Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.89 KB, 13 trang )

Đề cương nghiên cứu khoa học
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời
tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền
kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra
giá trị. “Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học
thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và
yêu cầu thị trường lao động.” (Nguyễn Đức Ca, 2008, trang 50).
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và những thách thức gay gắt của hội nhập và
phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học. “Trong bộ
môn giáo dục học, dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên
và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và
thực tiễn, dựa trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế giới
quan khoa học” (Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2008, trang 42).
Những bài học không đơn giản là những bài học thuộc lòng nữa mà đòi hỏi khả năng phân tích, lập luận,
tổng hợp để có kết quả tốt hơn. Theo UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm,
học để làm người và học để sống với nhau”.
“Mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và phát triển được nền tảng tư duy của con người trong
thời đại mới”(Lê Hải Yến, 2008, trang 20). Xét cho cùng thì thông qua dạy kiến thức và kỹ năng để đạt
được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của học sinh, thông qua việc dạy và học tư
duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí tuệ, cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vậy
mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy và học là giúp cho học sinh phát triển được tư duy. Giáo viên
sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đó lấy người học làm trung tâm nhằm tạo hứng thú, kích
thích khả năng tư duy để hình thành nên thói quen tư duy. Thói quen tư duy sẽ được hình thành qua thời
gian từ hiểu, nhớ, và tái hiện lại khi giải quyết vấn đề.
“Nghiên cứu cho rằng khi học sinh được làm quen với một khái niệm mới bằng phong cách học tập của
mình, sau đó các em cũng có thể điều chỉnh theo những cách học khác. (
cập ngày 25/7/2008). Phát triển thói quen tư duy làm cho học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt hơn. Học
sinh nắm bắt được cách giải quyết vấn đề bằng phân tích, tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận cho bản


thân. Bên cạnh đó thói quen tư duy mang đến tính sáng tạo, cái nhìn tổng thể cho một tình huống và tiết
kiệm thời gian. Thói quen tư duy mang tính thực tiễn cao bởi vì thói quen tư duy rất cần thiết cho học tập
và cuộc sống. Trong quá trình học sinh tích luỹ kiến thức tạo thành tư duy, áp dụng logic vào thực tế, và
những kiến thức đó có ý nghĩa hơn.
Công nghệ 10 cung cấp kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tạo lập doanh nghiệp. Giáo
viên có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt được kiến thức, biến nó thành hiểu biết của
mình, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giờ dạy, trước hết phải bắt đầu từ việc dạy thế nào để học sinh hứng thú học, khơi
dậy được động cơ học tập, nhu cầu hiểu biết của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môn học
được coi là “môn phụ” như môn Công nghệ.
Chính vì vậy người nghiên cứu chọn đề tài “Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Công nghệ 10 nhằm
phát triển thói quen tư duy của học sinh” với mục đích tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển
thói quen tư duy và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Đồng thời dựa trên kết quả thu thập được có
thể đưa ra kiến nghị và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn
Công nghệ ở bậc phổ thông trung học.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh. Đề
tài nhằm:
- Góp phần vào việc hỗ trợ cho giáo viên tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển thói quen tư
duy của học sinh.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập, làm quen với khả năng tư duy, học sinh nắm bắt và vận
dụng bài học vào thực tế.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả môn Công nghệ 10 nói riêng và các môn học khác nói chung từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường THPT.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trong dạy và học Công nghệ 10 Trường THPT Cấp 3 Đông Hà.
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10

- Năm định hướng học tập và các lý thuyết dạy và học
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh nếu được xây dựng và
giảng dạy sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT.
1.5Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học
sinh.
- Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế
- Nhiệm vụ 4: Quan sát lớp học và lấy ý kiến về tác dụng phát triển thói quen tư duy học sinh qua các bài
giảng.
1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi một luận văn cử nhân thì đề tài chỉ thực hiện ở trường THPT Cấp 3 Đông Hà trong đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Người thực hiện: Người nghiên cứu đảm nhiệm vai trò dạy thử nghiệm vì có thể nắm được dạy học có
vấn đề và bài giảng trong nghiên cứu này.
Lớp dạy thử nghiệm chọn theo ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan của vấn đề nghiên cứu.
1.7 TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Tính mới mẽ của đề tài
Đề tài có ba điểm mới:
- Tìm hiểu về lĩnh vực phát triển thói quen tư duy cho học sinh thông qua thiết kế và thử nghiệm bài giảng
nhất là cho môn Công nghệ 10
- Thử nghiệm việc phát triển thói quen tư duy qua môn Công nghệ 10.
- Nội dung đề tài được xây dựng trên cơ sở 5 định hướng của quá trình dạy học hiện nay chưa được thử
nghiệm ở môn học này.
Về giá trị thực tiễn, sau khi đề tài hoàn tất sản phẩm của đề tài là cách thiết kế và các bài giảng nhằm phát
triển thói quen tư duy của học sinh.
1.7.2 Hướng phát triển của đề tài
- Đề tài cần được tiếp tục phát triển hướng đến thiết kế các bài giảng của các môn học khác nhằm phát
triển thói quen tư duy của học sinh.

