Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

báo cáo thực tập '''' tổng quan về khu du lịch sinh thái madagui''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 86 trang )

Báo cáo thực tập
Tổng quan về khu du lịch
sinh thái madagui
1
Contents
Báo cáo th c t pự ậ 1
T ng quan v khu du l ch sinh thái madaguiổ ề ị 1
Contents 2
TOUR DU L CH SINH THÁI MADAGUI ( 2 Ngày – 1 êm )ị Đ 73
2
PHẦN DẪN NHẬP
I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển về kinh
tế thì nhu cầu của con người cũng đòi hỏi cao hơn từ việc ăn, ở, đi lại… Từ đó nhu
cầu vui chơi giải trí cũng được nâng lên và trở thành nhu cầu không thể thiếu của
con người trong cuộc sống hiện tại. Ngành du lịch Việt Nam là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp không nhỏ với GDP của quốc gia. Bắt nguồn từ
việc phát triển kinh tế thì nhu cầu và đòi hỏi của con người ngày càng cao, riêng
về ngành du lịch những điểm nổi bật, mới lạ đang được các công ty lữ hành cùng
nhau tìm kiếm và đưa ra phục vụ khách hàng.
Ngày nay, Sự phát triển của xã hội hiện đại, đặc biệt sự phát triển của công
nghiệp và đô thị hoá đã kèm theo ô nhiễm về không khí, nước uống, áp lực của
công việc, các mối quan hệ xã hội đã tạo ra các trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì
thế, nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sinh thái để tìm lại sự cân bằng
tâm lý ngày càng phát triển.
Du khách muốn được thả mình trong môi trường cảnh quan yên tĩnh, không
khí trong lành, xung quanh là những rừng cây um tùm đa dạng âm sắc với sự hòa
tấu của các loài chim. Khu du lịch rừng Madagui sẽ là một trong những lựa chọn
tôt nhất của bạn nếu bạn thật sự muồn hòa mình vào thiên nhiên. Đến với khu du
lịch rừng Madagui bạn chính là thiên nhiên và thiên nhiên cũng chính là bạn.
Chính vì thế mà nhóm chúng em chọn đề tài này làm bài tiểu luận cho


mình. Qua thời gian quan sát tại đây cùng với những kiến thức mà chúng em đã
tích lũy được, chúng em mong mang đến cho du khách sự lựa chọn tốt nhất.
3
II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Đây là phương pháp thông dụng và đơn giản nhất nhưng cũng rất hữu ích.
Để làm đề tài này được hoàn chỉnh em đã tham khảo tài liệu du lịch từ sách, báo,
bài giảng của Thầy Cô, tuyến điểm du lịch. Ngoài ra em còn đến các thư viện như
Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp, Thư Viện Trường Đại Học Hùng Vương để tìm
kiếm thêm thông tin. Sau khi tham khảo các tài liệu, nhóm chúng em sẽ xem xét,
rút ra những ý kiến, quan điểm… có tính thiết thực nhất để vận dụng cho bài tiểu
luận của mình.
2. Phương pháp khảo sát thực địa
Để hiểu được một vấn đề chính xác thì phải tiếp cận trực tiếp với đối tượng
mà mình quan tâm. Để hiểu được hoạt động thực tế của khu du lịch Rừng
Madagui, những thành công và không thành công của nơi này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em đã đi đến khu du lịch
Rừng Madagui để khảo sát cũng như chụp ảnh, quay phim…lại để bổ sung vào bài
làm của mình, giúp cho bài làm thêm chi tiết và tăng sức thuyết phục đối với
người nghe.
3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Để bài tiểu luận này thêm sinh động và khoa học nhóm chúng em đã đến
nơi khảo sát để phỏng vấn khách du lịch tại đây để xin ý kiến, cảm nhận của du
khách khi đến tham quan tại đây, bên cạnh đó nhóm cũng phỏng vấn một số nhân
viên tại đây để biết rõ hơn về tình hình hoạt động của khu du lịch này.
4
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1. Quá trình hình thành hoạt động du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình, một phần trong hoạt động du lịch. Hoạt

động du lịch sinh thái hình thành xuất phát từ đâu và hình thành tự bao giờ? Theo
nhiều tài liệu khác nhau thì Nepal quốc gia đầu tiên phát triển loại hình du lịch
sinh thái, và hoạt động du lịch sinh thái xuất hiện sớm nhất có lẽ là ở các nước
Châu Âu, rồi lan rộng ra toàn thế giới. Khi “cuộc cách mạng công nghiệp” bùng
nổ ở các nước Châu Âu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, thì thế giới bắt đầu
phát triển với một tốc độ vô cùng nhanh với nhiều ngành công, nông nghiệp mới
ra đời cùng với sự phát triển nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, dịch vụ cũ. Hàng hóa
thế giới trở nên dồi dào,phong phú, đa dạng, đời sống vật chất cũng như tinh thần
có những bước phát triển và nâng cao hơn trước. Ngành du lịch cũng nằm trong xu
hướng chung của thế giới lúc bấy giờ, với nhiều loại hình mới và cũ đan xen phát
triển cùng với chất lượng dịch vụ nâng cao hơn. Đời sống vật chất ngày càng cao
và hoàn thiện, con người lại muốn tìm về thiên nhiên, muốn được sống giữa thiên
nhiên và hòa mình vào thiên nhiên. Vì thế, hoạt động du lịch sinh thái hình thành
và bắt nguồn từ khi đây.
2. Đối tượng của du lịch sinh thái
Đối tượng mà du lịch sinh thái chủ yếu là những vị khách đã trưởng thành
và có thu nhập cao, có giáo dục và rất quan tâm đến môi trường tự nhiên.
Họ thường là những thích hoạt động ngoài thiên nhiên và có kinh nghiệm.
Ngoài ra đối tượng này không đòi hỏi dịch vụ lưu trú cao cấp, đầy đủ tiện nghi,
không quá chú tâm đến ẩm thực dù họ có khả năng chi trả những dịch vụ và tiện
5
ích này. Bên cạnh đó họ thường đi dài ngày và có mức chi tiêu trung bình của mỗi
ngày nhiều hơn mức bình thường.
Nhu cầu của đối tượng khách này thường là tham quan, tìm hiểu thiên
nhiên ở các khu bảo tồn, nghỉ ngơi theo mùa ở miền biển, miền núi, leo núi,, tham
quan các bảo làng dân tộc, du lịch lặn biển, mạo hiểm… Họ muốn trải nghiệm thật
nhiều, để hiểu rõ hơn những giá trị trong cuộc sống, những ưu ái mà tạo hóa đã
ban tặng cho con người, để họ thêm yêu thiên nhiên và có những hành động thiết
thực để bảo vệ thiên nhiên.
Ngoài ra, du lịch sinh thái còn kết hợp với các loại du lịch khác để thõa

