CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC
1.1. Tổng quan về động lực làm việc của người lao động trong tổ chức
1.1.1. Khái niệm động lực làm việc của người lao động
1.1.1.1. Về động cơ làm việc
Động cơ làm việc được biểu thị qua thái độ chủ quan của con người đối
với hành động của mình. Nó phản ánh mục tiêu được đặt ra một cách có ý thưc,
nó xác động và giải thích hành vi của mỗi người.
Bởi vậy, những nhà quản lý khi muốn thúc đẩy nhân viên của họ, thì họ
làm những việc mà hi vọng sẽ đáp ứng được phần nào mong muốn và nguyện
vọng của người lao động, đó cũng là cách nhà quản lý thúc đẩy người lao động
hành động theo cách thức mong muốn của chính họ.
Sau đây ta xem xét một số đặc trưng của động cơ làm việc:
+ Động cơ làm việc rất trừu tượng và khó xác định: Động cơ của
mỗi người ít được thể hiện ra bên ngoài mà nó thường được che giấu bởi các lý
do khác nhau, như : tâm lý, quan điểm xã hội, xuất thân và nhân sinh quan của
mỗi cá nhân…
Động cơ phụ thuộc vào từng người và trong các điều kiện hoàn
cảnh khác nhau thì động cơ làm việc cũng khác nhau.
+ Động cơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và thường mâu thuẫn
với nhau. Đó là khi con người có nhiều động cơ một lúc mà buộc họ phải đưa ra
lựa chọn, khi đó động cơ dẫn đến mâu thuẫn và đòi hỏi người lao động phải tìm
ra cơ hội tối ưu trong việc lựa chọn hành động. Ví dụ như việc lựa chọn giữa
việc gửi tiết kiệm với đầu tư kinh doanh…
Bởi động cơ làm việc của mỗi cá nhân có những đặc tính như trên nên
làm cho việc năm bắt, xác định động cơ rất khó khăn. Với tư cách là những nhà
quản lý, chúng ta cần phân tích, xác định chính xác động cơ người lao động để
từ đó có những điều chỉnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
1.1.1.2. Về động lực làm việc.
- “Động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để
tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”
1
- “Động lực làm việc của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích
con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả
cao”
2
- “ Động lực làm việc là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc.
Động lực là những phương tiện mà nhờ chúng các nhu cầu mâu thuẫn nhau có
thể được điều hòa hoặc một nhu cầu được đề cao hơn sao cho chúng được ưu
tiên hơn các nhu cầu khác”
3
Bản chất của động lực là những gì kích thích con người hành động để đạt
đến mục tiêu nào đó, mà mục tiêu đó được đặt ra một cách có ý thức được phản
ánh bởi động cơ của người lao động. Hay nói cách khác, động cơ lao động nói
chính là nguyên nhân, lý do để cá nhân người lao động tham gia vào quá trình
lao động, còn Động lực làm việc là biểu hiện của sự thích thú , hưng phấn, thôi
thúc họ tham gia làm việc.
Động cơ có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho người lao động nhưng cũng
có thể làm giảm đi mong muốn cống hiến của họ, như vậy, người quản lý phải
có cái nhìn toàn diện đúng đắn để hướng người lao động tới mục tiêu chung của
tổ chức trên cơ sở tạo động lực làm việc cho người lao động.
Vậy, động lực là động cơ mạnh, thúc đẩy con người hành động một cách
tích cực, có năng suất, chất lượng và hiệu quả, có khả năng thích nghi cao và
tính sáng tạo cao nhất với tiềm năng của họ.
Một số quan điểm về động lực được các nhà quản lý thống nhất :
4
1 Th.S. Nguyễn Văn Điềm và P.GS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động và xã
hội, 2004, tr 134.
2 TS. Bùi Anh Tuấn, Giáo trình hành vi tổ chức, ĐHKTQD, NXB thống kê Hà Nội,2003, tr 89
3 HAROLD KOONTZ ODONNELL, HRIMZ WEIHRICH, những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học
và kỹ thuật, Hà nội, 2004, tr 468
4 TS.Bùi Anh Tuấn, Giáo trình hành vi tổ chức, NXB thống kê, 2003, tr 89-90
• Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và môi trường làm việc,
không có động lực chung chung không gắn với công việc cụ thể nào.
• Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Điều đó có nghĩa là
không có người có động lực và người không có động lực.
• Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới
năng suất, hiệu quả công việc cao hơn.
• Người lao động nếu không có động lực vẫn có thể hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, người lao động nếu mất động lực hoặc suy giảm động lực sẽ
mất khả năng thực hiện công việc và có xu hướng rời xa tổ chức.
1.1.1.3. Về tạo động lực lao động.
“ Tạo động lực làm việc là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật
quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực
trong công việc”
5
Tạo động lực là hướng người lao động tới mục tiêu đã đề ra và đạt được
chúng với sự nỗ lực lớn nhất.
