CHẤT NHÂN VĂN TRONG
TÁC PHẨM CỦA ĐINH RÚ
ĐINH RÚ-Chân dung-Gỗ
Những ai đã từng đọc 12 gương mặt của hoạ sĩ Nam bộ đều biết đến
một nét riêng trong tính cách của nhà điêu khắc Đinh Rú với sự dí dỏm
trong nói năng, khả năng đối phó nhanh nhạy trong mọi tình huống và
tính cách bộc trực đến hầu như khó có thể kìm chế được nóng giận.
Gặp anh trong những ngày tháng sau khi thoát lưỡi hái của tử thần với
chuyến mổ sọ não cấp cứu vì tăng huyết áp. Người đàn ông trĩu nặng
vai gánh vác gia đình trong tuổi “Thất thập cổ lai hy” đã trầm tĩnh hơn
rất nhiều và điềm tĩnh kể lại những câu chuyện đã x
ảy ra trong cuộc đời
anh, trong đó có những chi tiết mà khi anh h
ỏi, bản thân tôi cũng không
còn nhớ được - dù hình như tôi đã loáng thoáng có nghe vì ngày đó
cùng sinh hoạt chung với anh dưới một mái trường.
Khi nói về mình - điêu khắc gia Đinh Rú thường cười buồn mà cho
rằng mình lanh lợi bởi sinh ra đã chịu lắm thiệt thòi, không được may
mắn như nhiều anh em khác. Điều này có lẽ hoàn toàn đúng - bởi anh
chào đời ngày 10/10/1937 tại một vùng quê nghèo ở xã Phước Sơn,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Lên 10 tuổi thì mồ côi
cả cha lẫn mẹ, buộc anh phải một mình bỏ xứ ra đi tha phương cầu
thực. Nói về những ngày tháng thơ dại, điều duy nhất được anh nhắc
tới là đã từng theo học tới lớp ba với một ông giáo làng và học cụ l
à bút
lá tre, chấm nước khoai mỡ làm mực để viết nên con chữ. Những ngày
tháng sau đó là ra Huế chăn bò cho người ta, đến năm 12 tuổi chính
thức thoát ly đi làm giao liên cho bộ đội giải phóng ở Nam Trung bộ
(Phú Yên), và đến năm 1954 tập kết ra Bắc trong Trung đoàn 120 đóng
binh tại Nghệ An.
Về Hà Nội học trường Chu Văn An khoảng 6 tháng thì năm sau anh
chuyển vào trường Dân tộc học. Tại đây trong lần gặp thầy Đinh Trọng
Khang đi vẽ người dân tộc ở đó, anh theo thầy luôn. Đến cuối năm
1958 anh thi đỗ vào hệ Trung cấp 3 năm tại Trư
ờng Mỹ thuật Việt Nam
rồi sau đó học tiếp lên hệ Cao đẳng ở Khoa Điêu khắc và làm bài thi
năm 1968 với tác phẩm 5000m vải cho miền Nam. Kể về những ngày
tháng này, không một chút ngượng ngùng anh cười cư
ời cho biết những
tháng đầu tiên anh đã phải đi lấy lại quần áo từ những tiệm giặt để giặt
thuê (cứ 20 bộ được 8 hào) để kiếm thêm tiền ăn học. Mãi cho đến khi
tốt nghiệp trung cấp xong anh mới chuyển sang hoạt động vẽ trang trí
cho những tiệm ăn, lân la ra cả phía ngoại thành Hà Nội. Tốt nghiệp
năm 1968 anh làm tiếp tác phẩm Hũ gạo kháng chiến rất được nhiều
người biết đến, rồi thừa thắng xông lên liên tục làm các phác thảo (sẽ
hoàn thành khi trở về miền Nam) như Uống rượu cần (1969 - 1980),
Dệt khố (1973 - 1980) hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, anh trở thành giảng viên của
Trường Đại học Mỹ thuật TP/HCM trong một khoảng thời gian ngắn
(1978 - 1989) để rồi sau đó xin nghỉ hưu - lui về hoạt động như một
nhà sáng tác chuyên nghiệp với một sức sáng tạo mãnh liệt và một khả
năng tư duy độc đáo, nổi bật lên trong những thập niên 90 như là một
hiện tượng đặc biệt đối với chuyên ngành điêu khắc lúc bấy giờ.
