Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.09 KB, 92 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Mở cửa hội nhập kinh tế và khu vực đất nước ta gặp phải nhiều thách thức, khó
khăn song nó cũng tạo cơ hội lớn cho sự phát triển. Qúa trình CNH, HĐH đất nước
diễn ra với tốc độ nhanh, đã và đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp
sang sản xuất công nghiệp. Dưới sự tác động CNH, HĐH nhanh như vậy tất yếu sẽ
đẩy mạnh quá trình ĐTH. Một khi Đô thị hoá diễn ra trước hết là ở các trung tâm
kinh tế, các khu công nghiệp sau đó lan tỏa đến khu vực khác như nông thôn.
Hiện nay, ở nước ta ĐTH diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ, ĐTH có tác động tích
cực đến phát triển văn hoá xã hội và là kết quả tất yếu của CNH, HĐH. Lúc này cơ
sở vật chất được nâng cấp và xây dựng hiện đại tạo môi trường tốt cho tất cả các
ngành kinh tế tăng trưởng, phát triển. Do vậy ĐTH là điều kiện thuận lợi cho tất cả
thành viên trong xã hội đặc biệt là người dân nông thôn có cơ hội tiếpcận nhanh với
thị trường nên giảm được khả năng sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với
giá thấp mang lại hiệu quả kém. Từ đây người nông dân tiếp xúc nền sản xuất hàng
hoá để đáp ứng yêu cầu khó khăn đặt ra trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi.
Kinh Môn là huyện đang ngày càng đổi mới tốc độ tăng trưởng các ngành công
nghiệp nhanh. Cho nên quá trình ĐTH nông thôn được diễn ra trên địa bàn huyện là
điều tất nhiên. Tuy vậy quá trình ĐTH đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp gây khó
khăn trong giải quyết việc làm, cùng với xu hướng giải phóng lao động khỏi nông
nghiệp, nông thôn. Một thực tế cho thấy lực lượng lao động được giải phóng khỏi
nông nghiệp lại chưa có đủ điều kiện và năng lực cần thiết để ngay lập tức chuyển
sang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại, dịch vụ. Điều này đòi hỏi cần sớm nhận thức và hành động
trong lĩnh vực đào tạo nghề để trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người
lao động nhất là lao động trẻ giúp họ có đủ điều kiện lẫn năng lực cần thiết chuyển
đổi nghề nghiệp phù hợp nhất.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề


nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn của huyện, em đã nghiên
cứu làm chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải pháp chuyển đổi
nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh
Môn tỉnh Hải Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề phân tích, đánh giá tình hình thực trạng về chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn từ đó đề ra
phương hướng, giải pháp để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xoay quanh các vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở tất cả các xã,
thị trấn trong phạm vi toàn huyện Kinh Môn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tìm hiểu việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
trên cơ sở xem xét và đánh giá các biểu hiện của ĐTH nông thôn như: chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang phi nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang
công nghiệp,…
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi toàn huyện Kinh Môn
- Về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài được thu thập qua 3 mốc thời gian 2000,
2003 và 2006
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu
Để thấy rõ được thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao
động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn, em đã thu thập những tài
liệu, số liệu về dân số, lao động, chuyển dịch đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế,…
qua 3 mốc thời gian 2000 – 2003 – 2006.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
- Thu thập tài liệu thứ cấp: thông qua lý luận về đô thị, đô thị hóa, chuyển đổi nghề

nghiệp cho người lao động,… những tài liệu đã được công bố thông qua báo, tạp chí,
sách, thông tin internet,,..với phương pháp tìm đọc, sao chép, trích dẫn
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ, người lao động sản
xuất kinh doanh, những người đã, đang và chưa chuyển đổi nghề nghiệp; cán bộ phụ
trách tình hình lao động, việc làm ở các phòng ban trong huyện. Từ đó ghi chép lại để
tính toán những chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thống kê mô tả sự biến động, xu
hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội để rút ra kết luận cần thiết phục vụ
cho nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp phân tích kinh tế: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, vận dụng
các số tương đối, tuyệt đối, bình quân để tính toán các chỉ tiêu heo thời gian nhằm
làm rõ tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động, diễn biến ĐTH nông
thôn ở huyện. Ở đây phương pháp này cho thấy xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp
cho người lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ - thương mại.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau về thời gian giữa các năm trong
cùng một địa điểm để thấy rõ nội dung của một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
4. Bố cục chuyên đề
Đề tài gồm có 3 phần : Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm:
Phần I- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
trong quá trình đô thị hoá nông thôn.
Phần II- Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô
thị hoá ở huyện Kinh Môn Hải Dương
Phần III- Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải
Dương.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ts. Vũ Thị Minh và các bác,
anh chị trong phòng NN& PTNT huyện Kinh Môn đã tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành đề tài của mình. Trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài viết
của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Bùi Hồng Hoa

Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ
NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ NÔNG THÔN.
1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động trong qúa trình Đô
thị hoá nông thôn
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của Đô thị hoá.
1.1.1.1. Khái niệm Đô thị hoá
* Đô thị
Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị và sau đây là một số khái
niệm:
- Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm
việc theo kiểu thành thị. (Giáo trình kinh tế đô thị - ĐH kiến trúc HN).
- Theo nghị định số 72-2001/NĐCP ngày 25/10/2001 của chính phủ, đô thị bao
gồm các thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
thành lập.
- Theo thông tư số 31/TTLĐ ngày 20/11/1990 của liên bộ xây dựng và ban tổ chức
cán bộ chính phủ, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động

phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh
thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh.
Như vậy, khái niệm Đô thị mang tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát
triển kinh tế xã hội. Nhưng nói chung có thể hiểu Đô thị là điểm tập trung dân cư với
quy mô lớn và mật độ cao, lao động chủ yếu là lao động phi nông nghiệp đồng thời
nó được thống nhất trên hai tiêu chuẩn cơ bản là những thành phố, thị xã, thị trấn có
dân số từ 2000 người trở lên và trong đó có trên 60% dân số phi nông nghiệp.
* Đô thị hoá
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Thuật ngữ “Đô thị hoá” được sử dụng nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trong sách vở, nhưng chưa có một khái niệm chung duy nhất. Bởi ĐTH
trong quá trình phát triển chứa đựng nhiều biểu hiện khác nhau. Do đó tuỳ những
mục đích nghiên cứu khác nhau và theo sự nhìn nhận của từng cá nhân tổ chức mà
người ta đưa ra những quan niệm về đô thị hoá, sau đây là một số khái niệm:
- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các
hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là quá trình biến đổi về sự phân bố
các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành và phát
triển các hình thức, điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời đó là việc phát triển
các đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá các cơ sở vật chất đã có và
hình thành nên các đô thị mới.
- Theo quan điểm dân số: Đô thị hoá là quá trình đa dạng hoá về mặt kinh tế - xã
hội, dân số, địa lý dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động theo lãnh thổ.
Đô thị hoá cũng được hiểu là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức
sống đô thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác
động đến đô thị hoá cũng thay đổi và lúc này xã hội phát triển với các điều kiện mới
tập trung nhất là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động và kéo theo nhiều vấn đề
bất cập khác phải quan tâm giải quyết.

