Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo thực tập tổng quan về công ty TNHH TM Thái Bình Dương Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.97 KB, 36 trang )

Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
1
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại ngày nay, việc phục vụ và đáp ứng
cuộc sống ngày càng cao của người dân là vô cùng phong phú, đa dạng. Dựa trên nền
tảng đó nhiều công ty TNHH TM Thái Bình Dương Xanh đã bước vào kinh doanh và
thiết kế lắp đặt các thiết bị nội ngoại thất. Đáp ứng nhu cầu đó, số lượng những công ty
chuyên nhận các gói thầu xây dựng nội thất đã tăng lên đáng kể trong 5 năm trở lại đây.
Một trong những công ty thành lập tương đối sớm và đã có những thành công nhất định
trong lĩnh vực phát triển thiết kế lắp đặt nội ngoại thất là Công ty TNHH TM Thái Bình
Dương Xanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty bản thân em đã học hỏi được thêm nhiều
điều bổ ích, có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực tư vấn, thiết kế và lắp
đặt nội thất. Đồng thời em được rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội, ứng dụng các
kiến thức đã học vào thực tế từ các hoạt động của doanh nghiệp, củng cố, hoàn thiện
hơn kiến thức của bản thân. Bên cạnh đó đợt thực tập này còn giúp em có cơ hội tìm
hiểu, nghiên cứu những kiến thức chuyên sâu về ngành học của mình. Cùng với sự giúp
đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên công ty, của các thầy cô giáo em đã hoàn thành bản
báo cáo thực tập báo gồm các phần chính sau:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM Thái Bình
Dương Xanh
Phần 2: Tình hình thực hiện nhiệm sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH TM Thái Bình Dương Xanh
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.
Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty
TNHH TM Thái Bình Dương Xanh tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực tập và tìm hiểu
thông tin cũng như sự hướng dẫn hỗ trợ và bổ sung những ý kiến, kinh nghiệm thực tế.
Đặc biệt em xin được cảm ơn cô giáo Phùng Thị Kim Phượng - giảng viên trường Đại


học Công nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn em tận tình, giúp em thực hiện và hoàn thành tốt
bài báo cáo này.
Do khoảng thời gian thực tập ngắn, trình độ, năng lực còn nhiều mặt hạn chế,
kinh nghiệm, hiểu biết còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những
thiều sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ nhân
viên công ty để báo cáo của em hoàn thiện hơn đồng thời cũng củng cố thêm kiến thức
cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trịnh Ngọc Luận
2
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần 1:
Tổng quan chung về Công ty TNHH TM Thái Bình Dương Xanh
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Thái
Bình Dương Xanh
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM THÁI BÌNH DƯƠNG XANH
Tên giao dịch quốc tế: Green Pacific Trading Co., Ltd
Logo:
Người đại diện: Ông Nguyễn Thái Nguyên
Chức vụ: Giám đốc
Ngành nghề hoạt động: Nội thất - Nhà Thiết kế
Địa chỉ doanh nghiệp: Số 44/35 Đặng Thai Mai, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ,
Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: P807 - N3B Khu Trung Hoà Nhân Chính, đường Lê Văn
Lương, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 37195838, 22172663
Fax: (84-4) 37510801

Mã số thuế: 0101150308
Ngày cấp: 13/07/2001
Vốn điều lệ: 4.000.0000.000đ ( Bốn tỷ đồng chẵn)
Email: :
Tầm nhìn:
Đến 2020 xây dựng Thái Bình Dương Xanh trở thành nhà thầu nội thất hàng đầu
Việt Nam về thi công hoàn thiện nội thất các dự án chung cư cao tầng, biệt thự, văn
phòng, căn hộ và khách sạn .
Sứ mệnh:
Lấy sự hài lòng của Quý khách hàng làm mục tiêu phục vụ của Thái Bình Dương
Xanh
Phương châm phục vụ:
- Chỉ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ trong khả năng của Thái Bình Dương
Xanh.
- Về thi công: Chất lượng công trình phải được đảm bảo hàng đầu, đúng tiến độ
bàn giao trong Hợp đồng. Phối hợp nhuần nhuyễn với chủ đầu tư và nhà thầu chính để
giảm phát sinh ở mức thấp nhất có thể.
- Về sản xuất đồ gỗ: Luôn đảm bảo nguyên liệu đúng chủng loại đã thống nhất
với khách hàng. Sản phẩm với chất lượng hoàn hảo, hình thức hoàn mỹ.
3
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương mại Thái Bình Dương Xanh tiền thân là một xưởng với
30 công nhân chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ để cung cấp cho các nhà thầu trong
nước và nước ngoài, được thành lập vào năm 2001 và lấy ngày 13 tháng 7 hàng năm là
ngày truyền thống của Thái Bình Dương Xanh.
Trải qua nhiều năm tham gia thi công các công trình lớn, Công ty từng bước ổn
định và phát triển đi lên với hàng trăm công nhân cho các công việc mộc đồ gỗ, thợ
tường, trần thạch cao, lát sàn cùng đội ngũ cán bộ giám sát giàu kinh nghiệm, có kỷ luật.

Để đạt được chất lượng, thẩm mỹ của các công trình và Các nhà thầu chính đạt hiệu quả
kinh tế thì các nhà thầu chính phải thiết lập được hệ thống các nhà thầu phụ chuyên
nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.Vì thế, Công ty luôn nổ lực hợp tác với khách
hàng để cùng tạo ra lợi ích chung nhất.
Như vậy, qua gần 12 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã từng bước đứng
vững, có nền tảng lâu dài và đã có được vị trí nhất định trên thị trường, tạo được sự tin
cậy với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau kế cả đối tác nước ngoài.
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp (Đơn vị: VNĐ )
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu các hoạt động 3.800.379.192 4.014.833.882 4.949.170.584
2 Lợi nhuận sau thuế 12.331.063 2.999.999 11.581.505
3
Tổng vốn 5.026.183.910
10.901.875.76
0
6.153.712.212
Vốn cố định 326.782.047 390.895.801 502.237.419
Vốn lưu động 4.699.401.863
10.510.979.96
0
5.651.474.793
4
Số cán bộ nhân viên
trong danh sách
12 15 20
(Nguồn: Bản báo cáo tài chính qua các năm 2009, 2010, 2011)
Qua bảng trên cho ta thấy doanh thu của công ty tăng qua các năm, năm 2011
tăng so với năm 2010 là 0,12 lần tương ứng với 12%. Tỷ lệ lợi nhuận năm 2011 tăng
3,86 lần so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