Có một điều mà chắc chắn ai cũng phải thừa nhận là: được đào tạo như
nhau những tri thức hàn lâm khoa học Châu Âu, những hình tượng mà
điêu khắc gia Đinh Rú sản sinh ra không chỉ là những công thức chung
như mọi người đã được trang bị mà đã được biến hoá để trở thành
những hiện hữu bất ngờ. Tượng của anh dù tạc về người kinh hay dân
tộc thiểu số, dù chứa đựng nội dung chiến tranh hay hoà bình, dù kích
cỡ to lớn hay nhỏ bé tất cả đều thấm đẫm những ý tưởng mới lạ,
nhưng rõ ràng những ý tưởng đó không phải xuất phát từ văn học
mà là
ý tưởng tạo hình, thậm chí có cả những ý tưởng mà chỉ có thể là do
chính Đinh Rú nghĩ ra. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường - anh đã ý
thức được là một tác phẩm mỹ thuật cần phải được xây dựng trên cơ sở
gạt ra ngoài sự câu nệ bài bản để không sản sinh những tác phẩm giống
nhau, bớt chất ứng dụng giải phẫu để đừng thấy sự lặp đi lặp lại, hạn
chế văn học để giảm đi tính kể lể và cố gắng đưa được âm nhạc vào để
làm sao cho tất cả chỉ còn là tạo hình. Và anh quyết tâm đi theo hướng
của chính mình đã vạch ra, để những sáng tác của anh cho đến ngày
hôm nay chỉ cần nhìn vào người ta nhận ngay ra những nét này không
thể là của một ai khác mà chắc chắn phải là của Đinh Rú.
Hãy xem lại trong Niềm vui chiến thắng tạc hình tượng 2 phụ nữ gặp
lại nhau sau ngày đất nước giành độc lập. Khi đối mặt trong tư thế cả
hai cùng rảo bước nhanh tới, cô gái có dáng vóc nhỏ nhắn vẫn còn mặc
nguyên y phục giải phóng quân đã bộc lộ nỗi mừng bằng cách bấu vào
hai cánh tay người phụ nữ kia để đu người lên. Không ai chú ý phân
tích cái sai của cấu trúc tư thế tượng mà chỉ thấy cái hồn hậu duyên
dáng và sẵn sàng hoà vào n
ỗi vui chung của hai nhân vật đang khắc hoạ
niềm vui chung của toàn dân tộc. Hoặc Mưa để nghe được tiếng tí tách
của những giọt nước đều đều rơi trên manh vải che mà người mẹ đang
cố gắng trùm kín cho con khi phải di chuyển dưới bầu trời đang trút
nước.