Trên đây là một số cách hiểu ở những khía cạnh khác nhau về đô thị hoá song dù
cớ tiếp cận thế nào đi chăng nữa thì ta cần phải hiểu đúng về nó, tránh xảy ra nhầm
lẫn giữa đô thị hoá thật sự với đô thị hoá giả tạo.
Đô thị hoá giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do
dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là nông thôn…dẫn đến tình trạng thất nghiệp,
thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống…
Tuy nhiên, trong các loại đô thị hoá thì đô thị hoá nông thôn là xu hướng có tính
bền vững và mang tính quy luật, đang được sự quan tâm nhiều nhất. Thực chất đó là
quá trình từng phần nông thôn chuyển hoá thành thành thị. Trong quá trình này lối
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
sống thành phố được phổ biến cho nông thôn trên nhiều phương diện: phong cách
sinh hoạt, cách sống, hình thức nhà ở, …
Tóm lại, qua những khái niệm trên có thể thấy đô thị hoá mang tính lịch sử và xã
hội, nó gắn liền sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn. Đô thị
hoá là vấn đề lớn được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Cũng giống như nhiều
lĩnh vực khác, ĐTH là hiện tượng tất yếu và khách quan. Ngày nay, với cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin phát triển đã tạo thêm tiền đề
vững chắc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
Nói chung các khái niệm trên đều thể hiện được những đặc trưng quan trọng của
quá trình đô thị hoá là quá trình biến đổi về cơ cấu dân số từ nông thôn thành đô thị
và phân bổ lực lượng sản xuất, bố trí dân cư hình thành, phát triển các lối sống đô thị
bên cạnh đó biến đổi lao động từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của Đô thị hoá nông thôn
ĐTH có vai trò thúc đẩy tốc độ CNH - HĐH đất nước và ngược lại CNH - HĐH
tạo điều kiện để tiến hành quá trình ĐTH. Sự nghiệp CNH - HĐH muốn thực hiện
thành công cần phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp sang sản
xuất công nghiệp với kỹ thuật cao hơn, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết khi ĐTH
diễn ra có sự tập trung cao các điểm dân cư ,kết hợp xây dựng đồng bộ và khoa học
các cơ quan, xí nghiệp và các trung tâm thương mại, dịch vụ. Khi đó, việc sử dụng

lao động vào sản xuất dần nhiều hơn và trình độ tay nghề của công nhân được nâng
cao nhưng cũng dẫn đến một lượng không nhỏ người lao động bị mất việc làm.
ĐTH là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội
của cả nước. ĐTH có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân, góp phần
tháo gỡ những vấn đề khó khăn trước mắt của xã hội nhất là về lao động - việc làm.
Mặc dù nhà nước thường xuyên đưa ra các chính sách nhằm giải quyết việc làm cho
người dân nhưng tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao. Nếu như vấn đề này không quan tâm
đúng mức, có giải pháp phù hợp thì đây sẽ là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh mầm
mống tệ nạn xã hội vô cùng nghiêm trọng.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Thực chất quá trình ĐTH nông thôn ở nước ta đang diễn ra khá phân tán dẫn đến
việc di cư từ nông thôn ra thành thị còn khá nhiều, khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị lại ngày càng xa hơn. Nhưng ĐTH nông thôn cũng đã tạo ra sự đa dạng các
ngành nghề kinh doanh, hình thành nhiều nghề mới trên địa bàn nông thôn và là cơ sở
thiết yếu trong việc khôi phục ngành nghề truyền thống, từ đó hình thành nhiều nghề
mới trên địa bàn nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, tác động tích cực đến
thu nhập và đời sống của người dân.
Theo số liệu thống kê năm 2006, kết quả quá trình mở rộng và phát triển đô thị đã
đóng góp tỷ trọng lớn (40%) thu nhập quốc dân, 36% ngân sách nhà nước, tỷ lệ dân
cư, lao động giữa thành thị và nông thôn lần lượt là 20/80 và 23/27 Như vậy đóng
góp của đô thị vào ngân sách chiếm tỷ trọng khá cao.
1.1.1.3. Đặc trưng của Đô thị hoá
Do có mối quan hệ rất khăng khít giữa các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hoá,
không gian nên quá trình đô thị hoá ở mỗi nước diễn ra rất khác nhau, giữa các nước
phát triển đến nước đang phát triển; giữa các nước Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Còn trong mỗi một xã hội với phương thức tổ chức sản xuất riêng, với trình độ phát
triển lực lượng sản xuất nhất định, nền văn hoá đặc thù thì quá trình ĐTH cũng lại
mang sắc thái riêng. Chính vì vậy trong mỗi quốc gia, mỗi một vùng, ĐTH có những
đặc điểm riêng biệt.