đang có xu hướng được cải thiện và chuyển biến tích cực trước tình hình khủng hoảng
kinh tế trong những năm gần đây.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH TM Thái Bình Dương Xanh
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
4
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cùng với nhu cầu thị trường, với mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng, công ty luôn cố gắng củng cố năng lực để hoàn thiện hơn các nhiệm vụ của mình.
Cụ thể các chức năng và nhiệm vụ chính của công ty như sau:
+ Tư vấn thiết kế lắp đặt thiết bị nội thất
+ Kinh doanh, phân phối các sản phẩm nội thất
Với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể trên, có thể thấy công ty Thái Bình Dương
Xanh đã nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển lĩnh vực xây dựng
ngày nay. Công ty chú trọng vào phân phối và thiết kế lắp đặt nội thất là hướng đi hoàn toàn
đúng đắn trong bối cảnh nhu cầu về cơ sở hạ tầng, không gian sinh hoạt nói chung ngày
càng tăng và càng phổ biến.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
Khách hàng chủ yếu của Thái Bình Dương Xanh:
- Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng nội thất cao cấp với thiết kế đẹp,
phù hợp với hiện trạng sẵn có.
- Văn phòng làm việc của các tổ chức, công ty.
- Công sở các cơ quan Nhà nước.
- Các Trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Trụ sở, điểm giao dịch, phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại.
- Các khu biệt thự cao cấp.
- Các khu chung cư trong dự án xây dựng.
Lĩnh vực đang kinh doanh chính:
- Tư vấn thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, đại sứ quán,
ngân hàng …

- Thi công trang trí nội thất các công trình cao cấp
- Cung cấp cửa gỗ HDF chịu ẩm cao - nhập khẩu Thái Lan.
- Cung cấp cửa gỗ chống cháy.
- Cung cấp cửa gỗ công nghiệp.
- Thi công hoàn thiện nội thất các dự án nhà cao tầng - văn phòng, khách sạn,
chung cư.
- Thầu nhân công lắp đặt hoàn thiện nội thất các dự án nhà cao tầng.
Cùng với các đối tác trong nước và nước ngoài của Thái Bình Dương Xanh, các
công ty xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu chính … công ty đã cung cấp sản phẩm nội thất
cho nhiều công trình xây dựng cao cấp khắp cả nước như:
- Hoàn thiện đồ gỗ và nội thất văn phòng Đại sứ quán Chile
- Hoàn thiện đồ gỗ nội thất các phòng ở khu căn hộ khách sạn Deawoo
- Hoàn thiện nội thất và đồ gỗ văn phòng KCN Nomura Hải Phòng
- Hoàn thiện nội thất và đồ gỗ văn phòng Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam – BIDV.
- Hoàn thiện nội thất và đồ gỗ văn phòng Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam – VINASHIN …
5
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3. Cơ cấu, bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.3.1.Sơ đồ bộ máy quản lý
Ban Giám đốc
Phòng Hành chính - Nhân sự
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
Phòng
Tài chính - Kế toán
Tại công trình thi công
Tại trụ sở
Phòng

Kinh doanh
Hội đồng
thành viên
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty.
- Quyết định chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hàng năm cuae công
ty.
- Quyết định các phương án đầu tư lớn của công ty.
- Quyết định mức lương, thưởng đối với Ban Giám đốc và các trưởng phòng của
công ty.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và Phó giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng,
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra.
- Kiến nghị cơ cấu tổ chức công ty, thông qua các quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, các chính sách
tuyển dụng.
- Thực hiện quản lý và hỗ trọ các phòng ban để đạt đuọc mục tiêu chung đã đề ra.
Phòng Hành chính - Nhân sự
Gồm 2 bộ phận: Hành chính và Nhân sự
- Hành chính và đối ngoại: Chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề liên quan đến các
thủ tục hành chính, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của công ty trước
pháp luật, đồng thời triển khai các hoạt động giao tiếp đối ngoại, đảm bảo cho các hoạt
động liên quan đến đối tác và khách hàng của công ty.

6
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nhân sự: Phụ trách các vấn đề về nhân sự như quản lý nhân sự hiện tại, xem xét
và lập kế hoạch liên quan đến việc tuyển nhân sự mới.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
Đây là bộ phận chuyên môn cho hoạt động chính của công ty, gồm 2 bộ phận:
- Kế hoạch- Kỹ thuật tại trụ sở: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch chung cho việc
tiến hành thi công các công trình, chuẩn bị và lên số liệu cụ thể về các vấn đề liên quan
đến kỹ thuật khi thi công các công trình, xử lý từ xa các vấn đề liên quan đến thủ tục
phát sinh ở hiện trường.
- Kế hoạch- Kỹ thuật tại hiện trường: Chịu trách nhiệm thăm dò, lên kế hoạch,
trực tiếp chỉ đạo thi công công trình ở hiện trường.
Phòng Kinh doanh
- Nhận chỉ tiêu, mục tiêu từ Ban giám đốc.
- Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm, xây
dựng và triển khai các phương án kinh doanh sau khi được Ban giám đốc phê duyệt;
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước Ban Giám đốc.
- Phối hợp với các phòng ban và các đơn vị kinh doanh trực thuộc quản lý theo
dõi thực hiện các hợp đồng cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết
theo đúng quy định hiện hành.
Phòng Tài chính - Kế toán
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý và sử dụng tài chính của công ty.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, kiểm tra giám sát các hoạt động
thu – chi, kiểm kê toàn bộ theo định kỳ sẽ trình lên Ban Giám đốc.
Nhìn vào cơ cấu và cách phân chia các phòng ban, ta nhận thấy đây là mô hình
quản trị trực tuyến, Ban Giám đốc chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban, không thông
qua các bộ phận cố vấn. Đây là sự phân chia khá hợp lý dựa theo các nhiệm vụ chức
năng chính của doanh nghiệp với một công ty thuộc kiểu mô hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ, giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty. Hơn nữa, công

