Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo cáo thực tập thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nông thôn xã cẩm sơn, huyện cẩm xuyên, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.86 KB, 25 trang )

TRƯỜNG
KHOA…………………
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN XÃ CẨM
SƠN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
Chương I. Một số lý luận về xóa đói giảm nghèo 7
1.Các khái niệm về nghèo đói 7
Chương II: Phân tích thực trang và nguyên nhân đói nghèo ở xã Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên,
Hà Tĩnh 13
Những đánh giá khách quan của cán bộ xã cẩm sơn 13
các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở xã cẩm sơn, huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh 15
2.1. Đói nghèo do trình độ học vấn thấp 15
Chương III : Một số giải pháp và chính sách cụ thể nhằm xoá đói giảm nghèo ở xã Cẩm
Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh 19
2.Một số luận điểm và chính sách cụ thể về xóa đói giảm nghèo 20
KẾT LUẬN 23
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi học xong môn học phát triển văn hóa cộng đồng tôi đã hiểu được
tầm quan trọng của môn học. Môn học đã cung cấp cho tôi những hiểu biết
và những kiến thức cơ bản về khái niệm, và những vấn đề cơ bản về cơ cấu
của cộng đồng. Những đặc tính, yếu tố, xu thế trong sự phát triển cộng đồng.
Cung cấp cho tôi nhận biết sự phát triển cộng đồng trong bối cảnh xaxhooij
Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó môn học đã cung cấp cho tôi nắm được
những nguyên tắc để quản lý sự phát triển xã hội nói chung và văn hóa của


từng cộng đồng nói riêng từ đó sinh viên nhận thức mới về nâng cao chất
3
lượng, nguồn nhân lực trong sự phát triển của cộng đồng và hòa nhập của xã
hội và có thể căn cứ vào thực tế nghien cứu, lập dự án cho từng cộng đồng
cụ thể.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người có những
đòi hỏi cao hơn về nhu cầu ăn mặc, nhà ở và vui chơi giải trí…Nhưng với
tình hình chung của Việt Nam ở nông thôn, miền núi và thu nhập chủ yếu
của họ là từ sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, vấn đề quan trọng
hàng đầu được đặt ra cho nước ta là xóa đói giảm nghèo, nhằm mục đích xóa
dần khoảng cách giữa người nghèo và người giàu, cải thiện chất lượng cuộc
sống cho nhân dân. Trong nhiều năm qua với những nổ lực không ngừng
Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong việc xoá đói, giảm
nghèo. Gần 20 năm đổi mới nhà nước ta đã tìm ra những chính sách phù hợp
với từng địa phương và thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Điển hình là
5 năm gần đây (2001-2005) tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, 17, 2% (2001) với
2, 8 triệu hộ xuống 8, 3% (2004) với 1, 44 triệu hộ. Như vậy trung bình hàng
năm nước ta giảm được 34 vạn hộ và tỉ lệ này tiếp tục giảm còn 7% với 1, 1
triệu hộ (2005).t heo chuẩn nghèo mới qui định cho những người sống ở vùng
nông thôn có thu nhập từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống đó là những
hộ nghèo. Đối với khu vực thành thị thì cao hơn vùng nông thôn là
60.000đồng/người/tháng trở xuống được coi là hộ nghèo. Từ quy định này
cả nước ta ước tính khoảng 3, 9 triệu hộ nghèo với tỷ lệ là 22% so với tổng
số hộ trong cả nước (2005).
Ngày nay khái niệm đói nghèo đã được nhân thức rằng không phải chỉ có
sự gia tăng về sản lượng cuả nền kinh tế mà còn bảo hàm cả sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế xã hội, không ngừng cải thiện đời sống và nâng cao phúc lợi xã
hội cho nhân dân. Chính vì vậy công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo là
điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững.
4