Xét trong một quốc gia ĐTH làm biến đổi sâu sắc kinh tế - xã hội đô thị và nông
thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của đô thị lại có đặc trưng khác hẳn so với nông thôn.
Do đó để thấy rõ đặc trưng của thành thị cần so sánh nông thôn và đô thị.
So với nông thôn, đô thị là vùng có dân cư chủ yếu làm nghề phi nông nghiệp, có
cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất…
cao hơn. Nhưng ở những đô thị hiện đại thì vẫn còn tồn tại một số ngành nông nghiệp
với các loại sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao như: hoa sinh vật cảnh, các loại
rau, thủy đặc sản cao cấp… đó chính là sắc thái đặc trưng mới đặt ra yêu cầu cho sự
phát triển đô thị.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Giữa nông thôn và đô thị ngoài khác nhau về đặc điểm nghề nghiệp còn khác
nhau về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đô thị là nơi có điều kiện kinh tế phát triển
hơn cá vùng khác của đất nước, có thu nhập và đời sống, trình độ văn hoá, khoa học
và công nghệ cao hơn hẳn nông thôn, là vùng phát triển công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị. Cho nên ở mức độ nào đó trình độ
dân cư, tự do và công bằng xã hội sẽ cao hơn nông thôn.
Đô thị có cơ sở hạ tầng hiện đại, dù đã hoàn chỉnh, đồng bộ hay chưa hoàn
chỉnh, đồng bộ thì nó đều có một qui hoạch chung cho tương lai. Nói đến đô thị la
nói đến những tiện nghi: hệ thống điện nước, giao thông, viễn thông…Do vậy đây
cũng là yếu tố quan trọng để phân biệt nông thôn và đô thị.
Qua sự so sánh giữa đô thị với nông thôn ở trên có thể thấy các đặc trưng cụ thể
của ĐTH như sau:
- ĐTH mang tính xã hội và lịch sử, là sự phát triển, mở rộng về qui mô, số lượng
diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới nhằm nâng cao
vai trò của đô thị trong khu vực để hình thành các chùm đô thị. Đó cũng là hình thức
khá phổ biến đối với các đô thị ở Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển
khi tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế. ĐTH theo chiều rộng được xem là việc hình
thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới và là sự mở đường của quan hệ sản
xuất nhằm tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc hình thành các khu

các khu đô thị mới, các quận, phường mới đó sẽ dẫn đến dân số và diện tích đô thị
tăng lên một cách nhanh chóng. Hiện nay người ta hay đề cập đến ĐTH nông thôn đó
không phải là quá trình biến đổi nông thôn thành đô thị mà thực chất là quá trình phát
triển nông thôn về kinh tế - xã hội, từ đó hình thành lối sống đô thị ở nông thôn. Đây
là xu hướng tăng trưởng ĐTH theo hướng bền vững.
- ĐTH gắn liền sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên
cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và dịch vụ. Hiện đại hoá,
nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình thường xuyên, không thể thiếu của
quá trình tăng trưởng và phát triển. Do vậy quá trình ĐTH làm mở rộng địa bàn đô
thị, tăng cường kết cấu hạ tầng đô thị, kinh tế phát triển nâng cao đời sống nhân dân
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
đô thị. Tuy nhiên, quá trình này cũng đòi hỏi phải điều tiết, tận dụng tối đa những
tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hoá trong mọi lĩnh
vực. Như vậy, ĐTH không thể tách rời chế độ kinh tế - xã hội.
Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình ĐTH phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở các nước phát triển, đặc
trưng ĐTH là sự phát triển các nhân tố chiều sâu. ĐTH nâng cao đời sống, việc làm
và công bằng xã hội, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đối với nước
đang phát triển, như Việt Nam, ĐTH đặc trưng cho sự bùng nổ dân số, còn việc phát
triển công nghiệp, công bằng, việc làm… lại tỏ ra yếu kém. Sự phát triển chênh lệch
về kinh tế - xã hội mất cân đối và độc quyền xảy ra làm cho mâu thuẫn giữa thành thị
và nông thôn trở nên sâu sắc.
1.1.2. Tính tất yếu của đô thị hoá.
Thực tiễn hiện nay trên thế giới cho thấy những nước có nền kinh tế phát triển
đều trải qua quá trình CNH đất nước. Đó là quá trình hình thành và phát triển hệ
thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công
nghiệp, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, yêu cầu nâng cao đời sống mọi mặt của dân cư. Cho nên CNH sẽ dẫn tới sự biến

đổi cơ cấu kinh tế là điều không thể tránh khỏi, từ nông nghiệp giữ một vai trò chủ
yếu sẽ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ và cùng với nó là sự chuyển dịch cơ bản cơ
cấu về lao động theo ngành. Kéo theo quá trình này đó là sự tập trung dân cư tại các
khu công nghiệp, các vùng kinh tế hình thành nên các trung tâm công nghiệp, các khu
đô thị.
Như vậy, sự hình thành và phát triển các đô thị có bắt nguồn từ sự tác động của
quá trình CNH và diễn ra song song với quá trình CNH. Kết quả của CNH này tất
yếu gắn liền với sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ
và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở
rộng quy mô các khu đô thị đã có. Như thế đã khẳng định ĐTH là quá trình mang
tính tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Tuy nhiên do tác động khác nhau của điều kiện chủ quan và khách quan mà ở các
nước khác nhau thì quá trình ĐTH diễn ra không giống nhau. Đối với các nước phát
triển, ĐTH diễn ra chủ yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống đô thị ngày càng
hoàn thiện. Còn đối với các nước đang phát triển, ĐTH tượng trưng cho sự bùng nổ
về dân số. Sự gia tăng dân số không dựa trên sự phát triển công nghiệp và phát triển
kinh tế. Trong thời gian gần đây tốc độ ĐTH ở các nước đang phát triển là rất cao.
Việt Nam là nước đang trong quá trình phát triển, kinh tế đang dần chuyển sang nền
kinh tế hiện đại thì CNH, HĐH nhất là CNH,HĐH nông thôn càng được đầu tư phát
triển. Nhờ vậy mà quá trình ĐTH nông thôn cũng diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm
biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước.
ĐTH nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của mỗi một quốc gia, đặc biệt
đối với nước ta là nước đang trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH đất nước. Qúa
trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản
xuất hàng hoá đa ngành nghề, nâng cao khả năng cạnh tranh. Lối sống thành phố đã
du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục, tập quán
thôn quê với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Điều đó thực sự làm thay đổi
toàn bộ đời sống của người nông dân, xoá dần khoảng cách giữa nông thôn và thành

