Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.33 KB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
…………………….





HÀ THỊ TUYẾT



CÂU CÓ HÌNH THỨC NGHI VẤN TRONG
TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC








Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
…………………….




HÀ THỊ TUYẾT




CÂU CÓ HÌNH THỨC NGHI VẤN TRONG
TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN




Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60. 22. 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Vân



Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Theo ngữ pháp học truyền thống, câu có hình thức nghi vấn là một trong
bốn kiểu câu được phân loại theo mục đích: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu
cầu khiến và câu cảm thán (câu cảm). Đây là kiểu câu được dùng thường
xuyên trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương.
1.2. Dưới ánh sáng của ngữ dụng học, kiểu câu có hình thức nghi vấn không
chỉ được dùng để hỏi (tức hành vi ngôn ngữ trực tiếp) mà còn được dùng với
nhiều mục đích khác như để chào, cầu khiến, bộc lộ thái độ,v.v (tức hành vi
ngôn ngữ gián tiếp). Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói
đến. Song, câu có hình thức nghi vấn có thể được dùng để thực hiện những
hành vi ngôn ngữ nào? Đến nay vẫn chưa có một số liệu cụ thể và cũng như
chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề này.
1.3. Nguyễn Công Hoan là một tác giả xuất sắc trong dòng văn học hiện thực
nước nhà. Ông bắt đầu cầm bút viết văn vào khoảng những năm 1920-1923 và
tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng những
năm 1929-1931 trở đi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, Nguyễn Công
Hoan đã chú ý lấy đề tài trong những chuyện đáng cười, đáng khinh, đáng ghét
và đáng thương trong xã hội lúc bấy giờ. Và trong cả quá trình sáng tác về sau
này, đó là loại đề tài hầu như duy nhất mà ông theo đuổi và ngày càng mở rộng
phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả và nội dung đả kích.
Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch ra tất cả những sự
thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát, chế độ thực dân phong
kiến. Song các tác phẩm của ông nổi tiếng và thu hút người đọc không phải chỉ vì

nội dung phản ánh hiện thực mà còn vì cái tài sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.
Có thể nói câu có hình thức nghi vấn được Nguyễn Công Hoan sử dụng
khá nhiều và đa dạng. Nó đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm
và phong cách của tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
1.4. Cũng như trong giao tiếp nói chung, trong văn của Nguyễn Công Hoan nói
riêng, câu có hình thức nghi vấn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.
Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan để nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm kiểu câu này về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn sử dụng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Về tình hình nghiên cứu hành vi hỏi và câu nghi vấn
Trong giao tiếp, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ rất phổ biến, một
thành tố tham gia thường xuyên vào cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác
động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hoá khác nhau mà câu nghi
vấn có thể thực hiện những chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa
dạng. Chính vì thế mà trong ngôn ngữ học cần chú ý nghiên cứu câu nghi vấn
và hành vi hỏi. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về câu nghi vấn và
hành vi hỏi đáng chú ý như sau:
1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, NXB Đại học quốc
gia HN, 2008;
2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn
không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, 1994;
3. Nguyễn Thị Lương, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc
biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, HN,1996;
4. Lê Đông, Ngữ nghĩa- Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS
khoa học Ngữ văn, HN, 1996;
5.Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng

Việt, Luận án TS Ngữ Văn, HN, 2002.
6. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính
danh, Luận án TS Ngữ văn, HN, 2004.
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, còn có thể kể đến một số bài
tạp chí, một số khoá luận tốt nghiệp Đại học như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn Ngữ số phụ, 1985;
- Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơho, Tạ Văn Thông trong Những
vấn đề ngôn ngữ phương Đông, Viện ngôn ngữ học, 1985;
- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn
nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hoà, ngôn ngữ số 1, 1993;
- Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng
của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994;
- Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn
ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo ngữ học trẻ, 1998;
- Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết
Mai trong Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, 2001, Viện
ngôn ngữ học;
- Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoá
luận tốt nghiệp, Khoa ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
2005
Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về hành vi hỏi và câu nghi vấn đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà nghiên
cứu chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu câu nghi vấn được dùng với mục đích
trực tiếp hoặc mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của hành vi hỏi trong khi câu
nghi vấn còn nhằm diễn đạt nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, việc nghiên
cứu về câu nghi vấn trong những tác phẩm văn học cụ thể chưa được chú ý
một cách đầy đủ.

