TRƯỜNG CĐSP ĐĂKLĂK
******
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
TRONG BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN
N gười thực hiện : Trịnh Đức Long
Tổ Ngữ Văn - Khoa Xã hội & Nhân văn
NĂM HỌC 2009-
2010
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I- Mục đích lý do chọn đề tài:
1. Xuất phát từ những chủ trương lớn của Đảng và chính phủ về công tác giáo dục: Nghị
quyết TW II khoá VIII, luật giáo dục, đặc biệt tinh thần chỉ thị 15/1999/CT của Bộ Giáo dục
& Đào tạo nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư
phạm. Chỉ thị nhấn mạnh: Một mặt các trương sư phạm phải chủ động tham gia tích cực về
việc đổi mới PPDH ở phổ thông, mặt khác bản thân trường sư phạm phải tự đổi mới về
phương pháp để có đủ sức, đủ tầm trở thành các trung tâm phương pháp hiện đại có ảnh
hưởng tích cực đến trường phổ thông.
2. Xuất phát từ yêu cấu đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tăng cường việc tự
học, tự rèn để hoàn thiện kiến thức. Do vậy đối với môn PPDH Ngữ văn việc đổi mới hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là điều cần thiết.
3. Xuất phát từ những băn khoăn trăn trở và kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm trực
tiếp tham gia giảng dạy học phần PPDH Ngữ văn ở trường CĐSP. Thực tiễn hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh trong những năm gần đây đã có tiến bộ song vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học Ngữ văn trên tinh thần đổi mới, cần mạnh
dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm từ cả phía người dạy lẫn người học. Đề tài này chính là
những định hướng mà bản thân đã và đang triển khai thực hiện trong quá trình dạy học bộ
môn.
II- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động dạy học và thực hành rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm qua bộ môn PPDH Ngữ văn Trung học Cơ sở cho giáo sinh Ngành
đào tạo Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn.
III- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào 2 nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sâu đây:
1. Nhận diện và phân tích thực trạng việc dạy và học bộ môn PPDH Ngữ văn ở Trường Cao
đẳng Sư phạm ĐăkLăk. Đặc biệt chú ý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh
( Tập soạn giáo án, thực hành tập giảng, tham gia hội thi NVSP, tham gia thực tập SP năm
thứ 2, thực tập SP cuối khoá)
2. Định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, thực hành rèn luyện
nghiệp vụ SP cho giáo sinh để chuẩn bị hành trang bước vào nghề dạy học.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học chung thường áp dụng, do đặc thù của
loại hình đề tài nghiên cứu thực tiễn dạy học nên người viết sử dụng phương pháp thực
nghiệm là chủ đạo. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến từ phía giáo sinh trong
quá trình thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Từ đó phân tích rút ra những nhận định
2
đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy học tập và rèn luyện nghiệp vụ
thông qua bộ môn.
Vận dụng những thành tựu về phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu văn học
trong những năm gần đây: Dạy học tương tác, dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu
văn học trên các bình diện thi pháp học, ngữ dụng học, tiếp nhận văn học…
B . PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I . Xác định những tiền đề lý luận về PPDH Ngữ văn:
I . Xác định đối tượng và nhiệm vụ của môn PPDH ngữ văn trong trường sư phạm:
1. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn: Thực tiễn hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà
trường THCS
2. Nhiệm vụ nghiên cứu bộ môn:
2.1. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa THCS từ đó đề xuất phương pháp dạy học
cụ thể.
2.2. Nghiên cứu hoạt động dạy học văn vừa có những điểm thống nhất với hoạt động dạy
học nói chung vừa mang tính đặc thù của hoạt động tiếp nhận văn chương
2.3. Thiết lập hệ thống lý luận khoa học về phương pháp.
2.4. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn
II. Mối quan hệ giữa môn PPDH Ngữ văn với các môn học khác trong chương trình
đào tạo CĐSP:
Chỉ ra sự bổ sung ảnh hưởng lẫn nhau giữa các môn khoa học cơ bản ( Tiếng Việt, Lịch sử
văn học, Lý luận VH…) với khoa học giáo dục (Tâm lý học, PP dạy học)
III. Mối quan hệ giữa môn PPDH Ngữ văn ở trường sư phạm với thực tiễn dạy học
Ngữ văn ở THCS:
Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành
CHƯƠNG II . Khảo sát hoạt động dạy học môn PPDH Ngữ văn và hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo sinh Ngành SP Ngữ văn Trường CĐSP ĐăkLăk
I . Khảo sát nhận diện tình hình:
1. Vấn đề chương trình, tài liệu giáo trình bộ môn PPDH Ngữ văn
2. Hoạt động dạy học bộ môn PPDH Ngữ văn ở trường CĐSP ĐăkLăk
3. Hoạt động rèn luyện năng lực nghiệp vụ sư phạm qua bộ môn của giáo sinh
II . Phân tích nguyên nhân thực trạng tình hình:
1. Nguyên nhân khách quan
2. Nguyên nhân chủ quan
CHƯƠNG III . Định hướng một số giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả dạy học môn
PPDH Ngữ văn và hoạt động rèn luyện nghiệp vụ SP của giáo sinh
3
I . Định hướng tư tưởng chỉ đạo
II . Đinh hướng đổi mới hoạt động dạy học
1. Đổi mới việc biên soạn tài liệu giáo trình
2. Đổi mới việc tổ chức thiết kế quá trình dạy học
3. Đổi mới PPDH
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
5. Đổi mới hoạt động học tập của sinh viên
6. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
III . Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên
1. Hoạt động thực hành soạn giáo án, tập giảng
2. Hoạt động Xemina, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học
3. Hội thi Nghiệp vụ sư phạm
IV . Một số đề xuất về đào tạo
C. PHẦN KẾT LUẬN
Chỉ ra ý nghĩa của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình khung ngành đào tạo Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn
2. Chương trình chi tiết học phần PPDH Ngữ văn
3. Chương trình, Sách giáo khoa Ngữ văn THCS (Từ lớp 6 đến lớp 9)
4. Phương pháp dạy học Văn (Tập 1,2) - Phan Trọng Luận - NXB Đại học Sư phạm -
Hà Nội 2004.
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - NXB Đại học Sư phạm - Hà Nội 2004.
6. Giáo trình Lý luận Văn học - Trần Đình Sử - NXB Đại học Sư phạm - Hà Nội 2004.
7. Thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (Tập 1,2) - Phan Trọng
Luận - NXB Giáo dục 1996.
8. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH, tập huấn đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn THCS do Bộ phát hành.
9. Kỷ yếu hội nghị khoa học “ Đổi mới PPDH Văn, Tiếng Việt ở trường sư phạm” - Đà
Lạt tháng 12-2000.
10.Một số bài báo trên tạp chí ngành.
5