thị.
Qua sự phân tích trên cho thấy, quá trình ĐTH diễn ra là một tất yếu khách quan
đối với mỗi nước, dù là nước đang phát triển hay nước đã phát triển.
1.1.3. Tác động của đô thị hoá đến lao động - việc làm
Qúa trình ĐTH dù diễn ra theo hình thức mở rộng quy mô diện tích đô thị hay
nâng cao trình độ các đô thị hiện có đều dẫn đến những tác động không nhỏ đối với
người lao động và việc làm. ĐTH làm chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; từ khu vực kinh tế nhà nước
sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây là dòng dịch chuyển lao động, việc làm
tất yếu trong quá trình ĐTH. Do đó cần phải đánh giá những ảnh hưởng của ĐTH
đến lao động, việc làm để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.
1.1.3.1. Tác động đến người lao động
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
ĐTH mở rộng diện tích đô thị làm giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp để phục vụ
cho việc phát triển đô thị; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng và phát triển các khu
công nghiệp, dịch vụ; các công trình công cộng; các khu dân cư mới. Điều này khiến
cho một bộ phận người nông dân không còn đất để sản xuất, vì vậy họ phải chuyển
sang hoạt động phi nông nghiệp. Cho nên dẫn tới tình trạng dư thừa lao động đặc biệt
là lao động nông nghiệp gây ra khó khăn trong giải quyết việc làm. Bởi vì trình độ
lao động nông nghiệp rất thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, trong khi
các khu đô thị hoá lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ nên số lao động nông nghiệp khi tham gia chưa thể đáp ứng ngay
được yêu cầu của các ngành này.
ĐTH còn góp phần nâng cao giá trị do lao động tạo ra. Vì cùng với quá trình ĐTH
thì quá trình CNH, HĐH cũng phát triển mạnh mẽ do đó các thành tựu về khoa học
kỹ thuật ngày càng tiên tiến hiện đại hơn sẽ được áp dụng rộng rãi vào đời sống sản
xuất nhờ thế năng suất lao động cũng như trình độ người lao động tăng lên. Đồng
thời ở các vùng đô thị sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng
giúp cho con người có nhiều điều kiện thuận lợi để học tập, trao đổi thông tin nâng

cao trình độ. Song chính sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ lại đòi hỏi
người lao động phải có kỹ năng và trình độ tay nghề cao hơn để sử dụng máy móc,
thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất. Do đó người lao động càng phải
nhạy bén trong tiếp cận thành tựu kỹ thuật mới để nắm bắt và sử dụng cho sự phát
triển đi lên.
Nói tóm lại, những tác động kể trên của quá trình ĐTH đã dẫn đến hiện tượng dư
thừa lao động gây ra khá nhiều rắc rối trong quản lý sử dụng, nhưng nó lại tạo tiền đề
cao năng suất lao động, nâng cao trình độ của người lao động và giá trị lao động tạo
ra.
1.1.3.2. Tác động đến việc làm
ĐTH ảnh hưởng đến việc làm theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Theo hướng
tích cực ĐTH sẽ tạo ra điều kiện giúp người lao động chuyển đổi cơ cấu việc làm từ
thuần nông với thu nhập thấp sang việc làm mới ổn định và thu nhập cao. Song việc
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
chuyển đổi này cần có những điều kiện nhất định như việc người lao động phải được
đào tạo để có trình độ chuyên môn kỹ thuật thích ứng với những công việc mới. Về
hướng tiêu cực ĐTH tác động đến việc làm và thu nhập của người lao động nhất là
lao động nông nghiệp do sự mất đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế ĐTH càng tăng thì
đất canh tác nói riêng càng bị thu hẹp.
Trong quá trình ĐTH các đô thị cũ được mở rộng, hình thành nhiều đô thị mới
theo đó nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng và phát triển, nhiều trung tâm
thương mại dịch vụ được hình thành và tạo ra một số cơ hội kinh doanh, ngành nghề
mới dẫn đến có số lượng lớn việc làm mới cho người lao động. Nhờ đó mà người dân
có quyền lựa chọn nhiều hơn trong công việc, có điều kiện chuyển đổi cơ cấu Vốn
đầu tư việc làm từ thuần nông sang việc khác thuận lợi, năng suất lao động cao, thu
nhập tốt hơn. Nhưng cần thấy rằng số lượng việc làm tạo ra trong quá trình ĐTH
thường nhỏ hơn nhu cầu việc làm phát sinh do quá trình này.
ĐTH không chỉ tác động đến việc làm mà còn tác động mạnh đến đời sống và thu
nhập của người lao động. ĐTH tạo điều kiện để người dân nâng cao thu nhập, cải

thiện cuộc sống. Tuy nhiên điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa nông thôn và thành
thị càng lớn, tạo ra sức hấp dẫn người dân từ nông thôn đến thành thị và tất nhiên sẽ
tạo ra một làn sóng di dân gây nên tình trạng quá tải, bùng nổ dân số. Hiện tượng này
khiến cho trong một thời gian ngắn số người không có việc làm lớn, tỷ lệ thất nghiệp
tại các đô thị cao, tạo sức ép giải quyết việc làm và làm cho sự chênh lệch trong thu
nhập là điều không thể tránh khỏi. Nông nghiệp là ngành có thu nhập thấp, lao động
nặng nhọc. Chính vì vậy sức hấp dẫn của nông nghiệp ngày càng giảm sút. Đó là tác
động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp cần phải lưu ý nhiều trong quá trình ĐTH.
Khi tập quá sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống thay đổi đã kéo theo các
nhu cầu về giáo dục, y tế tăng lên. Song điều đó cũng lại làm cho vấn đề an ninh, tệ
nạn xã hội và khoảng cách giàu nghèo trở nên khó kiểm soát hơn trong quá trình
ĐTH. Điều đó đòi hỏi phải có sự quan tâm, lưu ý, có những giải pháp phối hợp tổng
thể thường xuyên ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và nhiều thành phần kinh tế trong xã
hội để vấn đề nan giải này được giải quyết tốt nhất.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá
trình đô thị hoá nông thôn
1.2.1. Chuyển đổi nghề nghiệp
Theo tác giả E.A.Klimov
(1)
thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao
động vật chất và tinh thần của cong người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội
(do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo ra cho con người khả năng sử dụng
lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát
triển”.
Nghề hay nghề nghiệp, Đại từ điển tiếng Việt
(2)
,
1