mãn được nhiều hơn những nhu cầu và thị hiếu khác nhau của các đối tượng khách
du lịch trong nước và quốc tế. Điều này sẽ góp phần vào việc làm phong phú và đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác triệt để các tiềm năng du lịch sẵn có vào
tạo ra tính hấp dẫn đối với khách du lịch.
3. Lợi ích từ du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có thể cung cấp công việc trực tiếp đến các cư dân địa
phương, hoặc có thể tài trợ một số hoạt động từ khu du lịch sinh thái. Các lợi ích
này có thể thu từ các nguồn như: phí vào cửa, cho thuê đất bên trong khu du lịch
sinh thái… và cũng từ du khách chi tiêu ở bên ngoài khu du lịch sinh thái như việc
lưu trú, thức ăn và đồ thủ công mỹ nghệ…
Các dịch vụ địa phương được cải thiện, có thêm nhiều nguồn thu nhập mới
từ bên trong và bên ngoài khu du lịch sinh thái. Từ những lợi ích đó, địa phương
có thể cải thiện nhiều dịch vụ an sinh xã hội phục vụ đời sống nhân dân như giáo
dục, y tế, mở rộng thêm nhiều cơ vật chất kỹ thuật, và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn
hạn chế nhiều tệ nạn, xã hội do an ninh được cải thiện và trình độ dân trí cảu
người dân không ngừng nâng cao.
Bảo tồn được tài nguyên du lịch sinh thái, nguồn thu nhập từ du lịch sinh
thái cao hơn nhiều so với các các nghành du lịch khác mà ít phải đầu tư. Rủi ro từ
6
việc đầu từ du lịch sinh thái hầu như không cao so với đầu từ vào các nghành
khác.
Ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đóng góp không nhỏ
vào việc gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, mang lại nguồn cung cấp ngoại tệ cho
quốc gia thông việc xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó góp phần đa dạng hóa các
nghành kinh tế.
II: ĐỊNH NGHĨA DU LỊCH SINH THÁI
1. Khái niệm cơ bản của du lịch sinh thái và các tên gọi khác
Sinh thái (ecology) thuật ngữ này bắt từ chữ Hy Lạp (eco là nhà ở, logos là
khoa học). Sinh thái là khoa học nghiên cứu về nơi cư trú của sinh vật.
Haeckel (đề xướng năm 1968): Sinh thái học là khoa học về mỗi quân hệ

tổng hòa giữa sinh vật với tất cả môi trường vô cơ và hữu cơ.
Eodum (1962): Sinh thái học là khoa học nghiên cữu về cấu trúc, chức năng
của hệ sinh thái.
Hệ sinh thái (ecosystem): Là một hệ thống các loại động vật và các sinh vật
khác cùng với các thành phần vô sinh và môi trường sống của chúng.
Hệ sinh thái cũng được hiểu là sự cân bằng tự nhiên với tất cả các đặc thù
của nó, các hệ sinh thái là nơi trú ngụ sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật.
Hệ sinh thái trạy qua sự chọn lọc tự nhiên mà có thể sinh ra các hệ sinh thái
tự nhiên: Hệ sinh thaí biển, hồ, sông ngoì, rừng, đồng cỏ, ca mạc… Nhưng cũng
có những hệ sinh thái do con người tạo ra gọi là hệ sinh thái nhân tạo: Hệ sinh thái
đô thị, hệ sinh thái môi trường, nông thôn, hệ sinh thái viên biển, hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ sinh thái hồ nhân tạo,…
7
Các tên gọi khác:
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực còn mới mẽ về lý luận lẫn thực tiễn. Loại
hình này chỉ mới phát triển và xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây. Do đó,
việc hiểu nhận thức đúng để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, quản lý là vấn
đề hết sức cần thiết.
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau hay có những hoạt động tương ứng
với du lịch sinh thái. Tuy nhiên phổ biến nhất là có 11 tên gọi như sau:
1. Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
2. Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature-based tourism)
3. Du lịch môi trường (Environmental tourism)
4. Du lịch xanh (Green tourism)
5. Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
6. Du lịch có trách nghiệm (Responsible tourism)
7. Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
8. Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
9. Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
10. Du lịch đặc thù (Particular tourism)