1.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1.8.1 PP quan sát: (phục vụ nhiệm vụ 4)
Quan sát giáo viên và học sinh trường THPT Cấp 3 Đông Hà trong quá trình dạy và học tích cực qua một
số bài giảng thử nghiệm.
1.8.2 PP phỏng vấn, điều tra: (phục vụ nhiệm vụ 4)
- Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ học sinh về mức độ hiểu bài, khả năng ứng dụng thực tế,
các thói quen tư duy. Phỏng vấn trực tiếp giáo viên về các định hướng trong quá trình dạy học.
- Chọn mẫu để điều tra học sinh và thực hiện việc điều tra đến học sinh và giáo viên.
1.8.3 PP thực nghiệm tự nhiên: (phục vụ nhiệm vụ 2,3)
-Thiết kế và dạy thử nghiệm một số bài giảng.
1.8.4 PP nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1,2)
- Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng trong quá trình dạy học.
1.9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Khoá luận gồm 4 chương:
1) Chương 1: GIỚI THIỆU
- Giới thiệu sơ lược về nghiên cứu:
§ Tình hình cụ thể nơi nghiên cứu được xác định
§ Mục đích của nghiên cứu
- Giới thiệu cấutrúc của luận văn
2) Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Những lý thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào để đặt giả thuyết, tiên đoán, lý giải vấn đề…
- Tóm tắt, nhận định về cách làm, cách phân tích, kết quả, kết luận của những nghiên cứu trước đây.
3) Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi, vấn đề nghiên cứu
- Tiến trình nghiên cứu
§ Mô tả những phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu người nghiên cứu đã sử dụng khi
làm đề tài.
§ Thiết kế nghiên cứu
§ Mô tả những giai đoạn, công việc chính, hoạt động thực hiện phục vụ cho nghiên cứu.

§ Mô tả đối tượng người nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu.
§ Mô tả cách chọn đối tượng, cách thu thập dữ liệu và phân tích.
4) Chương 4: PHÂN TÍCH
- Tường thuật, trình bày dữ liệu.
- Phân tích dựa vào dữ liệu có được
- Kết quả của phân tích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1.10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu : Từ tháng 6/2008 đến tháng 4/2009
STT
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
GHI CHÚ
1
Tháng 6/2008
Đăng ký đề tài, tập huấn về NCKH và Khóa luận tốt nghiệp
Người nghiên cứu
2
Tháng 7-8/2008
Thu thập tài liệu, viết đề cương.
Người nghiên cứu
3
Tháng 9-10/2008
Trình bày đề cương, chỉnh sửa đề cương.
Người nghiên cứu
4
Tháng8/10-30/11/2008
Viết Cơ sở lý luận, thực hiện nghiên cứu, thiết kế bài giảng.