định nghĩa: “Nghề: công việc
chuyên làm theo sự phân công của xã hội”. Từ điển tiếng Việt thì định nghĩa: “Nghề:
công việc hàng ngày làm để sinh nhai”; “ Nghề nghiệp” là nghề làm để mưu sống”.
Từ điển Larouse của Pháp định nghĩa: “ Nghề (Professio) là hoạt động thường ngày
được thực hiện của con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”. Theo
giáo trình KTLD: “ Nghề nghiệp là hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi lý
thuyết kiến thức tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc
nhất định”.
Qua một số khái niệm được nêu trên, có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao
động vừa mang tính xã hội (do sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (do nhu
cầu bản thân), trong đó con người với tư cách chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn
những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân.
Như vậy, nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào
tạo, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt
động nghề nghiệp con người có thể tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần thoả mãn
nhu cầu của bản thân mình và xã hội.
Con người khi xác định cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp cụ thể thường
dựa vào khả năng nhận thức của chính bản thân và sự tác động các đối tượng bên
ngoài, để xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của lao động từ đó đi đến
quyết định tốt lựa chọn nghề nghiệp của mình. Tất nhiên bất kỳ sự lựa chọn nào cũng
1
(1): E.A.Klimov, Nay đi học, mai làm gì?, ĐHSP HN, 1971 (bản dịch tiếng việt).
(2): Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hoá thông tin , 1998.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
không bao giờ được coi là tuyệt đối, bởi vậy nó còn bị giới hạn bởi rất nhiều điều
kiện khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, …những điều kiện này dễ thay đổi theo
thời gian. Một nghề nghiệp có thể phù hợp ở thời điểm này nhưng không có nghĩa
trong thời điểm khác, hoặc nó vẫn tỏ ra còn phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị -
xã hội biến đổi từng ngày. Đây là lý do người ta không thể làm một nghề mãi mãi mà

phải chuyển đổi từ nghề này sang nghề khác để thích hợp với xu hướng hay yêu cầu
phát triển nói chung của xã hội.
Do tình hình các nghề và việc làm ngày nay thường xuyên thay đổi nên việc
chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động đang là vấn đề được sự quan tâm chú ý
của xã hội.
Từ sự nhìn nhận trên, có thể hiểu chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là
việc người lao động xem xét, lựa chọn lại nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp
hơn với đặc điểm, khả năng của bản thân và với yêu cầu đang thay đổi của xã hội.
1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
Một điều rõ ràng mà chúng ta nhận thấy là quá trình ĐTH, CNH và HĐH diễn
ra đã dẫn đến rất nhiều thay đổi ngay cả trong cuộc sống đời thường hàng ngày của
mỗi người. Qúa trình này có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đồng thời
cũng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy nếu xét dưới góc độ cá nhân
người lao động, quá trình ĐTH sẽ khiến cho công việc, nghề nghiệp của họ có những
thay đổi. Người lao động ở mọi trình độ đào tạo luôn mong muốn có một công việc
ổn định phù hợp với khả năng lao động và có thu nhập đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,
mức sống chung cho chính bản thân và cả gia đình họ. Thế nhưng do quá trình đô thị
hóa mà người lao động nông thôn nhất là lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề
nghiệp thì mới có thể kiếm sống để tồn tại được.
Đồng thời, khi kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành sản
xuất kinh doanh, làm cho các ngành này được nâng cấp đổi mới để đáp ứng thị
trường cả trong nước và ngoài nước. Vì vậy nguồn nhân lực trong các ngành, lĩnh
vực này đòi hỏi phải được đào tạo nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu yêu cầu. Do
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
đó chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là điều cần thiết giúp người lao động
có được ngành nghề khác theo xu hướng tất yếu.
Đặc biệt ở nông thôn quá trình ĐTH đang diễn ra làm người nông dân bị mất một
phần ruộng đất canh tác, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Cho
nên việc chuyển đổi nghề nghiệp cho bộ phận người lao động này là rất cần thiết

không thể không làm. Ngoài ra khi người lao động nông thôn bị mất đất mà không
được chuyển đổi sang nghề nghiệp khác như nghề công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
… thì cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn. Và lúc này vấn đề chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về
mặt xã hội. Cùng những trở ngại về kinh tế, tình trạng thất nghiệp là nguyên nhân của
nhiều tệ nạn xã hội. Khi không có việc làm, không có thu nhập để tồn tại trong cuộc
sống với nhiều cám dỗ như hiện nay thì một bộ phận người lao động nhất là lao động
nông thôn do thời gian nhàn dỗi, thiếu việc làm cộng với trình độ lao động thấp
không có khả năng tìm việc, chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp đã bị lôi kéo
tham gia các hoạt động trái pháp luật, làm huỷ hoại bản thân và ảnh hưởng lợi ích của
xã hội.
Chính vì tất cả điều trên càng cho thấy sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp
cho người lao động nhất là lao động nông thôn khi quá trình ĐTH nông thôn đang và
sẽ diễn ra ngày một nhanh hơn.
1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao
động
Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn bị
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Sự biến động của các nhân tố này sẽ kéo
theo thay đổi trong chuyển đổi nghề nghiệp. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng
đến việc chuyển đổi nghề nghịêp của người lao động trong quá trình đô thị hoá nông
thôn:
1.3.1. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Đây là nhân tố quan trọng liên quan đến khả năng tiếp cận và lựa chọn của người
lao động trong quá trình tìm kiếm, tạo việc làm.Khi nền kinh tế với tốc độ tăng
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
trưởng và phát triển nhanh sẽ tác động thúc đẩy nâng cao thu nhập, mức sống của
người lao động và gia đình họ khiến bản thân người lao động có xu hướng thay đổi
ngành nghề, chuyển đổi sang nghề có thu nhập, có môi trường làm việc tốt hơn.
Ngoài ra, phát triển kinh tế còn ảnh hưởng đến người lao động trong việc phải nâng

cao trình độ, khả năng thích ứng, khả năng hoà nhập,… vào thị trường lao động.
Điều này dẫn đến một bộ phận người lao động có năng lực, nhạy bén với thời cuộc sẽ
tìm kiếm việc làm để chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân.
Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng biến đổi theo nên đặt ra nhu cầu về lực lượng lao
động mới ở cả số lượng lẫn chất lượng. Thể hiện ra bên ngoài là sự xuất hiện của
nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp,… với thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên
tiến. Do đó tạo ra khối lượng lớn về việc làm nhất là việc làm phi nông nghiệp, nó
đòi hỏi người lao động phải có một trình độ, khả năng nhất định nào đó. Xã hội càng
phát triển càng được ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thì rất cần những
người lao động giỏi, có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy để hội nhập nền kinh tế
mới phát triển, tiếp cận và theo kịp sự phát triển của nhân loại phải có một đội ngũ
những người lao động giỏi cả về khả năng, trình độ và chuyên môn.
1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Một trong đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế hiện đại là tốc độ phát triển công
nghệ và sự đổi mới kiến thức của người lao động diễn ra nhanh chóng. Cho nên,
người lao động phải tiếp tục học tập và được đào tạo suốt cuộc đời lao động của
mình để theo kịp với tiến bộ đó. Đồng thời, cách mạng khoa học công nghệ dẫn đến
sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới tác động không nhỏ đến đào chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cao về trí
tuệ của người lao động. Những nghề mới ra đời làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu
hút thêm nhiều lao động nhưng lại khiến cho người lao động có những quyết định
mới trong công việc. Người lao động không thể dậm chân tại chỗ mà phải biết tìm
tòi, học hỏi để theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt của thế giới.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Tất cả điều đó ảnh hưởng đến người lao động đặc biệt đối với số lượng lớn người
lao động đang không có việc làm hay việc làm không phù hợp. Và như thế nó có tác
động đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