11. Du lịch bản sứ (Indigenous tourism).
2. Định nghĩa du lịch sinh thái ở một số quốc gia
Malaysia (1995): “Du lịch sinh thái là một hoạt động du lịch và thăm viếng
một cách trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu còn nguyên vẹn” nhằm tận
hưởng và trân trọng các giá trị của tự nhiên và những đặc tính và hóa kèm theo
trước đây cũng như hiện nay mà hoạt động này sẽ thúc đẩy cho công tác bảo tồn
có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương
được tham dự một cách tích cực có lợi về mặt xã hội – kinh tế.
8
Autralia (1992): “Du lịch sinh thái là loại du lịch dựa vào tự nhiên (có giai
đoạn) trong đó bao gồm nhân tố giáo dục và được quản lý bền vững có lợi cho
sinh thái”.
Hội động tư vấn về môi trường của Canada (1994): “Du lịch sinh thái là
một hình thức của du lịch thiên nhiên và mang tính khai sáng, góp phần bảo tồn hệ
sinh thái và vẫn tôn trọng sự hòa nhập của cộng đồng địa phương”.
Nepal (1993): “Du lịch sinh thái là đề cao sự tham gia của nhân dân về việc
hoạch định c\và quản lý các tài nguyên du lịch. Tăng cường phát triển cộng đồng,
liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. Sử dụng thu nhập từ du lịch
để bảo vệ các nguồn lực mafnganhf du lịch phụ thuộc vào”.
3. Định nghĩa du lịch sinh thái của Việt Nam
“Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
III : VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1. Vai trò tích cực
Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại
các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm
văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động
bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi
ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực. Hoạt động của du lịch sinh

thái dựa trên những nguyên tắc: Sử dụng thận trọng tài nguyên (cả tự nhiên và văn
hoá), kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu rác thải; tạo nên những lợi ích kinh tế lâu
dài cho cộng đồng, bảo tồn văn hoá địa phương; đảm bảo tính giáo dục môi trường
cho các đối tượng tham gia và đáp ứng cho du khách những kinh nghiệm lý thú
chất lượng cao về môi trường tue nhiên và môi trường nhân văn xã hội.
9
• Môi trường tư nhiên.
Du lịch sinh thái thúc đẩy việc bảo vệ môi trường tư nhiên.
Du lịch sinh thái đến sự kiểm soát các điểm du lịch nhằm bảo vệ tài nguyên
tự nhiên và giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức. Đặc biệt các khu vực
nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
Góp phần lần tăng thêm mức đọ đa dạng sinh học tại các điểm du lịch sinh
thái nhờ các dự án bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hoạt đọng nuôi trồng
nhân tạo phục vụ du lịch sinh thái.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ các dự án nơi các hoạt động phát triển du
lịch sinh thái cần đến các quỹ đất còn bỏ trống hoạt sử dụng không đạt hiểu quả.
Góp phần cải thiện các đièu kiện vi khí hậu nhờ các dự án du lịch sinh thái
thương có yêu cầu tạo thêm các cảnh quan, tham cỏ, vườn cây, hồ nước, thác nước
nhân tạo
Góp phần đảm bảo chất lượng nước, hàn chế sự hàn chế ô nhiễm cục bộ
trong khu vực cũng như hàn chế những lan truyển ở hạ lưu, các làng chài biển một
khi xác định phát triển điểm du lịch sinh thái bền vững.
Tối ưu hóa việc sư dụng tài nguyên hợp lý và kéo dài vòng đời sản phẩm du
lịch.
• Môi trường nhân văn xã hội .
Góp phần tăng trưởng kinh tế cho các nước, khu vực, địa phương, đặc biệt
ở vùng sâu, vùng xa.
Tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp
phần thúc dạy phát triển làng nghề truyền thống và giải quyết được tạo động thừa,
góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Góp phần cải thiện về cơ sơ hạ tâng và dịch vụ xã hội cho những địa
phương phát triểnhoạt động du lịch sinh thái.
10
Du lịch sinh thái khuyến khích sự trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa vật
thể ( các di tích, đền tháp, đình chùa, lăng miếu)
Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (nhạc cụ dân tộc, ca múa nhạc,
các truyền thống, tập quán )
Tạo điệu kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và
các cộng đồng.
Du lịch sinh thái được xem như một mắc xích bền vững trong tổng thể
ngành du lịch.
2. Vai trò tiêu cực
Bên cạnh hiệu của nhiều mặt mang lại , hoạt động du lich nói chung và hoạt
động DLST nói riêng cũng đã gặp phải nhưng khó khăn trước mắt cũng như tiểm
tàng . Nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra những hậu quả to lớn như ô nhiểm
môi trường , phá vỡ tính thống nhất và cân bằng sinh thái của môi trường nhân
văn xã hội.
• Môi trường tự nhiên
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với
nhiều loại thực động vật qu1y hiếm , các thác nước ,các hang động thường hấp
dẫn các du khách nhưng dễ bị tổn thương do phát triển DLST đặc biệt là khi phát
triển đến mức quá tải .
Các hệ sinh thái của các môi trường ven biển đảo và các dòng sông cũng rất
nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép cảu sự phát triển DLST.
Việc xây dựng trên các cồn cát nhạy cảm gây xói mòn , thay đổi tính chất
bờ và gây mắt khu hệ cư trú của cồn cát.
Việc khai phá và chuyển đổi những mục đích sử dụng đất để xây dựng
CSHT và CSVC làm tăng sức ép lên qu4y đất vốn rất hạn chế của các hệ động vật
hoang dã.
11

Sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn do sử dụng các phương tiện cơ giới trong
các vườn quốc gia làm cằn cỗi cây cối , gây các động xấu lên hệ sinh thái vốn rất
nhạy cảm của các loài động thực vật trong vườn .
Cuộc sống và tập quán các loài động vật hoang dã có thể bị ảnh hương do
lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng của chu trình sống ( di
trú ,kiếm ăn , sinh sản)
Khả năng cung cấp nước sạch do sing hoat và sử lý nước thải không tương
xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ . Các vần đề vệ
sinh và giải quyết các chất thải rắn .
• Môi trường nhân văn và xã hội
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư thường khá
đặc sắc nhung rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với nhiều nền văn hóa xa lạ , xu
hướng thị trường hóa các hoạt động , mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch
hoặc do tương phản về lối sống .
Các di sản văn hóa lịch sử , khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật
liệu hủy hoại do tác đông của khí hậu nhiệt đối gió mùa.
Các ảnh hưởng của việc phát triển dân số cơ học theo mùa du lich có thể có
những tác động xấu đến môi trường Do tính chất mùa vụ của hoạt động DLST ,
các nhu cầu tại các thời kì cao điểm có thể vươt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ
công cộng và CSHT địa phương .
Việc xây dựng các khu du lịch , Resort, khách sạn có thể là nguyên nhân
của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của người dân địa phương
gây mâu thuẫn với cộng đồng địa phương .
Các tác động do thiết kế ,xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy
sinh do sự thiếu hài hòa về cảnh quan và về văn hóa .
Làm truyền các tiêu cực xã hội bên cạnh một cách ngoài ý muốn đối với
những nhà quản lý, kinh doanh.
Mâu thuẫn dễ nảy sinh giưa những người làm du lịch với người dân địa
phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hơp chưa
được cân bằng

Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
12
PHẦN II : TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU DU LỊCH
RỪNG MADAGUI
13
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI :
Mặt tiền Khu Du Lịch Rừng Madagui có chiều dài khoảng 600m nằm dọc
theo Quốc lộ 20, tại km 152 thuộc Thị trấn Madagouil, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh
Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách thành phố Đà Lạt 148km,
cách thị xã Bảo Lộc khoảng 30km. Độ cao trung bình so với mặt biển là 220m.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI KHU DU LỊCH
RỪNG MADAGUI
1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1 Địa hình :
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ
800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình
tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những
thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí
hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
• Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận.
• Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai.
• Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống
sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh
có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm
nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Khu Du Lịch Rừng Madagui có diện tích 587,6ha là một phần của rừng

quốc gia Nam Cát Tiên – một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn của Việt
14
Nam với diện tích 70.000ha. Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là vườn
quốc gia dự trữ sinh quyển vào ngày 25/4/2002.
Madagui hiện có một thảm thực vật phong phú với nhiều nhiều loại thực
vật rất đa dạng và thuộc nhiều chủng loại khác nhau như tre, lồ-ô, mun và các loại
gỗ quý hiếm trên hàng ngàn năm tuổi như cây si, gõ, bằng lăng. Thảm thực vật của
Madagui là một phần thuộc 1.600 loài thực vật, 762 họ, nhiều cây gỗ quý và chuỗi
thực vật khép kín. Đặc biệt có cây Kơnia đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên được
xem như loài cây thiêng của người dân tộc. Những cây cổ thụ hàng trăm tuổi với
bộ rễ dài, nổi cuồn cuộn trên mặt đất, thân cây to tạo hình thù rất độc đáo mà
không một nơi nào có thể so sánh được. Ngoài ra còn có các loại thú rừng một
phần trong số 300 loài chim, 70 loài bò sát, 40 loài thú và 30 loài cá.
Khu Du Lịch Rừng Madagui được phủ đầy các loại hoa lá hoang sơ, cộng
với hệ thống hang động liên hoàn bao quanh tạo nên nét đẹp hùng vĩ nhưng không
quá phức tạp và nguy hiểm, rất thích hợp cho hoạt động thám hiểm, nghiên cứu
động thực vật. Hệ thống hang động có thể chia làm hai loại: một loại nằm cách sâu
dưới mặt đất từ 10m – 15m, một loại hang nằm trên cao cách mặt đất khoảng 10m.
Đá granite là thành phần cấu tạo chính của khu vực.
Khu Du Lịch Rừng Madagui nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, mùa nóng từ 28 – 32oC, mùa lạnh từ 24 –
15
26oC. Hai mùa nắng – mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất
vào tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hạn nhất vào
tháng 2 và tháng 3. Độ ẩm bình quân trong năm là 85%.
Toàn khu vực có con sông Đạ Huoai dài khoảng 2,5km, lòng sông rộng nhất
là 70m, nơi hẹp nhất khoảng 20m, nước chảy quanh năm. Chênh lệch mức nước
mùa mưa và mùa nắng từ 1 - 2m, mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, có
nơi độ sâu gần 10m. Trong khu vực còn có hai con suối phụ (suối Dakar) chảy vào
Sông Đạ Huoai với lưu lượng nhỏ và có nước quanh năm.

Dọc theo bờ sông Đạ Huoai là các bãi cỏ tạo thành các bãi cắm trại liên
hoàn trên diện tích khoảng 5ha, đủ điều kiện phục vụ cùng một lúc cho hàng ngàn
học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và cán bộ công nhân viên chức
của các nhà máy lớn tại Tp.HCM và các địa phương lân cận đến tham quan, sinh
hoạt.
Với những lợi thế vốn có về địa hình, địa lý, cùng với nhu cầu nghỉ ngơi
giải trí đang có khuynh hướng phát triển nhanh, nên việc đầu tư phát triển Khu Du
Lịch Rừng Madagui thành khu du lịch vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng là mục tiêu
Công ty đang hướng đến và thiết lập cơ cấu tổ chức – phát triển nguồn nhân lực là
mục tiêu quan trọng hàng đầu của Công ty .