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, giải pháp tích
cực cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng
VIII đã nêu “ Qua thực hiện 10 năm đỏi mới, chúng ta đã nhận thức rõ là
không chờ kinh tế phát triển mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong
suất quá trình phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn
với tiến bộ và công bằng xã hội”.
Cẩm sơn là một xã nghèo thuộc huyện cẩm xuyên ,Tỉnh Hà Tĩnh với
2.890 hộ trong toàn xã, có 406 hộ nghèo chiếm 11, 69% (2005).trước tình
hình đó chính quyền địa phương cũng có những chính sách nhằm xóa đói
giảm nghèo cho người dân trong 6 năm (2005-2010), góp phần cải thiện
cuộc sống của họ, đồng thời làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Tuy
nhiên để làm được điều này không phải là chuyện một sớm, một chiều, thực
tế những vấn đề khó khăn thuận lợi mà xã gặp phải khi thực hiện việc xóa
đói, giảm nghèo trong các năm qua đã chứng minh rõ điều này.
Là một sinh viên đang theo học ngành quản lý văn hóa tôi nhận thấy
rằng việc tìm hiểu về xóa đói giảm nghèo ở một xã cụ thể nào đó là một
việc rất cần thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho người
học tìm tòi,nâng cao trình đọ tự trang bị kiến thức vè lý luận và thực tiễn khi
còn ngồi trên ghế nhà trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung ương.
Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài tiểu luận:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI
DÂN NÔNG THÔN XÃ CẨM SƠN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ
TĨNH”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
5
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về công
tác Xóa Đói Giảm Nghèo , vị trí của công tác Xóa Đói Giảm Nghèo trong
đời sống xã hội để đưa ra được những nội dung, phương hướng giải quyết cụ
thể để cho công tác Xóa Đói Giảm XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH đạt được hiệu

quả cao và đến với được từng đối tượng cần trợ giúp trong những năm
tiếptheo của XÃ CẨM SƠN, HUYỆN CẨM XUYÊN ,TỈNH HÀ TỈNH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu và làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở XÃ
CẨM SƠN, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH.
-Làm rõ nội dung các chương trình, dự án trợ giúp cho người nghèo và mối
quan hệ giữa các chương trình, dự án.
-Công tác xoá đói giảm nghèo ở xã cẩm sơn cùng với sự tham gia của các
chủ thể.
-Những nhận xét, đánh giá về công tác XĐGN xã cẩm sơn giai đoạn 2001-
2005 và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác
XĐGN, được đi sâu, đi sát với cuộc sống của hộ gia đình cần sự hỗ trợ và
đạt được hiệu quả cao, góp phần vào công tác XĐGN của cả nước.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng
đói nghèo xã cẩm sơn
3.2. Phạm vị nghiên cứu: Đề tài không trình bày toàn bộ thực trạng nghèo
đói ở xã cẩm sơn mà chỉ tập trung vào phân tích thực trạng đói nghèo ở xã
và các biện pháp
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu và trình bày dựa trên một số môn học
như: Triết học Mác – Lê Nin, Kinh tế lao động, phân tích lao động xã hội,
dân số phát triển, quản trị nhân lực… được dùng làm cơ sở lý luận. Ngoài ra
6
đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là: Phân tích tổng hợp,
nghiên cứu tài liệu, gắn lý luận vói thực tiễn trong quá trình nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tham khảo đề tài gồm 3
chương:
Chương I .Một số lý luận về xóa đói giảm nghèo

Chương II: Phân tích thực trang và nguyên nhân đói nghèo ở xã Cẩm Sơn,
Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Chương III: Một số giải pháp và chính sách cụ thể nhằm xoá đói giảm
nghèo ở ở xã Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, H
Chương I. Một số lý luận về xóa đói giảm nghèo
1.Các khái niệm về nghèo đói
“ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.(Nguồn: Báo cáo Hội nghị
nghèo đói ESCAP năm 1993)
Qua nghiên cứu khái niệm và thực tế của tình trạng nghèo đói ta thấy có
3 vấn đề lưu ý:
Thứ nhất, Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, mặc, y tế, giáo dục,
văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội.
7
Thứ hai, Nghèo đói thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo đói sẽ thay
đổi theo thời gian, kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ bản của con người
cũng sẽ thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn.
Thứ ba, Nghèo đói thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này
cũng chỉ cho thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia; từng vùng. Xu
hướng chung là các nước càng phát triển ngưỡng đo nghèo đói càng cao.
Theo Ngân hàng thế giới: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi
phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu
nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng,
sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và
không có quyền lực.
Qua các nghiên cứu và khái niệm đưa ra về nghèo đối, nghèo được bao
gồm: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