2.2. Về tình hình nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hiện thực lớn, với một khối lượng
sáng tác đồ sộ, có một vị trí quan trọng trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện
đại. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, ông luôn được sự quan tâm, chú ý
của giới nghiên cứu, phê bình cũng như của nhiều thế hệ bạn đọc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có rất
nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan. Dưới đây là một số công
trình tiêu biểu:
1. Nguyễn An, Nguyễn Công Hoan (1903-1977), in trong Nhà văn của
các em , Nxb Văn học, HN, 1996;
2. Hoàng Hữu Các, Về việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công
Hoan trong nhà trường, in trong Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn,
NXB Hội nhà văn, HN, 1993;
3. Nguyễn Minh Châu, Nhà văn Nguyễn Công Hoan, Văn nghệ số 40, 1985;
4. Trương Chính, Đọc Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Tuần báo văn
nghệ số 48, 1985;
5. Phan Cự Đệ, Nguyễn Công Hoan - Trong Văn học Việt Nam 1930-
1945 (tập II), Nxb Giáo dục, HN, 1961;
6. Phan Cự Đệ, Nguyễn Công Hoan - Trong Nhà văn Việt Nam 1945-
1975 (tập II), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1983;
7. Lê Thị Đức Hạnh, Vấn đề nông dân và cuộc sống nông thôn trong
truyện của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, Tạp chí văn học số 6, 1970;
8. Lê Thị Đức Hạnh , Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng,
Tạp chí văn học số 6, 1971;
9. Lê Thị Đức Hạnh, Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan, Tạp chí văn học, 1975;
10. Hội nhà văn, Nguyễn Công Hoan, nhà văn (1903-1977), Nhà văn

Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, HN, 1997;
11. Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Công Hoan, Từ điển văn học (tập
II), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1984;
12. Hoàng Như Mai, Có nhiều tác giả Nguyễn Công Hoan trong một
Nguyễn Công Hoan, Lời nói đầu Bóng người qua, Nxb Văn nghệ, TPHCM, 1988;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
13. Nguyễn Đăng Mạnh, Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn
Công Hoan trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, HN, 1983
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tạp chí và khóa
luận tốt nghiệp nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan cùng với các tác phẩm của
ông. Có thể khẳng định lại một lần nữa rằng: Nguyễn Công Hoan là một nhà
văn lớn. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm văn học của ông đã
được giới nghiên cứu, phê bình văn học đặc biệt quan tâm song việc nghiên
cứu về câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thì chưa thực sự
được quan tâm.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu về câu nghi vấn cũng như về tác giả
Nguyễn Công Hoan đã và đang thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên
cứu. Những công trình nghiên cứu đã công bố về Nguyễn Công Hoan phần lớn
mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm các tác phẩm của ông hoặc phê bình một số
tác phẩm của tác giả. Có những công trình chỉ chọn một tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Công Hoan để tìm hiểu. Có thể nói, chưa có công trình nào nghiên
cứu về câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan một
cách toàn diện. Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của
Nguyễn Công Hoan để nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm kiểu câu này
về mặt lý thuyết cũng như thực tế sử dụng. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ một
phần làm sáng tỏ thêm về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác của
Nguyễn Công Hoan, mặt khác nó có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai
muốn nghiên cứu về ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan nói chung và câu có

hình thức nghi vấn trong văn Nguyễn Công Hoan nói riêng.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểu câu có hình thức nghi vấn được
sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu câu có hình thức nghi vấn trong văn Nguyễn Công
Hoan về nhiều phương diện, nhưng luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Về đối tượng khảo sát: Luận văn giới hạn phạm vi khảo sát là cuốn
Truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan - Nxb Văn học, 2005 và cuốn
tiểu thuyết Bước Đường Cùng - Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2006.
-Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đối tượng về 2 phương
diện: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa và hành vi ngôn ngữ.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này người viết nhằm mục đích làm rõ thêm kiểu câu
có hình thức nghi vấn về mặt lý luận cũng như thực tiễn sử dụng, từ đó có thể
giúp cho bản thân và người đọc có cái nhìn đúng đắn khi nghiên cứu và giảng
dạy về kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết làm căn cứ lý luận cho đề tài;
- Khảo sát tư liệu, phân loại tư liệu theo từng tiêu chí;
- Miêu tả, phân tích tư liệu theo các nhóm đã phân loại;
- Tổng kết các kết quả nghiên cứu rút ra từ việc miêu tả, phân tích ngữ liệu;
- Trình bày quan điểm của người viết về đối tượng nghiên cứu.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau đây:



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
5.1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại
Phương pháp nghiên cứu này dùng để khảo sát và phân loại tư liệu, cụ
thể là khảo sát các câu có có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan và phân loại chúng.
5.2. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả, phân tích tư liệu và tổng
kết các kết quả nghiên cứu.
5.3. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp nghiên cứu này dùng để so sánh, đối chiếu các tiểu loại
đối tượng về tần số sử dụng và giá trị biểu đạt.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
6.1. Về mặt lý luận
- Luận văn góp phần làm rõ thêm về các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp
được thể hiện dưới hình thức hành vi hỏi. Nói khác đi, câu có hình thức nghi
vấn có khả năng dùng để thực hiện những hành vi ở lời gián tiếp.
- Việc nghiên cứu câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan
còn có ý nghĩa trong việc chỉ ra những nét riêng biệt trong việc sử dụng ngôn
từ của Nguyễn Công Hoan so với các nhà văn khác. Từ đó, làm rõ phong cách
nhà văn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của luận văn sẽ giúp cho việc hiểu, giảng dạy các tác phẩm của

Nguyễn Công Hoan trong nhà trường đạt hiệu quả hơn, làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến nhà văn Nguyễn Công Hoan và câu có hình thức
nghi vấn. Đây cũng có thể xem như là một cơ sở cho những công trình nghiên
cứu tiếp theo về câu nghi vấn và về tác giả Nguyễn Công Hoan.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan xét về mặt cấu tạo ngữ pháp
Chƣơng 3: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan xét về phương diện dụng học


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày một số lý thuyết được luận văn dùng làm căn cứ
để xử lý đối tượng nghiên cứu. Cụ thể đó là lý thuyết về câu và lý thuyết về
ngữ dụng học.
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về câu
1.1.1. Định nghĩa câu
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có được cách định nghĩa câu nào thoả
mãn tất cả hoặc hầu hết các nhà ngữ pháp. Có khá nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề nêu lên định nghĩa câu. Trong đó phải kể đến định nghĩa câu của
Nguyễn Hiến Lê trong Để hiểu văn phạm Việt Nam, của Hữu Quỳnh trong
Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, của Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt
và của Uỷ ban khoa học xã hội. Vấn đề định nghĩa câu phụ thuộc vào góc nhìn
của nhà nghiên cứu, vào mục đích nghiên cứu và giảng dạy cũng như học tập
ngữ pháp. Ở đây chúng tôi theo định nghĩa của tác giả Diệp Quang Ban vì đó
là cơ sở quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Diệp Quang Ban dựa vào 4 tiêu chí: hình thức, nội dung, chức năng và
lĩnh vực nghiên cứu đã nêu lên định nghĩa về câu như sau: "Câu là đơn vị của
nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và
ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh
giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt, tư tưởng, tình
cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ" ( Ngữ pháp
tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục, trang 106).

1.1.2. Vấn đề phân loại câu theo mục đích nói
Có nhiều tiêu chí để phân loại câu như: phân loại câu theo cấu tạo ngữ
pháp, phân loại câu theo mối quan hệ với hiện thực, phân loại câu theo mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
đích nói. Ở đây, xin đi sâu vào vấn đề phân loại câu theo mục đích nói vì đó là
cơ sở lý thuyết liên quan trực tiếp đến việc xử lý đề tài.
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống
về câu trong hoạt động của nó. Căn cứ vào mục đích nói, người ta phân thành
4 kiểu câu, đó là:
- Câu tường thuật (còn gọi là câu kể);
- Câu nghi vấn (còn gọi là câu hỏi);
- Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến);
- Câu cảm thán (còn gọi là câu cảm).
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên tách câu cảm thán ra thành kiểu
riêng vì 3 kiểu câu kia đều có thể cảm thán khi đưa vào chúng những mức độ
tình cảm khác nhau. Quan điểm này có thể thích hợp với những thứ tiếng nào
đó, còn đối với tiếng Việt, ngoài ngữ điệu, câu cảm thám còn có một bộ phận
tiểu từ, phụ từ chuyên dụng, hoặc có thêm cách cấu tạo đặc thù phân biệt được
với những kiểu câu khác. Vì vậy không nên nhấn chìm câu cảm thán vào
những kiểu câu khác.
1.1.3. Sơ lƣợc về câu nghi vấn
a. Khái niệm
Câu nghi vấn là loại câu thường được dùng để nêu lên điều chưa biết
hoặc còn hoài nghi và chờ đợi trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Về
mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định.
Câu nghi vấn tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây
(trong sự đối chiếu với câu tường thuật):
- Các đại từ nghi vấn;