1.2 Khí hậu
Đến nơi này, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian yên tĩnh,
trong không khí mát lành để quên hết cuộc sống lo toan, xô bồ ở chốn thành thị.
Đến nơi đây, du khách còn có thể tham gia khám phá sự hoang sơ của khu rừng
già nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú; hay những hang động kỳ bí,
16
thâm nghiêm. Ở đó, có khi ta phải reo lên thích thú khi chứng kiến những tảng đá
khổng lồ, những công trình nghệ thuật bằng đá ấn tượng nằm ẩn mình dưới các tán
cây cổ thụ. Du khách cũng sẽ mải mê với bộ sưu tầm gần 50 loài tre khác nhau
hay là sự đa dạng với gần 100 loài cây ăn trái luôn xum xuê, trĩu quả. Tài nguyên
rừng
1.3 Tài nguyên rừng :
Khu Du lịch Madagui nằm giữa đèo Chuối, trên Quốc lộ 20, cách thành phố
Hồ Chí Minh 152km. Madagui có diện tích 600ha, trong đó khoảng 500ha là rừng,
thuộc địa phận huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng. Và nét đặc sắc của khu du lịch này
chính là từ sự hoang dã, kỳ thú, ly kỳ của hang động, núi rừng, thiên nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu mát mẻ, khu Du lịch Madagui được bao bọc bởi
một hệ thống sông suối và hang động liên hoàn. Cùng với đó là thảm động, thực
vật phong phú.

1.4 Tài nguyên thực động vật :
Điểm nổi bật nhất của Khu Du Lịch Rừng Madagui là cơ hội được khám
phá khu rừng già nguyên sinh và hệ thống động thực vật phong phú đa dạng. Các
tảng đá to lớn kỳ vĩ nằm bên cạnh những bóng cây cao vút tạo nên vùng Hồ Thạch
Lâm tuyệt tác
Quần thể động thực vật ở Madagui thật sự độc đáo. Ở đây có mặt gần như
đủ loại gỗ quí như tùng, si, gõ, mun chen chúc bên cạnh với nào là lồ ô, tre, keo,
bằng lăng Có những cây bị dây leo như rắn cuốn nhưng rất lạ là thân vẫn đơm
hoa, tỏa hương. Có những vạt rừng, dây móng bò trườn dài như những con quái xà
uốn khúc. Trên thân cây, bên vách đá và đôi khi giữa lưng chừng núi, những khóm
lan rừng lặng lẽ đơm hoa. Anh Hương, học sinh Trường Ngô Sĩ Liên, Q.Tân Bình
(TP.HCM), sau chuyến đi Madagui do trường tổ chức về, phát biểu: “Năm lớp 8
tụi em có được học về rừng mưa nhiệt đới, có được nghe nói về cây bằng lăng tím,
về tổ mối nhưng không biết hình thù nó như thế nào.
17
Nhưng khu du lịch Madagui không dừng lại ở những gì “trời cho”. Giám
đốc Madagui Lê Minh Tân cho biết: “Bộ sưu tập tre trúc của chúng tôi hiện đã có
hơn 40 loài, trong khi nơi sưu tập tre trúc nhiều nhất ở VN cũng chỉ mới có hơn 30
loài. Chúng tôi đang củng cố bộ sưu tập cây ăn trái để vài năm nữa học sinh chỉ
cần đến Madagui là biết được tất cả loài cây ăn trái có trên đất nước mình”.
Tiến sĩ Viên Ngọc Nam (Chi cục Phát triển lâm nghiệp TP) nhận xét: “Đây
có lẽ là mô hình học tập về rừng đầu tiên ở VN”. Một hồ nhân tạo rộng 17ha mặt
nước cũng đang được gấp rút hoàn thành ở Madagui. Hồ nhân tạo này sẽ cô lập
một đảo thú nuôi tự nhiên, rộng hơn 10ha. Theo ông Tân, ngay tại khu hồ này sẽ
có “đập thủy lợi”, “thủy điện”, có các thiết bị dùng pin mặt trời Ông Tân nói:
“Madagui sẽ như một cuốn sách giáo khoa về thế giới thiên nhiên sinh động và về
sự ứng dụng sáng tạo của con người đối với những quà tặng đó của thiên nhiên”.
2. Đánh gía tài nguyên du lịch nhân văn
2.1 Dân tộc
Khu du lịch sinh thái rừng madagui thuộc huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng.

