Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chắp lẹo mắt là gì và các điều trị ra sao pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.67 KB, 4 trang )




Chắp, lẹo mắt là gì và
các điều trị ra sao?
Đây là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng
hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề
làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Phân biệt chắp và lẹo mắt
CHẮP
Nguyên nhân: Chắp là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến
mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng,
gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi
mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín
đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.

Ảnh minh họa.
Triệu chứng : sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài
ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành
một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài
tháng.
Điều trị : điều trị chắp có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau
với các tổn thương sớm. Sử dụng cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc
chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương
pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải
nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát
nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét
nghiệm giải phẫu bệnh lý.
LẸO
Nguyên nhân : Lẹo là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một


hay nhiều tuyến zeis hay moll (lẹo phía ngoài); hoặc của các tuyến
meibomius (lẹo trong mi mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên.
Triệu chứng: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh
sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít
lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe
hiện ra ổ, thường tái phát.
Điều trị : phải dùng kháng sinh toàn thân tiêu mủ thời kỳ đầu, chườm nóng,
rạch mủ và dùng thuốc nhỏ mắt. Bạn nên khám và điều trị ở một cơ sở
chuyên khoa mắt.

×