- Kết từ "hay" (với ý nghĩa lựa chọn);
- Các phụ từ nghi vấn;
- Các tiểu từ chuyên dụng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
- Ngữ điệu thuần tuý (những trường hợp không có các phương tiện
nêu trên).
b. Phân loại câu nghi vấn
Có nhiều tiêu chí để phân loại câu nghi vấn. Dựa vào các phương tiện
cấu tạo câu nghi vấn, tác giả Diệp Quang Ban phân loại câu nghi vấn thành
bốn kiểu nhỏ. Đó là:
* Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn
Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn là câu nghi vấn được dùng để hỏi vào
những thời điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do
đó, ngay cả khi câu bị tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể
nhận biết được điểm hỏi. Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm.
Những đại từ nghi vấn thường gặp là:
+ Ai: hỏi về người;
+ Gì: hỏi về vật và về tính chất (nội dung) của người, con vật, sự vật;
+ Nào: hỏi về tính chất (có thể hàm ý lựa chọn);
+ (Như) thế nào: hỏi về tính chất (miêu tả) của người, sự vật và về cách
thức của đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ);
+ Mấy: hỏi về số lượng;
+ Bao giờ: hỏi về thời điểm;
+ Bao lâu: hỏi về thời hạn;
+ Đâu: hỏi về vị trí và phương hướng.
Trong câu nghi vấn tiếng Việt, vị trí của đại từ nghi vấn là vị trí của từ
mà nó thay thế ở câu tường thuật, thường đại từ nghi vấn không được đưa lên
đầu câu như ở câu nghi vấn của nhiều ngôn ngữ khác.

Ví dụ: Bao giờ anh đi? (- Ngày mai tôi đi.)
* Câu nghi vấn có kết từ "hay" và câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
Câu nghi vấn có kết từ "hay" dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả
lời, một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này được
gọi là câu nghi vấn lựa chọn. Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn
đều không được lựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ toàn bộ chúng. Ví dụ,
đối với câu hỏi "Anh mua sách hay vở?", có những khả năng lựa chọn sau:
- Tôi mua sách.
- Tôi mua vở.
- Tôi mua cả sách lẫn vở.
Và có thể bác bỏ như sau:
- Tôi không mua sách cũng chẳng mua vở.
Những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn phải có liên hệ ý với nhau,
đồng thời phải khác nhau. Nội dung điều được đưa ra lựa chọn là không hạn
chế, miễn là đủ rõ nghĩa. Cách trình bày sự lựa chọn không phải bao giờ cũng
hiển ngôn một cách đầy đủ mà thường bị cắt xén, tạo nên những biến dạng khá
phức tạp. Biến dạng phổ biến và còn rõ nhất là trường hợp có mặt cặp phụ từ
trái nghĩa và từ "hay" bị tỉnh lược làm thành những khuôn nghi vấn. Trong
những khuôn này, từ "hay" dễ dàng được khôi phục. Các khuôn hay gặp là:
- Có không?
- Có phải không?
- Đã chưa?
- xong chưa?
Câu nghi vấn thuộc bốn khuôn nêu trên khi không có kết từ "hay" và
những câu nghi vấn có dạng dồn rút khuôn là câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn,
với tư cách là tiểu loại của câu nghi vấn lựa chọn.
* Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng

Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, nếu không được dùng kèm với các
phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi câu đứng riêng. Vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

15
nên có thể gọi đây là kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm.
Ví dụ (1): Hôm qua anh đi Hà Nội à?
Đối với câu nghi vấn trên có thể trả lời như sau:
- Không, tôi đi Hà Nội từ tuần trước cơ. (trọng điểm hỏi: hôm qua)
- Phải, tôi đi Hà Nội hôm qua. (trọng điểm hỏi: hôm qua)
- Không, anh ấy đi Hà Nội (trọng điểm hỏi: anh)
- Không, tôi đi Thái Nguyên (trọng điểm hỏi: Hà Nội)
Những tiểu từ chuyên dụng thường gặp là: à, ừ, nhé, nhỉ, hả, chứ, chớ, ạ…
* Câu nghi vấn dùng ngữ điệu
Việc sử dụng ngữ điệu để phân biệt câu theo mục đích nói là rất hạn chế
vì tiếng Việt là một ngôn ngữ có nhiều thanh điệu. Cách sử dụng câu nghi vấn
chỉ thuần tuý dựa vào ngữ điệu được chấp nhận rộng rãi là trong câu hỏi có ý
tương phản mở đầu bằng kết từ còn. Đặc trưng ngữ điệu của kiểu câu này là sự
nâng cao giọng ở phần cuối câu.
Ví dụ (2): - Còn cậu ta?
- Còn nguy cơ thứ ba?
- Còn tin vui?
Dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa, tác giả Cao Xuân Hạo chia câu nghi vấn
thành hai loại nhỏ là:
* Câu nghi vấn chính danh: Là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để
yêu cầu một lời giải đáp. Hỏi người khác hoặc hỏi chính mình để được trả lời
hoặc tự giải đáp, gọi tắt là câu hỏi.
* Câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác: Câu hỏi chỉ là hình thức để
người nghe tự biết ra cái việc phải đáp ứng. Hình thức câu nghi vấn còn có
nhiều giá trị ngôn trung khác, từ khẳng định, phủ định, bác bỏ, chối cãi, ngờ