1.3.3. Thị trường lao động
Thị trường lao động là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động có thể tìm được
một công việc đúng ngành, nghề. Song thị trường này luôn luôn biến động do quan
hệ cung - cầu trên thị trường. Trong một thời điểm nào đó những ngành nghề mà cầu
lớn hơn cung thì người ta lựa chọn để học và để chuyển đổi sang nghề đó, đây cũng
chính là quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người lao động và xu hướng chuyển
đổi nghề nghiệp của họ. Như thế là thị trường lao động đã gián tiếp tác động vào việc
chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động qua sự quyết định hướng đi cho nghề
nghiệp của bản thân. Tuy nhiên nếu như mọi người đều đổ dồn vào một nghề mà
không xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định sẽ làm thị trường mất cân bằng
thậm chí dư thừa, tức là cung lao động giờ lại lớn hơn cầu, việc chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động sẽ gặp khó khăn bởi số lượng lao động mà thị trường cần
quá ít trong khi nhu cầu tìm việc cao.
1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách lao động - việc làm
Chính sách lao động - việc làm có tác động trực tiếp đến việc mở ra cơ hội để lực
lượng lao động trong xã hội tiếp cận với việc làm. Đây cũng chính là giải pháp để hỗ
trợ người lao động có cơ hội và điều kiện làm việc. Chính sách việc làm là một chính
sách cơ bản của quốc gia góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Chính sách việc làm là nhân tố chủ quan có vai trò quan trọng quá trình tìm việc và
chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Nhờ có nó mà người lao động được tạo
điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng tích
cực. Nếu không có chính sách này hoặc chính sách không hợp lí sẽ dẫn đến ảnh
hưởng không tốt cho xã hội nói chung và bản thân người lao động nói riêng, nhất là
đối với lao động đang trong tình trạng thất nghiệp.
1.3.5. Nhân tố con người
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Con người là nhân tố mang tính chủ quan tác động chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động trong quá trình ĐTH. Bản chất của ĐTH là sự thay đổi về phương
thức sản xuất từ lạc hậu đến hiện đại. Vì thế trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất sẽ quyết định đến tốc độ và hướng phát triển của ĐTH. Sở
dĩ ở những nơi có ĐTH sớm, tốc độ nhanh là do yếu tố con người quyết định.
Qúa trình ĐTH cùng với việc làm tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và tăng việc làm. Trước hết là cơ cấu ngành nghề phải chuyển đổi sao cho
phù hợp cơ cấu ngành nghề của kinh tế đô thị. Do đó việc này làm ảnh hưởng đến
chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Với bản thân mỗi người cần cân nhắc
trong hoạt động chọn nghề. Bởi vì muốn làm nghề gì trước hết tự bản thân mỗi người
phải xác định xem có thích hợp nó hay không. Nếu như không thích hợp, không có
khả năng thì không nên chọn vì rằng chúng ta không thể thay đổi nghề nghiệp một
cách dễ dàng được. Hơn nữa, con người cũng không thể thích là chuyển đổi sang
nghề khác ngay được
Như vậy, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông
thôn dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng của chính bản thân mỗi người lao động. Nếu
như người lao động quyết định và tìm mọi cách thực hiện thì việc chuyển sang một
nghề mới sẽ có thể diễn ra, còn nếu họ không muốn và không buộc phải chuyển đổi
thì dù thế nào đi chăng nữa việc chuyển đổi nghề nghiệp không tiến hành được.
Trên đây đã trình bày một số nhân tố chủ yếu tác động đến việc chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động. Song trong thực tế ở từng thời điểm khác nhau sẽ có
những nhân tố thuận lợi và nhân tố hạn chế cản trở sự chuyển đổi. Đối với nhân tố
thuận lợi cần khai thác, nhưng đối với nhân tố hạn chế phải có những giải pháp để
khắc phục trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn. Vấn đề mấu chốt
của việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là tìm ra hướng chuyển đổi phù
hợp đối với từng người, từng đối tượng lao động.
1.4. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô
thị hoá nông thôn.
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
Qúa trình ĐTH cùng CNH, HĐH đã làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi và đồng thời
với đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động. Đây thực chất là quá trình giảm dần
lao động nông nghiệp, tăng lao động các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có

năng suất lao động cao hơn. Chính điều này dẫn đến hiện tượng người lao động tìm
kiếm và chuyển đổi sang nghề khác phù hợp với sự thay đổi không ngừng của xã hội.
Một khi kinh tế phát triển tất nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ kéo theo là sự thay đổi nhu cầu về lao động.
Điều đó tác động tạo ra nhận thức và cách làm mới về chuyển đổi nghề nghiệp của
người lao động. Lúc này muốn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, người lao
động phải nhận thức vấn đề là ở chỗ làm sao tìm được một nghề phù hợp với sự phát
triển không ngừng của xã hội. Điều đó cũng thể hiện xu hướng chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động từ nông nghiệp chuyển sang những nghề phi nông nghiệp.
1.5. Tác động Đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động
ĐTH nông thôn có tác động cả tích cực và tiêu cực đến chuyển đổi nghề nghiệp
cho người lao động cụ thể như sau:
1.5.1. Tác động tích cực
Qúa trình ĐTH làm chuyển dịch cơ cấu lao động tạo nhiều cơ hội cho người lao
động phát huy năng lực của mình. Nhờ thế người lao động có thể chuyển sang nghề
nghiệp mới có thu nhập cao hơn. ĐTH mang lại cho người dân một cái nhìn mới hợp
thời hơn trong nền kinh tế thị trường. Người lao động đặc biệt là những người nông
dân sẽ nghĩ đến phương thức sản xuất quy mô lớn - sản xuất hàng hoá để nâng cao
mức sống của mình, từ đây tạo động lực phát triển cho xã hội. Muốn như vậy họ phải
tự đào tạo mình, tìm hiểu và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Cho nên năng lực,
trình độ của người lao động được nâng lên khiến việc chuyển đổi nghề nghiệp thuận
lợi hơn.
ĐTH mở rộng diện tích đô thị, biến một vùng nông thôn thành đô thị, người dân có
quyền lựa chọn nhiều hơn trong công việc, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp
biến thành đất đô thị để xây dựng nhà ở, đường xá, các công trình công cộng khác.
Những người nông dân trước đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, dựa vào đất để sản
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
xuất thì nay đất không còn. Bởi vậy họ phải tự tìm kiếm cho mình bằng công việc
khác qua chuyển đổi nghề nghiệp để đảm bảo cuộc sống.