Cho tôi xem những mẫu phác thảo tượng cũ và những tìm tòi bố cục
mới bằng bút bi trên giấy, anh cho biết từ khi làm tượng đến giờ anh
không bao giờ tự trói mình trong phác thảo đất, mà chỉ thử phác nên ý
tường thành hai mặt trên giấy cho tới khi hài lòng thì mới l
àm luôn trên
gỗ. Tâm sự về những sáng tác của mình – anh cũng cho biết là mình
không bao giờ đặt nặng vấn đề nội dung khi bắt tay vào làm một tác
phẩm và khi thi công cũng chưa bao giờ nghĩ tới việc đưa nó đạt tới
đỉnh cao hay đến đích nào đó, mà chỉ làm việc dựa trên sự yêu thích và
cứ đục cho đến khi bản thân mình thấy vừa ý thì mới ngừng tay. Tuy
nhiên điều quan trọng là người xem luôn luôn nhìn th
ấy ở các tác phẩm
của Đinh Rú những biểu hiện nội tâm rất sinh động: toàn bộ các pho
tượng dù chứa đựng đề tài gì đ
ều chan chứa những nỗi đau, nỗi dằn vặt,
niềm tin ngây thơ và trong sáng bộc phát từ một tâm hồn phóng
khoáng. Nếu trong Người đàn bà bất hạnh (Giải Khuyến khích - Triển
lãm 10 năm Điêu khắc Toàn quốc 1983 - 1993 của Bộ Văn hoá Thông
tin) hình ảnh người đàn bà gầy gò m
ặt mũi hom hem trong manh áo sờn
và chiếc váy ngắn với chiếc bị nhỏ đeo trước ngực đang đứng giơ hai
tay xin người qua đường bố thí đã khiến người xem phải chạnh lòng
suy nghĩ về thân phận một con người trước dáng diệu vô cùng nhẫn
nhục ấy thì ở tác phẩm Màu da cam, nỗi đau sau cuộc chiến (Giải Ba -
Triển lãm 10 năm Điêu khắc Toàn quốc 1993 - 2003 của Bộ Văn hoá
Thông tin) hình ảnh người đàn bà đang che mặt khóc trong khi đứa bé
không còn sức sống, toàn thân mềm oặt thả dài xuống người mẹ lại gợi
lên trong người xem một niềm đau xót trước nghịch cảnh của chiến
tranh. Hai bà mẹ với hai nỗi đau: một mất con trong chiến tranh và một
đói kém trong thời bình, bà mẹ nào ra bà mẹ đó và nỗi đau nào ra nỗi
đau đó - dù do chính cùng một người sáng tác và chắc chắn l
à nó không
được phép lặp lại hình tượng các bà mẹ mà những người đi trước đã
từng tạo dựng.
Nếu ở tượng tròn nhịp điệu đã khiến tác phẩm của Đinh Rú th
êm duyên
dáng và giàu chất trang trí hơn - thì ở mảng phù điêu, ngoài việc tạo
dựng một không gian đầy chất núi rừng, sự kỳ lạ, bí ẩn, sôi nổi từ
những nhịp điệu do anh gieo rắc đã càng khiến tác phẩm thêm muôn
phần sinh động. Hãy xem Vòng tay lớn, vòng tay nhỏ (Giải Tặng
Thưởng - Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI của Hội Mỹ thuật Việt Nam
- Năm 1999) hai vòng tròn lớn từ hai cánh tay bà mẹ giơ lên đỡ đứa bé
con ngồi trên vai đã lập tức liên kết ngay với hai vòng tròn nhỏ từ hai
tay đứa bé giơ lên đỡ lấy con búp bê ngồi trên vai mình. Tất cả tạo nên
một chuỗi liên hoàn rất đẹp và bộc lộ chất nhân văn sâu sắc, trong đó
có cả tình mẫu tử và tình người mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy
trong cuộc sống hàng ngày. Rồi một loạt lễ hội Tây Nguyên với các
buổi biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng cũng được khắc hoạ - trong đó
phù điêu Múa trống với không gian được chia thành hai phần - phần
dưới là những thanh niên đang trong tư thế quỳ trên mặt đất người bẻ
cong trong dáng điệu nhìn nghiêng tạo hình nửa vòng tròn, tay vỗ vào
chiếc trống đang ôm gọn trước bụng. Còn phần trên là ba thiếu nữ đư
ợc
nhìn trực diện, hai tay dang rộng tạo thành những vòng tròn,
đang trong
một vũ điệu mạnh mẽ với đà dứt cuối cùng là hai bàn tay m
ềm mại uốn
cong trước bụng. Tác phẩm vừa cho người xem thấy được cả chất h
ùng
dũng, khoẻ khoắn của các vũ công trong khúc nhạc của núi rừng với
những bờ vai ngang và bộ ngực tròn xoe, vừa cho thấy được không khí
sôi nổi của buổi diễn qua những nhịp điệu từ nửa đến nguy
ên vòng tròn
rải rác khắp mặt phù điêu, tất cả cùng quyện vào nhau và cùng tạo nhịp
chạy xuyên suốt tác phẩm. Trong khi Đàn ống Tramput lại tạo hình ba
thiếu nữ Tây Nguyên đang đánh đàn ống - trong đó hai cô ngồi trong
cùng một tư thế nhìn nghiêng,người bẻ cong tới phía phải trước để vỗ
vào đầu ống còn thiếu nữ thứ ba lại được nhìn trực diện, đầu nghiêng
sang hướng trái ngược lại, đang làm nhiệm vụ nâng đàn cho các bạn
đánh. Một dàn nhạc đầy chất dân tộc, duyên dáng với những đường
cong và thẳng tạo nhịp điệu dìu dặt như những nốt nhạc êm đềm, ngân
nga trong tâm trí người xem.