vực đến thanh minh, hy vọng một cách mong manh, phân vân, lo lắng, cảm
thán, cầu khiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

16
Một số tác giả dựa vào tiêu chí khả năng, chia câu nghi vấn thành ba
kiểu sau:
* Câu nghi vấn có lựa chọn
* Câu nghi vấn không có lựa chọn
* Câu nghi vấn giả thiết
Như vậy, câu nghi vấn là một trong những kiểu câu được phân loại theo
mục đích nói. Câu nghi vấn thường chứa các từ ngữ nghi vấn như: ai, gì, nào,
tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã) chưa hoặc có
từ "hay" nối kết các vế lựa chọn. Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để
hỏi. Ngoài ra, nó cũng có những chức năng khác như dùng để cầu khiến, để
khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc Dấu hiệu để nhận biết
câu nghi vấn là các từ nghi vấn trong câu và dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu không dùng để hỏi thì câu nghi vấn có
thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.
1.2. Một số vấn đề lý thuyết về ngữ dụng học
1.2.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
a. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Trong cuộc sống, con người sử dụng rất nhiều các hành động khác nhau
để đạt được mục đích của mình. Một trong những hành động có mục đích của
con người là hành động nói năng hay còn gọi là hành động nói hoặc hành vi
ngôn ngữ.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ
biên - Nxb Giáo dục, 1998) thì hành vi ngôn ngữ là "Một đoạn lời có mục đích
nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các
phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất cấu âm - âm học mà

người nói, người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn
cảnh giao tiếp nào đó". Như vậy, hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

17
người nói (người viết) nói (viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc)
trong một ngữ cảnh nhất định. Cụ thể, hành vi ngôn ngữ là hành động con
người sử dụng ngôn ngữ để tạo ra một phát ngôn trong cuộc giao tiếp. Hành vi
ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng, nó có khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm
lý, hành động… của người nghe, thậm chí của cả người nói.
Theo Austin - nhà ngôn ngữ học người Anh, khi người nói (người viết)
nói (viết) ra một phát ngôn thì trong đó phải sử dụng ba loại hành vi ngôn ngữ
lớn, đó là hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm,
từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội
dung. Chẳng hạn, người nói (người viết) sử dụng các yếu tố ngữ âm, từ và kết
hợp các từ theo một quy tắc nhất định để nói (viết) ra một phát ngôn thể hiện
hành vi thông báo "Tôi mệt rồi!".
Hành vi mượn lời là hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ, nói cho
đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào
đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính lời nói. Ví dụ, khi nghe một phát
ngôn sai khiến "Đóng cửa lại!", người nghe có thể có những phản ứng để thực
hiện sự sai khiến đó (đứng dậy đóng cửa) hoặc tỏ thái độ bực tức, càu nhàu,
khó chịu… Đó chính là hiệu quả của hành vi mượn lời. Có những hiệu quả
mượn lời là đích của một hành vi ở lời (đóng cửa là hiệu quả mượn lời của
hành vi ở lời điều khiển) nhưng cũng có những hiệu quả không thuộc đích của
hành vi ở lời (như gắt gỏng, khó chịu…khi nghe lệnh).
Hành vi ở lời là những hành vi mà người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của hành vi ở lời là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa
là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.

