Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA FED docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 33 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Vốn khả dụng và vấn đề quản lí vốn khả dụng đã và đang trở thành vấn đề quan
trọng của các NHTW thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Nó không chỉ là vấn đề
liên quan đến tính thanh khoản của hệ thống NHTM,mà còn liên quan trực tiếp tới mục
tiêu của chính sách tiền tệ,tác động trực tiếp tới nền kinh tế.
Hệ thống dự trữ liên bang (viết tắt là FED – Federal Reserve System) là một tổ
chức nhà nước của Mỹ, chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của nước này trong quá
trình cung ứng tiền tệ.Trải qua gần 100 năm hoạt động và phát triển,trong vai trò của một
NHTW, FED ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ
thống ngân hàng và nền kinh tế Mĩ.Vấn đề quản lí vốn khả dụng của FED đã ngày càng
linh hoạt và ổn định hơn, góp phần không nhỏ thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ.
Nhận thức được điều này, chúng em đã tìm hiểu và xin đưa ra một vài kinh
nghiệm quản lí vốn khả dụng của Cục dữ trữ liên bang Mĩ. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng
thời gian có hạn và năng lực còn hạn chế nên bài làm của nhóm không tránh khỏi sai sót.
Mong cô giáo góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
2
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW
1.1. Vốn khả dụng
1.1.1. Khái niệm vốn khả dụng
Vốn khả dụng ( Liquidity) của các ngân hàng là nguồn vốn sẵn sàng để thực hiện
các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng như cung cấp tín dụng, thanh toán và trả nợ đối với
các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Nó là bộ phận
dự trữ của một ngân hàng và được chia thành dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức, thể
hiện trong khoản mục “ Tiền gửi của các TCTD” tại NHTW.
TSC TSN
- Tài sản có ngoại tệ ròng
- Cho vay Chính phủ ròng
- Cho vay đối với ngân hàng


- Các khoản khác ròng
- Tiền mặt lưu thông ngoài
ngân hàng
- Dự trữ của các ngân hàng:
+ Dự trữ bắt buộc
+ Dự trữ vượt mức
1.1.2. Cung cầu vốn khả dụng
1.1.2.1. Cầu vốn khả dụng
Bộ phận VKD được hình thành từ bản thân hoạt động của các ngân hàng trong
giao dịch trực tiếp với các chủ thể trong nền kinh tế- còn gọi là các yếu tố tự định
( automonous factor) và do sự can thiệp của NHTM.
a.Yếu tố tự định ( Autonomous factor):
Các ngân hàng thường duy trì một bộ phận dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu VKD
phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:
+Đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
+Đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng.
3
Tuy nhiên, với toàn bộ hệ thống ngân hang, việc nhận tiền gửi của các ngân hàng này và
giải tỏa tiền gửi của các ngân hàng khác sẽ bù trừ cho nhau một cách hoàn hảo( nếu
không có các quan hệ với các tổ chức tín dụng nước ngoài). Do đó, hoạt động nhận tiền
gửi và giải tỏa tiền gửi giữa các ngân hàng không gây ảnh hưởng đến nhu cầu VKD của
toàn hệ thống mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến vốn khả dụng của ngân hàng này hay
ngân hàng khác.
+Thực hiện các giao dịch ngoại tệ hoặc các nghĩa vụ nợ với NHTW.
b. Do can thiệp từ ngân hàng trung ương ( The Centre bank interventions)
Nhu cầu VKD nhằm thỏa mãn yêu cầu của NHTW về dự trữ bắt buộc. Trong cơ
chế tỷ giá có điều tiết, NHTW thường xuyên thực hiện các hoạt động can thiệp trên thị
trường ngoại tệ nhằm đạt được mục tiêu tỷ giá. VKD được cải thiện khi NHTW mua
ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, VKD ngân hàng giảm khi các ngân
hàng thương mại mua ngoại tệ của NHTW.

1.1.2.2. Cung vốn khả dụng
Nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng hình thành từ 2 bộ phận chính: tiền
gửi của công chúng và tiền bổ sung từ NHTW qua các kênh: mua ngoại tệ, cho Ngân
sách vay, cho các ngân hàng vay và một số khoản khác. Quan hệ cung cầy vốn khả dụng
thể hiện trong bảng tổng kết tài sản rút gọn của NHTW.
Cuối một thời kỳ nào đó, sự thay đổi nào đó của tổng mức cung vốn khả dụng
được đo lường bằng tổng sự thay đổi các khoản mục bên TSC từ đi thay đổi bộ phận tiền
mặt bên TSN sẽ cân bằng với sự thay đổi của lượng VKD thực tế ở khoản mục dự trữ của
các ngân hàng:
∆ Tài sản Có ngoại tệ ròng + ∆ cho vay Chính phủ ròng + ∆ cho vay các
ngân hàng + ∆ các tài sản Có khác ròng – ∆ tiền mặt lưu thông = ∆ dự trữ
ngân hàng (A).
Dưới góc độ kinh tế học, ta có thể ví VKD như một loại hàng hóa mà các chủ thể tham
gia mua bán gồm các NHTM và NHTW. Nơi họ gặp nhau thực hiện mua bán đó là thị
trường liên ngân hàng và giá cả của loại hàng hóa này được biểu hiện thông qua lãi suất
4
liên ngân hàng. Do đó, trước tiên chúng ta phải tìm tới thị trường liên ngân hàng, theo dõi
biến động giá cả trên thị trường này, trên có sở đó NHTW đưa ra các quyết định can thiệp
vào VKD của thị trường bằng các công cụ CSTT một cách hiệu quả.
1.2. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng và lãi suất thị trường liên ngân hàng
1.2.1. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ,
là thị trường giao dịch vốn( cho vay, gửi tiền, vay, nhận tiền gửi ngắn hạn) giữa các ngân
hàng. Nói cách khác, đây là thị trường vốn ngắn hạn “ bán buôn” giữa các ngân hàng.
Với tư cách là giá vốn, lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng luôn là một biến số
nhạy cảm và phản ánh đầy đủ nhất sự biến động của thị trường. Vì vậy lãi suất hình thành
trên thị trường liên ngân hàng được coi là lãi suất tham chiếu và đo lường sự biến động
của thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. Thị trường liên
ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền dẫn các quyết định chính sách tiền tệ, vì những thay đổi của chính sách tiền tệ tác