Tên của khu du lịch này xuất phát từ ngôn ngữ của người Mạ . Âm ‘ma’ có nghĩa
là người dân tộc Mạ , âm ‘ Đạ’ được phát âm lệch thành ‘ Đa ‘ , có nghĩa là sông ,
suối , nước , âm ‘gui ‘ có nghĩa là chỗ dừng , chỗ đứng . Tóm lại ‘ Madagui ‘ có
nghĩa chung là vùng đất có sông suối mà người Mạ dừng lại để chọn làm nơi sinh
sống .Tuy nhiên cũng có một vài người hiểu theo cách giải thích khác như âm ‘
Gui ‘ là tên của dòng sông hay dòng suối và tin rằng ‘ madagui ‘ là sông gui của
người Mạ .Từ cách giải thích trên ta cũng đã nhận thấy được rằng dân tộc sống
chủ yếu ở đây chính là người Mạ ,họ là những người sinh sồng lâu dài ở đây .
Người mã sinh sống tại đây theo thống kê thì ngày càng tăng lên Theo điều
tra dân số năm 1999, người Mạ có khoảng 33.338 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh
Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai (Việt Nam).
18
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mạ ở Việt Nam có
dân số 41.405 người, cư trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mạ cư
trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0 % tổng số người
Mạ tại Việt Nam), Đắk Nông (6.456 người), Đồng Nai (2.436 người), Bình Phước
(432 người), thành phố Hồ Chí Minh (72 người)
Nhưng tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Lâm Đồng vì người Mã thường tập
trung sinh sống ờ những nơi có nhiều rừng và Lâm Đồng là đểm dừng ng để sinh
sống tại nởi đây .Nếu đã nói đến dân cư thì chúng ta củng phải nhắc dến các hoạt
động lao động vá sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc này bởi vì “An cư lạc
nhiệp “
• CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC
Chủ yếu họ sinh sống bằng nghề nộng nghiệp :trồng lúa .và các nghề thủ
công khác để kiếm thêm thu nhập như nghề dệt thổ cẩm và nghề rèn sắt.
Ở đây người Mạ thường để trâu xuống ruộng dẫm đát đến khi thấy sục bùn
thì gieo lú giống ,đây là một cách làm nương rẫy phổ biến tại nởi đây .Đồng thời
còn trồng các loại cây khác lương thực thưc phẩm khác như : ngô ,bầu ,bí,bông
.thuốc lá.Nghề dệt vải của các phụ nữ MẠ là đạc đển để phân biệt họ với các dân
tộc khác bơi sản phẩm có đường nét hoa văn tinh vi hình hoa lá chim muông.

• CÁC NÉT ĐẶC SẮC
Người Mạ trong hôn nhân gia đình theo hình thức mẩu hệ tuy nhiên khi tổ
chức hôn lễ thì phần lớn là do nhà trai đứng ra tổ chức và nhửng con rể này phải ở
lại nhà vợ cho đến hi trả đủ sính lễ .
Trong cách ăn mặc thì trang phục để thể hiện rất rõ người nam thì thường
để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích
thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên
cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. áo
19
có các loại : dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ
khiên giáo kèm theo.
Còn phụ nữ thì để tóc dài búi sau gáy. Xưa họ ở trần mặc váy, có bộ phận
mặc áo chui đầu. Aáo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước
và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp. áo hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới
áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục
dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai
bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí
hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Về cơ bản là các sọc : màu xanh,
đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục
dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín
trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh.
• ĐÁNH GIÁ
Trên đây là những sơ lược về người dân tộc Mã để giúp các bạn hểu được
những đặc trưng của dân tộc miền núi này .Không phải vô tình mà tôi lại nói đến
dân tộc này mà không phải nói về người miền núi khác như Mèo,Dao,Mông….và
các dân tộc miền núi khác là bởi tại khu du lịch này người dân sinh sống chũ yếu
chính là người Mạ.Sau chuyến đi khảo sát thực tế về khu du lịch thì chúng tôi thấy
được nhiều vấn đề đã thay đổi trong cộng đồng địa phương tại nơi đây :
Người Mạ vẫn sinh sống chủ yếu tại tĩnh Lâm Đồng tuy nhiên theo thời
gian thì đã có nhiều sự thay đổi ,trước kia ngay tại trong khu du lịch này thì người

mã sống thành từng nhóm nhóm nhỏ ở nhà sàng nhưng hiện nay thì qua cuộc trò
chuyện với những nhân viên làm viên nơi đây thì tôi được biết là không còn người
dân tộc nào hiện sinh sống trong khuôn viên của khu du lịch này ,họ đã bán nhà và
đất cho khu du lịch và dọn ra ngoài để sinh sống .Đều này có thể thấy người miền
núi không còn sống tập trung trong rừng núi làm những cộng việc như nương rây
hay săn thú như tỗ tiên ban đầu của họ mà xã hội chuyển đổi họ cũng nhanh chóng
hòa nhịp vào làn sóng “công nghiệp hóa –hiện đại hóa” dọn nhà ra ở những nơi
20
gần trung tâm ,đường phố để kiếm sống bằng nghề khác không còn thiết tha gì với
rừng núi nữa .Lúc trước , họ sinh sống chủ yếu là tập thể ,những ngôi nhà sàn có
kích thước từ 20-30m ,sinh sống chung với nhau một nhà có thề có đến 3 đến 5 gia
đình sinh hoạt chung với nhau .Nhưng ngày nay thì việc sinh hoạt ấy còn rất hiếm
hầu như đả bị thương mại hóa ,họ không còn sinh sống trên những ngôi nhà sàn
treo vắt vẻo trên cao mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn ngắn đủ cho một gia
đình sinh sống và tập trung chù yếu ở các vùng thấp ,họ không còn sinh sống tập
trung chủ yếu ở trong rừng như cha ông ngày xưa mà ngày càng “hòa nhập “
nhanh với cuộc sống hiện đại hơn,biết tận dụng ưu thế là người dân tộc ,đặc trưng
tại madagui, để kiếm sống bằng các nghề liên quan đến du lịch .
Việc làm này,trước tiên thì có lời khen ngơi những người dân tộc Mạ bởi họ
đã biêt thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại phát triễn nhanh như ngày
nay ,ít bị cổ hữu và dè đạt khi tiếp xúc với người dân bản địa của vùng .Tóm lại họ
đã phát triển theo hướng tích cực và giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống
cho chính họ ,biết tận dụng ưu điểm là dân tộc để phát triển trong các hoạt động
xung quanh của nghể du lịch như trong khu du lịch madagui thi họ có tham gia các
hoạt động lễ hội cồng chiên hay lễ hội đâm trâu,việc làm này khiến cho khách du
lịch đến đây rất thích và tò mò khi tiếp xúc với những dân tộc miền núi đồng thời
cũng mang lại thu nhập cho những người Mạ.
Tuy nhiên với làm gì cũng có mặt tiêu cực của nó mặc dù bên cạnh đó nó
cũng đã mang lại những lợi ích .Việc nhữn người Mạ này không còn sinh sống
trong rừng mà hòa nhập một cách nhanh chống để thích nghi với môi trường du

