Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BUÔN MA THUỘT - "MIỀN ĐẤT HỨA" CỦA HOẠ SĨ LÊ VẤN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.75 KB, 5 trang )

BUÔN MA THUỘT - "MIỀN ĐẤT
HỨA" CỦA HOẠ SĨ LÊ VẤN







Tôi biết Lê Vấn từ khi còn ngồi trên ghế Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Huế tiền thân của Trường Đại học nghệ thuật Huế cách nay hơn 30
năm. Sau này chúng tôi còn gặp nhau trong các triển lãm và nh
ững năm
kỷ niệm thành lập trường Mỹ thuật Huế. Âu cũng là cái duyên …
Lê Vấn sinh trưởng ở quê hương Duy Xuyên, Quảng Nam. Lập nghiệp
thành danh họa sĩ trên quê hương thứ hai Đắc Lắc. Nói rộng ra là trên
cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên gian lao mà anh dũng.
Đến với Đắc Lắc không thể không tìm đến Lê Vấn để được sống vui,
sống khỏe và sống có ích với văn hóa Buôn Mê Thuột và mỹ thuật Đắc

Rừng chiều-Lụa,2008,60x85cm
Lắc. Dù muốn hay không anh đã trở thành một “Họa sĩ quen biết của
Đắc Lắc”. Anh sống chân tình cởi mở với mọi người, có sức thuyết
phục đồng nghiệp nhất là các họa sĩ trẻ qua các tác phẩm được giải
thưởng triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật khu vực và
giải thưởng hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam…
Năm 2010 tôi có đến thăm gia đình anh, một ngôi nhà cao tầng trên m
ặt
tiền của một đường phố. Dưới nhà là cửa hàng thời trang của vợ - trên
gác 2,3 là xưởng vẽ của chồng. Trên tường treo đầy tranh, dưới sàn b
ầy


la liệt tác phẩm phác thảo. Hai vợ chồng cùng nghề làm đẹp cho đời.
Câu thành ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn?” thật
đúng về tổ ấm của Lê Vấn. Tốt nghiệp Đại học mỹ thuật anh sẵn sàng
lên Cao nguyên công tác tại Sở Văn hóa Đắc Lắc và tham gia gi
ảng dạy
ở trường Văn hóa nghệ thuật của tỉnh Thế rồi sớm trở thành một họa
sĩ tự do dành toàn bộ thời gian cho niềm đam mê mỹ thuật. Âu cũng là
cái nghiệp của một họa sĩ đích thực.
Cũng như nhiều họa sĩ cùng thế hệ. Trong sáng tác, Lê Vấn sử dụng
nhiều chất liệu: lụa, sơn dầu, acrylic, tổng hợp,… làm cả tranh khắc và
thiết kế trang trí mỹ thuật … tất cả đều in đậm dấu ấn Buôn mê thuột
Song anh được biết đến là một họa sĩ vẽ lụa đã nhận được nhiều giải
thưởng trong các triển lãm mĩ thuật có tính toàn quốc.
Vẽ lụa là phải khoe cho được nền lụa đã trở thành tên tranh – tranh lụa.
Tranh lụa của Lê Vấn biết phát huy vẻ đẹp đặc thù óng ả, nhung mịn
giầu chất thơ của chất liệu lụa và am hiểu ngôn ngữ tinh thông kỹ thuật
nhuộm mầu sao khoe cho được “Thớ dọc ganh ngang” của nền lụa.
Hầu hết cảm hứng sáng tạo của Lê Vấn đều khơi nguồn từ không gian
văn hóa lễ hội Tây Nguyên, tiêu biểu là Không gian văn hóa lễ hội
Cồng Chiêng. Nổi bật hai sắc mầu đỏ đen trên trang phục trai gái. Đó
cũng là hai sắc màu tượng trưng cho vùng đất Tây Nguyên. Theo triết
lý nhân sinh của Tây Nguyên “ đỏ là trời đen là đất” khác với ngũ sắc
phương Đông “đỏ là lửa đen là nước”, như nhảy múa cùng vũ điệu
cồng chiêng tạo nên được nhịp điệu tạo hình gây được ấn tượng mạnh.
ở Không gian văn hóa lễ hội Đâm Trâu với biểu tượng “ cây nêu th
ần”,
một sinh hoạt văn hóa dân gian mong muốn cuộc sống ấm no hạnh
phúc, mừng được mùa mừng nhà Rông, còn gọi là lễ hội “Sarơpu” – “
Ăn trâu” với các hình tượng nổi bật. Các chàng trai kh
ỏe mạnh đầu chít