Ví dụ, khi người nói (Sp1) phát ngôn: "Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến" thì hành
vi "hứa" đã được xác lập và thực hiện. Sp1 đã bị ràng buộc vào trách nhiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

18
phải thực hiện lời hứa của mình và người nghe (Sp2) có quyền chờ đợi kết quả
của lời hứa đó. Như vậy hành vi "hứa" đã thay đổi tư cách pháp nhân của các
nhân vật giao tiếp.
Trong 3 loại hành vi ngôn ngữ trên, ngữ dụng học chủ yếu quan tâm đến
hành vi ở lời. Lý thuyết hành vi ở lời cũng là một trong những căn cứ mà luận
văn sẽ sử dụng để nghiên cứu.
b. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Có nhiều cách khác nhau để phân loại hành vi ngôn ngữ. Dưới đây là
một vài cách phân loại:
* Cách phân loại của Austin
Trước Austin, nhà triết học Wittgenstein đã nói tới hành vi ngôn ngữ với
thuật ngữ "trò chơi ngôn ngữ" song ông cho rằng không thể phân loại được
chúng. Ngược lại, Austin cho rằng có thể phân loại được các hành vi ngôn
ngữ. Theo ông, có 5 phạm trù (5 lớp hành vi ngôn ngữ khác nhau), đó là: phán
xử, hành sử, cam kết, trình bày và ứng xử. Cụ thể như sau:
1. Lớp hành vi phán xử: Đây là nhóm gồm những hành vi đưa ra những
lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển
nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: tính toán, miêu tả, phân tích, đánh
giá, phân loại…
2. Lớp hành vi hành sử: Đây là những hành vi đưa ra những quyết định
thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó như: ra lệnh, chỉ huy,
khẩn cầu, giới thiệu, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn…
3. Lớp hành vi cam kết: Những hành vi này ràng buộc người nói vào
một chuỗi những hành động nhất định như: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn,
giao ước, đảm bảo, thề nguyền, thông qua các quy ước…

4. Lớp hành vi trình bày: Những hành vi này được dùng để trình bày các
quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng từ như khẳng định, phủ định,
từ chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, báo cáo các ý kiến…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

19
5. Lớp hành vi ứng xử: Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự
của người khác, đối với sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái
độ đối với hành vi hay số phận của người khác như: xin lỗi, cám ơn, khen
ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, nguyền rủa, thách thức, nghi ngờ…
Cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Austin được xem về cơ bản là
phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh. Cách phân loại này vẫn còn
nhiều bất cập vì tiêu chí phân loại không rõ ràng, các hành vi còn bị xếp chồng
chéo giữa các lớp. Chẳng hạn hành vi miêu tả (describe) được xếp vào 2 lớp:
lớp hành vi phán xét và lớp hành vi bày tỏ. Nó thuộc lớp hành vi phán xét vì
đó là một sự đánh giá (chính thức hoặc không chính thức). Nó thuộc lớp hành
vi bày tỏ vì đó là sự trình bày một vấn đề nào đó.
* Cách phân loại của Searle
Searle đã chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại hành vi ngôn ngữ
của Austin. Ông đã khắc phục những hạn chế này, ông cho rằng trước hết là
phải phân loại các hành vi ở lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên
chúng. Ông đã đưa ra cách phân loại khác dựa trên các tiêu chí rõ ràng, đó là
12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ được dùng làm tiêu chí phân loại
như sau:
- Đích ở lời: là đích của các phát ngôn mà người nói hướng tới người nghe;
- Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến;
- Trạng thái tâm lý được thể hiện qua phát ngôn;
- Sức mạnh mà đích ở lời trình bày ra;
- Tính quan yếu của mối liên hệ liên cá nhân giữa người nói và người nghe;
- Định hướng của đích tại lời;

- Sự khác biệt trong việc thiết lập quan hệ với thành phần còn lại của
diễn ngôn;
- Nội dung mệnh đề;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

20
- Sự khác biệt giữa những hành động luôn luôn là hành động phát ngôn
với những hành động có thể thực hiện bằng lời hoặc không bằng lời;
- Thể chế xã hội;
- Động từ nói năng;
- Phong cách thực hiện hành vi ở lời.
Trong 12 tiêu chí mà Searle dùng làm căn cứ để phân biệt các loại hành
vi ngôn ngữ, ông chỉ lấy 4 tiêu chí làm căn cứ chính, đó là: đích ở lời, hướng
khớp ghép, trạng thái tâm lý và nội dung mệnh đề. Từ 4 tiêu chí này, Searle đã
phân loại hành vi ngôn ngữ ra làm 5 lớp, mỗi lớp lại bao gồm một số hành vi
cụ thể. Đó là các lớp:
1. Lớp hành vi tái hiện: Đích ở lời của lớp hành vi này là miêu tả lại một
sự tình đang được nói đến, trách nhiệm của người nói đối với việc mình thông
báo. Hướng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều
mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh
giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic. Lớp hành vi này bao gồm các hành động
nói như: miêu tả, khẳng định, tường minh, minh hoạ…
2. Lớp hành vi điều khiển: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái
tâm lý là sự mong muốn của Sp1 và nội mệnh đề là hành động tương lai của
Sp2. Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: ra lệnh, hỏi, yêu cầu,
cho phép…
3. Lớp hành vi cam kết: Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành
động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng
thái tâm lý là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của