động trước hết tới thị trường tiền tệ. Mức độ chiều sâu và tính thống nhất của thị trường
tiền tệ là cơ sở cho NHTW điều hành chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả, vì nó đảm
bảo cho việc phân phối vốn hợp lý và tạo ra mức lãi suất ngắn hạn thống nhất.
1.2.2. Lãi suất thị trường liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là thị trường có quy mô và tính linh hoạt cao vì vậy sử
dụng loại lãi suất bình quân liên ngân hàng nhưn là lãi suất để đo lường sự biến đọng của
thị trường là vấn đề quan trọng. Lãi suất thị trường liên ngân hàng có tính khái quát cao,
cập nhật, dễ xác định và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn lãi suất liên ngân
hàng là đại diện. Như lãi suất liên ngân hàng Hàn Quốc (KORIBOR) , Trung Quốc có hai
lãi suất liên ngân hàng bao gồm: CHIBOR, SHIBOR, lãi suất liên ngân hàng Singapore
(SIBOR) …
Lãi suất liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở tính bình quân các lãi
suất chào của một số ngân hàng giữ vai trò chủ chốt trên thị trường. Lãi suất liên ngân
5
hàng thường có ý nghĩa tham khảo nhiều hơn là lãi suất để các ngân hàng trực tiếp giao
dịch, nhưng nó phản ánh một cách tổng quát nhất tình hình cung- cầu VKD của các ngân
hàng trên thị trường. Các loại thời hạn được xác định lãi suất liên ngân hàng bao gồm: lãi
qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, trong đó lĩa suất qua đêm
có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của thị trường tiền tệ. Hiện nay hầu hết các
quốc gia phát triển đều chọn lựa lãi suất liên ngân hàng qua đêm là lãi suất chính sách và
là mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ. Điều hành lãi suất này hiệu quả nhất phải
nói đến là Cục dữ trữ liên bang Mỹ ( FED), mỗi động thái điều chỉnh lãi suất chủ đạo
không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn tác động tới toàn bộ hệ thống lãi suất
của các quốc gia trên thế giới.
Lãi suất liên ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Lãi
suất liên ngân hàng là cơ sở để các TCTD tham khảo và xác định các loại lãi suất kinh
doanh khác cảu TCTD như lãi suất huy động, lãi suất cho vay các loại khách hàng trên
thị trường tín dụng. Lãi suất liên ngân hàng kèm theo lãi suất lề tạo nên cơ chế lãi suất
thả nổi áp dụng cho thị trường tín dụng hiện đại đang rất phổ biến trên thế giới. Mức độ
lãi suất lề nhỏ hay lớn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các khoản vay và đối tác vay. Đối

với NHTW, lãi suất liên ngân hàng là lãi suất quan trọng để tham chiếu trong điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia: lãi suất liên ngân hàng là tín hiệu quan trọng để NHTW đưa
ra quyết định can thiệp vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ điều
hành chính sách tiền tệ; lãi suất liên ngân ahngf là cơ sở để NHTW ấn định các loại lãi
suất khác của mình, như lãi suất thị trường mở, lãi suất cho vay cầm cố, lãi suất chiết
khấu.
1.3. Quản lý vốn khả dụng của NHTW
1.3.1. Khái niệm quản lý vốn khả dụng
Quản lý VKD là việc NHTW điều tiết mức cung VKD sao cho phù hợp với sự
biến động thường xuyên của nhu cầu VKD nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của chính
sách tiền tệ về giá hoặc lượng. Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ dự đoán sự biến động
nhu cầu VKD của hệ thống ngân hàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn
6
cung ứng, từ đó mà có các quyết định chính xác để bơm hay hút bớt VKD từ các ngân
hàng. Đây là bước đầu tiên của quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và là cơ sở cho các
quyết định liên quan đến số lượng, thời gia và mức độ thường xuyên của các hoạt động
can thiệp trên thị trường mở. Khả năng dự đoán chính xác sự biến động cung và cầu vốn
khả dụng có ý nghĩa quyết định sự thành công của chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp
vụ thị trường mở nói riêng.
1.3.2. Phương pháp quản lý vốn khả dụng
1.3.2.1. Khái niệm, vai trò dự báo vốn khả dụng
Dự báo sự biến động VKD là dự báo sự biến động nhu cầu VKD và các nguồn
cung ứng VKD, từ đó mà NHTW nhận biết trước sự chênh lệch giữa cung và cầu VKD
có khả năng ảnh hưởng tới các mục tiêu hoạt động và chủ động điều chỉnh nhằm đạt
được các mục tiêu đó. Sự điều chỉnh hàng ngày các chênh lệch giữa cung và cầu VKD
được thực hiện thông qua hoạt động điều tiết của NHTW trên thị trường tiền tệ và làm
thay đổi khoản mục “ Cho vay các ngân hàng ròng”.
Dự báo VKD đây là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường
mở, làm cơ sở để NHTW chủ động đề ra những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ
phù hợp, góp phần điều tiết vốn kinh doanh, điều tiết lãi suất thị trường theo mục tiêu

chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
1.3.2.2. Phương pháp dự báo sự biến động vốn khả dụng
a, Cơ sở dự báo:
Căn cứ vào sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Qua
bảng cân đối tiền tệ ta thấy:
-Cung vốn khả dụng:
Tiền dữ trữ của các NHTM = Tài sản Có – Tiền ngoài NHTW
Trong đó: cho vay các TCTD dưới hình thức tái cấp vốn, thông qua nghiệp vụ thị trường
mở là cung vốn khả dụng mang tính chính sách. Các yếu tố còn lại là cung vốn khả dụng
tự định.
Cung vốn khả dụng = Cung vốn khả dụng thông qua các yếu tố tự định+ Cung vốn
khả dụng theo chính sách.
7
-Cầu vốn khả dụng:
Cầu về vốn khả dụng= Dự trữ bắt buộc = Dự trữ vượt đảm bảo khả năng thanh
toán và nhu cầu khác.
b, Phương pháp dự báo sự biến động vốn khả dụng: được thực hiện theo trình tự sau:
Bước một: Xác định các yếu tố cần dự báo gồm
i, Thứ nhất nguồn cung vốn khả dụng:
Một là: dự báo các yếu tố tự định về cung vốn khả dụng:
- Cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và sự can thiệp của NHTW.
- Cho vay Chính phủ ròng:
Cho vay Chính phủ ròng = cho vay Chính phủ - Tiền gửi Chính phủ
Đối với những nước mà Chính phủ chỉ gửi tiền tại các NHTM thì biến động về
khoản mục cho vay Chính phủ ròng không có tác động đến vốn khả dụng của ngân hàng
xét trên toàn hệ thống. Trường hợp chính phủ đồng thời gửi tiền ở cả NHTW và hệ thống
NHTM thì vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng sẽ chịu tác động bởi các hoạt động
NSNN. Sự dịch chuyển giữa các tài khoản của Chính phủ sẽ gây khó khăn đối với việc
dự báo vốn khả dụng. Cho vay Chính phủ ròng tại NHTW chịu tác động bởi hoạt động
thu chi của Chính phủ:

Cho vay Chính phủ ròng = Chi thường xuyên (1) + Chi trả nợ (2) – Các khoản thu
và tài trợ (3) – Các khoản vay mới từ hệ thống các NHTM(4) – Các khoản phát hành và
chứng khoán mới của Chính phủ (5) – Các khoản vay nước ngoài mới (6)
Trong đó : các khoản vay của ngân sách từ thị trường (4+5+6) hoàn toàn được quyết
định bởi Chính phủ, do vậy có thể thu thập thông tin sẵn có từ bộ Tài chính. Tiền gửi tại
NHTW được dự báo trên cơ sở nguồn thu của Chính phủ trừ (-) Các khoản chi của Chính
phủ.
Hai là: dự báo các yếu tố cung mang tính chính sách gồm: cho vay các TCTD dưới hình
thức tái cấp vốn và thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
8
ii, Thứ hai: dự báo các yếu tố về cầu vốn khả dụng: cầu vốn khả dụng được chia thành
cầu về dự trữ bắt buộc và cầu về sự trữ vượt mức. Dự báo cầu dự trữ bắt buộc chỉ khó
khăn khi kỳ duy trì và kỳ xác định trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn.
Trường hợp kỳ nối tiếp nhau thì NHTW hoàn toàn có thể biết chắc về lượng cầu chính là
do biến động về dự trữ vượt mức.
Kết luận: dự báo về cầu dự trữ vượt mức cần kết hợp giữa việc sử dụng mô hình kinh tế
lượng và mô hình mang tính thể chế; có thể sử dụng số liệu lịch sử để thiết lập mô hình
theo chuối thời gian với các dự đoán, đánh giá về thay đổi cầu vốn khả dụng.
Bước hai: Lập dãy số liệu lịch sử về các yếu tố cung - cầu vốn khả dụng trong một
khoảng thời gian cần thiết.
Bước ba: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các tiêu thức dự báo trong kỳ dự báo.
Bước bốn: Phân tích lỗi của kỳ dự báo trước.
Để đảm bảo chất lượng dự báo cần phân tích đánh giá sai số, cụ thể như sau:
- Sai số (lỗi) do thời điểm thực hiện một số khoản mục khác so với dự kiến
- Sai số do sơ suất trong khâu nhập số liệu đầu vào, vì thế cần liên hệ với người xử
lý số liệu hoặc người cung cấp số liệu.
- Sai số do quá trình dự báo có thể không sử dụng tất cả các thông tin thích hợp,
hoặc sử dụng các yếu tố điều chỉnh theo mùa vụ có tính đặc biệt
- Các sai số khác không giải thích được về mặt thống kê.
Bước năm, tiến hành dự báo sự biến động cung và cầu vốn khả dụng cho dự báo. Tiến

hành theo 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Phân tích theo số liệu lịch sử và điều chỉnh theo tính thời vụ ( các
khoản phát hành – thu hồi tiền mặt, các khoản thu, chi ngân sách ). Đây là phương
pháp thường được sử dụng nhất khi dự báo các chỉ tiêu kinh tế.
9
Phương pháp 2: Dựa trên cơ sở phân tích các số liệu theo kế hoạch các khoản thu, chi
đến hạn theo hợp đồng như các khoản cho vay, thu nợ của NHTW với NHTM, thời
điểm của các hợp đồng mua - bán có kỳ hạn với NHTW.
Nếu cầu > cung, Ngân hàng trung ương cần bơm thêm tiền thông qua kênh tái cấp vốn
hoặc thị trường mở và làm thay đổi khoản mục cho vay các ngân hàng ròng. Ngược lại,
nếu cầu< cung, một bộ phận tiền trung ương cần được hút về qua hoạt động của Ngân
hàng trung ương trên thị trường mở.
1.3.2.3. Phương pháp quản lý bằng chính sách tiền tệ
Công cụ chính sách tiền tệ gồm công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp, đây là các
hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó đạt được các mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Hiện nay trên thế giới, đa phần các quốc gia đều hạn chế hoặc không sử dụng
tới các công cụ trực tiếp và có xu hướng điều hành chủ yếu thông qua các công cụ gián
tiếp. Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của chính sách tiền
tệ, thông qua cơ chế thị trường mà tách động này được truyền đến các mục tiêu trung
gian là khối lượng cung ứng và lãi suất.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA FED
2.1. Giới thiệu sơ lược về bộ phận dự báo vốn khả dụng của FED
Giới thiệu sơ lược về FED:
-Cục dự trữ liên bang(Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương của Hoa
Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa
Kỳ thông qua cuối năm 1913.
-Cục dự trữ liên bang (viết tắt là Fed) là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng
thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị
10

trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu
một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực
FED có một số nhiệm vụ chính như:
• Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định
và lãi suất tương đối thấp.
• Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để
gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.
• Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân
hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát
hành tiền
• Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế
các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo
dục và qua website.
-Có ba công cụ mà FED có thể sử dụng để điều tiết cung ứng tiền tệ:
° Nghiệp vụ thị trường tự do là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì những
nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ,
và là nguồn chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ
° Chính sách chiết khấu, mà chủ yếu làm thay đổi lãi suất chiết khấu, tác động đến cung
ứng tiền tệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ.
Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc tác động đến cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra
thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ.
° Dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc tăng làm giảm số tiền gửi được nâng đỡ bởi một mức
nhất định của cơ số tiền tệ và sẽ dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền tệ. Mặt khác, một sự
sụt giảm của dự trữ bắt buộc dẫn đến sự tăng lên cung ứng tiền tệ bởi vì có thể tạo thêm
tiền gửi gấp nhiều lần.
2.2. Phương pháp dự báo của FED
11
- FED dự báo vốn khả dụng bằng cách kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận từ bảng cân
đối tiền tệ của NHTW và phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối của TCTD. Điều này
giúp FED vừa có thể tăng tính chủ động,chính xác ngay cả trong trường hợp các khoản

thanh toán của các TCTD không thực hiện qua NHTW, đồng thời nó giúp nâng cao hiệu
quả của công tác dự báo của ngay chính bản thân các TCTD.
2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng
FED áp đặt kì duy trì và kì xác định trùng nhau 1 phần. FED dự báo lượng cầu
vốn khả dụng ngày 7 tháng 1 năm 2010 là 1.700.500 triệu đôla, tăng 167.372 triệu đôla
với lượng cầu vốn khả dụng của tháng 10 năm 2008
Trong đó, NHTW Mỹ dự báo được cầu về dự trữ bắt buộc thay đổi là 57.620 triệu
đôla và cầu về dự trữ vượt mức thay đổi là 109.752 triệu đôla so với tháng 10 năm 2008.
2.2.2. Dự báo cung vốn khả dụng
2.2.2.1. Tài sản có ngoại tệ ròng và các khoản mục khác ròng
12
Tại bảng cân đối của FED 2 mục này nằm trong mục Tài sản dự trữ liên bang khác (Other
Federal Reserve Assets), mục này được cập nhật hàng tuần trong năm. Ví dụ vào tháng 3 năm
2012: đv triệu USD
lấy số liệu ở mục ( 12)
Thời gian Giá trị Tăng so với tuần
trước đó
Tăng so với cùng kì
năm 2011
7/3/2012 160 039 +722 +42 362
14/3/2012 163 220 +3181 +44 011
21/3/2012 164 656 +1436 +44 451
28/3/2012 167 825 +3169 +47 609
Theo dõi số liệu của mục này qua các năm ta thấy khoản mục tài sản có ngoại tệ ròng và
các khoản khác ròng liên tục tăng trong các năm từ 2009 đến 2012. Cụ thể là giá trị của khoản
mục này vào cuối các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 97.194 triệu USD , 111.838 triệu USD ,
153.216 triệu USD; vào thời điểm ngày 28/3/2012 giá trị của khoản mục này là 167 825 triệu
USD tăng 9,5 % so với cuối năm 2011.
Tài sản bằng ngoại tệ:
Hàng ngày ngoại tệ được đánh giá lại để phản ánh sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái của

thị trường. Nếu đánh giá lại làm giá trị tiền tệ tăng thì sẽ làm cho các tài sản dự trữ liên bang
khác tăng. Ở phía bên kia của bảng cân đối kế toán ", nợ phải trả và vốn chủ sơ hữu" tăng vì sự
tăng giá trị của đồng tiền này chính là tăng thu nhập-được phản ánh ở các loại thu nhập trong tài
khoản vốn. Các khoản nợ khác và vốn giảm gia trị là do giá trị các khoản thu nhập được chuyển
từ mục này và gia tăng tài khoản chung của Bộ Tài chính Mỹ là do các quỹ được nộp vào tài
khoản này tại Ngân hàng Dự trữ.
Từ năm 1963, FED đôi khi đồng ý dự trữ ngoại tệ cho Kho bạc. Trong giao dịch này,
FED lấy ngoại tệ từ Kho bạc để đổi lấy đô la cung cấp cho Kho bạc. FED thực hiện mua spot
13
tiền tệ và bảo vệ giá trị của những đồng tiền được mua bằng cách đồng thời bán cùng một số
lượng tiền tệ ở mức giá tương tự cho Kho bạc.
Khi FED nhận giữ trữ ngoại tệ cho Kho bạc, cả hai khoản mục là "tài sản dự trữ liên
bang khác" và "tài khoản chung của kho bạc mỹ" tăng giá trị tại thời điểm giao dịch giao
ngay. Cả hai tài khoản giảm khi các giao dịch forward được hoàn thành hoặc khi các đồng tiền
được rút khỏi tài khoản trước hạn.
Các khoản mục khác ròng:
Đây là chênh lệch giữa tất cả các khoản tài sản có khác( Tài sản cố định, công cụ lao
động, các khoản phải thu ) và tài sản nợ khác ( các khoản phải trả, khấu hao tài sản cố định )
và vốn, các quỹ trên bảng cân đối của ngân hàng trung ương.
Về ngắn hạn các khoản mục khác ròng biến đổi không đáng kể, thậm chí có một số khoản
không có tác động đến vốn khả dụng của TCTD như: các khoản định giá lại giá trị tài sản, có
khoản có thể biết trước được như khoản mục về lãi của NHTW.
Do đó đây là thuận lợi lớn nhất đối với công tác dự báo của FED nói riêng và của NHTW
các nước nói chung. Mục này nếu không có thông tin biết trước thì có thể dự báo không đổi trừ
các khoản phải thu, phải trả.
Thời gian
Other liabilities and capital
( Triệu USD)
4/1/2012 72.280
1/2/2012 73.116

