Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp trong tổ chức sự kiện pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.44 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp trong
tổ chức sự kiện
Trong quá trình tổ chức sự kiện, chúng ta tiếp xúc và làm việc với rất nhiều
nhà cung cấp các dịch vụ (suppliers), có những đơn vị hợp tác được nhưng
cũng có các đơn vị chúng ta không hợp tác vì nhiều lý do. Tuy nhiên, để lựa
chọn được những suppliers tốt và hợp tác hiệu quả, người làm sự kiện cũng
nên lưu ý một số điều.
1. Có những yêu cầu rõ ràng
Các angency thường than vãn rằng chất lượng phục vụ của suppliers quá
kém nhưng đôi khi không thử xem lại cách đưa ra yêu cầu của mình. Tâm lý
mình cũng là khách hàng trong mối quan hệ Client – Agency – Suppliers và
khi khách hàng của chúng ta có những đòi hỏi phi lý thì ta cũng mang áp
xuống với suppliers yêu cầu họ thực hiện.
Trong trường hợp những yêu cầu từ phía khách hàng không khả thi, là người
thực hiện chính, chúng ta nên tham khảo ý kiến từ phía suppliers và cùng họ
tìm ra giải pháp thích hợp để vừa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, và trong
khả năng có thể thực hiện được chứ không phải là đưa ra một danh sách yêu
cầu và khi không nhận được phản hồi tích cực từ nhà cung cấp thì than phiền
về họ.
2. Đề nghị suppliers chứng minh năng lực
Để tránh việc sử dụng một nhà cung cấp không đủ năng lực cung cấp cho sự
kiện của mình, chúng ta cần yêu cầu họ chứng minh năng lực. Nếu có kiến
thức về các trang thiết bị, dịch vụ được cung cấp thì rất tốt, bạn có thể hỏi họ
vài câu về chuyên môn như “Diện tích tổ chức khoảng 2000m2 ngoài trời
anh sử dụng khoảng bao nhiêu loa thùng, công suất thế nào?”, nhưng không
có thì cũng không sao. Bạn cần chuẩn bị một vài câu hỏi để giúp xác định
được có đúng là suppliers đã cung cấp dịch vụ cho sự kiện X, Y, Z hay
không như: Sự kiện do đơn vị nào thực hiện, Ai là người phụ trách chính của
sự kiện đó. Chuyên sâu hơn, có thể hỏi họ: Trong quá trình cung cấp dịch vụ
cho sự kiện có rắc rối nào xảy ra không, anh/chị đã xử lý thế nào? để xác
định được kinh nghiệm tổ chức của họ.


Một số suppliers không nhiều kinh nghiêm nhưng họ khá chu đáo, có
phương án backup thì chúng ta cũng nên xem xét các yếu tố khác như trang
thiết bị của họ còn mới và phục vụ tận tình,
3. Lập hợp đồng với những điều khoản cụ thể
Để tránh tranh cãi về trách nhiệm khi có rắc rối xảy ra và cụ thể hóa công
việc của suppliers, bạn nên có bản hợp đồng với các điều khoản rõ ràng với
họ. Trong quá trình thực hiện sự kiện, cả 2 phía sẽ cùng bám sát và thực hiện
theo bản hợp đồng này.

4. Có phương án backup riêng
Kể cả khi mọi thứ đã lên kế hoạch và xem như chắc chắn thì vẫn…không có
gì là chắc chắn.
Kinh nghiệm của người viết trong một lần thuê agency là trong một sự kiện
ngoài trời khi thời tiết bỗng chuyển biến xấu trong ngày hôm trước khi sự
kiện diễn ra dù đã lường trước nên gọi đến 3 agency nhưng cuối cùng vẫn
không thể set up trong đêm do có vài event trùng vào thời điểm đó và mỗi
suppliers một lý do: quân chia đi hết không rút về được, sau khi tháo dỡ
event trước nhân sự quá kiệt sức không thể set up mới và vật dụng hiện tại
không đủ để set up do khung gãy, dù rách,…Dù cuối cùng thì mọi việc vẫn
phải diễn ra và cũng ổn thỏa nhưng bài học xương máu là luôn có phương án
back up về suppliers của riêng mình.
5. Hợp tác trên tinh thần tôn trọng
Mọi sự hợp tác đều nên dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau vì biết đâu có
lúc ta cần họ. Nếu không thể làm việc với nhau lần này còn có những lần
sau. Gần đây, trên một diễn đàn uy tín dành cho người làm sự kiện có một
vụ “tố xấu” của một agency với một nhà cung cấp bong bóng nghệ thuật. Sự
việc được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau, người thì bảo supplier sai,
người thì bảo agency phải xem lại thái độ đưa ra yêu cầu,…Bên cạnh đó,
nhà cung cấp lại post lên fanpage những lời lẽ công kích để cho các agency
thấy được.

Cách cư xử hợp lý là nhà cung cấp khi biết thông tin, nên có người đại diện
vào để đưa ra ý kiến hoặc giải thích, làm rõ không chỉ với người bức xúc
đang viết bài kia mà để mọi người có cái nhìn đầy đủ và thiện cảm hơn đối
với họ chứ không đánh giá qua bài viết một chiều. Bên cạnh đó, agency khi
không hợp tác được với supplier cũng cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ
không cung cấp cho mình (không phải đối tượng khách hàng của họ, yêu cầu
vượt khả năng đáp ứng,…) trước khi bêu riếu họ trước cả một cộng đồng
làm event để hạ thấp uy tín của họ

×