+ Nghèo tuyệt đối:
theo ông Robert McNama khi là giám đốc của Ngân hàng thế giới, đã đưa
ra khái niệm như sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới
ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải
đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê
và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ
may mắn của giới trí thức chúng ta."
+ Nghèo tương đối:
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa
vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là
việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những
người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội
đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
8
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo
tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ
thuộc và sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất
(tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan
trọng lớn. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống
xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là
một thách thức xã hội nghiêm trọng.
2.Đói nghèo và việc giải quyết đói nghèo trên thế giới.
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài
người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa
của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do
những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là:
Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng
được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng
bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một
vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề

chạy chữa.
Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế
giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công
nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu
có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là
sự nghèo đói. Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn
khốn cùng và đói khát. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em. Hằng ngày có gần 100
triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của
bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt
9
là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại;
hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến trường. Đói
nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt
ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề
nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong
việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không
nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc
xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của
cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh.
Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng
triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á
hoặc như ở Haiti vừa qua. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất đáng kể.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm
nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một
bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt
để. Vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ
giai cấp và các chế độ xã hội khác nhau. Hiện tượng bị tha hóa và tự tha hóa
con người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công
việc xóa đói giảm nghèo. Chính xã hội, mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng
là lợi nhuận, là tiền bạc đã làm phân hóa xã hội, đẩy nhiều người vào cảnh

nghèo nàn khốn khó. Khoảng cách chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự
bần hàn càng bị nặng nề hơn bởi chính sự vô trách nhiệm của các nước phát
triển phương Tây, của giai cấp những người giàu có. Thái độ “sống chết mặc
bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư xử ở xã hội của những kẻ say lợi nhuận.
Vì vậy, quan điểm cũng như hành động của giới chức phương Tây trong
việc giải quyết nghèo đói trên thế giới hiện nay chỉ giới hạn trong phạm vi
10
hẹp, chỉ là để làm giảm cơn đau khốn khó, hoặc cùng lắm đó là việc làm
mang tính nhân đạo mà thôi.
3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc xóa đói
giảm nghèo
Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân
tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi
mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá
trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu
tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội.Ngay từ những ngày đầu mới
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu
tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Vấn đề công bằng xã hội - vấn
đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói giảm nghèo đã
đưoc Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây, từ Đại hội
VI đến Đại hội X, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới
vấn đề công bằng xã hội.
Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát
triển. Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới
tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công
bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với
sự phát triển sản xuất, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực
trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và thực

hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ
phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần khoảng
11
cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe
của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội
đòi hỏi phải thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói
giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Để bảo đảm và hướng tới công bằng
xã hội, Đảng ta khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm
giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng
cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và
kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi
nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước thực hiện điều
Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”. Trong quá trình thiết kế, chỉ đạo thi
công việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
trên cơ sở nắm bắt những mặt mạnh và mặt yếu của cơ chế thị trường, Đảng
ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo: “Để phát triển sức sản xuất, cần phát
huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc
lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan
tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp
pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng
bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều
khá giả”. Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn
quan chính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta
đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương
trình về xóa đói, giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng
chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn
với xóa đói, giảm nghèo.
12

Chương II: Phân tích thực trang và nguyên nhân đói
nghèo ở xã Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Những đánh giá khách quan của cán bộ xã cẩm sơn.
Cẩm sơn là một xã vùng sâu của tỉnh hà Tĩnh, thiếu thốn về điều kiện vật
chất, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên đường sá giao thông chưa thuận tiện.
Người dân trong xã sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, làm thuê,
làm mướn, cuộc sống rất bấp bênh. Người giàu không có điều kiện phát triển
để giàu thêm người nghèo càng rơi vào cảnh khốn đốn bần cùng. Vậy
nguyên nhân từ đâu? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi người nói chung và
các cấp lãnh đạo xã nói riêng. Theo thực tế nhận thấy ở xã, những người
nghèo này là những người thiếu vốn sản xuất, đây là nguyên nhân chủ yếu
làm cho họ khó có thể thoát nghèo. Thiếu vốn để đầu tư mua vật liệu sản
xuất, do đó việc sản xuất của họ không đạt hiệu quả. Không có tiền nên gia
đình họ thường lâm vào cảnh thiếu ăn, nhiều gia đình phải chạy gạo từng
bữa. Thường công việc hàng ngày của họ là công việc đồng áng, làm các cây
hoa màu như trồng dưa, ngô, và các cây ăn quả ngắn ngày. Một ngày thu
nhập của họ rất thấp, họ phải lao động từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều chỉ
kiếm được10.000-12.000 đồng từ tiền bán hoa quả và trông chờ từ tiền bán
lúa, khi đến mùa vụ thì họ còn có việc làm nhưng hết mùa vụ thì những lúc
này họ đành thất nghiệp. Nam thì làm công việc nặng nhọc như bốc vác gỗ,
đi củi, làm thợ hồ cho các nhà xây dựng …nhưng công việc thường không
ổn định. Cuộc sống vất vả mà cái nghèo vẫn đeo bám, họ không thể đảm bảo
cuộc sống cho gia đình họ. Thiếu vốn nên họ thường xuyên đi vay mượn,
muốn vay ngân hàng để sản xuất thì không có tài sản thế chấp buộc họ phải
vay tư nhân với lãi suất rất cao.Chính vì vậy việc bán công non trong xã là
rất phổ biến. Cái nghèo như là cái vòng lẫn quẩn cứ trói buộc không bao giờ
buông tha họ. Việc kiếm cái ăn cái mặc đã khó có đâu đến việc học hành.
13
Hầu hết những hộ nghèo có trình độ rất thấp nên việc tiếp nhận những kinh
nghiệm làm ăn còn rất hạn chế. Họ không biết tính toán trong cách làm ăn