lịch hiện có tại đây phần nào cũng làm mất đi bản sắc dân tộc vốn có của nó ,đồng
thời mất đi những nét đặc sắc trong phong tục tập quán như các trang phục hằng
ngày thay vào đó các bộ quần áo hiện đại quần jeans,áo thun ,không còn những
trang phục được dệt từ tay như trước kia ,đó chỉ là một số nhưng một số còn lại
giữ được cách ăn mặc ấy trong sinh hoạt hằng hay trong lao động cũng không còn
nhiều nữa,nếu không có sự nhận thức kịp thời thì nó gây ãnh hưởng xấu .Việc họ
21
di chuyển ra sóng gần các trung tâm làm cho kết cấu nhà cữa truyền thống vốn có
của họ cũng đã thay đổi không còn sinh sống chung với nhau như trước kia,những
ngôi nhà sàn chỉ đũ cho một hộ gia đình ,không còn đông đúc nữa ,đều này cũng
làm ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết vốn có .
Vì vậy nhóm chúng tôi ,dù đây chỉ là phần đánh giá về thực trang của người
dân tại khu du lịch này , một trong những ý kiến đóng góp nho nhỏ và hy vọng sẽ
có cách giãi quyết thích đáng của địa phương nơi đây nhằm cho họ nhận thức
được tầm quan trọng khi họ chính là họ,những người Mạ thật sự ,không bị bắt kì
sự hòa nhập nào làm hòa tan đi chất núi rừng luôn chảy trong cơ thể.Nếu được
như vậy thì khu du lịch Madagui sẽ thu hút được khách torng nước cũng như địa
phương vì còn giữ được những truyền thống vốn có cũa một cộng đồng dân tôc
địa phương .
2.2 Các lễ hội
Dân tộc Mạ là những cư dân lâu đời tại mảnh đất Lâm Đồng nói chung và
của khu du lịch Madagui nói riêng .Như chúng ta đã biết thì người Mạ có rất
nhiều lễ hội thông qua các nghi thức cúng tế như : lễ nghi cúng kiếng các vị thần
nông nghiệp được tiến hành theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm, lễ cúng vào thời
kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng hồn lúa (Le Yang Tuýt coi) , và lễ cúng cơm
mới (Lir Bôông) cúng vào lúc kết thúc mùa thu hoạch lúc kết thúc mùa thu
hhoạch lúa trên rẫy hầu tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho họ một vụ gieo trồng
trọn vẹn.
Ngoài ra còn có các lể hội khác như Lễ hiến sinh lớn nhất của người Mạ là
lễ đâm trâu. Xưa kia, được tiến hành mỗi năm một lần, những buôn làng gần

nhau tụ họp lại cùng tổ chức lễ đâm trâu- một nghi lễ có từ rất xa xưa, trong cộng
đồng người Mạ, cũng như các đân tộc khác ở Tây nguyên. Nó không chỉ là một
loại hình tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy, mà lễ hội đó còn là một sự phản
ánh sinh hoạt săn bắn hái lượm tiền nông nghiệp của đồng bào
22
Do đây là địa bàn cư trú của người Mạ nên ít nhiều những lễ hội này củng
ảnh hưởng tốt đến khu du lịch các nhà kinh doanh du lịch tại nơi đây là khai thác
những hình thức kễ hội truyền thống này để thu hút khách du lịch đặc biệt đó
chính là lễ hội đâm trâu được diễn ra định kì tại khu du lich madagui này .Hay
Lễ hội Cồng Chiên tại khu du lịch này .
Tuy nhiên như đã nói trền thì thời kì công nghiệp hóa hiển đại hóa đã ảnh
hưởng không ít đến nhựng thế hệ sau này của dân tộc Mạ nói riêng và của cá
người dân tộc vùng Tây Nguyên nói chung thì ngày nay mặc dù vẫn diễn ra lễ
hội công chiên nhưng đều mang màu của hình thức kinh doanh nhằm thu lởi
nhuận ,đối với lớp trẻ của dân tộc MẠ thì họ không tha thiết gì với âm đệu của
tiếng cồng chiên mà thay vào đó là các loại nhạc hiện đại ,không chịu học những
bài học từ các trường làng và khi những người già nhất trong làng chết đi thì âm
đệu ấy nết đặc sắc ấy củng không còn nửa một kho tàng không bao giờ có ai
được truyền thu .Đều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hao mòn không gian văn
hóa còn chiêng Tây nguyên nói chung và của cac tộc người nói riêng .
Đặc biệt vào ngày lễ sắp tới 30/4 khu du lịch sẽ tổ chức lễ hội Madagui
gồm có các hoạt động như: Jetski, Thuyền Chuối, Kayak, Bóng nước, Du
Thuyền chơi trên khuôn viên Hồ Thác Voi rộng hơn 24ha nằm giữa rừng bạt
ngàn xanh để đến khám phá và thư giãn tại Thác Voi tuyệt đẹp. Khu liên hợp thể
thao với trò chơi Trượt cỏ, Bắn Súng Đạn nước sơn "Paintball", cưỡi ngựa, bơi
lội
Và đặc biệt Nhà hàng Muông Xanh với sức chứa 1.200 khách, là điểm
dừng chân lý tưởng cho quý khách với Buffet tự chọn , thực đơn Cá Suối Rau
Rừng & Các món đặc sản Madagui nướng, ở đây quý khách sẽ có cơ hội mua
sắm quà lưu niệm là những đặc sản của vùng Cao Tây Nguyên tại hệ thống các