ĐTH là điều kiện để cho những kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuất nên đòi hỏi
một lực lượng lao động có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cao. Do đó tự nó sẽ
hướng một bộ phận lớn dân số vào chuyển đổi nghề nghiệp. Xu hướng này phần nào
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trước mắt và tạo ra nguồn lao động chất lượng tốt thoả
mãn đòi hỏi của nền sản xuất phát triển trong tương lai. Vì vậy, chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động tập trung vào nghề có hàm lượng tri thức và khoa học
công nghệ cao hơn.
Ngoài ra ĐTH cùng với CNH và HĐH là quá trình tạo ra cuộc cách mạng về phân
công lao động xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm nhiều ngành nghề
mới ở nông thôn. Đồng thời nhà nước và các tổ chức xã hội có điều kiện giúp đỡ
nông dân về vốn, kỹ thuật công nghệ để tự tổ chức ngành nghề, tự tạo thêm nhiều
việc làm khác. Với việc tạo thêm nhiều ngành nghề, nhiều khu vực công nghiệp trung
tâm, những khu công nghiệp và dịch vụ ngay tại khu vực nông thôn này là nơi thu hút
nhiều lao động vào làm việc, giải quyết vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp.
Như vậy có thể thấy tác động tích cực của ĐTH đến việc chuyển đổi nghề
nghiệp cho người lao động qua quy mô số lượng nghề nghiệp tăng, cơ hội lựa chọn
nghề cũng nhiều hơn và dễ dàng hơn trước.
1.5.2. Tác động tiêu cực
ĐTH, CNH - HĐH trong nền kinh tế thị trường tất yếu tồn tại một bộ phận không
có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp xảy ra và người thiếu việc làm này chủ yếu
là lực lượng lao động trong nông nghiệp. Ngoài ra ĐTH còn rút bớt lượng lớn lao
động nông nghiệp chuyển sang cụm, khu công nghiệp, các làng nghề. Điều này dẫn
đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động gặp khó khăn bởi yêu cầu của
công việc mới đòi hỏi khắt khe với nhiều tiêu chuẩn mà không dễ gì ai cũng có thể
đáp ứng được.
Khi quá trình ĐTH tiếp cận đến các vùng nông thôn làm một phần diện tích đất
nông nghiệp biến thành đất đô thị nên người nông dân không còn đất để sản xuất, vì
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
vậy buộc họ phải tự tìm cho mình những công việc khác để kiếm sống. Cho nên,

chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khó khăn, bởi số lượng người nông dân
buộc phải chuyển đổi nghề tăng. Ngoài ra phần đông trong số họ vẫn chỉ biết làm
nông nghiệp chưa được đào tạo một nghề nào khác vì thế rất khó cho họ khi chuyển
đổi để kiếm được việc làm.
ĐTH góp phần tăng tình trạng thất nghiệp đã làm cho một bộ phận người lao động
chưa tìm được việc làm mới, chưa chuyển đổi sang nghề nghiệp khác. Cho nên ĐTh
dẫn đến hiện tượng trộm cướp, đánh bạc, chơi bời, nghiện hút,… gia tăng. Ngoài ra
sự khác biệt về giàu nghèo giữa các đô thị, trong từng đô thị, giữa nông thôn và thành
thị ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Điều đó dẫn đến chênh lệch trong thu nhập là điều
không thể tránh khỏi. Do đó đặt ra vấn đề khó khăn về chuyển đổi nghề nghiệp cho
người lao động phải nhanh và hợp lý.
Tóm lại tất cả những tác động kể trên của ĐTH nông thôn đến việc chuyển đổi
nghề nghiệp cho người lao động tại các vùng đô thị, một mặt có thể tạo việc làm, một
mặt lại tăng tỷ lệ thất nghiệp. Vấn đề đặt ra cho mỗi vùng phải có chính sách thích
hợp để giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
1.6. Kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong
quá trình đô thị hoá nông thôn
1.6.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
1.6.1.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước nằm ngay cạnh Việt Nam, có nhiều đặc điểm tương đồng
về văn hoá, con người và về quá trình CNH, HĐH đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Qúa trình ĐTH ở Trung Quốc đã được uỷ ban kế hoạch phát triển nhà nước hết sức
quan tâm. Ngày 13/8/2001 Uỷ ban đã công bố chi tiết một chương trình ĐTH, sao
cho đến năm 2010 dân cư thành thị chiếm khoảng 40 % dân số toàn quốc, đến năm
2020 tỷ lệ này sẽ là 60 %.
Vấn đề dư thừa lao động tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn trong quá trình ĐTH
đã được chính phủ Trung Quốc nhận thức rất sớm. Những năm qua mặc dù có tình
trạng di cư đến các đô thị lớn nhưng với các biện pháp hữu hiệu, Trung Quốc đã đạt
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT

được những thành công nhất định. Họ đã nhận ra rằng các cơ quan chính phủ không
thể giải quyết được mà không cần phải xã hội hoá công tác tạo việc làm tại các đô thị.
Chính vì vậy, tại các đô thị Trung Quốc đã lập ra nhiều trung tâm xúc tiến việc làm
tại các phường. Các trung tâm này hoạt động dưới sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ
của chính quyền các đô thị.
Mặt khác, quá trình ĐTH, CNH và HĐH diễn ra nhanh làm diện tích đất canh tác
ngày càng bị thu hẹp dẫn tới hàng triệu lao động nông thôn không có việc làm và
thiếu việc làm ở mức nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc rất
coi trọng công tác đào tạo nghề, dạy nghề phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn để
tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa phương. Chính phủ có chính sách
khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề tích cực đào tạo nhân lực chuyên môn
kỹ thuật cho khu vực ĐTH để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm
việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế
mở,…Vì vậy đào tạo cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động
trong các ngành mới ở các vùng ĐTH nhanh được chính phủ và chính quyền các địa
phương rất quan tâm.
Lực lượng lao động nông thôn dư thừa đã gây nhiều khó khăn trong công tác giải
quyết việc làm cho người lao động. Trung Quốc đã tìm các biện pháp nhằm giảm sức
ép về việc làm đô thị, đó là:
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm sức ép đô thị. Nhờ
thúc đẩy phát triển các xí nghiệp (doanh nghiệp) địa phương nên Trung Quốc đã giải
quyết một phần việc làm cho người lao động. Các chính sách khuyến khích đầu tư
của nhà nước đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương, tạo ra rất
nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn. Khuyến khích xây dựng
các doanh nghiệp địa phương là một trong những giải pháp quan trọng của Trung
Quốc nhằm giải quyết việc làm nông thôn góp phần giúp người lao động chuyển đổi
nghề nghiệp thuận lợi.
- Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư vaò các
thành phố lớn: Sự phát triển các đô thị nhỏ ở vùng nông thôn cùng với CNH nông
Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
thôn là một giải pháp tốt để thu hút lao động dư thừa. Các đô thị mới được thành lập
sẽ thúc đẩy nhu cầu về phát triển công nghiệp nông thôn. Trong các đô thị nhỏ sẽ có
nhiều cơ hội việc làm hơn bởi các đô thị này có dân số thấp. Những ngành công
nghiệp mới có khả năng thu hút nhiều lao động. Người nông dân có kỹ năng sẽ có cơ
hội tham gia các ngành công nghiệp và dịch vụ mà không phải tham gia sản xuất
nông nghiệp. Cho nên các đô thị nhỏ dễ tìm được việc làm hơn so với đô thị lớn.
Tóm lại, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách trong quá trình ĐTH như:
chính sách kiểm soát dòng di chuyển lao động đến các thành phố lớn; chính sách phát
triển các loại đô thị vừa và nhỏ ở nông thôn để phát triển ngành nghề công nghiệp,
dịch vụ, thúc đẩy đào tạo, dạy nghề cho người lao động và chính sách khuyến khích
doanh nghiệp nông thôn hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước để đào tạo lao động
chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đổi mớí lao động ;… nên đã đem lại hiệu quả
tốt.
1.6.1.2. Kinh nghiệm ở một số nước ASEAN
Trong giai đoạn CNH, HĐH, ĐTH mạnh mẽ ở các nước ASEAN (1970-1980) lao
động dôi dư trong nông nghiệp rất lớn. CNH, HĐH thúc đẩy phát triển mạnh các
ngành như công nghiệp điện tử, viễn thông, diệt may cao cấp, giầy da, chế biến nông
sản xuất khẩu,… Để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành này, chính phủ các nước
ASEAN đã chuyển sang chiến lược tăng tốc cho giáo dục. Một số nước đã mớ rộng
giáo dục nghề, giáo dục kỹ thuật ngay trong bậc trung học.
Ở Malaixia, chính phủ đã xây dựng quỹ phát triển nguồn nhân lực (HRDF) và
dùng để trợ giúp đào tạo, dạy nghề đối với các ngành nghề có nhu cầu lớn về lao
động kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn để chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp
năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động
cao hơn trong quá trình ĐTH và đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các
cơ sở đào tạo nghề. Ngoài ra, chính phủ khuyến khích hệ thống cơ sở đào tạo nghề tư
nhân thu hút đào tạo nhân lực nông thôn phục vụ các chương trình phát triển các
ngành nghề mới như: chế tạo, lắp ráp, sửa chữa ô tô, điện tử, viễn thông, công nghệ
thông tin, vận tải, quảng cáo,… Cho nên giáo dục đào tạo nâng cao dân trí và dạy

Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Khoa NN&PTNT
nghề cho người lao động ở nông thôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Ở Singapo mặc dù là nước nhỏ, đa số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ
nhưng chính phủ đã tích cực triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực, xây
dựng quỹ phát triển kỹ năng (SDF) và chương trình tái phát triển kỹ năng (SRP) để
đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt, người lao động nông thôn
được nâng cao trình độ và nhận được chứng chỉ nghề, khi cần thiết họ có thể chuyển
đổi nghề nghiệp hoặc tìm việc trên thị trường lao động.
Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapo có dịch vụ du lịch rất phát triển kể
cả ở nông thôn (du lịch sinh thái, văn hoá,...), trong đó vai trò của công ty du lịch rất
quan trọng đối với đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động nông thôn, đảm bảo phát
triển và thực hiện các dịch vụ này mang tính văn minh và hiệu quả. Đối với một số
vùng ngoại ô thủ đô của nhiều nước ASEAN, phần lớn lao động nông thôn đã chuyển
sang các hoạt động dịch vụ.
Trong chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn, chính phủ các nước
Philipin, Thái Lan,…rất chú trọng đào tạo nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động.
Hàng năm, xuất khẩu lao động đã giải quyết được hàng trăm nghìn việc làm cho lao
động nông thôn của các nước này, tạo điều kiện cho quá trình ĐTH được thuận lợi,
đặc biệt ở vùng ngoại ô các thành phố lớn và các thành phố mới xây dựng, thành phố
đang phát triển quy mô. Đồng thời khi trở về nước nhờ tay nghề được nâng cao, tư
duy kinh tế rộng mở hơn và có một số vốn trong tay nên khả năng tạo việc làm và tìm
việc làm của những người lao động này là rất lớn.
1.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
* Bài học ở thành phố Đà Nẵng
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng biến đổi Đà Nẵng trở thành một thành phố
trẻ, năng động với 7 quận, huyện chứa gần 800 ngàn dân, trong đó, 86,2% cư dân đô
thị sống trong các khu phố văn minh. Một trong những thành công lớn nhất của Đà
Nẵng là đẩy mạnh hiện đại hóa, đô thị hóa gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã

Bïi Hång Hoa N«ng nghiÖp 45

×