Tiêu chuẩn phán đoán:
Cần phải có thứ tự ưu
tiên
“Mãi mới có được một quyết sách hoàn chỉnh, không bằng nhanh chóng có
được quyết sách tuy chưa thật hoàn mỹ. Trong những trận đánh thay đổi từng
giờ từng phút thì có được chiến lược tấn công thần tốc vẫn là vũ khí mạnh mẽ
nhất”.
Tiêu chuẩn phán đoán: Cần phải có thứ tự ưu tiên
Thương trường cũng như chiến trường, doanh nghiệp đang ở vào hoàn cảnh
thay
đổi khôn lường từng giờ, từng phút, nếu cứ đắn đo mãi không đưa ra
được một quyết sách thì không thể theo kịp sự thay đổi của thời đại, tất cả sẽ
bị đào thải.
Quyết đoán cần phải nhanh chóng kịp thời, rõ ràng, chính xác đó là bảo bối để
giành thắng lợi trên thương trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Thế nhưng , tại sao có những lúc lại gặp phải những tình huống không biết
nên xử trí thế nào? Sở dĩ như vậy là vì tiêu chuẩn phán đoán giá trị không rõ
ràng, chỉ muốn làm thế nào để có thể tạm thời giải quyết được nhu cầu trước
mắt, mà không tính tới lâu dài.
Ví dụ khi đưa ra một phương án mới nào đó, trong khi thực hiện lại không
thuận lợi, bị lỗ vốn, nh
ưng phương án đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với
công ty, lại là tâm huyết của công ty trong bao nhiêu năm nay, chúng ta sẽ
làm thế nào?
Khi bàn về phương án này, đại thể có thể quy lại thành mấy vấn đề sau đây:
+ Có lãi hay lỗ vốn (lợi, hại).
+ Có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với xã hội (đúng, sai).
+ Nên tiếp tục hay huỷ bỏ (giữ lại hay huỷ bỏ).
+ Nó là sự kiện lớ
n hay nhỏ (mức độ lớn nhỏ).
+ Về tình cảm hay lý luận nên ưu tiên mặt nào (tình, lý).
Cùng một vấn đề, nhưng cần phải xét về nhiều mặt, nhưng rắc rối là ở chỗ
như trong ví dụ trên đây sẽ nảy sinh ra các giá trị khác nhau, xung đột nhau.
Như vậy sẽ dẫn tới các trường hợp sau:
- “Tuy lỗ vốn, nhưng phương án đó là phương án chính xác”.
- “Nên bãi bỏ, nhưng bãi b
ỏ sẽ làm cho doanh số của công ty giảm sút”.
Trong trường hợp như vậy thì một nhà kinh doanh khi quyết định thường phải
đắn đo cân nhắc mặt nọ mặt kia.
Ngoài ví dụ trên đây, trong kinh doanh còn nhiều tiêu chuẩn để có thể căn cứ
vào đó mà phán đoán, ví dụ: mạnh hay yếu, hoà hay chiến, thân hay sơ, công
khai hay tư …
Nếu chờ đến khi phát sinh vấn đề mới bắt đầu suy nghĩ đến việc ưu tiên tiêu
chuẩn giá trị nào, lúc đó sẽ làm người ta bối rối, khó có thể đưa ra quyết định
chính xác được.
Vì thế khi xảy ra vấn đề gì có thể nhanh chóng đư
a ra quyết sách thì cần phải
có thứ tự ưu tiên tiêu chuẩn giá trị. Ví dụ nếu coi việc “lãi, lỗ” là tiêu chuẩn
ưu tiên hàng đầu, thì khi các tiêu chuẩn khác không phù hợp, bạn vẫn có thể
có những quyết định rõ ràng dứt khoát.
Nhưng cần phải lưu ý rằng tiêu chuẩn phán đoán cũng cần phải thay đổi cho
phù hợp với tình hình của thời đại.
Ví dụ nếu coi doanh số là ưu tiên số một, thì mọ
i việc đều lấy doanh số làm
trọng (to, nhỏ), nguyên tắc là tránh cạnh tranh (hoà, chiến) hoặc nói chung là
áp dụng phương pháp kinh doanh có tính tập đoàn để tăng cường mối quan hệ
của doanh nghiệp (thân, sơ). Thế nhưng những doanh nghiệp trước đây coi
trọng việc lớn hay nhỏ, hoà hay chiến, thân hay sơ, thì nay như thế nào rồi?
Tập đoàn Daiei đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc tri
ển khai
nhiều chi nhánh, thế nhưng hiện nay đã trở thành một con nợ lớn và đang
đứng trước nguy cơ phá sản, ngay cả những ngân hàng trước đây vẫn kiên trì
nguyên tắc cho vay, cũng đang phải áp dụng phương thức tự do hoá tài chính
để chấn chỉnh lại.
Những tập đoàn vững chắc gần đây cũng liên tiếp phá sản. Giám đốc Carlor
Ghosn trong kế hoạch phục hưng Nisan (Nisan Revival plan) cũng đã tuyên
bố bán ra phần lớn cổ phiếu công ty, chỉ giữ lại bốn công ty. Còn những xí
nghiệp nằm trong tập đoàn Nisan, vì không còn được tập đoàn Nisan hậu
thuẫn nữa nên đành phải tự vật lộn với khó khăn. Qua
đó cũng đủ biết dù đã
có quyết định thứ tự ưu tiên nhưng nếu không kheo kịp bước phát triển của
thời đại thì cũng vẫn có thể đi vào con đường thất bại. Do vậy, là một nhà
kinh doanh, bạn cần phải có khứu giác nhạy bén và con mắt tinh tường, biết
đi trước thời đại.
Vậy tiêu chuẩn phán đoán giá trị quan trọng nhất hiện nay là gì? Tựu trung lại
g
ồm ba mặt chủ yếu sau:
1. Đúng, sai – Đó là có tuân thủ quy tắc luật lệ của xã hội hay không.
2. Thiện, ác – Có đem lại ảnh hưởng tốt đối với xã hội hay không .
3. Khách hàng – Có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng hay không.
Muốn có những quyết đoán nhanh nhạy kịp thời, điều quan trọng trước tiên là
cần phải có thứ tự ưu tiên chuẩn phán đoán giá trị trước khi xảy ra vấn
đề.