7/3/2012 75.648
28/3/2012 74.114

2.2.2.2. Cho vay Chính phủ ròng
THU CỦA CHÍNH PHỦ
Thuế
Thuế và những khoản vay mượn đã tạo cho chính phủ liên bang một khoản tiền
lớn cần thiết để vận hành bộ máy. Ví dụ, có những năm tài chính, chỉ hơn 45% khoản thu
là bắt nguồn từ việc thu thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp
14
khoảng hơn 12% và thuế bảo hiểm xã hội thì xấp xỉ 35%. Những sắc thuế của liên bang
đánh vào mặt hàng xăng, dầu; dịch vụ điện thoại và những hàng hóa, dịch vụ tương tự
(excise taxes – thuế đánh vào một số mặt hàng được sản xuất, bán và tiêu thụ nội địa)
chiếm chỉ khoảng 4%, đồng thời những khoản thuế và khoản phải thu khác (ví dụ thuế
hải quan, thuế tài sản thừa kế và thuế quà biếu tặng) chiếm hơn 4%. Chính phủ đã phải
vay mượn khoảng hơn 7% để bù đắp số chênh lệch giữa các khoản thu về và những
khoản phải chi ra.
Một số nguồn thu chủ yếu của Chính phủ:
- Thuế thu nhập cá nhân (41%)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (11%)
- Thuế bảo hiểm xã hội (33%)
- Thuế một số mặt hàng nội địa (4%)
- Vay từ FED (7%)
- Thuế tài sản thừa kế và quà biếu tặng, Thuế hải quan, Các khoản thu khác (4%)
Các khoản đi vay
Tổng số tiền vay mượn có thể thu được thông qua Kho bạc từ việc phát hành các
giấy tờ có giá như giấy bạc, Trái phiếu, Tín phiếu Kho bạc trên thị trường tài chính đến
các khoản tiền ủy thác của Chính phủ. Có những năm mà khoản nợ lên tới 4.6 tỷ USD và
3.4 tỷ trong đó là vay từ các chủ thể trong xã hội. Còn lại là các khoản tiền ủy thác của
quỹ bảo hiểm xã hội cùng các khoản ủy thác của chính phủ các nước - nắm giữ hơn 1.2 tỷ

USD khoản nợ, chủ yếu dưới dạng các giấy nhận nợ dạng phát hành đặc biệt. Các nhà
đầu tư nước ngoài đang ngày càng nắm giữ nhiều hơn phần nợ quốc gia của chính phủ
Mỹ. Khoảng 27.5% khoản nợ công là đang được nắm giữ bởi các chủ thể nước ngoài.
Ước tính những khoản vay từ các chủ thể trong xã hội hàng năm:
- Vay từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các chủ thể khác (45.5%)
- Vay từ chủ thể nước ngoài (23.2%)
- Vay từ Chính phủ liên bang và địa phương (11.6%)
- Vay từ FED (10.2%)
- Vay từ khu vực tư nhân (9.5%)
15
CHI CỦA CHÍNH PHỦ
Qua các năm, tổng các khoản chi của Chính phủ đã tăng từ con số hàng triệu lên
tới con số hàng tỷ nhưng có một sự thay đổi đáng kể ở khâu xem xét số tiền thu về được
đó chi vào những lĩnh vực nào. Hơn 52.2% tổng số ngân sách dành cho việc phòng vệ
quân sự vào năm 1990, trong khi 26.2% là dành cho việc thanh toán trực tiếp cho các cá
nhân nằm trong chương trình thuộc diện chính sách của liên bang, bao gồm cả quỹ bảo
hiểm xã hội và các tổ chức phúc lợi khác. Đến năm 2006, mặc dù, tình hình đã thực sự
thay đổi. Các khoản thanh toán cho các đối tượng chính sách của liên bang đã tăng tới
57.6% ngân quỹ - và con số này đang ngày càng tăng trong các năm ngân sách gần đây.
Trong khi đó số ngân sách chi cho phòng vệ đã giảm đi kể từ năm1990 cho đến nay,
xuống còn khoảng 17%.
Khoản mục chi % vào năm 1990 % vào năm 2006
Phòng vệ 52.2 17.0
Thanh toán cho các đối tượng chính sách 26.2 58.3
Các khoản tài trợ khác 4.9 5.1
Lái ròng 7.5 15.5
Các khoản chi khác của liên bang 14.4 6.5
Các khoản thu bù trừ (trừ vào tổng số) -5.2 -2.4
100% 100%
Một vài người dự đoán rằng các khoản chi cho các chương trình chính sách đang

ngày càng trở nên tốn kém. Quốc hội đã tăng thêm lợi ích cho người dân mà không tăng
thêm các khoản thu về thuế để bù đắp cho số chi tăng tương ứng này; trong khi lạm phát,
bạo hành, lừa đảo đang ngày càng trở thành nguyên nhân làm tăng các khoản chi. Dân số
thì ngày càng già hơn và số lượng người đủ điều kiện để chi bảo hiểm xã hội cùng các
khoản phúc lợi, chi phí khác tăng lên đang là mối đe dọa cho sự gia tăng nhanh hơn các
khoản chi. Kể từ thập niên 70, việc chi cho lĩnh vực xã hội với quy mô lớn đã tạo cho nó
trở thành một lĩnh vực riêng đẩy mạnh con số thấu chi cùng các khoản nợ. Khoản nợ tăng
lên kéo theo hậu quả là sự đóng góp nhân đôi cho khoản mục chi phí khác của ngân sách,
đó chính là chi phí lãi ròng, tăng từ 7.5% vào năm 1990 đến 15.5% vào năm 2006.
16
Những bộ phận tham gia vào cuộc chạy đua hàng năm để được hưởng những
khoản thu từ thuế liên bang được chia thành 2 nhóm lớn, các phòng ban điều hành và các
chi cục lớn, và được xếp hạng theo những khoản mục chi hàng năm. Những con số dưới
đây là những khoản chi tiêu thực tế từ năm 2006
Các phòng, ban điều hành Số chi (tỷ USD)
Bộ Tài chính 365.0
Phòng Chăm sóc sức khỏe và Con người (bao gồm Medicaid, Medicare) 320.0
Phòng vệ quân sự 253.0
Nông nghiệp 54.0
Giao thông vận tải 39.0
Phòng cựu chiến binh 37.0
Lao động 32.0
Giáo dục 30.0
Nhà đất và phát triển đô thị 26.0
Năng lượng 16.0
Công lý 12.0
Quản lý nội địa 7.0
Quản lý liên bang 5.0
Thương mại 4.0
Các chi cụ lớn