quầy Mini Mart
Hiện nay khu du lịch đã có thêm nhiều lễ hội mang phong cách của khu
du lcih5 Madagui này các hoạt động mang tính chất thể thao phù hợp với địa
23
hình nơi đây như các trò chơi hoạt động với nước đua thuyên kayak,dug out
canoe,banana boat,water ball…tất cà các hoạt động này đều có trogn lễ hội
Madagui sắp được tổ chức vào dịp lễ 30/4 tới đều này rất hấp dẫn với khách du
lịch nước và cũng như khách nội địa tăng dức hấp dẫn cũng như doanh thu cũa
khu du lịch này .
2.3Các công trình kiến trúc
Trong khu du lịch rừng Madagui có rất nhiều công trình đặc sắc được thiên
nhiên ban cũng có và do bàn tay con người tạo ra cũng không ít như :
 QUẢNG TRƯỜNG “THIÊN PHÚC SƠN ĐỘNG”
Trong tín ngưỡng các dân tộc Á đông, Dơi và Voi tượng trưng cho phúc
thần đem ấm no, hạnh phúc đến cho loài người. Theo lịch sử Phật Giáo, buổi đầu
đi tu của Thái tử Sỹ Đạt Ta có giai đoạn lên Núi Tuyết diện bích 49 ngày trước khi
ngộ đạo.
Các hình tượng đá quần tụ ở bãi đất bằng chung quanh Thiên Phúc Sơn
Động lấy bối cảnh thời điểm Đức Phật ngộ đạo ở Tuyết Sơn đang ngồi giảng kinh
cho muôn loài, đó là thời khắc thống nhất vũ trụ Thiên – Địa – Nhân.
Trên các khối đá hoa cương đồ sộ chung quanh tượng Đức Phật ngồi có
chạm khắc 5 đầu voi và 5 đầu dơi (Ngũ Phúc), Nhất Ngưu, Song Tượng, Tam Đại
(đại hùng – sư tử, đại lực – hổ, đại bi – gấu) , Tứ Linh (Long – Lân – Qui –
Phụng) … cùng tụ họp nghe giảng kinh.
Phù điêu hình bầy dơi 9 con bay về hướng Đông chỉ đường cho du khách
lối vào cửa chính của Thiên Phúc Sơn Động. Trước động có hai khối đá được
chạm khắc thành hai đầu voi phục mang tên Song Tượng triều phục . Qua vòm
cửa chính có đàn dơi đá 18 con trong tư thế bay xuống mâm ngũ quả được dâng
tiến (Phúc thần tiếp nhận ngũ quả) thể hiện đạo lý Nhân – Quả hay Phúc – Quả
theo thuyết lý nhà Phật.

24
Trong lòng hang có hình tượng dơi thần từ bên ngoài bay về treo mình trên
vòm động ban nước thần (Phúc đáo) cho du khách thành tâm khấn vái cầu phúc.
 VƯỜN TRE SƯU TẬP
Tre là nhóm thực vật thường xanh đa niên, thân gỗ thuộc bộ Hoà thảo (ordo
Poales) họ Cỏ thực thụ (familia Poaceae) phân họ Tre (subfamilia Bambusoideae)
tông Tre (tribus Bambuseae). Nhóm này có số loài lớn nhất trong bộ Hoà thảo với
khoảng 91 chi (genus) và 1.000 loài (species).
Tre ở Việt Nam rất phong phú, có nhiều. Ở Việt Nam, đã phát hiện 10 chi,
48 loài, phổ biến là chi Tre (Bambusa); chi Nứa (Neohouzeaua); chi Sặt
(Arundinaria); chi Luồng (Dendrocalamus); chi Trúc (Phyllostachys). Các chi
khác như Dùng (Lignania), Trúc vuông (Chimonobambusaloài), Xương gà (Sasa)
… mọc rải rác ở một số nơi. Loài Thường gặp: Tre nhà (B. vulgaris), Tre gai (B.
stenostachya), Tre Lồ ô (B. procera), Tre La Ngà (B. multiplex forma alphonso),
Tre Lộc ngộc (B. arundinaceae), Tre Hoa (B. multiplex).
Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu
người quân tử, cứng rắn mà mềm dẽo, biểu trưng cho tinh thần và khí phách,
không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời
sống của người Việt Nam.
Vườn tre Madagui đã sưu tập được 37 giống thuộc các chi, loài khác nhau
như trúc vàng, trúc đen, trúc bạch, trúc cần câu, trúc kiểng, trúc quân tử, trúc đùi
ếch, tre mỡ, tre ống điếu, tre gai, tre đuôi phụng, tre vàng chỉ xanh, lồ ô, tầm vông,
mạnh tông, điềm trúc, lộc ngộc, lục trúc, bát độ, mum, luồng, hóp gai, nứa … và
còn đang tiếp tục sưu tập bổ sung thêm nhiều giống mới.
 MÊ CUNG ẮC Ó
25

×