ty không có nhiều nhân viên, bố trí quá nhiều vị trí sẽ dẫn đến lộn xộn và trùng lặp
nhiệm vụ. Sự phân quyền được bổ nhiệm theo yêu cầu của các hoạt động chính trong
doanh nghiệp. Do đặc thù của công ty là hoạt động xây dựng, thi công công trình, yêu
cầu phải có 2 bộ phận ở trụ sở văn phòng chính và tại hiện trường để hỗ trợ trong quá
trình thực hiện. Đây là sự phân bố hợp lý và hiệu quả, đảm bảo duy trì hoạt động của
công ty diễn ra thông suốt.
7
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Bước 1: Tìm hiểu thị trường
Tìm kiếm chủ đầu tư (khách hàng)
Xác định yêu cầu của chủ đầu tư vè hình thức đầu tư, quy mô dự án, bản chấtvà chất
lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện dự án
Xây dựng các mối quan hệ ban đầu
Bước 2: Đàm phán kí hợp đồng thi công
Xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ các bên.
Kí hợp đồng với chủ đầu tư theo các điều khoản đã thống nhất, tuân thủ phápluật.


Bước 3: Chuẩn bị
Lập biện pháp thi công, trong đó nêu rõ trình tự thi công, các giải pháp công nghệ và
tiến độ thi công.
Lập kế hoạch huy động nhân lực, máy mọc thi công và tài chính.

Bước 4: Thi công
Tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng đã kí với chủ đầu tư.
Đảm bảo an toàn thi công, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và đảm bảo đúng tiến
độ.

Đặt mục tiêu “uy tín với khách hàng” lên hàng đầu.
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm cho khách hàng
Sảm phẩm làm ra được nghiệm thu đúng thời hạn.
Thước đo chất lượng sản phẩm chính là sự thõa mãn của khách hàng.
Hoạt động xây dựng ở Công ty TNHH Thương Mại Thái Bình Dương Xanh
được thực hiện chủ yếu qua hai phương thức:
- Nhận thầu đầu tư xây dựng.
- Tham gia đấu thầu công trình.
8
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối với hoạt động nhận thầu: Công ty sẽ là người đứng ra đấu thầu nếu thắng
thầu Công ty sẽ tiến hành xây lắp công trình, hạng mục công trình đó khi hoàn thành sẽ
tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư.
Đối với hoạt động đấu thầu: Khi một đơn vị tổ chức có nhu cầu xây dựng một
công trình hoặc hạng mục công trình nào đó, đơn vị hoặc tổ chức đó sẽ tiến hành mời
thầu. Căn cứ vào điều kiện khả năng của mình công ty sẽ tiến hành tham gia dự thầu.
Sau khi đăng ký tham gia dự thầu, Công ty sẽ tiến hành lập dự toán chi phí đấu thầu trên
cơ sở tổng hợp thông tin về chi phí sản xuất, xây dựng, lắp đặt, bàn giao,...và cả chi phí
cơ hội, chi phí rủi ro. Căn cứ vào giá dự toán này và trên cơ sở xem xét đối thủ cạnh
tranh cùng tham gia dự thầu, Công ty sẽ đưa ra giá thầu. Giá thầu này phải bảo đảm đủ
nhỏ để thắng thầu nhưng cũng đạt được giá thầu cao nhất có thể, để có thể vừa bảo đảm
chất lượng cho việc xây lắp công trình, hạng mục công trình và phải đảm bảo bù đắp
được chi phí phát sinh để đạt được mức lãi cao nhất. Sau khi thắng thầu, Công ty cùng
đơn vị, tổ chức đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và Công ty phải lãnh thầu thông qua
ngân hàng với giá trị từ 5% đến 10% giá trị gói thầu.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong quá trình sản xuất thực hiện
phương thức khoán gọn công việc cho các đội xây dựng do vậy mô hình tổ chức hoạt
động xây lắp của công ty cũng được tổ chức theo chi tiết theo từng đội xây dựng và theo
từng công trình theo mô hình sau:

Hình 1.3. Sơ đồ thi công
Ban điều hành
công trình
Các đội xây lắp

Nhân viên kĩ thuật
từng đội xây lắp
9
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các tổ xây lắp

Việc nắm chắc quy trình công nghệ của sản phẩm sẽ giúp cho việc tổ chức, quản
lý và hạch toán các yếu tố chi phí hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát, theo dõi
từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần
làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
ty.
Để các công trình có sự thi công đúng tiến độ, khoa học, đảm bảo chất lượng kỹ
thuật cũng như tuyệt đối an toàn lao động, vệ sinh môi trường thì mỗi công trình đều
được thành lập ra: Chủ nhiệm công trình, kỹ sư trưởng, ban an toàn lao động và vệ sinh
môi trường...Công nhân được tổ chức thành các tổ, đội phù hợp với từng nhiệm vụ công
việc và khả năng của các tổ, đội đó. Việc bố trí sắp xếp lao động như trên tuỳ thuộc vào
đặc điểm và khối lượng hạng mục công việc của từng công trình.
10
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần 2:
Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Thương mại Thái Bình Dương Xanh
2.1. Tình hình hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm của Công ty

