Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ năng xác định nhu cầu của khách hàng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.64 KB, 3 trang )

Kỹ năng xác định nhu cầu của khách
hàng
Trong tổ chức sự kiện, đôi khi, bạn sẽ nhận được nhiều ý tưởng "điên
rồ" và yêu cầu vô lý từ khách hàng. Nhưng agency không bao giờ được
nói "Không" với khách hàng. Vậy thì làm thế nào khi khách hàng có
những yêu cầu như trên? Có thể trong các ý tưởng điên rồ đó là mong
muốn sâu xa của họ mà người làm sự kiện tinh tế cần nắm bắt và giải
đáp.
Trong tổ chức sự kiện, đôi khi, bạn sẽ nhận được nhiều ý tưởng "điên rồ" và
yêu cầu vô lý từ khách hàng. Có thể họ không có kinh nghiệm thực hiện các
sự kiện để hiểu được khó khăn trong việc sản xuất/thực hiện, nên họ cho
rằng điều đó là khả thi. Nhưng agency không bao giờ được nói "Không" với
khách hàng. Vậy thì làm thế nào khi khách hàng có những yêu cầu như trên?
Có thể trong các ý tưởng điên rồ đó là mong muốn sâu xa của họ mà người
làm sự kiện tinh tế cần nắm bắt và giải đáp.
Thông thường những người làm kế hoạch cho một sự kiện và khách hàng có
thể tìm một giải pháp khả dĩ nhất để làm cho ý tưởng trở nên khả thi trong
khi vẫn giữ được sự sáng tạo. Dưới đây là một số kỹ năng để đáp ứng các
yêu cầu từ khách hàng.
"Đọc" khách hàng của bạn

Đọc một khách hàng là một kỹ năng quan trọng mà bạn sẽ có được khi bạn
có được những kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đọc suy nghĩ của khách
hàng tức là tinh tế nắm bắt các đầu mối, thông tin từ các trao đổi của khách
hàng. Các đầu mối này có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện kinh nghiệm
khách hàng của bạn.
Ví dụ, nếu bạn đang gặp một khách hàng tiềm năng và cực kì kĩ lưỡng trong
việc cân nhắc các khoản chi phí, kiểm tra từng chi phí thâm chí khảo sát giá
của chiếc hoa cài áo, nhưng qua đó bạn có thể hiểu đây là một khách hàng
thực sự có nhu cầu thực hiện sự kiện. Vì vậy, thực hiện một bảng dự toán
đơn giản, tránh rườm rà và các hạng mục sát với thực tế là một cách chắc


chắn để khách hàng chấp nhận đề xuất của bạn. Cùng cấp ra quyết định trực
quan sẽ chỉ có lợi cho bạn và khách hàng của bạn thông qua các giai đoạn
lập kế hoạch.

Xử lý thông tin

Sau cuộc họp ban đầu của bạn với một khách hàng tiềm năng, hãy ghi chú
tất cả những chi tiết mà khách hàng nêu lên, có thể những chi tiết nhỏ nhưng
nếu bỏ lỡ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả sự kiện. Và khi làm tất cả các công
đoạn cho môt event thì hãy nhớ xem lại những ghi chú này. Một bảo tàng
nghệ thuật cao cấp có thể không là một vị trí lý tưởng cho buổi tiệc tri ân
nhân viên công ty cùng thân quyến của họ với một số đông trẻ em được
người lớn dắt theo trên danh sách khách mời. Hay một thực đơn đề nghị với
các món thịt bò, thịt heo và thịt gà có thể không hấp dẫn đối với một buổi
tiệc mà đa phần là những người lớn tuổi ăn chay hoặc những người thuộc
type quan tâm đến sức khỏe, sợ tăng cholesterol chẳng hạn.
Bạn có nhiều cách để lấy thông tin từ khách hàng của bạn. Một số thông tin
sẽ đến trong các yêu cầu chính về chương trình, trong khi các thông tin khác
sẽ khó khăn hơn để giải mã. Mọi thông tin mà khách hàng đưa ra đều có giá
trị, không có ý kiến nào được xem là không quan trọng được đưa ra từ phía
khách hàng.

Và thực hiện

Sau khi đọc được yêu cầu của khách hàng, xử lý các thông tin và mọi đề
xuất của bạn được thông qua thì bạn chỉ còn phải thực hiện sao cho thật tốt
trong sự kiện, để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng từ lúc nhận brief cho
đến khi chương trình hoàn tất.
Những chi tiết nhỏ nhưng lại là mong muốn sâu xa của khách hàng một khi
được thực hiện thì họ sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng.


Việc xác định được yêu cầu của khách hàng rất quan trọng trong quá trình tổ
chức sự kiện, hãy cố gắng lắng nghe họ bằng cả sự quan tâm và muốn giúp
đỡ họ thật lòng, chứ đừng chăm chăm với suy nghĩ là sẽ làm theo những gì
họ muốn thể hiện qua lời nói. Một dịch vụ hoàn hảo là làm cho khách hàng
đạt được trên mức hài lòng. Chúc bạn thành công.

×