Quản lý an sinh xã hội 375.0
Cơ quan quản lý nhân sự 43.0
Đội kỹ sư, quan đội vè hưu 33.0
NASA 14.0
Quỹ trả cho tổng thống 10.0
Bảo vệ môi trường 6.0
Cơ quan Tư pháp 3.0
Cơ quan Lập pháp 2.0
Quản lý doanh nghiệp nhỏ 1.0
Quản lý dịch vụ công cộng 1.0
Cơ quan Hành pháp của Tổng thống 0.2
Các chi cục khác 9.0
Khoản thu bù trừ chưa phân phối -135.0
Tổng số 1,560.30
Nhóm 14 các khoản chi thường xuyên phải được thông qua hàng năm:
1) Duy trì tiểu ban trích lập và khoản trích lập hàng năm
2) Phát triển nông nghiệp, nông thôn; quản lý thực phẩm và y dược; và các ban liên
quan
3) Phòng Thương mại, Công lý, Liên bang, và các ban liên quan
17
4) Phòng phòng vệ
5) Quận Columbia
6) Phát triển năng lượng và nguồn nước
7) Hoạt động nước ngoài, tài trợ xuất khẩu và các chương trình liên quan
8) Phòng Quản lý vấn đề nội địa
9) Phòng Lao động, Chăm sóc sức khỏe và Con người, Giáo dục, và các ban liên
quan
10) Cơ quan Lập pháp
11) Xây dựng quân đội
12) Phòng giao thông vận tải

13) Bộ Tài chính, dịch vụ bưu chính, và cơ quan chính phủ
14) Phòng Quản lý cựu chiến binh, phát triển nhà ở và đô thị, và các ban độc lập
Cơ cấu các khoản chi hàng năm:
- An sinh xã hội (23%)
- Phòng vệ quốc gia (15%)
- Khoản phi phòng vệ có quyền kiểm soát (17%)
- Khoản lãi ròng (15%)
- Medicare - Trợ cấp y tế cho người già từ 65 tuổi (12%)
- Medicaid - Trợ cấp y tế cho người nghèo (6%)
- Đối tượng chính sách dựa trên thu nhập (6%)
- Đối tượng chính sách khác (5%)
Khoản chi của Bộ Tài chính là khoản chi tiêu ngân sách lớn thứ hai, và nó được dự báo là
vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Bởi vì lý do rằng Bộ Tài chính là cơ quan sẽ chịu
trách nhiệm trả phần lãi vay cho các khoản nợ của quốc gia.Bên cạnh đó, an sinh xã hội
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi tiêu ngân sách quốc gia, nhưng phòng Chăm
sóc sức khỏe và Con người, hiện đang ở vị trí thứ ba, đang ngày càng tiến sát hơn tới vị
trí lớn thứ hai trong tổng số chi của chính phủ trong vài năm tới, bởi vì nó đang kiểm soát
quỹ của hai chương trình bảo hiểm bệnh viện lớn nhất, Medicaid và Medicare.
18
Khoản lương mà Tổng thống nhận được khoảng hơn 200.000 USD/năm và cho Phó Tổng
thống là khoảng 173.000 USD. Bổng lộc dành cho Tổng thống bao gồm cả các tài khoản
tạm chi, chi phí đi công tác, chi phí cho việc nghỉ ngơi và các chi phí khác. Tổng thống
cùng gia đình sẽ sống miễn phí tiền ở trong Nhà Trắng (nhưng vẫn phải tự chi tiền ăn
cùng các phí sinh hoạt khác), và chính phủ không những phải trả lương cho đội ngũ cán
bộ trong nước mà còn bao cả các khoản chi phí cho các văn phòng chức năng của Nhà
Trắng.
Khoản Ngân quỹ chi cho Cơ quan Hành pháp của Tổng thống bao gồm cả các khoản
lương cho Tổng thống và hơn 1015 đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang trải chi phí cho
Nhà Trắng và nơi ở của Phó Tổng thống, và cuối cùng là khoản chi cho các Hội đòng và
phòng làm việc của cơ quan Hành pháp, bao gồm:

- Phòng điêu hành và Ngân quỹ
- Phòng Quản lý
- Phòng chính sách kiểm soát y dược quốc gia
- Phòng đại diện hoạt động thương mại
- Hội đồng an ninh quốc gia
- Phòng chính sách Khoa học và Công nghệ
- Hỗ trợ đặc biệt về dinh cơ Tổng thống và phó Tổng thống
- Hội đồng cố vấn kinh tế
Ngoài ra, ngân sách còn trích một khoản tiền hàng năm cho Tổng thống để thực hiện một
số chương trình hoạt động trong nước và quốc tế như:
- Hỗ trợ an ninh quốc tế (bảo vệ hòa bình và chống khủng bố)
- Văn phòng phát triển quốc tế
- Hỗ trợ phát triển quốc tế
- Chương trình tiền tệ quốc tế
- Tổ chức vì hòa bình
- Chương trình quản lý y dược liên bang
- Cơ quan xuyên quốc gia
19
Khoảng hơn 2.5 tỷ USD hàng năm quốc hội Mỹ trích ra để trả cho thành viên của Quốc
hội cùng đội ngũ cán bộ, hoạt động hội nghị, an ninh và các chi phí quản gia khác, và
hàng loạt các cơ quan dưới quyền hạn của Quốc hội.
Tình hình thu chi của Chính phủ từ năm 2011 đến nay
Đơn vị: triệu $
Thời kỳ Thu Chi Thâm hụt / Thặng dư
(-)
Năm 2011
Tháng 1 226,550 276,346 49,796
Tháng 2 110,656 333,163 222,507
Tháng 3 150,894 339,048 188,154
Tháng 4 289,543 329,929 40,387