Mục đích của tạo Động lực làm việc:
+ Tạo động lực để khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy được tiềm
năng của người lao động trong tổ chức. Từ đó, người lao động có thể phát huy
hết khả năng tiềm ẩn, nâng cao những khả năng hiện có của mình, đó chính là
quá trình tự hoàn thiện trong công việc.
+ Tạo động lực làm việc làm nâng cao sự gắn bó của người lao động đối
với tổ chức, đồng thời thu hút những lao động giỏi về tổ chức. Điều này vừa có
lợi cho cá nhân người lao động và cho cả tổ chức.
1.1.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc.
1.1.2.1. Đối với bản thân người lao động.
Tạo động lực góp phần thỏa mãn các nhu cầu của người lao động, cả nhu
cầu về vật chất và tinh thần. Khi có động lực làm việc, người lao động sẽ hăng
say làm việc, cống hiến, từ đó nâng cao hiệu quả công việc cũng như năng suất
5 TS.Bùi Anh Tuấn, Giáo trình hành vi tổ chức, NXB thống kê, 2003, tr 91
lao động, khả năng tay nghề, chuyên môn của người lao động cũng được phát
huy tối đa. Bên cạnh đó còn kích thích được tính sáng tạo của người lao động,
đồng thời tăng được sự gắn bó giữa cá nhân người lao động với công việc, giúp
họ hoàn thiện được bản thân.
Khi người lao động có động lực làm việc, tinh thần họ cũng thoải mái
hơn, đây là yếu tố góp phần giảm thiểu bệnh nghề nghiệp.
1.1.2.2. Đối với tổ chức.
Tạo động lực làm việc không chỉ có ích cho bản thân người lao động mà
còn hữu dụng đối với tổ chức bởi :
• Thực hiện công việc tạo động lực cũng chính là hoạt động tổ chức tiến
hành sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, khai thác tối ưu những tiềm năng của
người lao động phục vụ lợi ích chung của tổ chức.
• Thực hiện các chính sách tạo động lực là tổ chức đang tiến hành công tác
thu hút lao động có tay nghề, trình độ cao, nâng cao sự trung thành của người
lao động với tổ chức.
• Khi tạo được động lực làm việc cho người lao động, họ sẽ có cảm hứng
trong công việc, nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn, từ đó thực hiện công việc với
kết quả cao nhất, nâng cao năng suất lao động. Điều này đồng nghĩa với tổ chức
hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển và thực hiện tốt các mục tiêu của
tổ chức.
Như vậy, những chính sách tạo động lực của tổ chức có ảnh hưởng rất lớn
tới thành công của tổ chức, bởi những chính sách đó có tác động rất lớn tới hành
vi của người lao động cũng như ý thức của họ về sự đối xử công bằng.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Có thể chia các yếu tố tác động lên động lực làm việc của người lao động
thành 2 nhóm sau đây:
1.1.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về người lao động.
Hệ thống nhu cầu
“Nhu cầu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn không
thỏa mãn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cầu gắn liền
với sự phát triển của con người, cộng đồng, tập thể và xã hội”
6
Nhu cầu của con người là rất phong phú và được chia theo cấp độ, tùy
từng hoàn cảnh, điều kiện môi trường. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu
cầu cao hơn xuất hiện và con người có xu hướng hành động để thỏa mãn nhu
cầu cao hơn đó.
Nhu cầu được phân chia theo các tiêu chí sau:
- Theo phạm vi nghiên cứu, nhu cầu được chia 2 loại: nhu cầu vật chất và
nhu cầu tinh thần.
- Theo mức độ thỏa mãn, nhu cầu được chia 3 loại : nhu cầu bậc thấp,
nhu cầu vận động và nhu cầu sáng tạo.
Mỗi con người đều có hệ thống nhu cầu cá nhân khác nhau, đây chính là
cơ sở để tạo động lực phù hợp cho mỗi người lao động một cách phù hợp.
Hệ thống lợi ích.
“ Lợi ích là kết quả mà con người có thể nhận được thông qua hoạt động
của bản thân, tập thể, cộng đồng, xã hội nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người”
7
Lợi ích thường được chia thành : lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần; lợi ích
cá nhân và lợi ích tập thể... Trong đó, lợi ích cá nhân dễ nhận biết hơn cả, lợi ích
tập thể khó nhận biết hơn. Điều này giải thích tại sao hành động mỗi con người
cụ diễn ra trước hết nhằm thực hiện lợi ích cá nhân bản thân mình. Và trong lợi
ích cá nhân thì lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, chúng trực tiếp đáp
ứng được những nhu cầu bức thiết của bản thân con người. Hiểu được điều này,
những nhà quản lý cần coi trọng và sử dụng lợi ích kinh tế để khơi dậy, phát huy
động lực của người lao động.
6 TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Khoa học quản lý II, ĐH KTQD, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 114
7 TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Khoa học quản lý II, ĐH KTQD, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002, tr 115