TNHH Thương mại Thái Bình Dương Xanh
2.1.1. Tình hình hoạt động marketing của Công ty TNHH Thương mại Thái Bình
Dương Xanh
Thị trường mục tiêu của công ty
Đặc thù là công ty thực hiện hoàn thiện công trình xây dựng như nhà ở, các
chung cư lớn hay các văn phòng, công trình công cộng, đặc biệt có kinh nghiệm với các
công trình có quy mô lớn như Kangnam, khách sạn Daewoo… do đó công ty xác định
thị trường mục tiêu chính là các công ty hợp tác đầu tư liên quan đến xây dựng nội thất.
Công ty xác đinh rất rõ ràng khả năng cạnh tranh so với các công ty đối thủ, công ty
thành lập đã được gần 12 năm và đã có chỗ đứng trên thị trong ngành nên công ty đẩy
mạnh hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh lân cận địa bàn Hà Nội.
Chính sách sản phẩm của công ty
Chính sách sản phẩm của công ty chủ yếu đi vào mảng chính là thiết kế lắp đặt
nội thất phù hợp với đặc thù của công ty. Sản phẩm của công ty là những công trình
công ty nhận và thi công như: thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,
đại sứ quán, ngân hàng …
Công ty tư vấn cho khách hàng sử dụng những sản phẩm nội thất chất lượng và
có uy tín trên thị trường. Tùy vào quy mô và yêu cầu từ khách hàng mà công ty lắp đặt
sản phẩm nội thất trong nước hoặc sản phẩm ngoại nhập. Công ty tham gia với khách
hàng từ khâu lựa chọn mẫu mã, trực tiếp lắp ráp đến kiểm tra cho khách hàng trước và
sau khi bàn giao.
Sản phẩm kinh doanh chính của công ty được phân chia ra các mảng:
- Nội thất văn phòng
- Nội thất nhà ở
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các thiết bị nội thất từ các hãng nổi tiếng như:
- Bồn rửa Inox, thiết bị nhà bếp Sơn Hà
- Bình nước nóng Aston, Thái Dương
- Điều hoà Samsung, Toshiba…
Chính sách giá của công ty
Ở phần này ta xét phương pháp định giá các công trình do công ty nhận thầu và

thực hiện thi công. Do tính chất của ngành, giá các công trình đòi hỏi phải được xác
định thông qua sự xem xét, đàm phán và thống nhất của công ty và nhà đầu tư đối tác.
Quá trình định giá gồm các bước sau:
- Giá xác định trong hồ sơ mời thầu ban đầu: mức giá này do công ty xem xét, tính
toán nguyên vật liệu, công thi công và đưa ra từ thời điểm đầu tiên khi nhận thầu công trình.
11
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Giá ấn định trong hợp đồng: giá này do 2 bên cùng thỏa thuận theo hồ sơ thầu.
- Giá sau khi quyết toán nghiệm thu hoàn thành công trình: giá này do công ty
thống nhất sau quá trình thi công công trình, có những khoản phát sinh cần được điều
chỉnh lại để có mức giá hợp lý của công trình.
- Giá sau khi nhà đầu tư tiến hành kiểm toán công trình, thống nhất mức độ hoàn
thành, chỉ tiêu đề ra theo hợp đồng…Hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất mức giá
cuối cùng của công trình.
Công ty chủ trương xây dựng chính sách duy trì giá cả ổn định tối đa nhất trong
thời kì nền kinh tế có biến động. Công ty không đặt ra mục tiêu cạnh tranh bằng giá mà
xác định lợi thế cạnh tranh của Công ty phải được xây dựng dựa trên việc nâng cao chất
lượng của sản phẩm và uy tín của thương hiệu. Hiện nay, giá xây lắp của Công ty luôn
ngang bằng hoặc cao hơn của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi các đối thủ có những
động thái cạnh tranh giá bất thường trên thị trường thì Công ty cũng đưa ra các chính
sách linh động nhằm bảo vệ thị phần của mình.
Chính vì quá trình định giá phải qua nhiêu bước như trên, các công trình có giá
trị tùy theo khối lượng, quy mô từng công trình, đồng thời phụ thuộc vào đơn giá từng
thời điểm các loại nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị do Sở Tài chính và thành phố quy
định, không có các mức giá cụ thể cho từng loại sản phẩm giống như kinh doanh các
hàng hóa dịch vụ thông thường. Và vì thế mà cũng không thể đưa ra bảng báo giá, vì giá
lắp đặt hay cung ứng phụ thuộc vào từng thời điểm từng quy mô của công trình mà
khách hàng yêu cầu.
Do có sự thoả thuận về giá của sản phẩm cung ứng cả trước và sau khi hoàn

thành nên tạo được sự thõa mãn cho khách hàng. Vì vậy công ty luôn nhận được những
gói thầu lớn và được sự tin tưởng của đối tác. Đây được gọi là chính sách định giá theo
sản phẩm.
Chính sách phân phối của công ty
Công ty áp dụng duy nhất một kênh phân phối là kênh phân phối không cấp, từ
công ty giao dịch trực tiếp với các nhà đầu tư đối tác - hay chính là các khách hàng của
công ty, thông qua trụ sở văn phòng chính của công ty.
Chính sách xúc tiến bán hàng
Công ty thực hiện các công tác Marketing và tìm kiếm đối tác, quảng bá thương
hiệu chủ yếu thông qua hệ thống báo, Internet và đối tác làm ăn tin cậy.
- Báo chí: công ty thường đăng thông tin về công ty lên các trang báo về xây
dựng hay các báo có đông đảo người xem như báo Hà Nội mới, báo Nhân dân, báo
chuyên ngành xây dựng…nhằm thu hút và tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, cùng là
những khách hàng của công ty.
- Internet: kênh thông tin không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Công ty
thường đăng thông tin trên các trang web về xây dựng và kinh doanh trong ngành xây
dựng như: vatlieuxaydung.com hay thicong.com…
12
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Đối tác làm ăn tin cậy: đây là đối tượng khách hàng đã tiến hành nhiều hợp đồng
xây dựng cùng công ty, công ty có được uy tín và tiếp tục nhận được nhiều hồ sơ thầu từ
họ.
Bảng 2.1. Danh sách các đối tác lớn của công ty
STT Tên đối tác
1. Công ty TNHH Cơ điện Trung Kiên
2. Công ty Cổ phần thép Biên Hòa (VICASA)
3. Công ty TNHH Phạm Gia Thịnh (AU CHAU WINDOW)
4. Công ty Cổ phần Thế Giới
5. Công ty TNHH Kim Khánh Hà Nội