cũng như cách chi tiêu trong gia đình. Kinh nghiệm quản lý của họ rất thấp
nên khó có thể áp dụng các mô hình sản xuất mới Cuộc sống của họ không
được cải thiện. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cũng rất quan trọng. Vào các
vụ mùa công việc làm mùa, làm mướn của họ rất bận rộn nhưng kéo dài
không được bao lâu. Đa phần thời gian còn lại trong năm là nhàn rỗi, cuộc
sống rơi vào đói kém. Nhiều người có tư tưởng buông xuôi cuộc đời cho số
phận. Chính điều này đã kéo theo những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc,
số đề, đá gà…làm những việc vi phạm pháp luật. Một số khác di cư lên các
thành phố lớn như thành phố HỒ Chí Minh vào các nha may mặc, nhưng với
tay nghề, trình độ kĩ thuật không cao thì làm sao họ có thể cải thiện cuộc
sống của mình được. Chính những người này góp phần làm gia tăng sự
nghèo đói cho khu vực thành thị. Việc đông nhân khẩu và ít người làm cũng
là một trong những nguyên nhân gây ra sự nghèo đói ở xã. Thực tế có những
ông chồng sáng say chiều xỉn không làm việc gì chỉ ngồi nhà trông chờ vào
đồng tiền kiếm được từ vợ, con họ và sự giúp đỡ của chính quyền. Nhiều
người có suy nghĩ sai lầm “trời sinh voi, ắt sẽ sinh cỏ” cho nên họ không
làm việc, dẫu may có kiếm được tiền thì họ cũng sạch sành sanh vào sự may
rủi của các trò đỏ đen để trông chờ vào dịp may. Các thế hệ con cái của họ
rất ít được giáo dục, chăm sóc, đây là những lớp người dễ sa ngã và vi phạm
pháp luật nhất Người nghèo ít quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình,
dẫu có cũng không được tốt. Điển hình là hàng tháng họ không có đến các
trung tâm y tế khám sức khỏe định kì, khi bị bệnh họ chỉ uống thuốc nam
nếu bệnh nặng hơn thì ra tiệm thuốc nhỏ ở chợ của xã rồi mua 1-2 liều về
uống khi phát hiện ra bệnh thì đã nặng nên việc chữa chạy rất tốn kém. Trình
độ nhận thức thấp cùng với việc không có tiền nên họ rất ngại đến các bệnh
14
viện, trung tâm y tế lớn. Sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến việc mưu sinh của
người nghèo. Một ngày nằm trên giường bệnh gia đình họ có thể bị đói thậm
chí là thiếu các khoản nợ lớn do vay mượn để thuốc than cho người bệnh.
các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở xã cẩm sơn,

huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh
2.1. Đói nghèo do trình độ học vấn thấp
Cẩm sơn không có nhiều điều kiện thuận lợi, không có cơ sở hạ tầng tốt, tỷ
lệ học sinh đến trường còn thấp tỷ lệ học sinh bỏ học còn tương đối cao
nguyên nhân là do gia đình nghèo, không đủ điều kiện đến trường, phải lao
động phụ giúp gia đình kiếm sống
Do người lao động có trình độ học vấn thấp nên công việc họ kiếm được hầu
hết là lao động chân tay, nặng nhọc với thu nhập thấp.
2.2. Đói nghèo do thất nghiệp
Thu nhập chính của các hộ nghèo, đói chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
Theo thống kê, thu nhập bình quân trong nông nghiệp - nông thôn chỉ đạt
2,5 triệu đồng/người/năm. Người dân thường sống nhờ vào việc làm thuê
mang tính chất thời vụ, thu nhập ít ỏi, không đủ sống Điều đó cho thấy một
trong những nguyên nhân nghèo đói là do nạn thất nghiệp.
2.3. Đói nghèo do không có đất sản xuất
Chính vì không có đất sản xuất nên các hộ này phải làm thuê mướn kiếm
sống, thu nhập thấp, khó có điều kiện cải thiện cuộc sống.
2.4. Đói nghèo do không có vốn
Nguồn tạo ra thu nhập chính của các hộ dân này từ lao động làm thuê, từ
mùa vụ dẫn đến thu nhập không ổn định. Mặt khác, khả năng tiếp cận với
nguồn vốn từ các ngân hàng rất khó vì họ không có nguồn tài sản nào để thế
15
chấp. Ngoài ra, họ thường ỷ lại và trông chờ vào nguồn vốn xã hội, nguồn
vốn nhà nước cung cấp dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất.
2.5. Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên thì đói nghèo còn do ý thức
của người lao động (lười lao động dẫn đến ham cờ bạc, nghiện hút, không
biết tiết kiệm chi tiêu, sinh nhiều con) hay do thiên tai lũ lụt .Cũng chính vì
nghèo đói mà người nông dân phải chịu cảnh sống chung với bệnh tật hiểm
nghèo, bệnh dịch lây lan. Tệ nạn xã hội dễ dàng đến với họ chỉ vì họ nghèo

và không có kiến thức.
3. Các chính sách đã đạt được thực hiện trong xã nhằm
xóa đói giảm nghèo (2007-2010)
Nhiều năm qua các cấp chính quyền đã nhận ra rằng, muốn xóa đói giảm
nghèo ở vùng nông thôn và miền núi cần phải tiếp cận thực tế những nguồn
gốc, nguyên nhân và bản chất của sự nghèo đói, từ đó họ đưa ra những chính
sách phù hợp với điều kiện địa phương mình. Tận dụng vốn đất hiện có, xã
đã cho các hộ nghèo vay vốn để mua các cây giống sản xuất. Mỗi hộ được
vay từ 2-5 triệu để làm kinh tế hộ. Do có kinh ngiệmlâu năm nên khi có vốn
sản xuất họ không gặp khó khăn nhiều, kinh tế gia đình dần được cải thiện.
Các sản phẩm làm ra của họ chủ yếu là các loại cây ăn quả ngắn ngày . Họ
có thể bán tại chợ ở xã cẩm sơn hay đem bán lẻ nhiều nơi ở khắp các chợ
của huyện thậm chí có thể đem sang các chợ cảu cả tỉnh…do đó xã không lo
đầu ra cho sản phẩm của người dân. Nguồn vốn còn được sử dụng để nuôi
heo, trồng them các loại cây ăn quả dài hạn. Ngoài nghề trồng trọt xã còn
dạy người dân thêm nghề mới sau mỗi mùa vụ đan lát các loại rổ,rá các sản
phẩm phục vụ cho phát triển nông nghiệp và các dụng cụ để phục vụ cho
đời sống sinh hoạt của người dân giúp họ có thêm thu nhập. Giới thiệu lao
16
động nữ đi học may ở trung tâm dạy nghề của huyện. Khi ra nghề họ được
đưa vào các xí nghiệp may góp phần tăng thu nhập hộ. Bên cạnh đó tạo mọi
điều kiện hỗ trợ vốn cho người nghèo có cơ hội xuất khẩu lao động ra nước
ngoài chủ yếu là Đài Loan và Malaisia. Theo nguồn thông tin xã cung cấp
thì đi Malaisia mỗi người được vay 80% lệ phí đi (chi phí đi 85 triệu
đồng/người đi trong vòng 3 năm). Đi Đài Loan được hỗ trợ vay 50 triệu còn
lại 35 triệu gia đình vay thế chấp cũng đi trong vòng 3 năm. Chương trình
135 của chính phủ và nhà nước đã giúp nhân dân ở đây được hưởng những
chính sách ưu đãi của nhà nước như học sinh viên đi học được miễn giảm
học phí, Miễn giảm tiền học phí cho học sinh nghèo giúp cho con em họ có
điều kiện tới trường. Hỗ trợ quần áo, tập sách, tiền trợ cấp hàng tháng cho

