỳ một nghệ
sĩ Trung Quốc nào khác”.
Bằng ngôn ngữ truyền thống là chủ đề cho hầu hết những cái quạt vẽ
sơn này, giống như nhìn ngắm một thác nước và lắng nghe âm thanh
của thiên nhiên, gợi nên tư tưởng của những nhà văn về con người
trong mối cân bằng với thiên nhiên. Tuy thế, trước năm 1949, t


ại Trung
Quốc, trước khi những chiếc quạt này được tạo ra, chủ đề vẽ trên
những cái quạt này có vẻ nằm ngoài cuộc sống đương đại, và bị coi là
đi ngược lại quan điểm nghệ thuật của Đảng Cộng sản. Là một họa sĩ,
một giáo viên kiêm một nhà sử học nghệ thuật, và ông cũng công khai
về lòng trung thành của mình với Hội họa Trung Hoa truyền thống.
Nhưng Fu cũng phải có những thay đổi cần thiết để trong tranh ông,
phong cảnh phải mang hơi hướng yêu nước, cũng như con người phải
thể hiện tinh thần cách mạng.
Giá trị của bộ tranh là ở những dòng lạc khoản đề bên góc tranh cho
biết rằng những tác phẩm được thực hiện dành t
ặng cho vợ ông, Shihui,
và con gái lớn Yishan. Hai người không chỉ là hi
ện thân cho những xúc
cảm nội tâm, mà còn bộc lộ sự phản ứng sâu sắc trong tâm hồn con
người suốt giai đoạn chuyển đổi cách mạng.
Bức chân dung tự họa đội mũ của Beckmann và biểu tượng của tranh
in.
Max Beckmann (Đức, 1884-1950) đã từng vẽ hơn 80 bức chân dung tự
họa đủ mọi chất liệu trong suốt sự nghiệp của mình. Bức Self-portrait
with Bowler Hat (Chân dung tự họa đội mũ quả dưa) là một trong
những bức tranh in quan trọng nhất của ông, và cũng là một ví dụ điển
hình cho nghệ thuật tranh in hiện đại.
Là một trong những họa sĩ đứng đầu Đức thế kỷ 20, Beckmann nổi
tiếng bởi những tác phẩm ẩn dụ khó hiểu thể hiện sự khó khăn, gian
nan và sự đau khổ trong mỗi hoàn cảnh con người. Trải nghiệm đau
đớn trong Beckmann đã biến nghệ thuật của ông thành một cá nhân bất
mãn và bị tước bỏ quyền công dân giờ phản ứng lại với xã hội đổ nát ở
nước Đức sau chiến tranh.
Trong bức chân dung tự họa này (khắc ngòi khô, 1921), Beckmann đã

sử dụng ngòi khô như một lợi thế, xây dựng nên hình ảnh chân dung
bản thân với một nội tâm bí ẩn và bị dồn nén thể hiện bằng những nét
khắc mạnh bạo của cây bút khắc axit.
Khai thác vào chính đặc trưng độc đáo của kỹ thuật này, người nghệ sĩ
đã tạo ra một mặt phẳng với những khoảng tối và đường nét mạnh mẽ,
đậm màu. Những vệt khắc đánh bóng ngang dọc gợi lên khuôn mặt ba
chiều, củng cố hình bằng những mảng mực in đen. Trong tác phẩm n
ày,
Beckmann không thể hiện mình như một nghệ sĩ, mà giống một thị dân
giàu có đội chiếc mũ quả dưa, mặc áo vest, đeo cravat và hút thuốc lá.
Đằng sau khuôn mặt vật chất bộc lộ sự thành đạt và đáng kính che dấu
một sự thật về bạo lực và hỗn loạn của nước Đức. (AD)

×