Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 109 trang )


1

đại học quốc gia hà nội
khoa luật




vũ hải đăng




tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
đ-ợc -u tiên bảo vệ trong luật hình sự việt nam



luận văn thạc sĩ luật học






Hà nội - 2012




2


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT




V HI NG






tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
đ-ợc -u tiên bảo vệ trong luật hình sự việt nam


Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


luận văn thạc sĩ luật học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Tr-ơng Quang Vinh





H Nễ- 2012



3
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1


Chương 1: LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM CÁC
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH
MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN
BẢO VỆ
6
1.1.
Thời kì từ 1945 đến trước 1985
6
1.2.
Thời kì từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999
8
1.3.
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Bộ
luật Hình sự năm 1999
11
1.3.1.
Bối cảnh và quan điểm lập pháp
11
1.3.2.
Nội dung pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật hoang dã, quý hiếm trong Bộ luật Hình sự năm 1999
13
1.4.
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trong luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999
số 37/2009/qh12 ngày 19/6/2009
15

1.5.
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trong
pháp luật hình sự của một số quốc gia
17
1.5.1.
So sánh với quy định của Bộ luật Hình sự của nước Cộng
18

4
hòa nhân dân Trung Hoa
1.5.2.
So sánh với quy định trong pháp luật hình sự của Vương
quốc Thụy Điển
20
1.5.3.
So sánh với các quy định trong pháp luật hình sự của một số
nước khác
22

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM CÁC
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH
MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN
BẢO VỆ
26
2.1.
Khái niệm
26
2.2.
Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo

vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ trong Bộ luật Hình sự
28
2.2.1.
Khách thể tội phạm
30
2.2.2.
Mặt khách quan của tội phạm
42
2.2.3.
Chủ thể của tội phạm
55
2.2.4.
Mặt chủ quan của tội phạm
63
2.2.5.
Về hình phạt
66
2.2.5.1.
Cấu thành tội phạm cơ bản
66
2.2.5.2.
Cấu thành tăng nặng
68
2.2.5.3.
Hình phạt bổ sung
74

Chương 3:


CÓ HIỆU QUẢ LOẠI TỘI PHẠM NÀY
75
3.1.
Một số nét về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở Việt Nam
75
3.2.
Thực trạng tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
78

5
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ ở nước ta trong thời kì từ 2006 - 2011
3.2.2.
Đối tượng, phương thức, thủ đoạn, tuyến, địa bàn trọng điểm
83
3.3.
Một số kiến nghị nhằm phòng, chống có hiệu quả tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
88
3.3.1.
Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự đối với tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
88
3.3.2.
Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
92


KẾT LUẬN
95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
96

PHỤ LỤC
101


6



Danh mục các bảng

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
3.1
Hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật
hoang dã trên cả nước trong giai đoạn 2006 -2011
79
3.2
Số động vật rừng hoang dã và động vật rừng nguy cấp,
quý hiếm tịch thu từ các vụ vi phạm bị phát hiện trên cả
nước trong giai đoạn 2007 -2011
80

3.3
Số vụ và số bị cáo được xử sơ thẩm về tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ năm 2006 đến năm 2011
81
3.4
Số vụ cũng như số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ so sánh với tội phạm nói chung
của từng năm, từ năm 2006 đến năm 2011
82


7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã và đang thu được những
thành tựu lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân không ngừng
được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển sản xuất mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế
nhanh đang gây ra nhiều hệ lụy mà lĩnh vực môi trường đang là vấn đề nóng
trong thời gian gần đây. Qua hàng loạt những vụ việc vi phạm môi trường hết
sức nghiêm trọng của các doanh nghiệp vừa qua, dư luận xã hội ngày càng có
nhiều ý kiến về vấn đề phát triển nhưng phải đảm bảo tính bền vững.
Một trong những vấn đề về bảo vệ môi trường đang được xã hội quan
tâm là việc bảo vệ các động vật hoang dã nói chung và động vật
nói riêng. Trong khi Việt Nam là quốc gia có đa
đạng sinh học đứng thứ 16 trên thế giới, với trên 75 loài duy nhất chỉ nước ta
mới có thì ý thức bảo vệ những vốn quý đó ở nước ta hiện nay có thể nói là
chưa cao. Một điều dễ thấy nhất là đến bất kì một tỉnh, thành phố nào ở Việt

Nam đều có thể bắt gặp những quán "Thịt Rừng" với những lời quảng cáo hết
sức cuốn hút về nguồn gốc hoang dã của các động vật. Ông Sulma Warne,
Điều phối viên của TRAFFIC (mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã
quốc tế) Đông Nam Á nhận định: Rất nhiều trong số các loài động vật hoang
dã được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam lại nằm trong danh sách của Công
ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (Công ước
CITES) mà Việt Nam tham gia từ năm 1994, và được luật pháp Việt Nam bảo
vệ. Việc tiêu thụ các sản phẩm hoang dã đã trở nên nghiêm trọng nhất trong
những thập kỷ gần đây khi kinh tế của người dân khá lên, gây phá huỷ hệ sinh
thái, ảnh hưởng nặng nề đến các quần thể loài và đến môi trường (Báo điện tử
VnExpress ngày 07 tháng 04 năm 2006).

