Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SỰ CHÂN THÀNH TRONG LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.24 KB, 4 trang )

SỰ CHÂN THÀNH TRONG
LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT


ĐINH CÔNG KHẢI-những người lính Pháp cuôí
cùng

Đinh Công Khải sinh 1954 (Giáp Ngọ). Người làng Cốc Phong, Phủ
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tổ bốn đời làm ngh
ề dạy học, đến đời cha
lên Hà Nội lập nghiệp, định cư ở phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm bây
giờ. Công Khải ra đời được 8 tháng thì gi
ải phóng Thủ đô, tám tháng dĩ
nhiên là chưa biết gì rồi. Nhưng dường như “linh khí” của rầm rập cờ
sao, của đài hoa rực rỡ, của âm thầm những bước chân cuối cùng của
người Pháp rút qua cầu Long Biên (cây cầu nổi tiếng do chính họ làm
ra), của leng keng tàu điện, của lung linh Tháp Rùa, của các tiếng rao
hàng rong ngay đầu Hàng Mã, chợ Đồng Xuân đã ám vào h
ồn cậu bé.
Nó đi theo suốt cuộc đời và có mặt trong hầu hết các tác phẩm hội họa
sau này của cậu.
Trong cuộc hành quân sáng tạo nghệ thuật, lao động nghệ thuật của
mỗi một người đều có lối đi riêng, người thì trơn tru thuận lợi, ăn học
đàng hoàng, người thì bôn ba bươn chải để đến với Hội Họa, Đinh
Công Khải thuộc loại sau, tuổi thanh xuân gia nhập Quân đội, biên chế
ở Z115 Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng (chính trong thời kỳ này
anh được tham gia học tập ở một số lớp đào tạo Mỹ thuật do Hội Mỹ
thuật Việt Nam và Tổng cục Chính trị mở) sau giải phóng, anh Nam
hành, công tác ở Tuyên huấn Quân khu 9, rồi Đài Truyền hình Cần
Thơ, sau đó lên Sài Gòn, làm tất cả các công việc liên quan đến Hội
Họa “Nhiều lúc đứng giữa ngã ba đường trong túi không có một xu”.


Đến năm 2004 thì anh tập trung toàn l
ực cho sáng tác hội họa. Chất liệu
chủ yếu là sơn dầu trên vải bố.
Trong sáng tác, có cần nhiều đến lòng chân thành hay không? Có ngư
ời
cho kỹ thuật là chủ đạo, có người cho đề tài là chủ đạo, có người cho
tất cả là chủ đạo! Tôi thì tôi cho là lòng chân thành là chủ đạo số 1.
Tranh của Đinh Công Khải chân chất, bộc trực chân thành, hay nói
cách khác: “vẽ bằng cái Tâm”, bằng cả tấm lòng yêu hội họa, muốn
vươn tới hội họa đích thực, với những đề tài miêu tả chủ yếu cảnh đời
mình đã trải qua: một góc phố cổ Hà Nội với chiếc tàu điện cũ kỹ, vài
chiếc xích lô, những máy nước công cộng và hàng cây trụi lá m
ùa đông
dưới gốc có quán cóc bán nước, chiếc xe tăng chìm trong đầm sen, cầu
Long Biên vững vàng trong khói bom giữa trận oanh kích của không
quân Mỹ, những cô tự vệ Hà Nội sao vuông đeo súng đạp xe trên ph

Tất cả gợi cho chúng ta cảm xúc đúng như tên gọi của cuộc triển lãm
“Thời để nhớ” cái thời mà tình người tràn ngập dù cơm không đủ ăn,
áo không đủ mặc Trong lễ khai mạc triển lãm hội họa của anh tại 16
Ngô Quyền Hà Nội ngày 24/5/2010, đông đảo bạn bè đã đến chúc
mừng anh, chúc mừng sự trở lại chân thành với hội họa, và cũng nhắn
nhủ với anh (hoặc với chính mình) là với lao động nghệ thuật, sự chân
thành, lòng yêu là điều kiện tiên quyết, nhưng để đi đến thành công,
hình như thế chưa đủ, sự rèn luyện kỹ thuật cho nhát bút điêu luyện,
cho đỡ vụng về, cho không phạm phải những “ngây ngô” trong tác
phẩm cũng chưa bao giờ bị coi là đứng thứ hai Phải chăng, chỉ có lao
động, lao động cật lực trên cánh đồng nghệ thuật là cứu cánh duy nhất
của người vẽ. Trong triển lãm đầu tiên ra mắt công chúng Thủ đô và
giới họa, bằng lòng chân thành, Đinh Công Khải đã đư

ợc đón nhận khá
thành công. Hy vọng người yêu Hội họa sẽ được thưởng thức tranh của
Đinh Công Khải trong nhiều triển lãm tiếp theo.
Trịnh Quân

×