Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hãy đặt mấu chốt ở chỗ “phải làm thế nào?” chứ không phải “có làm được hay không?” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 4 trang )




Hãy đặt mấu chốt ở chỗ
“phải làm thế nào?” chứ
không phải “có làm được
hay không?”

Câu chuyện “Ba tham” của Bob và Procter nói với chúng ta rằng chúng ta có
thể làm bất kỳ việc gì, chỉ cần chúng ta chú ý rằng “làm như thế nào”, chứ
đừng suy nghĩ “điều này làm không nổi”.

Hãy đặt mấu chốt ở chỗ “phải làm thế nào?” chứ không phải “có làm được
hay không?”
Sau ảnh hưởng của một cơn bão lớn, thị trấn nhỏ Baltic có 12 người chết, tổn
thất tài sản hơn 10 triệu đồng. Procter và Bob, phó chủ
tịch đài truyền hình
Wireless muốn sử dụng đài truyền hình làm phương tiện để giúp đỡ những
người dân gặp nạn. Bob cho gọi tất cả những nhân viên hành chính của đài
truyền hình Wireless đến văn phòng mở cuộc họp. Ông viết trên bảng 3 số
“3” rồi nói: “Các bạn thử nghĩ xem chúng ta làm thế nào để có thể dùng 3
tiếng trong vòng 3 ngày quyên góp được 3 triệu đồng đi giúp người dân tại thị
trấn Baltic. C
ả hội trường im lặng, cuối cùng có một người nói: “Bob ông bị
sao vậy, kế hoạch này không thể thực hiện được”.

Bob trả lời: “Đợi chút, tôi không hỏi các bạn có thể làm được không” hoặc
“Chúng ta nên hay không nên làm” tôi chỉ muốn hỏi các bạn: “Có muốn làm
không”. Mọi người đều đồng thanh nói: “Chúng tôi đương nhiên là muốn làm
rồi”. Thế là Bob vạch ra bên dưới 3 từ và 2 con đường. Một bên viết: “Vì sao
không làm được?” bên kia viết: “Làm như thế nào?”. Bob đánh dấu 2 dấu hỏi


to bên dưới hàng chữ “Vì sao không làm được” và nói “Chúng ta không có
thời gian để nghĩ vì sao ta không làm được, bởi những điều đó không có ý
nghĩa gì cả. Quan trọng là chúng ta nên tập trung suy nghĩ, viết ra những kế
hoạch cụ thể có thể giúp ta đạt được mục tiêu. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu,
ch
ỉ đến khi nào chúng ta nghĩ ra cách làm thì mới được về”. Trong hội trường
bao trùm một không khí im lặng, một lúc sau có người nói “Chúng ta hãy mở
một kênh phát thanh truyền đến mọi nơi ở Canada”. Bob nói “Đây là một kế
hoạch tốt” và dùng bút viết xuống bên dưới. Rất nhanh sau đó lại có người
đưa ra ý kiến: “Kênh phát thanh này có lẽ rất khó phát trên toàn Canada bởi vì
chúng ta không có nhiều đài truyền hình”. Đây thực đúng là một khó khăn
lớn, bởi vì họ chỉ có
đài truyền hình truyền từ Ontair o đến Quebec. Bob hỏi
lại: “Vậy chúng ta không có đủ đài truyền hình phải không?” Đây quả thật là
một vấn đề rất khó, bởi vì tất cả các đài truyền hình đều cạnh tranh nhau rất
kịch liệt.

Bỗng nhiên có người nói: “Chúng ta hãy nhờ Havayken và Robertson của đài
phát thanh Wireless giúp đỡ tổ chức chương trình này”. Ngay sau đó nhiều ý
kiến hay đã được đưa ra. Sau cuộc thảo luậ
n, họ đã nhận được sự đồng ý của
hơn 50 đài truyền hình. Không có người nào từ chối, chỉ cần cứu được người
dân gặp nạn, họ sẵn sàng đồng lòng với nhau. Kết quả là trong vòng 3 tiếng
đưa chương trình lên truyền hình, họ đã quyên góp được 3 triệu đồng trong
vòng 3 ngày.

Chỉ đến khi nào bạn bỏ được suy nghĩ là không thể làm được một điều gì đó,
bạ
n mới có đủ tự tin để thực hiện. Jane là một giảng viên đại học, cô sắp về
hưu. Một hôm cô yêu cầu sinh viên đang nghe bài giảng cùng cô viết ra

những việc mà họ cho rằng mình không thể làm được. Mỗi người đều viết ra.
Ví dụ: “Tôi không thể trồng cây chuối được quá 10 phút, tôi không thể chịu
được khi chỉ ăn 1cái bánh…v v Jane viết rằng cô không có cách nào mời
được mẹ của Pohin đến dự cuộc họp phụ huynh, không thể làm cho Jacle
thích cô, cô không thể dùng hình phạt để quản giáo Mike. Sau đó mọi người
bỏ những đi
ều họ viết vào một thùng giấy nhỏ và chôn nó tại một góc sân nhỏ
ở sân vận động của trường. Jane đứng trước ngôi mộ đó và làm ra vẻ từ biệt,
cô nói: “Các em thân mến, hôm nay tôi rất vinh dự được mời các em tham gia
buổi lễ tang của ngài “Không làm được”. Khi ngài sống trên đời này, ngài đã
tham dự quá nhiều vào cuộc sống của chúng ta, và là người có ảnh hưởng
nhiều đến chúng ta. Bây giừo, tôi hy vọng ngài “Không làm được” an giấc
ngàn thu, hy vọng em c
ủa ngài là “Tôi có thể” sẽ tiếp tục sự nghiệp của ngài.
Xin ngài “không làm được” an giấc, hy vọng sự ra đi của ngài có thể khuyến
khích nhiều người đứng dậy, tiến lên phía trước. Amen!”

Sau đó Jane mang bia mộ bằng giấy của ngài “Không làm được” treo tại
phòng học. Mỗi khi có học sinh nào vô ý trả lời: “Em không làm được”, cô
liền chỉ về phía tờ giấy tượng trưng cho bia mộ của ngài “Không làm được”,
học sinh của cô li
ền nghĩ tới cái chết đó, và cố nghĩ ra biện pháp giải quyết tốt
nhất. Bài học Jane dạy cho học sinh thực tế là một bài học mà tất cả chúng ta
đều nên học tập. Nếu như khi làm bất kể việc gì mà trong đầu chúng ta có suy
nghĩ không làm được nó thì chính suy nghĩ đó đang tác động đến chúng ta.
Còn nếu bạn có quyết tâm “Sẽ làm được và muốn làm” đó sẽ là động lực tích
cực, giúp bạ
n dũng cảm đưa ra quyết định.


×