những học sinh nghèo vượt khó học giỏi. các chương trình từ thiện địa
phương đã xây dựng nhà cho người dân nghèo trong xã Cấp thẻ bảo hiểm,
sổ khám bệnh miễn phí cho hộ nghèo, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận với
các dịch y tế. Cử các cán bộ y tế xã hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh trong
sinh hoạt hằng ngày như ăn chính, uống sôi, diệt lăng quăn phòng tránh bệnh
sốt xuất huyết, phát viên khử trùng nước cho từng hộ dân, bên cạnh đó hội
phụ nữ còn cung cấp dụng cụ phòng tránh thai và tuyên truyền việc sinh đẻ
có kế hoạch cho chị em phụ nữ vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp
cận nguồn thông tin… Cấp phát gạo cho các gia đình gặp khó khăn để giúp
đỡ họ phần nào trong cái ăn, cái mặc. Vào các dịp lễ tết chính quyền địa
phương đã đến thăm hỏi tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
giúp họ có một cái tết ấm no hạnh phúc.
4. Những thành tựu mà xã đạt được trong các năm qua (2007-2010).
Nhờ những chính sách trên mà bộ mặt nông thôn của xã đã dần được cải
thiện. Dự kiến của xã là sẽ xóa đói giảm nghèo cho 180 hộ trong xã (2007)
nhưng con số thực chỉ đạt được 146 hộ (2009). Trong khoảng thời gian 3
17
năm (2007-2009) số hộ nghèo trong xã giảm và có sự bổ sung thêm 15 hộ
mới vào danh sách nghèo. Tuy không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng cũng giảm
phần nào số hộ nghèo trong xã.Các chương trình hỗ trợ nhà ở đã giúp cho
125 hộ nhà lá trên tổng số 406 hộ nghèo của xã đã có được nhà lợp tôn. Di
dời được 40 hộ vào các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Trong xã đã đạt được
khoảng 60% các hộ đã sử dụng nước sạch trong sinh hoạt (2009). Trong vài
tháng tới xã sẽ đưa trạm cấp nước được đặt tại ấp x óm 9 vào hoạt động với
hy vọng tất cả các hộ chưa có điều kiện tiếp cận với nước sạch sẽ được sử
dụng nước sạch.Toàn bộ các hộ nghèo trong xã đều có sổ khám chữa bệnh
miễn phí. Hầu hết con em của họ đều được đến trường và những người
không biết tí gì về chữ nay có thể đọc, viết được nhờ chương trình phổ cập
giáo dục và được miễn giảm học phí.Tình trạng sức khỏe của người dân
cũng được cải thiện nhờ chính sách trợ cấp thuốc và khám chữa bệnh miễn

phí cho các hộ nghèo.
5. Những khó khăn mà xã gặp phải khi thực hiện việc xóa đói giảm
nghèo
Người dân chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo, tâm lí trông chờ, ỷ lại
vào các cấp chính quyền vẫn luôn tồn tại trong họ.
Chưa huy động được nhiều sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân, các nhà hảo tâm nên nguồn vốn họ nhận được còn hạn chế. Do ngân
sách nhà nước có giới hạn nên việc hỗ trợ cho các xã nghèo hơi chậm, chỉ
mang tính bình quân. Không đáp ứng được những yêu cầu của những hộ
nghèo cần sự giúp đỡ. Với đồng vốn giúp đỡ hạn hẹp họ chỉ đủ sống không
có tích lũy, lỡ xảy ra thiên tai, dịch bệnh hay các rủi ro khác thì nguy cơ tái
nghèo rất lớn.Khi di dời các hộ vào các cụm tuyến dân cư, xã chỉ thấy được
thuận lợi trước mắt là tránh lũ mà không nghĩ đến sự khó khăn cho việc sản
xuất kinh doanh của người dân trong môi trường mới.Trang thiết bị phục vụ
18
cho việc khám chữa bệnh còn hạn chế nên không thể đáp ứng được tình hình
sức khỏe cho người dân.Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa rộng khắp,
nên việc nắm bắt tin tức về những chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà
nước đối với họ chưa nhiều. Khó tiếp cận được với kinh nghiệm làm ăn,
những mô hình sản xuất mới, tấm gương của nông dân vượt khó thoát
nghèo…Thiếu đội ngũ cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ không được
đào tạo chính qui và thường xuyên. Thường thì một người sẽ kiêm nhiệm
nhiều việc. Không thường xuyên lui tới giám sát việc làm ăn sử dụng nguồn
vốn vay của người nghèo có đạt hiệu quả không.Các báo cáo cuối năm
thường không trung thực chỉ chạy theo thành tích nên khó khăn cho việc xác
định tỷ lệ nghèo trong thực tế.Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị
trường trong thời đại hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề giải
quyết việc làm cho người nghèo gặp rất nhiều khó khăn nên nguy cơ nghèo
đói đang rình rập họ rất cao.Trước tình hình đó xã cần có những chính sách
mới phù hợp với hoàn cảnh của xã trong thời gian tới (2010-2015).