Sp1. Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: hứa hẹn, tặng, biếu…
4. Lớp hành vi biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp
với hành vi ở lời; trạng thái tâm lý thay đổi tuỳ theo từng loại hành vi; nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

21
dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hay của
Sp2. Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: chúc mừng, cảm ơn,
mong muốn, ruồng rẫy,…
5. Lớp hành vi tuyên bố: Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội
dung của hành vi; hướng khớp ghép vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện thực -
lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Lớp hành vi này bao gồm các hành
động nói như: tuyên bố, buộc tội…
Ngoài ra còn cách phân loại hành vi ngôn ngữ của D.Wunderlich,
F.Recanati và K.Bach và R.M.Harnish. Song các tác giả này về cơ bản là
thống nhất với Searle về tiêu chí phân loại.
c. Các dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời
Như trên đã nói, trong ba loại hành vi ngôn ngữ: hành vi tạo lời, hành vi
mượn lời và hành vi ở lời thì ngữ dụng học chủ yếu quan tâm đến hành vi ở lời.
Có nhiều dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời, dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản:
* Động từ ngữ vi
Trong những động từ nói năng, có những động từ đặc biệt, đó là những
động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện chức năng
ở lời. Những động từ này được gọi là động từ ngữ vi.
" Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với
biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực
hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị" (Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn
ngữ học, tập hai, trang 97).
Ví dụ (3): Tôi khuyên anh không nên bỏ học.
Trong ví dụ trên, khi người nói phát âm ra phát ngôn với động từ

"khuyên" thì đồng thời người đó cũng thực hiện luôn hành vi khuyên của mình.
"Khuyên" chính là động từ ngữ vi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

22
Tương tự như vậy ta có hàng loạt động từ ngữ vi như: hỏi, hứa, thề, cảm
ơn, xin lỗi…được dùng với chức năng ngữ vi.
Ở đây cũng cần phân biệt động từ nói năng với động từ ngữ vi. Động từ
nói năng là những động từ chỉ hành vi ở lời. Một động từ nói năng được dùng
với hiệu lực ngữ vi phải đảm bảo một số điều kiện sau:
- Chủ thể của động từ phải ở ngôi thứ nhất;
- Khách thể của động từ phải ở ngôi thứ hai;
- Động từ nói năng phải được dùng ở thời hiện tại;
- Phát ngôn không chứa các yếu tố tình thái.
Chẳng hạn, trong ví dụ "Tôi khuyên anh không nên bỏ học", động từ
"khuyên" là động từ ngữ vi vì nó thoả mãn 4 điều kiện trên. Còn trong các
trường hợp sau, động từ "khuyên" không phải là động từ ngữ vi mà chỉ là động
từ nói năng dùng với chức năng miêu tả vì nó vi phạm một trong các điều kiện
trên:
Tôi đã khuyên anh không nên bỏ học. (Vi phạm điều kiện thứ 3)
Tôi khuyên nó không nên bỏ học. (Vi phạm điều kiện thứ 2)
Nó khuyên anh không nên bỏ học. (Vi phạm điều kiện thứ 1)
Tôi khuyên anh không nên bỏ học chứ. (Vi phạm điều kiện thứ 4)
Động từ ngữ vi cho ta biết hành vi ngôn ngữ nào đang được thực hiện,
đồng thời nó cũng là phương tiện giúp ta nhận ra các biểu thức ngữ vi tường
minh.
* Các từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi
Từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dùng để tổ chức kết cấu
của một biểu thức ngữ vi cụ thể và là các dấu hiệu mà nhờ nó ta biết được
hành vi nào đang được thực hiện. Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi "hỏi", ta có

các từ ngữ chuyên dụng như: có….không?, đã… chưa?, có phải…hay không?,
ai, cái gì, bao giờ, mấy,…, à, ừ, nhỉ, nhé,…,chăng,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

