Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THIÊN ĐƯỜNG HAY ĐỊA NGỤC:TRANH VẼ VỀ PHẬT GIÁO TRUNG HOA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.84 KB, 4 trang )

THIÊN ĐƯỜNG HAY ĐỊA
NGỤC:TRANH VẼ VỀ PHẬT
GIÁO TRUNG HOA
“Cuộc triển lãm này tập trung vào hai chủ đề cơ bản liên quan đến Phật
giáo và Lão giáo, hai tín ngưỡng quan trọng nhất trong đất nước Trung
Hoa: cuộc sống sau cái chết và đạt đến sự cứu rỗi tâm linh nhờ sự chỉ
dẫn của những vị thần thánh”, Tiến sĩ Ka Bo Tsang nói. Ông là trợ lý
quản lý Tranh vẽ & Vải dệt Trung Hoa tại khu vực Văn hoá thế giới
của Bảo tàng Hoàng gia Otario. Theo những quan niệm về cuộc sống
bên kia thế giới này, triển lãm Heaven or Hell trưng bày một số bức vẽ
sinh động miêu tả những vị thần thánh mà Phật giáo và Lão giáo tôn
thờ.
Thiên đường hay địa ngục: Tranh vẽ về Phật giáo Trung Hoa. Bảo tàng
Hoàng gia Ontario tiếp tục tiến hành cuộc triển lãm luân phiên diễn ra
tại Gallery Herman Herzog Levy mang tên Heaven or Hell: Images of
Chinese Buddhist (Thiên đường hay địa ngục: Phật giáo Trung Hoa) v
à
Daoist Deities and Immortals (Những vị thánh đạo Lão và sự bất tử),
diễn ra từ ngày Thứ bảy 25/11/2006 đến tháng 5/2007.
Trưng bày hơn 20 bức họa và tranh in tôn giáo Trung Hoa thuộc bộ s
ưu
tập của Bảo tàng Hoàng gia Otario từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20, có
những bức chưa từng được ra mắt công chúng. Heaven or Hell mô tả
quan niệm tôn giáo Trung Hoa về thời gian hiện đang thịnh hành đất
nước này. Một vài bức vẽ về quan niệm Phật giáo và Lão giáo về thiên
đường và địa ngục. Một số khác là hình
ảnh những vị thần thánh để các
tín đồ hướng đến tìm kiếm sự chỉ dẫn tâm linh.
Suốt thời kỳ này trong lịch sử tôn giáo Trung Hoa, những lý lẽ Lão
giáo cũng như truyền thống về căn nguyên và sự trừng phạt đã hoà
nhập với quan niệm về nghiệp chướng của Phật giáo, hành động của


con người dẫn đến một loạt những nguyên nhân-hậu quả khác. Loài
người được ban thưởng hay trừng phạt do trời phán xét theo đạo đức
sống ở đời. Người tốt được phù hộ, kẻ ác (và con cháu) sẽ chỉ nhận lấy
tai họa và bất hạnh.
Thưởng và phạt được nhắc đến trong quan niệm Lão giáo từ truyền đại
Đông Hán (năm 25 trước CN - 220 sau CN), khi nó trở thành tín
ngưỡng hữu hiệu. Và qua thời gian, các tín đồ cũng đóng góp cho quan
niệm về thiên đường, địa ngục và Tịnh độ tông.
“Cuộc triển lãm này tập trung vào hai chủ đề cơ bản liên quan đến Phật
giáo và Lão giáo, hai tín ngưỡng quan trọng nhất trong đất nước Trung
Hoa: cuộc sống sau cái chết và đạt đến sự cứu rỗi tâm linh nhờ sự chỉ
dẫn của những vị thần thánh”, Tiến sĩ Ka Bo Tsang nói. Ông là trợ lý
quản lý Tranh vẽ & Vải dệt Trung Hoa tại khu vực Văn hoá thế giới
của Bảo tàng Hoàng gia Otario. Theo những quan niệm về cuộc sống
bên kia thế giới này, triển lãm Heaven or Hell trưng bày một số bức vẽ
sinh động miêu tả những vị thần thánh mà Phật giáo và Lão giáo tôn
thờ.
Đặc biệt trong cuộc triển lãm này là hai b
ức tranh cuốn lớn: một bức vẽ
những hòn đảo linh thiêng thời nhà Nguyên (cuối thế kỷ 13-đầu thế kỷ
14), người ta nghĩ những vị thánh đạo Lão sống ở đó. Bức kia vẽ là b
ản
sao gần đây mà Han Heyi sao chép lại bức tranh hiếm có của Wu
Zongyuan, một hoạ sĩ đời Tống, Eighty-seven Immortals (87 vị thánh
bất tử), vẽ các vị thánh, vị thần bất tử, tiên nữ chơi nhạc trong một đám
rước, và những người đi theo thể hiện lòng tôn kính của mình đến sức
mạnh tối cao.
Cũng xuất hiện trong cuộc triển lãm là bức tranh in khắc gỗ của Lei
Yanmei vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát, là tác phẩm lâu đời nhất tính lùi trở
về thời kỳ Năm triều đại (năm 947 sau CN). Tranh vẽ và tranh in tôn

giáo phục vụ cho nhiều mục đích. Tuỳ thuộc vào chủ đề, có thể nó là
công cụ giáo dục, suy ngẫm, hay cũng có thể là một cách nâng cao giá
trị tinh thần. Các chức năng này vẫn đúng cho đến ngày nay. Hơn nữa,
chúng còn được đánh giá cao với giá trị nghệ thuật .
Hầu hết các tác phẩm trong triển lãm do George Crofts sưu tầm cho
bảo tàng trong những năm 1920. Triển lãm cũng được Quỹ phát triển
của Bảo tàng Hoàng gia tài trợ.(AD)
HỒNG NGỌC

×