6. Công ty TNHH MTV TM DV Uyên Minh
7. Công ty TNHH NatSteelVina
8. Công ty TNHH Đầu tư Window Việt Nam
9. Công ty TNHH Sản xuất, Xây dựng và Thương mại Minh Minh
10. Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Việt Nga
11. Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên An
12. Công ty Cổ phần PCCO
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, với khách hàng mục tiêu chính là các nhà đầu
tư đối tác, hợp tác đầu tư liên quan đến lắp đặt nội thất, các sản phẩm chủ yếu là các
công trình liên quan đến nội thất, phương pháp định giá thông qua nhiều bước đặc trưng
của ngành thi công công trình, kênh phân phối trực tiếp và các chính sách quảng bá
thông qua báo, Internet và các đối tác làm ăn tin cậy, Công ty TNHH TM Thái Bình
Dương Xanh đã và đang có những bước tiến thuận lợi với số lượng công trình thi công
không hề nhỏ. Chắc chắn với kinh nghiệm và mối quan hệ đã được tạo lập với các đối
tác, năng lực ngày càng được hoàn thiện, Thái Bình Dương Xanh sẽ đạt được những
thành công đáng kể trong tương lai.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Thái Bình Dương Xanh là công ty TNHH Thương Mại với chức năng chính là
thiết kế lắp đặt nội thất các công trình. Bên cạnh đó là chức năng kinh doanh một số
thiết bị nội thất. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp vẫn là nhận thầu các công
trình và thực hiện thi công, do đó ta chú trọng vào công tác thi công thiết kế lắp đặt nội
thất công trình của công ty. Do đặc trưng về ngành nghề trên, sản phẩm của công ty
chính là các công trình mà công ty đã hay đang tiến hành thiết kế lắp đặt.
13
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.2. Bảng về danh mục một số công trình đã tiến hành thi công năm 2011
STT Tên công trình
Giá trị hợp đồng xây

lắp (VNĐ)
1.
Công trình trường tiểu học Tân hội A
(Xây dựng – giai đoạn 2)
4.559.042.584
2.
Công trình trung tâm hội nghị tỉnh Tuyên Quang
(Xây dựng – giai đoạn 2)
9.466.524.558
3.
Công trình văn phòng Công ty VICS
(Thiết kế lắp đặt nội thất)
732.993.918
Tổng 29.712.411.890
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Bảng 2.3. Bảng danh mục sản phẩm cung ứng
STT Tên vật tư ĐVT
Đơn giá
( VNĐ)
Nhà cung ứng
1 Đá base (cấp phối đá dăm) m
3
57.000 -Công ty TNHH
Sản xuất, Xây
dựng và Thương
mại Minh Minh
Công ty
-Công ty Cổ phần
thép Biên Hòa
(VICASA)

2 Đá 1x2 m
3
120.000
3 Cát đen m
3
16.630
4 Cát vàng sàng m
3
100.000
5 Gạch lỗ viên 1.650
6 Gạch đặc viên 1.800
7 Thép phi 12 kg 16.800
8 Thép phi 1 kg 19.300
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định trong Công ty TNHH Thương mại
Thái Bình Dương Xanh
2.2.1. Giá trị tài sản cố định
Tài sản cố định là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, thời gian
sử dụng lâu dài thoã mãn các tiêu chuẩn như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành từ 10 triệu đồng trở lên
14
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.4. Tình hình tài sản qua các năm của công ty (Đơn vị: VNĐ)
Năm
ST
T

Loại
TSCĐ

đầu năm
Tăng trong kì
(mua sắm)
Giảm trong
kì (thanh lý)

cuối năm
2010
1. Nhà cửa 300.000.000 - - 300.000.000
2. MM-TB 320.273.560 560.809.091 72.155.950 304.926.699
2011
1. Nhà cửa 300.000.000 - - 300.000.000
2. MM-TB 364.523.813 46.660.910 90.911.163 320.273.560
(Nguồn: Thuyết minh báo các tài chính năm 2010,2011)
2.2.2. Thống kê số lượng máy móc thiế bị sản xuất và công cụ dụng cụ
Bảng 2.5. Thống kê công cụ dụng cụ của doanh nghiệp năm 2011
STT Tên thiết bị Số lượng Tình trạng Xuất xứ
1. Máy tính để bàn 7 Tốt Nhật
2. Điện thoại cố định 2 Tốt Việt Nam
3. Bàn gỗ fooc 7 Tốt Việt Nam
4. Ghế xoay 7 Tốt Việt Nam
5. Bàn tròn 1 TB Việt Nam
6. Quạt trần 2 Tốt Trung Quốc
7. Quạt treo tường 4 Tốt Việt Nam
8. Đèn compag 4 Tốt Việt Nam
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 2.6. Bảng thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2011

STT Tên thiết bị Số lượng Tình trạng Xuất xứ
1. Máy tính xách tay HP 6535 7 Tốt Mỹ
2. Máy Photocopy Ricoh 3 Tốt Mỹ
3. Máy in lazer A3, A4 màu 4 Tốt Nhật
4. Máy cắt bê tông Honda 3 Tốt Nhật
5. Máy khoan 6 Tốt Nhật
6. Máy đầm rùi, đầm bàn 10 Tốt Mỹ
7. Máy bơm nước 8 BT Nhật
8. Máy hàn điện 8 Tốt Mỹ
9. Máy cắt uốn sắt 8 TB Mỹ
10. Máy hàn hơi 6 BT Trung Quốc
11. Máy trộn bê tông 250I 4 Tốt Nhật
12. Ô tô 4 chỗ 1 Tốt Nhật
13. Nhà cửa 1 Tốt -
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Tài sản cố định của doanh nghiệp chủ yếu là các máy chuyên dụng phục vụ cho
việc thi công công trình còn thiết bị chủ yếu là phục vụ trong công tác văn phòng. Đa số
tài sản đều trong tình trạng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt
tài sản cố định cũng như máy móc thiết bị của mình, nhằm lợi ích hóa tối đa, phục vụ
cho hoạt động của công ty.
15
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3. Tình hình lao động và tiền lương trong Công ty TNHH Thương mại
Thái Bình Dương Xanh
2.3.1. Tình hình lao động của công ty
Cơ cấu lao động
Vì số lượng nhân viên của công ty thay đổi rất ít qua các năm, nên ta xét bảng cơ
cấu lao động của năm tiêu biểu là năm 2012.
Bảng 2.7. Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2011