Người nghiên cứu
Tháng 12/2008- 2/2009
Soạn phiếu điều tra, báo cáo giữa giai đoạn.
Người nghiên cứu
5
Tháng 2/2009- 4/2009
Dạy thử nghiệm: Bài 12,19,29,35,41 sách Công nghệ 10
Thu thập dữ liệu: quay video, quan sát, phỏng vấn.
Viết luận văn chương 1, 2
Người nghiên cứu
6
Tháng 5/2009
Viết luận văn chương 3,4,5
Nộp đề tài nghiên cứu cho bộ môn chỉnh sửa.
Người nghiên cứu
7
Tháng 6/2009
Bảo vệ đề tài
Người nghiên cứu
1.11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
PTTH
Phổ thông trung học
2
NXB
Nhà xuất bản
3
ĐH
Đại học
/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Bài tập: Viết một đề cương NCKH
Thí dụ: Đề cương NCKH của 1 sinh viên lớp DH05SP
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển nhân loại đều
hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Thước đo quan trọng cho năng lực
sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng biến
đổi thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra giá trị. “Trong xu thế đó, sản phẩm
đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học
suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và
yêu cầu thị trường lao động.” (Nguyễn Đức Ca, 2008, trang 50).
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và những thách thức gay gắt
của hội nhập và phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở
mọi cấp học, ngành học. “Trong bộ môn giáo dục học, dạy học là một quá trình sư phạm
tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và lĩnh
hội những tri thức khoa học kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dựa trên
cơ sở đó phát triển năng lực tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành một thế giới
quan khoa học” (Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2008, trang 42).
Những bài học không đơn giản là những bài học thuộc lòng nữa mà đòi hỏi khả
năng phân tích, lập luận, tổng hợp để có kết quả tốt hơn. Theo UNESCO về giáo dục
trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”.
“Mục tiêu của bậc học phổ thông là hình thành và phát triển được nền tảng tư duy của
con người trong thời đại mới”(Lê Hải Yến, 2008, trang 20). Xét cho cùng thì thông qua
dạy kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư duy,
trí tuệ của học sinh, thông qua việc dạy và học tư duy chúng ta sẽ tạo được nền móng trí
tuệ, cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vậy mục tiêu quan trọng nhất
của quá trình dạy và học là giúp cho học sinh phát triển được tư duy. Giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong đó lấy người học làm trung tâm nhằm tạo hứng thú,
kích thích khả năng tư duy để hình thành nên thói quen tư duy. Thói quen tư duy sẽ được

hình thành qua thời gian từ hiểu, nhớ, và tái hiện lại khi giải quyết vấn đề.
“Nghiên cứu cho rằng khi học sinh được làm quen với một khái niệm mới bằng
phong cách học tập của mình, sau đó các em cũng có thể điều chỉnh theo những cách học
khác. ( cập ngày 25/7/2008). Phát triển thói quen tư duy
làm cho học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt hơn. Học sinh nắm bắt được cách giải quyết
vấn đề bằng phân tích, tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận cho bản thân. Bên cạnh đó
thói quen tư duy mang đến tính sáng tạo, cái nhìn tổng thể cho một tình huống và tiết
kiệm thời gian. Thói quen tư duy mang tính thực tiễn cao bởi vì thói quen tư duy rất cần
thiết cho học tập và cuộc sống. Trong quá trình học sinh tích luỹ kiến thức tạo thành tư
duy, áp dụng logic vào thực tế, và những kiến thức đó có ý nghĩa hơn.
Công nghệ 10 cung cấp kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tạo
lập doanh nghiệp. Giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt được
kiến thức, biến nó thành hiểu biết của mình, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản
thân và cộng đồng. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy,
trước hết phải bắt đầu từ việc dạy thế nào để học sinh hứng thú học, khơi dậy được động
cơ học tập, nhu cầu hiểu biết của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môn học
được coi là “môn phụ” như môn Công nghệ.
Chính vì vậy người nghiên cứu chọn đề tài “Thiết kế và thử nghiệm một số bài
giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh” với mục đích tìm ra
phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển thói quen tư duy và nâng cao hiệu quả học
tập của học sinh. Đồng thời dựa trên kết quả thu thập được có thể đưa ra kiến nghị và một
số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Công nghệ ở
bậc phổ thông trung học.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy
của học sinh. Đề tài nhằm:
- Góp phần vào việc hỗ trợ cho giáo viên tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để phát
triển thói quen tư duy của học sinh.
- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập, làm quen với khả năng tư duy, học sinh
nắm bắt và vận dụng bài học vào thực tế.

- Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả môn Công nghệ 10 nói riêng và các môn học khác
nói chung từ đó nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường THPT.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh trong dạy và học Công nghệ 10 Trường THPT Cấp 3 Đông Hà.
- Một số bài giảng môn Công nghệ 10
- Năm định hướng học tập và các lý thuyết dạy và học
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế bài giảng Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh nếu được
xây dựng và giảng dạy sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng dạy và
học ở các trường THPT.
1.5Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Nhiệm vụ 2: Thiết kế một số bài giảng môn Công nghệ 10 nhằm phát triển thói quen
tư duy của học sinh.
- Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế
- Nhiệm vụ 4: Quan sát lớp học và lấy ý kiến về tác dụng phát triển thói quen tư duy
học sinh qua các bài giảng.
1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi một luận văn cử nhân thì đề tài chỉ thực hiện ở trường THPT Cấp 3
Đông Hà trong đề tài luận văn tốt nghiệp.
Người thực hiện: Người nghiên cứu đảm nhiệm vai trò dạy thử nghiệm vì có thể
nắm được dạy học có vấn đề và bài giảng trong nghiên cứu này.
Lớp dạy thử nghiệm chọn theo ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan của vấn đề
nghiên cứu.
1.7 TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Tính mới mẽ của đề tài
Đề tài có ba điểm mới:

- Tìm hiểu về lĩnh vực phát triển thói quen tư duy cho học sinh thông qua thiết kế và thử
nghiệm bài giảng nhất là cho môn Công nghệ 10
- Thử nghiệm việc phát triển thói quen tư duy qua môn Công nghệ 10.
- Nội dung đề tài được xây dựng trên cơ sở 5 định hướng của quá trình dạy học hiện nay
chưa được thử nghiệm ở môn học này.
Về giá trị thực tiễn, sau khi đề tài hoàn tất sản phẩm của đề tài là cách thiết kế và các bài
giảng nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.7.2 Hướng phát triển của đề tài
- Đề tài cần được tiếp tục phát triển hướng đến thiết kế các bài giảng của các môn học
khác nhằm phát triển thói quen tư duy của học sinh.
1.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1.8.1 PP quan sát: (phục vụ nhiệm vụ 4)
Quan sát giáo viên và học sinh trường THPT Cấp 3 Đông Hà trong quá trình dạy và
học tích cực qua một số bài giảng thử nghiệm.
1.8.2 PP phỏng vấn, điều tra: (phục vụ nhiệm vụ 4)
- Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ học sinh về mức độ hiểu bài, khả
năng ứng dụng thực tế, các thói quen tư duy. Phỏng vấn trực tiếp giáo viên về các định
hướng trong quá trình dạy học.
- Chọn mẫu để điều tra học sinh và thực hiện việc điều tra đến học sinh và giáo viên.
1.8.3 PP thực nghiệm tự nhiên: (phục vụ nhiệm vụ 2,3)
-Thiết kế và dạy thử nghiệm một số bài giảng.
1.8.4 PP nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1,2)
- Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng trong quá trình dạy học.
1.9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Khoá luận gồm 4 chương:
1) Chương 1: GIỚI THIỆU
- Giới thiệu sơ lược về nghiên cứu:
§ Tình hình cụ thể nơi nghiên cứu được xác định
§ Mục đích của nghiên cứu

- Giới thiệu cấutrúc của luận văn
2) Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Những lý thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào để đặt giả thuyết, tiên đoán, lý giải vấn
đề…
- Tóm tắt, nhận định về cách làm, cách phân tích, kết quả, kết luận của những nghiên cứu trước
đây.
3) Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi, vấn đề nghiên cứu
- Tiến trình nghiên cứu
§ Mô tả những phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu người nghiên cứu đã sử
dụng khi làm đề tài.
§ Thiết kế nghiên cứu
§ Mô tả những giai đoạn, công việc chính, hoạt động thực hiện phục vụ cho nghiên cứu.
§ Mô tả đối tượng người nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu.
§ Mô tả cách chọn đối tượng, cách thu thập dữ liệu và phân tích.
4) Chương 4: PHÂN TÍCH
- Tường thuật, trình bày dữ liệu.
- Phân tích dựa vào dữ liệu có được
- Kết quả của phân tích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1.10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu : Từ tháng 6/2008 đến tháng 4/2009
STT THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG NGƯỜI THỰC HIỆNGHI
CHÚ
1 Tháng 6/2008 Đăng ký đề tài, tập huấn về
NCKH và Khóa luận tốt
nghiệp
Người nghiên cứu


2 Tháng 7-8/2008 Thu thập tài liệu, viết đề
cương.
Người nghiên cứu

3 Tháng 9-10/2008 Trình bày đề cương, chỉnh
sửa đề cương.
Người nghiên cứu

4 Tháng8/10-
30/11/2008
Viết Cơ sở lý luận, thực hiện
nghiên cứu, thiết kế bài
giảng.
Người nghiên cứu

Tháng 12/2008-
2/2009
Soạn phiếu điều tra, báo cáo
giữa giai đoạn.
Người nghiên cứu

5 Tháng 2/2009-
4/2009

Dạy thử nghiệm: Bài
12,19,29,35,41 sách Công
nghệ 10
Thu thập dữ liệu: quay
video, quan sát, phỏng vấn.
Viết luận văn chương 1, 2

Người nghiên cứu

6 Tháng 5/2009 Viết luận văn chương 3,4,5
Nộp đề tài nghiên cứu cho
bộ môn chỉnh sửa.
Người nghiên cứu

7 Tháng 6/2009 Bảo vệ đề tài Người nghiên cứu


1.11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 PTTH Phổ thông trung học
2 NXB Nhà xuất bản
3 ĐH Đại học

×