Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

AnthropoGraphia: Cho những nhiếp ảnh gia dấn thân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.86 KB, 8 trang )

AnthropoGraphia: Cho những nhiếp
ảnh gia dấn thân

.
LensCulture hân hạnh giới thiệu series ảnh từ những nhiếp ảnh gia đoạt
giải và nhiếp ảnh gia được đưa vào danh sách chung kết của giải
thưởng thường niên năm nay cho nhiếp ảnh vì Nhân quyền.
LensCulture đã phỏng vấn nhà sáng lập của Giải thưởng, Matthieu
Rytz, qua email. Sau đây là bài phỏng vấn đã được biên tập lại.
Ý tưởng đằng sau Giải thưởng AnthropoGraphia vì Nhân quyền là
gì ạ?
Mục đích của AthropoGraphia là mở ra những cơ hội triển lãm mới cho
các nhiếp ảnh gia dấn thân, tìm cách phát biểu những vấn đề liên quan
đến quyền con người thông qua kể chuyện bằng hình ảnh.
AnthropoGraphia cố gắng phá bỏ các ranh giới về thể loại. Tại sao lại
cứ phải chia các nhà báo chụp ảnh với các nghệ sĩ nhiếp ảnh ra các
hạng mục khác nhau? Phương thức có thể khác nhau nhưng cuối cùng
thì tính kể chuyện mới phải đặt lên hàng đầu chứ.

“Những người tị nạn Rohingya không quê hương” của Saiful
Huq/Polaris – Giải danh dự, Anthropographia Awards 2011. Từ đầu
năm 2009, Saiful Huq đã chụp ảnh tộc người Rohingya của Miến Điện,
một trong những cộng đồng người tị nạn không có tiếng nói và ít được
nhắc đến nhất trên thế giới.
Làm thế nào các ông chọn được người thắng giải cho năm 2011?
Người thắng giải, Christian Vium, là một ví dụ đầy cảm hứng về kể
chuyện bằng hình ảnh trong loạt ảnh mang tên Clandestine. Anh mang
lại cho chúng ta không chỉ có thông tin, vì khi xem ảnh của anh, ta như
lạc vào đâu đó trong sa mạc Sahara của đất nước Mauritania, cảm nhận
được sự cô đơn, cảm nhận được nỗi khốn khổ của những người đàn ông
và đàn bà vượt qua biên giới giữa các nước để hy vọng tìm kiếm một


cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mục đích của người nghệ sĩ là biểu đạt mình qua nhiếp ảnh; mục đích
của một nhà báo ảnh là đưa ra những thông tin chân thực, sử dụng
nhiếp ảnh làm phương tiện. Tôi nghĩ người kể chuyện bằng ảnh tìm con
đường đi của mình giữa nghệ thuật và thông tin, và Christian Vium đã
đưa ra một ví dụ hoàn hảo cho điều này.

“Clandestine”của Christian Vium – Giải nhất, AnthropoGraphia Award
2011.“Clandestine” là một dự án ảnh tư liệu đang tiếp diễn về vấn đề di
cư từ Tây Phi sang châu Âu, theo sát hành trình đầy nguy hiểm của
những người đàn ông Tây Phi trẻ, qua sa mạc Sahara mênh mông, vượt
đại dương và vào Châu Âu.
Ông hy vọng gì với kết quả của Giải thưởng AnthropoGraphia về
Quyền Con Người? Ông muốn quảng bá tác phẩm của nhiếp ảnh
gia đoạt giải, hay muốn thu hút sự chú ý về một vấn đề nhất định?
Có hai kết quả. Một là dành cho công chúng, hai là dành cho cộng đồng
nhiếp ảnh. Một mặt, chúng tôi hy vọng vươn tới một công chúng rộng
lớn nhất có thể, bằng cách nhắm tới các trung tâm mua sắm và thư viện
để tổ chức triển lãm, nhưng cùng lúc, chúng tôi làm việc với cộng đồng
nhiếp ảnh bằng cách triển lãm các tác phẩm trong các gallery và
festival ảnh.
Trong quá trình giám tuyển, chúng tôi đưa ra các vấn đề liên quan đến
thế giới đương đại của chúng ta, chọn các tác phẩm thách thức và thu
hút sự chú ý của xã hội chúng ta. Tôi tin rằng các hình ảnh ấy mở ra
những không gian cho phép chúng ta chứng kiến những sự ngược đãi
đã bị truyền thông bỏ quên. Và chính nhờ quá trình chứng kiến này mà
chúng ta cung cấp cho công chúng một cơ hội để đối thoại, học hỏi, và
hành động về các vấn đề nhân quyền.
*
Mattheiu Rytz là người Sáng lập AnthropoGraphia, một tổ chức tình

nguyện phi lợi nhuận. Jim Casper, biên tập viên của Lens Culture, làm
việc trong Ban Cố vấn của AnthropoGraphia.
*
Sau đây là một số ảnh của cuộc thi này:

“Hang Thành Phố”, Andrea Star Reese. “Hang Thành Phố” mô tả sự
bền bỉ và tính nhân văn của những người vô gia cư. Và thay vì hình
dung những người vô gia cư là cùng quẫn, chúng ta được chứng kiến
đủ mọi sắc màu của các cá nhân.

“Kyrgyzstan”, William Daniels/Panos. Sinh ra từ sự sụp đổ của Liên
Xô, cộng hòa non trẻ Kyrgyz, thường được biết đến với tên gọi
Kyrgyzstan, bị xói mòn bởi nghèo đói, tham nhũng và bất ổn chính trị
kinh niên. Tự do thể hiện bị hạn chế, hơn 40% dân số sống dưới mức
nghèo khổ và cứ hai người thì có một người hối tiếc sự sụp đổ của kỉ
nguyên cộng sản.

“Quà nhiệt đới, dầu khí ở Nigeria”, Christian Lutz/VU’. Series này của
Christian Lutz bắt được các hình ảnh về thế giới đóng của những người
kiểm soát dầu khí ở Nigeria cũng như sự khó chịu đi kèm với quyền
lực. Bằng cách miêu tả giới quyền lực theo cách này, Lutz cay đắng
phô bày vị thế của những người bị tước mất tài sản và cách các nguồn
khoáng sản giàu có của châu Phi đang bị người nước ngoài bóc lột.

“Cái giá phải trả về con người cho cuộc chiến chống khủng bố ở
Afghanistan”, Zalmaï. Năm 2001, thế giới hứa sẽ tái thiết Afghanistan,
thế nhưng với các chiến dịch quân sự và cuộc chiến chống khủng bố,
10 năm tiếp theo đã chứng kiến một thảm họa nhân đạo lớn đang mở
ra


×