STT Hệ thống chỉ tiêu Số lượng (người) %
1.
Trình độ 20 100
Trên đại học 2 10
Đại học 12 60
Cao đẳng 6 30
2.
Giới tính 20 100
Nam 17 85
Nữ 3 15
3.
Phương thức lao động 20 100
Trực tiếp 13 65
Gián tiếp 7 35
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Về chỉ tiêu trình độ, ta thấy trình độ và năng lực của nhân sự công ty tương đối
đồng đều, phù hợp với chức năng và phương thức hoạt động của công ty. Với phương
thức đào tạo “training on job”, các nhân viên của công ty ngày càng có thêm kinh
nghiệm, nâng cao năng lực trong chính quá trình làm việc, thực hiện thi công công trình.
Về chỉ tiêu giới tính, sự phân bố theo giới tính lệch là do đặc tính của chức năng công
ty, hoạt động chủ yếu là thi công công trình nên số lượng nam nhiều hơn nữ là điều hoàn
toàn phù hợp. Về phương thức lao động, công ty chia làm 2 nhóm chính là nhóm chỉ đạo
thi công tại công trình - lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm làm việc tại văn
phòng - lao động gián tiếp là điều hợp lý với một công ty thi công công trình.
16
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.8. Cơ cấu số lượng và chất lượng lao động (Đơn vị: người)
Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010 (lần)
Quy mô 82 85 1,04

Trên đại học 2 2 0
Đại học 7 12 1,71
Cao đẳng 4 6 1,50
Trung cấp 55 60 1,09
Khác 14 5 0,36
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy quy mô và chất lượng lao động của công ty ngày
càng được mở rộng và nâng cao. Về quy mô lao động tại Công ty năm 2011 tăng so với
năm 2010 là 1,04 lần tương ứng với tăng 4% (tức tăng 3 người). Điều này chứng tỏ quy
mô và lĩnh vực hoạt động của Công ty đang ngày càng được mở rộng.
Về chất lượng lao động của Công ty cũng tăng lên ở các cấp trình độ, đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2010 số lao động có trình độ đại học ở
công ty là 7 người, nhưng sang đến năm 2011 con số này đã tăng lên là 12 người tương
ứng tỉ lệ tăng 71%, bên cạnh đó lao động ở các cấp trình độ khác: cao đẳng, trung cấp
năm 2011 so với năm 2010 cũng lần lượt tăng 50%, 9%. Lao động phổ thông giảm đi
hơn một nửa chứng tỏ công ty đang dần cải thiện chất lượng lao động. Điều này chứng
tỏ chất lượng và số lượng công việc ngày càng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày
càng được khẳng định trên thương trường.
Bảng 2.9. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty năm 2011 (Đơn vị: người)
STT Phòng /Ban
Trình độ Giới tính Tổng
> ĐH ĐH CĐ TC Khác Nam Nữ
1 Ban Giám đốc 1 1 2
2 Kinh doanh – Kế toán 3 1 2 2
3 Hành chính – Nhân sự 2 1 1
4 Kế hoạch – Kỹ thuật 1 4 2 7
5 Đội thi công 2 3 60 5 70
Tổng 2 12 6 60 5 82 3 85
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Từ bảng 2.9 ta thấy quy mô nguồn nhân lực hiện tại của Công ty bao gồm công

nhân viên chính thức và thuê ngoài, được phân bố rộng khắp ở tất cả các Phòng, Ban
trong Công ty. Chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty có trình độ trung cấp trở lên,
đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Ở những vị trí chức danh công việc cần người
có trình độ cao vào làm việc thì Công ty cũng đáp ứng được. Số người có trình độ trên
Đại học là 2 người chiếm 2,35% số lao động toàn Công ty. Số người có trình độ Đại học
là 12 người chiếm 14,12% số lao động toàn Công ty. Số người cò trình độ Cao đẳng là 6
người chiếm 7,06% số lao động toàn Công ty. Số lao động phổ thông và trung cấp có 65
17
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
người chiếm 76,47% số lao động toàn Công ty. Do tính chất ngành nghề sản xuất kinh
doanh của Công ty chủ yếu liên quan đến thiết kế, xây lắp, kỹ thuật,…nên nhân viên
trong Công ty chủ yếu là nam, với 82 người chiếm 96,47% số lao động toàn Công ty.
Việc tăng lên về số lượng và chất lượng lao động trong Công ty đã kéo theo sự tăng lên
của năng suất lao động, số lượng sản phẩm làm ra trên một đầu người cao hơn trước,
chất lượng công việc đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tiền lương bình quân trên
đầu người năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ việc phân phối tiền lương của
công ty cũng đang phát huy được hiệu quả.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, chất lượng lao động ngày
càng được nâng cao điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiền lương tại doanh
nghiệp. Do đó để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được
tiến triển tốt thì công ty cần phải quan tâm và thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến
chính sách tiền lương, đặc biệt là các hình thức trả lương phải hợp lý, tạo niềm tin cho
người lao động, đảm bảo khuyến khích được người lao động nâng cao hiệu quả lao
động.
Thời gian lao động
Bảng 2.10. Tổng quỹ thời gian lao động của nhân viên công ty năm 2011
Ngày công Số ngày
Tổng số ngày công dương lịch 7520
Tổng số ngày nghỉ lễ chủ nhật 1240