khăn đỏ mình mặc áo lễ “Bcan” có thêu hoa văn sặc sỡ đợi lệnh phóng
lao vào con trâu. Các cô gái đầu chít khăn có mầu sắc tựa sắc mầu hoa
lan rừng cùng nhẩy múa theo tiếng cồng chiêng trước cửa nhà Rông.
Và có cả Không gian văn hóa lễ hội BỏMả mà nhờ tục bỏ mả chúng ta
mới có được nền điêu khắc dân gian đặc sắc, tượng nhà mồ gắn với
không gian nhà mồ. Tất cả, được cả gắn với nét tinh hoa văn hóa l
ễ hội
Tây Nguyên. Cụ thể hơn đó là các môtíp, văn hóa tạo hình, không gian
đặc sắc kiến trúc nhà Rông, nhà mồ, tượng nhà mồ cùng hai mầu đỏ -
đen và mô típ trang trí trên trang phục đồ dùng trong lễ hội và sinh
hoạt như thổi hồn trong tác phẩm của Lê Vấn. Tất nhiên để đạt được
điều đó còn đòi hỏi một chút tài năng nữa. Nếu không khó có thể vươn
tới cái đẹp trong nghệ thuật.
Lê Vấn rất biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật lụa của các thế hệ đi trước
bằng các đường đi mảng; các mảng lại chia cắt nhau thành đường và
điểm thêm nét. Nhưng Lê Vấn vẫn dùng mảng kết hợp với nét, có khác
chăng hệ thống nét thường là yếu tố tạo hình nổi trội. Anh hay sử dụng
hệ thống nét đen công tua làm ta liên tưởng đến hệ thống nét đen công
tua của tranh dân gian Đông Hồ. Một nét tinh hoa được ví như nhịp
trống chèo trong đêm diễn. Diễn chèo mà không có tiếng trống cầm
trịch thì lỡ nhịp. Diễn hình diễn mầu mà không có hệ thông nét đen
cầm trịch thì khó tạo nên nhịp điệu của mầu và hình. Khi là hệ thống
nét nhấn nét buông ta liên tưởng đến nét tinh hóa đến tranh dân gian
hàng trống. Có điều tranh lụa của anh không chỉ là nét đen mà còn đa
mầu, vừa truyền thống vừa hiện đại như trong các tác phẩm: Buôn Ma
thuột năm em lên 10 tuổi, Rừng chiều, Đàn voi chiến thắng…đư
ợc diễn
tả trong một không gian gần như thật hay thuận mắt. Còn Đàn chim
Thiên Di Trắc trở Tây Nguyên Xứ sở lạ lùng Trường Sơn đất Việt lại
mở rộng không gian bằng cách chia ô để diễn tả nhiều nội dung của

một chủ đề mà Lê Vấn còn ưa dùng hai sắc mầu đỏ đen còn được coi l
à
biểu tượng của Cao nguyên đất đỏ trong các tác phẩm: Đất Đỏ, Mùa
Xuân Tây Nguyên, Nước non lạ lùng, Cơn mưa đang đến… Một quan
niệm tạo hình của Lê Vấn : Nghệ thuật luôn như một quan niệm, các
quan niệm khác nhau dẫn đến cách tiếp cận hiện thực xử lý nghệ thuật
khác nhau .
Lê Vấn đã bước qua cái tuổi “Tứ thập bất họa” sắp bước sang cái tuổi
“Ngũ thập tri thiên mệnh” có nghĩa là đã chín cả tuổi đời lẫn tuổi nghề.
Anh vẫn còn nhiều ấp ủ về nghệ thuật, vẫn miệt mài lao động sáng tạo
nghệ thuật. Với vốn sống, vốn hiểu biết và vốn nghệ thuật về Buôn Ma
thuột, anh vẫn đang lãng du cùng cao nguyên hùng vĩ và thơ mộng.
Định hình, định vị một Phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng,
giầu các yếu tố tạo hình, phẩm chất nghệ thuật: Hiện thực, Siêu thực,
ấn tượng, Lập thể , Biểu hiện Trừu tượng … truyền thống và hiện đại
đậm bản sắc tạo hình cao nguyên đất đỏ Tây nguyên, nhưng lại thuộc
kênh tạo hình của Chủ nghĩa hiện đại là thế giới cảm quan của Lê Vấn.

Hy vọng Lê Vấn sẽ có nhiều tác phẩm đẹp như chính cuộc đời vậy.
Như lời dậy của danh họa Tô Ngọc Vân: Tranh đẹp phải có “Xúc cảm
mạnh” một cảm xúc mạnh tươi nguyên sẽ thổi hồn cho tác phẩm đẹp
đem lại “Niềm vui lớn” như cách nói của C.Mác về nghệ thuật cho
mình và cho đời. Đó là quy luật muôn đời của nghệ thuật.

LÊ QUỐC BẢO

×