Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Làm thế nào để chụp những người bực bội, vô tư, hay cau có trên phố? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.41 KB, 10 trang )

Làm thế nào để chụp những người bực
bội, vô tư, hay cau có trên phố?


Tác phầm "Gió thổi", do John Carvill chụp.
Hãy tưởng tượng: bạn đang đi dạo phố, có thể là đang mua sắm, tán
gẫu, hoặc đơn giản là thẩn thơ mơ mộng, bất thình lình, bạn thấy một
gã trông rất lén lút, đang cầm máy ảnh chĩa về phía mình. Bạn có phản
ứng như thế nào? Khó chịu, ngượng ngùng, hay giận dữ?
Khoan vội nóng giận, bạn hãy thử nghĩ về cái người đứng sau ống kính.
Là một kẻ theo đuổi thú nhiếp ảnh đường phố nghiệp dư – một nghệ
thuật hiện đang trở nên khá phổ biến – tôi xin cam đoan với bạn rằng
khả năng anh (hoặc cô) nhiếp ảnh gia kia cảm thấy ngượng ngùng
giống bạn là rất lớn; và họ cũng thấy khó chịu khi phải xâm phạm sự
riêng tư của người khác.
Đường phố là một nơi rất tuyệt cho việc chụp ảnh. Thậm chí, những
bức ảnh xoàng cũng có thể chộp được sinh khí và chất thơ của cuộc
sống thường nhật. Chả trách chi mà thể loại nhiếp ảnh này đang bước
vào thời kì phục hưng. Có thể bạn đã từng thấy người ta giơ máy chụp
những người xa lạ, hoặc có lẽ bạn cũng muốn thử sức làm một nhiếp
ảnh gia đường phố nghiệp dư?

Tác phẩm "Gãi đầu gãi tai", John Carvill.
Oái ăm thay, chính các nhiếp ảnh gia còn bị soi mói còn hơn cả nhân
vật trong ảnh của họ. Trong thời đại khủng bố, họ phải luôn cẩn thận để
mắt đến những cái nhìn dò xét từ phía cảnh sát. Họ đối mặt với đủ các
kiểu phản ứng từ phía người đi đường; và tôi – với tư cách của một tay
nhiếp ảnh gia “sa-lông” mà gần đây vừa vứt cái sa-lông để tiến ra
đường phố – đã chép lại những phản ứng tôi gặp phải, cộng với một số
ngón nghề cũng như mẹo vặt.


Bực bội

Thường thì đây chỉ là biểu hiện của sự ngượng ngùng. Vì thế, hãy thử
cách này (có hiệu quả hơn bạn tưởng nhiều): giả vờ rằng bạn không hẳn
đang chụp hình ai hết, khéo léo nhanh tay chuyển hướng ống kính và
chụp (hay giả vờ chụp) những thứ ở gần họ hay đằng sau họ.

Các cô gái nghe iPod, John Carvill.
Tỏ ra tự nhiên. Đừng chụp một pô rồi hạ máy ảnh xuống. Cử chỉ càng
riêng lẻ sẽ càng gây chú ý.

Ngầm phản đối, John Carvill.

Không tán thành

Đây có lẽ là phản ứng hay gặp nhất. Thường thì bạn có thể phớt tỉnh
Ăng-lê, cười trừ, lịch sự gật đầu, cố rút lui cho nhanh nhưng cũng đừng
quá gấp gáp.
Nếu người bạn vừa chụp ảnh tiến đến gần và yêu cầu bạn xóa hình đi,
thì cách đơn giản để thoát ra khỏi tình thế này là: luôn sử dụng máy
dùng phim cuộn (thay vì máy kỹ thuật số). Bạn không thể xóa một bức
ảnh khỏi máy dùng phim cuộn được, thành ra không ai có thể yêu cầu
bạn làm gì hết.

Một gã nào đấy, John Carvill.

Thái độ trung lập

Một số người chẳng phản ứng gì cả. Trường hợp này nằm trong ranh
giới của phần mà người ta gọi là “điểm ngọt ngào” của nhiếp ảnh

đường phố. Một cô gái trẻ có thể cho bạn chụp ánh mắt phớt lờ đầy
kiêu kỳ của mình, một người đàn ông đứng tuổi thì có thể đơn thuần là
đã quá từng trải để bận tâm tới một tay nhiếp ảnh gia nhãi nhép.
Nhưng đừng làm quá, phản ứng trung lập không có nghĩa rằng bạn vừa
đặt chân đến một “chi nhánh lộ thiên” của bảo tàng sáp Madame
Tussauds. Hãy cư xử chừng mực: chụp 1 hay 2 pô thôi, rồi biến đi chỗ
khác.

Làm việc đi, cậu trai! Ảnh do John Carvill chụp

Vô tư
Đây chính là trung tâm của “điểm ngọt ngào”. Người ta bị xao lãng bởi
những thứ đang diễn ra trên một con phố đông đúc nên chẳng để tâm
lắm, tạo cơ hội cho các nhiếp ảnh gia được tự do phát huy.

Đám thiếu niên lơ đãng, John Carvill.

Tôi còn chả biết bạn có tồn tại hay không, John Carvill.

Làm dáng
Khi chụp ảnh trên phố, đôi lúc bạn sẽ bắt gặp những người tự nguyện
làm mẫu cho bạn; hoặc có khi bạn muốn chủ động nhờ ai đó làm mẫu
cho mình. Trong cả hai tình huống, bạn phải đối mặt với nguy cơ người
ta tự động làm dáng theo “tư thế chụp ảnh” quen thuộc của họ, mà đa
phần các tư thế này rất tầm thường, hiếm khi đáng để chú ý. Bạn có thể
đối phó bằng cách giả vờ rằng mình chưa sẵn sàng, hay gặp trục trặc
với máy ảnh, rồi nhanh chóng bấm một pô trước khi họ chuẩn bị tư thế.
Nhưng một số người có nét mặt rất thú vị, đến nỗi dù họ có làm dáng
hay không thì cũng chả thành vấn đề.


Anh chụp đi này! John Carvill

Cướp hình

Số dzách, John Carvill

Người qua kẻ lại
Bản thân các con phố và các tòa nhà đã là một đề tài vô tận. Nhưng có
điều, lúc bạn nheo mắt nhìn qua ống kính thì cảnh trông rất đẹp, nhưng
lúc rửa hình ra rồi thì lại thấy nó hơi đơn điệu. Chờ người nào đó đi
ngang qua cảnh bạn định chụp có thể giúp tác phẩm trở nên tuyệt vời
hơn rất nhiều. Hãy tìm chọn một cảnh nền vừa ý, sau đó đợi một đối
tượng thích hợp đi tới, và chụp.

Đi lại, John Carvill
Nhiếp ảnh đường phố luôn đầy rẫy những điều hài hước và điều mâu
thuẫn. Các bức ảnh sẽ chẳng có một ý nghĩa gì nếu thiếu vắng yếu tố
con người; song đa số những con người đó, nếu được hỏi ý kiến, sẽ
muốn nằm ngoài khung hình. Điều quan trọng nhất là phải đồng cảm
với đối tượng của bạn, và đối xử với họ như cách mà bản thân bạn
muốn người khác đối xử với mình – bằng lòng tốt và sự tôn trọng. Vì
nói cho cùng, mảng nhiếp ảnh này là để ca ngợi phố phường và những
con người sống trong đó.

×