Tổng số ngày công nghỉ phép năm 0
Số ngày công vắng mặt (nghỉ ốm, nghỉ đẻ ...) 26
Số ngày công ngừng việc 0
Số ngày công làm thêm 0
Tổng số ngày công làm việc thực tế nói chung 6254
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Chính sách đối với người lao động
Chế độ làm việc
Thời gian làm việc: Thái Bình Dương Xanh tổ chức làm việc 8 giờ/ ngày, 6 ngày/
tuần, chế độ nghỉ theo quy định của Luật lao động. Khi có yêu cầu về tiến độ thì nhân
viên Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo
quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thoả đáng cho
người lao động. Bộ phận gián tiếp làm theo giờ hành chính, bộ phận trực tiếp được bố
trí làm theo ca.
Thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết, nghỉ ốm đau thai sản được tuân thủ theo đúng
quy định của Luật lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Đối với lực lượng
lao động trực tiếp, Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao
động, các nguyên tắc an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt
Chính sách tuyển dụng, đào tạo
18
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng
lực vào làm việc, đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh . Tùy theo từng vị trí
cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các chức danh đều
phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ bản, có ý thức phát
triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao.
Chính sách thu hút nhân tài: Công ty có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối
với các nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, một mặt để

giữ chân nhân viên lâu dài, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc
cho Công ty.
Đào tạo: Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng về nghiệp vụ chuyên môn. Việc đào tạo tại doanh nghiệp được thực hiện theo
hướng sau:
- Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công
ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao,
phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc.
- Đào tạo thường xuyên: Căn cứ vào nhu cầu phát triển của Công ty, năng lực,
trình độ cán bộ, mức độ gắn bó với Công ty, Thái Bình Dương Xanh định ra kế hoạch
đào tạo dưới nhiều hình thức: cử đi đào tạo, đào tạo tại chỗ bằng các khoá huấn luyện...
Kết quả sau mỗi khoá học được báo cáo đầy đủ ngay để Công ty đánh giá hiệu quả của
các phương pháp và hình thức đào tạo.
Công ty có hai hình thức đào tạo đó là tự đào tạo và cử đi đào tạo. Trong những
năm gần đây công ty đã có các đợt đào tạo được thống kê như sau:
Bảng 2.11. Các khoá đào tạo
Thời gian
Số lượng
(người)
Kinh phí hỗ trợ
(đồng)
Khóa đào tạo
05/11/10 - 05/01/11 05 Nhân viên kỹ thuật 5.000.000 Tư vấn thiết kế
15/03/11 - 30/05/11 07 Nhân viên kỹ thuật 6.020.000 An toàn lao động
01/11/11 - 01/01/12 02 Nhân viên kỹ thuật
02 Nhân viên kế toán
2.500.000
1.400.000
Quản trị chất lượng
Tin văn phòng

01/03/12 - 15/04/12 01 Giám đốc 2.000.000 Quản trị doanh nghiệp
01/11/12 - 15/12/12 03 Cán bộ quản lý 3.000.000 Kỹ năng đàm phán
( Đơn vị đào tạo: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong)
Chính sách lương, thưởng
Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc
trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các
chế độ theo quy định của Nhà nước, phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của
từng người tạo được sự khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc hăng
say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính sách thưởng: Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong
Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, doanh nghiệp có chính sách thưởng hàng kỳ,
19
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá
nhân hoặc tập thể trong thực hiện công việc đạt được hiệu quả cao, có sáng kiến trong
cải tiến phương pháp làm việc, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí.
Chính sách bảo hiểm và phúc lợi: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
được Công ty trích nộp đúng theo quy định của pháp luật. Công ty thực hiện các chế độ
bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động. Mỗi năm Công ty đều tạo điều
kiện cho công nhân viên đi nghỉ mát, nâng cao tinh thần và rèn luyện sức khoẻ.
2.3.2. Tình hình tiền lương
Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền lương tháng, lương ngày theo hệ thống các tháng lương, mức lương chức
vụ đã ban hành
- Tiền lương ngừng việc do các nguyên nhân khách quan gây ra
- Lương trả cho thời gian đi học (trong chế độ quy định)
- Thưởng có tính chất thường xuyên
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp tiền lương tháng 12 năm 2011 (Đơn vị: VNĐ)

STT Phòng/Ban Tổng lương
1 Ban Giám đốc 15.803.892
2 Phòng Kinh doanh 20.611.970
3 Phòng Tài chính – Kế toán 7.568.450
4 Phòng Hành chính – Nhân sự 10.862.108
5 Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật 38.330.881
6 Đội trưởng 16.179.830
7 Công nhân thuê ngoài 289.054.015
8 Tổng 382.231.316
9 Tổng số lao động 85
10 Mức lương trung bình/1 tháng 4.496.839
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
20
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.13. Tình hình biến động tiền lương và tổng quỹ lương tại Công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011
2011/2010
(lần)
Tổng CBCNV Người 82 85 1,04
Lương trung bình
Đồng/người/
tháng 3.215.640 3.948.914 1,23
Tổng chi phí tiền
lương Đồng 3.164.189.760 4.027.892.280 1,27
(Nguồn: Tài chính - Kế toán)
Từ số liệu bảng trên cho ta thấy, năm 2011 tiền lương bình quân của công nhân
viên tăng 23% so với năm 2010, với mức tăng của cán bộ công nhân viên năm 2011 so
với năm 2010 là 4% (tăng 3 người) cùng với mức tăng tiền lương bình quân đã làm cho
tổng chi phí tiền lương của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 27%. Điều này

cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
21
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.14. Bảng lương và phân bổ tiền lương
Công ty TNHH TM Thái Bình Dương Xanh Mẫu 02-LĐTL
Số 44/35 Đặng Thai Mai – Quảng An – Tây Hồ - HN
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 11/2011
Khối dự án Trường tiểu học Tân Hội A ĐVT: 1.000đ
TT Họ và tên Chức vụ
Ngày
công
Lương
ngày
Lương
cơ bản
Lương
thực tế
Các khoản phụ cấp
Các
khoản
phải
trừ
Lương
thực
lĩnh

nhận
Ăn

trưa
Xăng
xe
Điện
thoại
1 Dư Ngọc Ảnh QL 26 123,077 3.200 3.200 400 200 100 192 3.708
2 Nguyễn Mạnh Hảo NVKT 26 107,692 2.800 2.800 400 200 100 168 3.332
3 Lê Văn Minh NVKT 26 107,692 2.800 2.800 400 200 100 168 3.332
4 Nguyễn Bá Tiến NVKT 26 107,692 2.800 2.800 400 200 100 168 3.332
5 Nguyễn Văn Hòa Bảo vệ 26 96,154 2.500 2.500 400 150 2.750
6 Trần Mạnh Hưng Kho 26 96,154 2.500 2.500 400 200 100 150 3.050
Tổng cộng 16.600 2.400 1.000 500 996 19.504
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Hoàng Thị Hương Nguyễn Hồng Nga Nguyễn Thái Nguyên
22
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại Thái
Bình Dương Xanh
2.4.1. Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.15. Kết quả kinh doanh năm 2010, năm 2011(Đơn vị: VNĐ)
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Tăng(+), giảm(-)
Tuyệt đối
Tương đối
%
1 DTT BH và
CCDV