Sáng tác đều đặn, nhận giải thưởng liên tục, tham gia hầu hết các trại
điêu khắc cấp quốc gia, cáp tỉnh và thành phố tổ chức hàng năm, lao
động không ngưng nghỉ để ngày càng hoàn thiện thêm các đề tài đang
theo đuổi Người đi đường khó ai có thể đoán được rằng người đàn
ông gầy gò, nước da sậm đen, áo quần nhạt màu đơn giản vừa đi ngang
qua mình là một điêu khắc gia nổi tiếng với nhiều tác phẩm đang hiện
diện khắp các bảo tàng trong và ngoài nước cũng như rải rác trong bộ
sưu tập thuộc sở hữu nhiều cá nhân và đã từng đạt nhiều giải thường
hàng năm trong đó có cả giải thưởng lớn là Giải thưởng Nhà nư
ớc Năm
2001.
Chống chọi với bệnh tật ở tuổi đời không còn được nhiều ưu đãi của
tạo hóa nữa, cộng thêm gánh nặng gia đình đè nặng trên vai, nhưng h
ầu
như anh vẫn chưa phút nào chịu bó tay đầu hàng với số phận mà cứ li
ên
tục phác thảo thêm các mẫu tượng tròn và phù điêu, trong đó Múa qu
ạt,
Múa cồng, Múa trống, Múa chiêng của các dân tộc (đặc biệt là nét
duyên dáng của dân tộc Tây Nguyên) được anh tích cực khai thác với
tất cả sở trường của mình. Và một lần nữa bản chất dí dỏm, tinh nghịch
của anh lại bộc lộ một cách hết sức độc đáo trong câu chuyện ngộ
nghĩnh anh kể cho tôi nghe lần này:
“Khi cầm giấy của Thiếu tướng Lê Quang Hoà về Hà Nội để vào học
phổ thông, tôi đến số 51 Trần Hưng Đạo thì gặp hoạ sĩ Mai Văn Hiến
lúc đó đang thả bộ trong sân. Khi tôi hỏi ông đây có phải là Hội Mỹ
thuật không, tôi thấy ông chăm chú nhìn mình rồi hỏi tôi cần gì. Cho
đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ là tôi đã hùng dũng trả lời với giọng
chắc nịch rằng tôi muốn vào Hội Mỹ thuật Việt Nam. Và khi ông hỏi
tôi rằng tôi đã từng học ở đâu chưa, thì tôi cũng bình thản trả lời với
ông rằng tôi chưa từng học ở đâu hết. Và anh kết luận - ch
ắc hẳn lúc đó
ông già chưa từng thấy trên đời có một cái gì kinh khủng hơn”.
Và với tôi - khi nghe câu chuyện anh kể tôi cũng cười ra nước mắt, bởi
chính tôi cũng chưa thể tưởng tượng được hình ảnh một thanh niên trẻ
măng lúc bấy giờ còn chưa thông thạo trước cảnh phố phường thủ đô
và đặc biệt là chưa hiểu tí gì v
ề nghệ thuật lại mạnh dạn khẳng định với
lãnh đạo ngành rằng mình đến đây là vì muốn vào Hội.
NGUYỄN KIM LOAN