Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SCHIRN KUNSTHALLE TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM TURNER-HUGO-MOREAUKHÁM PHÁ CHỦ NGHĨA TRỪ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.39 KB, 4 trang )

SCHIRN KUNSTHALLE
TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM
TURNER-HUGO-MOREAU-
KHÁM PHÁ CH
Ủ NGHĨA TRỪ
TƯỢNG
Khá lâu trước khi Chủ
nghĩa Trừu tư
ợng chính
thức được coi là một
hình thức nghệ thuật
tiên phong của thế kỷ
20, đã có những họa sĩ hội họa và đồ họa vẽ những hình thể không
nhận ra được. Điển hình như trong tác phẩm của họa sĩ tranh phong
cảnh J. M. William Turner (1775-1851), nhà thơ và cũng là người vẽ
đẹp Victor Hugo (1802-1885) và hoạ sĩ Biểu tượng người Pháp
Gustave Moreau (1826-1898). Cuộc triển lãm “Turner - Hugo -
Moreau” là sự thử nghiệm đầu tiên đưa ra sự so sánh giữa ba hoạ sĩ thế
kỷ 19 qua khoảng 130 tác phẩm màu nước, sơn dầu, tranh vẽ và ký họa.

Một vài trong số đó chưa h
ề công bố. Nguợc lại, các hoạ sĩ cũng tự giải
phóng mình với những quy tắc phối cảnh mà sau này trong thế kỷ 20,
nghệ thuật trừu tượng dựa vào đó để tạo ra điểm ảo. Và họ đưa ra lời
đánh giá lại: “Mối quan tâm căn bản ở đây không phải là “những tác
phẩm trừu tượng này đưa chúng ta đến đâu?” mà là “các tác phẩm đó
đã tiếp nối truyền thống nào?”. Và với mục đích trả lời cho câu hỏi n
ày,
triển lãm đã tiến xa hơn công việc đơn thuần giới thiệu về sự nghiệp và
tác phẩm của ba hoạ sĩ này. Các tác phẩm, album, sách hiếm và đồ
nghệ thuật, triển lãm còn hướng sự chú ý đến hai hình th


ức căn bản ban
đầu của trừu tượng từ thế kỷ 18. Một bên là “những vết màu” - “những
bức hoạ” vô tình được tạo ra theo hình thức trừu tượng. Một bên là hi
ệu
quả mỹ cảm, tức là ý nghĩa của bức tranh tác động lên người xem như
thế nào.
Triển lãm được thực hiện nhờ sự trợ giúp của Lazard & Co. GmbH và
Hiệp hội những người bạn của Schirn Kunsthalle, cùng sự tài trợ của
Mercure Hotel & Residenz Frankfurt Messe, thành phố Novotel
Frankfurt và Georg und Franziska Speyer’sche Hochschulstiftung.
Max Hollein, giám đốc Schirn Kunsthalle Frankfurt phát bi
ểu: “Turner,
Hugo và Moreau đã khám phá ra đặc tính và tiềm khả năng của những
đường nét, vệt và màu sắc và tìm thấy niềm yêu thích sâu sắc với
những hình tượng phi hình thể. Họ coi những những bức hoạ và tranh
vẽ này là những thử nghiệm, việc làm lúc nhàn rỗi, hay là những bức
phác thảo nghiên cứu. Ngoài ra, giống như m
ột quy luật, những bức vẽ,
tranh màu nước và tranh phác thảo sơn dầu ở đây từ đầu đã không có
chủ định được đem ra trưng bày, giờ cùng đặt cạnh nhau trong triển
lãm này, có tác dụng như một cách đánh giá lại nghệ thuật trừu tượng
của thế kỷ 20”.
Raphael Rosenberrg, curator của triển lãm thì phát biểu: “Cuộc triển
lãm rõ ràng chứng minh rằng những bức vẽ phi hình thể đã từng xuất
hiện rộng rãi khá lâu trước năm 1900 nhưng không được coi là m
ột “tác
phẩm nghệ thuật” thực sự.
Thời điểm khoảng năm 1911-1912 đánh dấu triển lãm đầu tiên của
nhóm Kỵ sĩ xanh tại Munich, bên cạnh cuộc triển lãm Hội họa trừu
tượng đầu tiên của Kupka tại Salon D’Automne và ấn phẩm Về tâm

linh trong ngh
ệ thuật của Kadinsky. Tác dụng của những việc đó không
phải là chỉ ra sự hình thành một hình thức hội họa mới, mà chính là
hành động đưa tranh trừu tượng lên một tầm cao mới của tác phẩm
nghệ thuật và đưa nó ra với công chúng”.
Từ khoảng 1911 trở đi, trong hoàn cảnh một niềm khao khát về một kỷ
nguyên mới và tốt đẹp hơn đã lan rộng, nhiều nghệ sĩ đã chuyển qua
phong cách trừu tượng như một phương thức làm mới nghệ thuật ngay
trên nền tảng của chính nó. Tranh trừu tượng không phải xuất phát từ
vô định, nhưng thực sự đã tồn tại khá lâu trước khi bước sang thế kỷ
mới, cả trong những thử nghiệm nghệ thuật lẫn trong lý thuyết nghiên
cứu. Điều này được chứng minh rõ ràng trong nhiều tác phẩm của
Turner, Hugo và Moreau. Trong di sản của cả ba họa sĩ này có đến
hàng trăm những bức vẽ, tranh màu nước, thậm chí là sơn dầu vẽ
những hình ảnh phi hình thể. Và đây là lần đầu tiên, một số bức trong
số đó được trưng bày cùng nhau trong triển lãm này. Triển lãm cũng
giới thiệu thêm vài tác phẩm có khuynh hướng trừu tượng của một số
họa sĩ và nhà văn thế kỷ 19 khác. (theo AD)

×