4.949.170.584 4.014.833.882 +934.336.702 +23,27
2 GVHB 4.497.821.791 3.640.198.703 +857.623.088 +23,56
3 LN trước thuế 16.085.423 3.636.363 +12.449.060 +77,39
4 Thuế TNDN 4.503.918 636.364 +3.867.554 +607,76
5 LN sau thuế 11.581.505 2.999.999 +8.581.506 +286,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, năm 2011)
Doanh thu bán hàng của năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 934.336.702 đồng
tương ứng 23,27%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Công ty chủ yếu kinh doanh mặt
hàng xây lắp các công trình phần hoàn thiện nội thất. Năm 2011 giá vật tư tăng trong khi
đó Công ty có dự trữ được một khối lượng vật tư với mức giá thấp hơn giá hiện hành
dẫn đến giá quyết toán công trình tăng làm cho doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
năm 2011 tăng lên.
Bảng cân đối kê toán là một báo các tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có của Công ty theo 2 cách đánh giá là tài sản và nguồn hình
thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán để có nhận xét
về tình hình tài chính của Công ty.
23
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
23
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.16. Khái quát các khoản mục của bảng cân đối kế toán
và một số chỉ tiêu năm 2010, 2011
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Tăng(+), giảm(-)
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tổng TS 6.188.899.055 14.536.068.032 +8.347.168.975 +134,87
Tổng Tài sản bình

quân
6.153.712.212 10.510.979.960 +4.357.267.748 +70,81
TSLĐ -ĐTNH 5.706.913.738 14.231.141.333 +8.524.227.592 +149,37
TSLĐ - ĐTNH
bình quân
5.651.474.793 10.120.084.160 +4.468.609.367 +79,07
TSCĐ-ĐTDH 481.985.317 304.926.699 +177.058.618 +36,74
HTK 6.305.772.948 8.932.285.664 +2.626.512.716 +41,65
HTK bình quân 5.391.838.498 7.619.029.706 +2.227.191.208 +41,31
Tổng NV 6.188.899.055 14.536.068.032 +8.347.168.975 +134,87
Nợ ngắn hạn 3.649.695.717 9.583.864.695 +5.934.168.978 +162,59
Nợ dài hạn 0 0 0 0
Nợ phải trả 3.649.695.717 9.583.864.695 +5.934.168.978 +162,59
NVCSH 2.539.203.338 4.952.203.337 +2.417.999.999 +95,23
NVCSH bình quân 2.533.412.586 4.950.703.338 +2.417.290.752 +95,42
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010, năm 2011)
24
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
24
Trường ĐHCN Hà Nội – Khoa QLKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4.2. Phân tích các chỉ số tài chính
Bảng 2.17. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp (Đơn vị: lần)
Các tỷ số tài chính Công thức tính
Năm
2011
Năm
2010
Các tỷ số về khả năng thanh toán
1. Tỷ số khả năng thanh
toán chung

Nonganhan
ĐTNHTSLĐ
K
HH
&
=
1,4849 1,5637
2. Tỷ số khả năng thanh
toán nhanh
Nonganhan
HangtonkhoĐTNHTSLĐ
K
N

=
&
0,5529 -0,1641
Các tỷ số về cơ cấu tài chính
1. Tỷ số cơ cấu tài sản
lưu động
TongTS
ĐTNHTSLĐ
C
TSLĐ
&
=
0,9852 0,9221
2. Tỷ số cơ cấu tài sản
cố định
TongTS

ĐTDHTSCD
C
TSCD
&
=
0,0209 0,0677
3. Tỷ số cơ cấu nguồn
vốn chủ sở hữu
TongTS
NVCSH
C
CV
=
0,3407 0,4103
4. Tỷ số tài trợ dài hạn
TongTS
NodaihanNVCSH
C
TTDH
+
=
0,3407 0,4103
Các tỷ số về khả năng hoạt động
1. Tỷ số vòng quay tài
sản lưu động
anĐTNHbinhquTSLĐ
uanDoanhthuth
V
TSLĐ
&

=
0,8757 0,7108
2. Tỷ số vòng quay tổng
tài sản
quanTongTSbinh
uanDoanhthuth
V
TTS
=
0,4709 0,6528
Các tỷ số về khả năng sinh lời
1. Doanh lợi tiêu thụ
(Sức sinh lời của doanh
thu thuần) ROS
uanDoanhthuth
uthueLoinhuansa
L
DT
=
0,00234 0,00075
2. Doanh lợi vốn chủ
(sức sinh lời của vốn
chủ sở hữu) ROE
uanNVCSHbinhq
uthueLoinhuansa
L
VC
=
0,00234 0,00118
3. Doanh lợi tổng tài

sản (sức dinh lời của
vốn kinh doanh) ROA
quanTongTSbinh
uthueLoinhuansa
L
TTS
=
0,00110 0,00049
(Nguồn: Cơ sở số liệu từ bảng báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2011)
Về khả năng thanh toán: Hệ số thanh toán ngắn hạn (Tài sản lưu động/Nợ ngắn
hạn) là chỉ số thể hiện khả năng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn
25
SV: Trịnh Ngọc Luận-ĐHQTKD1- K4 GVHD:Th.S Phùng Thị Kim Phượng
25

×