Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thế nào là ô nhiễm thực phẩm? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.83 KB, 3 trang )

Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?
Các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch,
không có chất ô nhiễm. Nhưng hầu như không có thực phẩm nào
tuỵệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm. Có
chất ô nhiễm tự sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con
người đưa đến. Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày bị mốc
có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp
(thịt sấy, thịt khô), đều có chứa muối nitrat hoặc muối nitric là
những chất độc hại. Nếu hàm lượng những chất đó trong thực
phẩm không nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì.
Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng ta ăn
nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm
chí đe hoạ tính mạng. Lúc đó chúng ta sẽ nói rằng, những thực
phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn.
Ðối với lạc hoặc các thực phẩm để lâu bị mốc, tuyệt đối không nên
ăn vì mốc lạc chứa aflatoxin gây bệnh ung thư. Năm 1960, một số
xí nghiệp nuôi gà của Anh do dùng nhân lạc mốc của Brasil làm
thức ăn nuôi gà, đã làm 10 vạn con gà bị chết trong một thời gian
ngắn.
Một số loài thực phẩm bị ô nhiễm là do môi trường bị ô nhiễm, sử
dụng thuốc trừ sau sai quy định hoặc do đóng gói, vận chuyển sai
quy cách. Ví dụ chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước,
nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm đó để nấu rượu, pha chế nước
ngọt thì nhất định không thu được rượu ngon và nước ngọt ngon.
Sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến nhiều loại thực phẩm bị ô nhiễm.
Một số nước thường xảy ra hiện tượng nhiễm độc thiếc do ăn đồ
hộp. Ðó là do nước trong hộp hoa quả có chứa gốc axit nitric kết
hợp với thiếc trong sắt tây không xử lý tốt khi đóng hộp khiến
người ăn đồ hộp bị nôn mửa và ỉa chảy.
Ngoài ra còn một số chất ô nhiễm do con người đưa vào thực
phẩm. Ví dụ khi làm món thịt, lạp xường, người ra trộn diêm


sinh (muối nitrat) vào thịt để thực phẩm có màu đẹp và ăn ngon
miệng, đồng thời chống vi khuẩn xâm nhập để bảo quản được lâu
ngày. Nhưng nếu trộn nhiều muối nitrat sẽ gây ngộ độc cho người
ăn; hoặc những kẻ nhẫn tâm còn pha phân đạm hoặc thuốc DDT
vào rượu trắng để làm tăng nồng độ rượu. Ngoài ra có một số thực
phẩm bị ô nhiễm là do sự cố khách quan gây ra.
Những sự kiện trên nhắc nhở loài người chớ tắc trách trong việc
sản xuất thực phẩm và cần hết sức thận trọng khi sản xuất các loại
thực phẩm có sử dụng hoá chất độc hại

×