Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHUYỆN DÀI BẢO TÀNG MỸ THUẬT Ở VIỆT NAM, CÒN DÀI… potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.99 KB, 4 trang )

CHUYỆN DÀI BẢO TÀNG MỸ
THUẬT Ở VIỆT NAM, CÒN
DÀI…(*)
Nguyên Hưng

Bảo tàng mỹ thuật, ở đâu, cũng được hiểu là không gian lưu trữ những
giá trị tiêu biểu và mang tính điển phạm (canon) của một nền nghệ
thuật, một giai đoạn nghệ thuật, một vùng đất nghệ thuật, một trào lưu
nghệ thuật, hay, của một nghệ sĩ v.v…

Trong ý nghĩa đó, bảo tàng mỹ thuật-cho dù là bảo tàng tư nhân, bảo
tàng chỉ về một nghệ sĩ…-bao giờ cũng được hiểu thêm, là không gian
lưu trữ những mối đồng cảm chung, những niềm tự hào chung,
những bài học chung, và, những niềm khích lệ chung v.v… của,
không chỉ một nền nghệ thuật, một đất nước, mà rộng hơn, thậm chí
của con người nói chung, xuyên qua mọi thời đại…

Trong cách hiểu như vậy, việc xây dựng và mở cửa các bảo tàng mỹ
thuật, không phải chỉ là để lôi kéo du khách, phục vụ giới nghiên
cứu…, mà còn là một trong những hoạt động không thể thiếu của một
thể chế văn hóa-giáo dục. Người ta đến bảo tàng mỹ thuật, là lặn sâu
vào thế giới tâm hồn của của một cộng đồng, một con người, là
bước vào thế giới sinh động của những khám phá, những trãi
nghiệm và đối thoại… Bảo tàng mỹ thuật trở thành một không gian
chiêm nghiệm, nơi người ta có thể nhận thấy cuộc sống con người thực
ra phong phú hơn, quí giá hơn , và, lớn lên…

Những người quản lý bảo tàng mỹ thuật, do đó, luôn luôn, phải là
những chuyên gia. Đặc biệt là những người làm nên “phần hồn”-
những người làm công việc sưu tầm, chọn lọc tác phẩm, những người
làm công việc hệ thống hóa và trưng bày tác phẩm, những người làm


công việc truyền thông và tổ chức sự kiện nhằm sinh động hóa hay
nhằm gia tăng giá trị hoạt động bảo tàng v.v…

Các bảo tàng mỹ thuật ở Việt Nam, cho đến nay, có rất ít dấu hiệu về
sự có mặt của các loại chuyên gia như thế. Tại ngân sách dành cho
các bảo tàng quá eo hẹp chăng? Tại cơ chế còn có quá nhiều trói buộc
chăng? Hay tại sự yếu kém của các thành phần “chuyên gia” đang làm
việc? Hay tại sự bất cập của các nhà quản lý ở ngay các bảo tàng, thậm
chí là ở ngay cấp chính phủ? Hình như tất cả các câu hỏi nêu ra ở đây
đều không thừa. Hình như tất cả đang là một mớ bòng bong cứ chèo
kéo kìm hãm lẫn nhau…

Cho đến nay, đã có nhiều ý kiến phê bình thực trạng nghèo nàn, ít giá
trị thực chất, đìu hiu và èo uột… của các bảo tàng mỹ thuật ở Việt
Nam. Hầu hết, đều với mong muốn mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng
xem ra, để hóa giải thực trạng này, có lẽ, không phải là chuyện dễ dàng.
Đào tạo được chuyên gia là chuyện đã khó. Để thấy được chuyên gia
giỏi là chuyện khó hơn. Và, từ thấy cho đến dùng được là cả một
khoảng cách diệu vợi…

Vấn đề cốt lõi chi phối cả thảy, theo tôi, thực ra vẫn là cách nhìn, cách
nghĩ về nghệ thuật. Ở Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có một công
trình lý luận hay phê bình lý thuyết nào đụng chạm đến vấn đề này. Do
đó, mọi chiến lược diễn giải nghệ thuật ở Việt Nam, vẫn cứ theo quán
tính của các kiểu tư duy thời bao cấp, thậm chí là tư duy thời chiến…
Không chỉ vẫn bất cập với đặc trưng riêng của từng loại hình nghệ
thuật, mà còn quá duy ý chí trong các quan điểm về chức năng của
nghệ thuật, bất cập thực tế. Khi các chiến lược diễn dịch nghệ thuật
mang tính định chế chưa được thay đổi thì các tiêu chí thế nào là
những giá trị tiêu biểu và mang tính điển phạm (canon) của một nền

nghệ thuật cũng sẽ không thể thay đổi; thì các cơ chế nâng đỡ và thúc
đẩy cho hoạt động bảo tàng cũng sẽ không thể thay đổi thực sự về
chất… Và, khi những thứ này không thay đổi-tức diện mạo, tức “phần
hồn” của bảo tàng chưa thay đổi-thì tất cả những hoạt động khác, từ
truyền thông đến tổ chức sự kiện này nọ v.v… cũng sẽ… bằng thừa!

Lâu nay, ở Việt Nam, chổ này chổ kia, đã đề cập đến sự có mặt cần
thiết của “nhân vật” curator trong việc chuyên nghiệp hóa hoạt động
bảo tàng mỹ thuật. Nhưng, cơ chế nào sẽ dung dưỡng “nhân vật” này?
Và, ngay cả khi được dung dưỡng, liệu họ có làm được gì hay không
khi mà các tiêu chí phát hiện và tiến cử nghệ thuật của họ và của các
nhà quản lý vẫn cứ luôn sai nhịp…!

Ngay cả việc tưởng như đơn giản nhất, nên làm nhất là việc tổ chức
đưa các em học sinh phổ thông đến tham quan bảo tàng, tập cho các em
tiếp xúc dần với nghệ thuật thôi, cũng đã là việc không tưởng. Bảo tàng
nào cũng có thể đặt cách được một nhân viên phụ trách phần việc đó,
cũng có thể trích ra một khoảng ngân sách để làm. Nhưng vấn đề không
nằm ở đó. Vấn đề nằm ở phía giáo dục… Chịu!
(*) Bài đã đăng trên Doanh nhân Sài Gòn cuối tháng-số tháng 10/2007


×