Chương III : Một số giải pháp và chính sách cụ thể
nhằm xoá đói giảm nghèo ở xã Cẩm Sơn, Cẩm
Xuyên, Hà Tĩnh
1. Một số Kiến nghị những giải pháp sắp tới.
Cần cố gắn huy động nguồn vốn từ các chương trình “những tấm lòng
vàng”, ”vòng tay nhân ái”, …quyên góp tiền của các hộ giàu trong xã và các
quỹ từ thiện khác của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để giúp đỡ
các hộ nghèo với tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Cố gắng ít nhất mỗi xóm được 2 loa phóng thanh và tin tức đảm bảo được
phát thường xuyên trong ngày ở những thời điểm thích hợp.Đưa cán bộ xã đi
đào tạo ở các lớp ngắn hạn đồng thời để họ học hỏi những kinh nghiệm làm
ăn mới và về phổ biến lại cho người dân trong xã như những nghề mới phù
19
hợp và người dân có thể học trong thời gian ngắn. Thường xuyên tới lui
thăm hỏi công việc làm ăn của người dân để họ có động lực vươn lên thoát
nghèo. Đổi mới cách tổ chức, quản lí, làm việc có trách nhiệm hơn trong đề
án của mình và thực hiện nó một cách minh bạch, thường xuyên bàn bạc,
tiếp xúc với dân để họ chủ động trong việc hợp tác và vươn lên thoát
nghèo.Bên cạnh đó cần phát huy mạnh làng nghề truyền thống bằng những
chính sách phù hợp như ở mỗi ấp cần cử cán bộ đứng ra tổ chức phát triển
nghề chiếu, nghề đan bội, đan vỏ tạo thành một tổ sản xuất. cuối năm cần
báo cáo việc làm ăn của người dân một cách trung thực để có khen thưởng.
Mỗi tháng xã cần tổ chức các chương trình văn nghệ hát với nhau để mọi
người có thể vui chơi giải trí sau những ngày làm việc mệt nhọc.Từng bước
xây dựng thêm các trạm cấp nước ở các xóm khác, có chính sách ưu đãi để
khuyến khích các sinh viên về phục vụ tại địa phương mình sau khi ra
trường. Nhất là các sinh viên được đào tạo đa ngành như phát triển nông
thôn hiện nay. Các chính sách ưu đãi đó có thể là tìm cho họ một việc làm
phù hợp với ngành nghề của họ, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ xã lâu
năm… Tiếp tục chọn những thanh niên đi đào tạo nghề miễn phí ở các

trường dạy nghề của huyện hoặc tỉnh không chỉ có nghề may mà rất nhiều
ngành nghề khác như cơ khí, máy móc, điện…để họ có thể xuất khẩu lao
động ra nước ngoài. Thủ tục giấy tờ cần được xử lí nhanh
2.Một số luận điểm và chính sách cụ thể về xóa đói giảm
nghèo
Xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt. Tính lâu dài của xóa đói giảm nghèo là do:
20
Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là nội dung, và nhiệm vụ cần thực hiện để
bảo đảm công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy, có những nguyên nhân nảy
sinh nghèo đói không phải do môi trường xã hội, không do điều kiện kinh tế
- địa lý, mà do hoàn cảnh và đặc điểm của từng cá nhân, từng hộ gia đình.
Những trường hợp này luôn có khả năng xuất hiện và việc xóa đói giảm
nghèo mang tính thường trực.
Thứ hai, chủ trương của Đảng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần là
một định hướng chiến lược. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
luôn có xu hướng phân hóa hai cực giàu nghèo. Vì vậy, cùng với việc tăng
cường sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thường
xuyên và liên tục, lâu dài, thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nhất là giảm
nghèo, cũng là vấn đề liên tục và lâu dài mới giải quyết được.
Thứ ba, dân giàu nước mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện mục tiêu này là một quá trình phấn đấu gian khổ, lâu dài.
Xóa đói giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài, lại
là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công
cuộc đổi mới luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là
một bước cải thiện đời sống của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực
hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân”,
mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc. Hai là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xóa đói giảm
nghèo, nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là