Tháng 5 174,936 232,577 57,641
Tháng 6 249,658 292,738 43,080
Tháng 7 159,063 288,439 129,376
Tháng 8 169,246 303,388 134,143
Tháng 9 240,153 302,911 62,758
Tháng 10 163,072 261,539 98,466
Tháng 11 152,402 289,704 137,302
Tháng 12 239,963 325,930 85,967
Năm 2012
Tháng 1 234,319 261,731 27,412
Tháng 2 103,413 335,096 231,683
Tình hình thu chi tháng 2 năm 2012
Tiêu chí Triệu $
Thu Ngân sách
Thuế thu nhập cá nhân 21,460
Thuế thu nhập doanh nghiệp 405
Bảo hiểm xã hội và nghỉ hưu
Đi làm và nghỉ hưu (ngoài ngân sách) 45,459
Đi làm và nghỉ hưu (trong ngân sách) 15,093
Bảo hiểm thất nghiệp 3,924
Nghỉ hưu khác 290
Thuế tiêu thụ đặc biệt 4,907
20
Thuế tài sản thừa kế và quà biếu tặng 1,278
Thuế hải quan 2,339
Các khoản phải thu khác 8,260
Tổng nguồn thu 103,413
(Trong ngân sách) 57,954
(Ngoài ngân sách) 45,459
Chi Ngân sách

Cơ quan Lập pháp 368
Cơ quan Tư pháp 561
Phòng Nông nghiệp 10,685
Phòng Thương mại 989
Phòng chương trình phòng vệ quân sự 52,093
Phòng Giáo dục 10,108
Phòng Năng lượng 2,677
Phòng Chăm sóc sức khỏe và Con người 70,599
Phòng An ninh quốc gia (chống khủng bố) 3,236
Phòng phát triển nhà đất và đô thị 3,867
Phòng Quản lý trong quốc gia 995
Phòng Công lý 2,379
Phòng Lao động 9,528
Phòng Quản lý liên bang 1,404
Phòng Giao thông vận tải 4,896
Bộ Tài chính
Lãi vay nợ Kho bạc bảo lãnh 17,414
Khoản khác 51,600
Phòng Cựu chiến binh 10,235
Đoàn kỹ sư 541
Các chương trình Phòng vệ vệ quốc khác 5,265
Ban bảo vệ môi trường 766
Cơ quan Hành pháp của Tổng thống 32
Quản lý dịch vụ công cộng 61
Chương trình viện trợ quốc tế 1,290
Quản lý ngành hàng không quốc gia 1,278
Quỹ Khoa học quốc gia 513
Phòng Nhân sự 6,524
Quản lý doanh nghiệp nhỏ 82
Quản lý an sinh xã hội 68,346

Các ban độc lập khác 2,635
Trợ cấp ……
Nguồn thu bù trừ chưa phân phối
Lãi 157
Nguồn khác -6,028
Tổng số chi 335,096
(Trong ngân sách) 281,062
(Ngoài ngân sách) 54,034
Thặng dư (+) / Thâm hụt (-) -231,683
(Trong ngân sách) -223,108
(Ngoài ngân sách) -8,575
2.2.2.3. Tiền ngoài NHTW
21
Về ngắn hạn: Cầu tiền mặt chủ yếu chịu tác động bởi các yếu tố có tình thời vụ như ngày
chi trả lương, ngày nghỉ, ngày lễ… Do đó việc dự báo yếu tố tiền mặt cần dựa trên các số liệu
lịch sử để phân tích, tìm ra các yếu tố có tính thời vụ.
Ở Mỹ trong năm có nhiều ngày lễ lớn như lễ Tạ ơn, lễ Hallowen, Giáng sinh… Trong đó
lễ tạ ơn và lễ hallowen là hai trong số những ngày lễ khiến người dân tiêu dùng nhiều nhất. Vào
ngày hallowen trẻ em ở Mỹ náo nức hóa trang, các siêu thị chưng bày, bán nhiều quần áo hóa
trang cho trẻ em lẫn người lớn, bánh kẹo, lồng đèn và các vật trang trí khác cũng được bày bán
nhiều. Nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn. Ngày lễ Tạ ơn cũng vậy,ngày 26/11, một ngày sau
ngày lễ Tạ ơn được coi là ngày mua săm kỷ lục của người dân Mỹ. Mùa mua sắm chính thức bắt
đầu khi ngày lễ Tạ ơn kết thúc và kéo dài đến tận Noel. Ngày thứ 6 sau ngày lễ Tạ ơn là ngày
mau sắm đông nhất tại mỹ, và vào ngày này các cửa hàng mở cửa liên tục từ sáng sớm cho đến
nửa đêm… Nhu cầu về tiêu dùng trong những ngày này ở Mỹ là rất lớn, do đó dựa vào số liệu
lịch sử của các năm mà FED dự báo được lượng vốn khả dụng thiếu hụt của hệ thống ngân hàng
từ đó có kế hoạch thực hiện nghiệp vụ nhằm bơm tiền, tăng cung vốn khả dụng cho toàn bộ hệ
thống ngân hàng.
Hiện nay nhờ sự phát triển của hệ thống ngân hàng mà xu hướng thanh toán nhìn chung
của người tiêu dùng sử dụng tiền mặt giảm nhanh hơn, 97% là chuyển dịch theo hướng sử dụng

tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc quà tặng, thẻ trả trước, đặc biệt là sự phát triển của thẻ ghi nợ.
Ngày Tiền trong lưu thông
30/12/2009 929.539
29/12/2010 983.671
28/12/2011 1.073.589
28/03/2012 1.096.554
Về dài hạn: Cầu tiền mặt chịu tác động của một số yếu tố như GDP, tiêu dùng cá nhân,
lạm phát, tỷ giá.Ví dụ khi lãi suất tăng thì tăng tiền gửi tiết kiệm và do đó làm cho cầu tiền mặt
giảm. Hay khi lạm phát tăng, đồng tiền mất giá làm cho cầu tiền mặt cho tiêu dùng tăng, từ đó
22
làm tăng cầu tiền mặt… Cầu tiền mặt có thể dự báo trên cơ sở sử dụng các mô hình cấu trúc có
tính đến các yếu tố thời vụ.
2.3. Hiệu quả của việc dự báo vốn khả dụng của FED
2.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối
những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay
chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu
quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay
đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã
thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp
bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết
định về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết
khấu từ đó quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao
dịch và thời hạn giao dịch.
Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm công
cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân
hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho
bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do có khối lượng giao
dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao. Thời hạn của các chứng
khoán Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10

năm. Ban chuyên trách "Trading Desk " thuộc ngân hàng dự trữ liên bang ở Newyork
chịu trách nhiệm hoạt động này ,thay mặt cho toàn bộ hệ thống dự trữ liên bang.Ban
chuyên trách mua chứng khoán chính phủ từ những người buôn chứng khoán chính phủ
có quan hệ thương mại đã được thiết lập với FED.Họ thanh toán bằng cách gửi tiền vào
tài khoản của những người bán ở ngân hàng thanh toán bù trừ ( Clearing Bank )
Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch
OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ chuyên nghiệp
(ngân hàng).
23
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua
bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất.
Các giao dịch mua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh
hưởng đến mức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chi
tiêu của Chính phủ … cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời
gian dài. Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm
hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và
thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tác động giống nhau.
Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân hàng,
hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của dự trữ, Fed
có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thông qua các hợp đồng Repos,
với thời gian thường không quá 15 ngày.
Đôi nét về chính sách tiền tệ 2010
Trong suốt năm 2010, hội đồng thị trường mở liên bang (FOMC), vấn tiếp tục Các
chính sách mà mỹ áp dụng trong năm 2010 đẻ điều chỉnh vốn khả dụng với thị
trường mở duy trì khung lãi suất cấp vốn qua đêm theo thông lệ những năm gần
đây là từ 0 đến 0.25%, cũng là lãi suất mà lần đầu tiên được thông qua vào tháng
12 năm 2008.Trong thông báo được công bố trong các cuộc họp thường kì,hội
đồng lặp lại rằng những điều kện kinh tế được trông đợi có khả năng đảm bảo mức
lãi suất cấp vốn liên bang thấp đặc biệt trong một thời kì dài
Hoạt động OMO của FED 2010

-ngày 28 tháng 6 năm 2010
Trao đổi phiếu giảm giá chứng khoán
Là một thị trường giao dịch tiêu chuẩn liên quan đến một thỏa thuận để mua
một MBS cơ quan và một thỏa thuận đồng thời bán MBS một cơ quan khác nhau
Ngày 3 tháng 1 năm 2010, FOMC chỉ đạo giao dịch thị trường mở tại ngân
hàng dự trữ liên bang New York để mua thêm $600 tỷ của chứng khoán kho bạc
vào cuối quý II năm 2010
Hiệu quả can thiệp
Cùng với tuyên bố về mua chứng khoán kho bạc, cục dự trữ liên bang FED đã
24
công bố một kế hoạch nới lỏng định lượng mới theo đó bơm 600 tỷ USD mua trái
phiếu kho bạc, mục đích của FED là tăng cung vốn khả dụng nhằm kích thích kinh
tế phục hồi
Mặc dù vậy ,với nền kinh tế mỹ chỉ tăng trưởng tốc độ 2% trong quý 3 so với
cùng kì năm trước và tỉ lệ thất nghiệp mắc kẹt ở 9,6%, FED chịu áp lực phải hành
động để kích thích các hoạt động của nền kinh tế diễn ra mạnh hơn
Chính sách nới lỏng định lượng của FED có thể tác động bất lợi tới tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ
2.3.2. Chính sách tái cấp vốn
Ngày 11 tháng 1 năm 2010, Cục Dự trữ liên bang cung cấp 75 tỷ USD tín dụng 28 ngày
qua hạn đấu giá cơ sở của nó.
Ngày 08 tháng 2 năm 2010. Cục dữ trữ liên bang cung cấp 50 tỷ USD tín dụng 28 ngày
qua hạn đấu giá cơ sở của nó.
Ngày 18 tháng 2 năm 2010: FED tuyên bố triển vọng chính sách sẽ vẫn giống như những
gì đã được đưa ra ở thời điểm buổi họp của Ủy ban thị trường mở vào cuối tháng 1/2010.
FED nâng lãi suất tái chiết khấu áp dụng đối với các khoản vay trực tiếp dành cho
các ngân hàng thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức 0,75% và tuyên bố động thái này sẽ
khuyến khích các tổ chức tài chính tìm đến thị trường tiền tệ nhiều hơn là Ngân hàng
Trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của mình.
FED tuyên bố: “Những thay đổi mới nhất được coi như một phần trong biện pháp

bình thường hóa kênh cho vay của FED.
Thay đổi này dự kiến sẽ không dẫn tới việc điều kiện tài chính áp dụng cho các hộ
gia đình và doanh nghiệp trở nên chặt chẽ hơn và không phải là chỉ báo về triển vọng của
nền kinh tế hay chính sách tiền tệ”.
Đồng USD tăng giá, trái phiếu Bộ Tài chính giảm giá khi FED tiến hành thêm một
biện pháp mới để rút bớt chương trình hỗ trợ đã đưa ra để cứu kinh tế khỏi thời kỳ suy
thoái tệ hại nhất tính từ Đại Khủng hoảng 1930.
25

×