23
Ví dụ (4):
- Anh đã ăn cơm chưa?
- Ai đấy?
- Cậu có đi xem ca nhạc không?
- Bao giờ cô ấy về?
Tương tự như vậy, các từ ngữ chuyên dụng trong kết cấu cầu khiến
thường là: hãy, đi, đừng, chớ, hãy…đi, đừng…. nữa, xin, làm ơn, cảm phiền
Ví dụ (5):
Hãy vào nhà đi.
Đừng khóc nữa.
Làm ơn cho tôi mượn quyển sách.
Các từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi "khuyên" là các từ
ngữ: nên, không nên…
Ví dụ (6):
- Anh không nên làm to chuyện thêm nữa.
- Chị nên bình tĩnh lại…
Ngoài ra, ta còn thấy những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu
thức ngữ vi "đánh giá" như: thật là, quả là… hay những từ ngữ chuyên dùng
các biểu thức ngữ vi "biểu cảm" là: ôi, trời ôi, ối cha mẹ ơi…
Ví dụ (7):
Con bé ấy quả là ngoan! (Hành vi đánh giá)
Trời ôi! đẹp quá! (Hành vi biểu cảm)
Tóm lại, những từ ngữ chuyên dụng thường được sử dụng trong các biểu
thức ngữ vi đặc thù. Đó chính là dấu hiệu quan trọng giúp ta nhận biết người
nói đang thực hiện biểu thức ngữ vi nào.

* Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc thù cho hành vi ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

24
Kết cấu cũng tức là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống. Kết
cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát
như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức rất
chung chung mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở
lời (hoặc các phạm trù hành vi ở lời). Chẳng hạn, trong tiếng Việt, thuộc kết
cấu câu cầu khiến thường không chỉ là những kiểu câu quen thuộc như: hãy…!,
đừng…!, chớ !, mà còn có các kết cấu như: làm ơn !, cảm phiền !, xin đề
nghị…!, thôi!, nào!,
Ví dụ (8):
Hãy học bài đi!
Đừng làm ồn nữa!
Cảm phiền anh đưa giúp tôi!
Xin đề nghị ông xem xét lại!
Hay hành vi hỏi thường có các kết cấu như: có không?, có phải hay
không?, đã chưa?, phải chứ?,
Ví dụ (9):
Anh có đi Hà Nội không?
Cậu đã làm bài tập chưa?
Còn hành vi cảm thán lại không chỉ bao gồm kiểu từ ngữ cảm thán kết
hợp với câu trần thuyết mà còn phải kể đến những kết cấu từ ngữ cảm thán kết
hợp với câu hỏi. (Ví dụ: Ôi! Không khí thật dễ chịu!; Trời ơi! có ai khổ như tôi
không?, ).
Những kết cấu đặc trưng cho biểu thức ngữ vi của hành vi đe doạ gồm:
Có không thì bảo!, «ng sẽ bảo cho…cho biết tay,…(Ví dụ: Có về ngay
không thì bảo!).
Các kết cấu ngữ pháp đặc thù cũng là dấu hiệu hình thức khá điển hình

để xác định hành vi ngôn ngữ của các phát ngôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

25
* Ngữ điệu
Ngữ điệu cũng là một trong những dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời.
Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ
điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành vi ở
lời khác nhau. Có nghĩa là, cùng một phát ngôn nhưng nếu người nói phát âm
với những ngữ điệu khác nhau sẽ tác động đến người nghe với những đích ở
lời khác nhau.
Chẳng hạn, đối với phát ngôn sau: Ngày mai tôi sẽ đến. Phát ngôn này
sẽ là một lời thông báo nếu người nói phát âm với một ngữ điệu bình thường.
Nó sẽ là một lời hứa nếu người nói phát âm với một giọng điệu thiết tha. Còn
nếu phát âm với giọng nhấn mạnh, dằn từng tiếng thì nó lại trở thành lời đe
doạ
Như vậy, động từ ngữ vi, các từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ
vi, những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc thù cho hành vi ngôn ngữ và ngữ điệu là
các dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời. Đây cũng là những cơ sở lý thuyết quan
trọng mà luận văn sẽ sử dụng để tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp của câu có hình
thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.
d. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Như trên đã trình bày, hành vi ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng, nó có
khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động của người nghe, thậm chí
của cả người nói. Hành vi ngôn ngữ, xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn
đạt và điều kiện sử dụng bao gồm: Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn
ngữ gián tiếp. Hai loại hành vi ngôn ngữ này có mối quan hệ gắn bó rất chặt
chẽ với nhau.
* Hành vi ngôn ngữ trực tiếp
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với

điều kiện sử dụng, đúng với đích ở lời của chúng. Chẳng hạn, dùng một phát

×