một. Có người cho rằng, muốn xóa đói giảm nghèo trước hết phải đầu tư
phát triển sản xuất để tăng trưởng kinh tế. Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển
đến giai đoạn nhất định sẽ hết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xóa
21
đói giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu. Thực ra tăng trưởng kinh
tế có ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề nghèo đói, bởi vì nguyên nhân
chính yếu của đói nghèo nói chung là do kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên,
đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân khác mang tính đặc thù. Vả lại trong
điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta chấp nhận kinh tế nhiều thành
phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp nhận tình trạng phân hóa
giàu nghèo tương đối. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo không những là công việc
cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Chúng ta xác định sự phân
hóa giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để xảy ra
tình trạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ
ăn không hết, người lần không ra”, không thể để người nghèo bị bỏ rơi trước
con mắt của cộng đồng. Ba là, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng
xã hội không có nghĩa là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là
cào bằng. Kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông
Âu trước đây đã cho thấy, nếu đặt công bằng xã hội lên trên hết và tách rời
với phát triển kinh tế thì trước hết dẫn tới sự triệt tiêu các động lực phát
triển. Tuy nhiên, nếu đặt hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất thì sẽ làm
tăng tình trạng phân hóa hai cực, làm tăng sự khốn khó đối với không ít
quần chúng nhân dân. Bởi vậy, trong khi thực hiện bài toán phát triển đất
nước, làm sao phải tạo mọi điều kiện và tăng nguồn lực cho sự phát triển,
đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo thành
công việc thường xuyên, liên tục. Bốn là, xóa đói giảm nghèo là công việc
của toàn xã hội.Cần khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm
nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính sách xã hội, không phải việc
riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân.

Muốn thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo, tất cả mọi cán bộ
22
đảng, chính quyền đều phải quan tâm cùng giải quyết, thực hiện các giải
pháp một cách đồng bộ và phải có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.
KẾT LUẬN
Công cuộc xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề quan tâm của hầu hết các
cấp lãnh đạo của chính quyền các nước. Thực vậy, một đất nước muốn vươn
lên ngang tầm với các nước trên thế giới thì trước tiên cuộc sống của người
dân trong nước phải đủ no, cuộc sống phải sung túc, thõa mãn được đầy đủ
nhu cầu thiết yếu thì đất nước mới phát triển được, ”dân giàu thì nước mới
mạnh”. Trước thềm hội nhập nước ta cần quyết tâm hơn nữa trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo để có thể theo kịp với thời đại kinh tế thị trường
hiện nay và có thể thực hiện lời cam kết của mình với cộng đồng quốc tế.
23
Trong những năm qua xã cẩm sơn thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm
nghèo tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều, không còn hộ đói. Tuy nhiên do những tác
động khách quan cũng như chủ quan tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm
lại, chênh lệch thu nhập giữa giàu và nghèo nới rộng ra hộ nghèo Tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với giảm nghèo, trong thời buổi hội nhập nghèo
nàng lạc hậu là thách thức to lớn đói với Đảng và nhà nước ta vì vậy mà cần
phát huy có hiệu quả công tác xóa đói nghèo
Là một sinh viên đang theo học ngành quản lý văn hóa tôi nhận thấy
rằng việc tìm hiểu về xóa đói giảm nghèo ở một xã cụ thể nào đó là một
việc rất cần thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho người
học tìm tòi,nâng cao trình đọ tự trang bị kiến thức vè lý luận và thực tiễn khi
còn ngồi trên ghế nhà trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung ươ
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

……………………….
BẢNG CHẤM ĐIỂM
24
điểm bằng số
điểm bằng chữ
Cán bộ chấm thứ nhất Cán bộ chấm thứ hai
25

×