8
Dường như việc khai thác, buôn bán các động vật hoang dã đang bị thả
nổi ở nước ta. Hậu quả, theo ngài Eric Coull, Trưởng đại diện của WWF
(World Wide Fund For Nature- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới) Greater
Mekong thì: Không nơi nào mà các quần thể hoang dã lại bị suy giảm với tốc
độ đáng báo động như ở Việt Nam, tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ trái phép.
(Báo điện tử VnExpress ngày 07 tháng 04 năm 2006).
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua Chính phủ đã
quan tâm đến việc về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ thể hiện qua hàng loạt những biện pháp như: Thành lập lực
lượng Cảnh sát môi trường, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ, xử lý các vi phạm trong bảo vệ động vật , quý hiếm…, tuy nhiên
kết quả trên thực tế còn chưa được như mong đợi. Thời gian gần đây, trên các
phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều những vụ buôn bán, săn bắt động
vật , quý, hiếm được phản ánh, hoặc bị phát hiện khiến dư luận xã hội
hết sức bất bình. Mặc dù vậy, theo thống kê của ngành Toà án thì hàng năm
không có nhiều hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (theo Điều 190 Bộ luật Hình

sự) được đưa ra xét xử. Rất nhiều vụ việc được khởi tố, tuy nhiên lại bị đình chỉ
điều tra với nhiều nguyên nhân khác nhau từ giai đoạn điều tra hoặc giai đoạn
truy tố, các vụ án được đưa ra xét xử thì hình phạt cũng chưa thực sự nghiêm
khắc. Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về lí luận và
thực tiễn của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trong luật hình sự Việt Nam để giúp
nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này là một
nhu cầu thực tế và thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định lần đầu tiên trong Bộ

9
luật Hình sự năm 1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, qua quá trình áp
dụng trong thực tiễn gần 12 năm đã được nhiều nhà khoa học, học giả quan
tâm nghiên cứu, được đề cập trong nhiều bài viết nghiên cứu - trao đổi, xây
dựng pháp luật… và được thể hiện trên báo chí trung ương và địa phương,
nhất là các báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật như: Tạp chí Toà án nhân
dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Luật học, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí
Nhà nước và Pháp luật… Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà luật học và
quá trình tìm hiểu của chúng tôi trước khi lựa chọn đề tài này thì tội vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên
cứu về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thường mới chỉ đề cập, tập trung nghiên
cứu về mặt lý luận hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề mà không đưa ra
giải pháp hoàn thiện quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự hoặc nghiên cứu
dưới góc độ tội phạm học. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống cả lí luận và thực tiễn về tội vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của công tác phòng
chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan, kết
quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hiện nay. Trên
cơ sở đó có thể đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định tại Điều 190 Bộ
luật Hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm này.

10
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ được nội dung, phạm vi của khái niệm tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên
bảo vệ.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và thực tiễn áp dụng các
quy phạm của tội này 2006 -2011, tìm ra những mặt
làm được và những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định về tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý
hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các quy
định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trong luật hình sự Việt Nam từ trước
đến nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận của luận văn: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng mác xít; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, tư tưởng chỉ
đạo cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống
tội phạm nói chung và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nói riêng trong tình
hình mới.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổ
, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, nhà nghiên cứu
và khảo sát thực tiễn.

11
6. Ý nghĩa của luận văn
Trên cở sở phân tích những vấn đề lí luận và thực tiễn của tội vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ, luận văn hệ thống hóa sự hình thành và phát triển các
quy định pháp luật hình sự về loại tội phạm này, đồng thời, làm rõ khái niệm,
đặc điểm pháp lý của tội phạm. Từ đó, có thể đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên thực tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Lịch sử lập pháp hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo
vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
Chương 3: Thực trạng tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và một số kiến
nghị nhằm phòng chống có hiệu quả loại tội phạm này


12
Chương 1
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC
LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

trình hình thành và phát triển các quy phạm về tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được
ưu tiên bảo vệ gắn liền với các chính sách pháp luật của đất nước. Sự hình
thành và phát triển các quy phạm pháp luật của tội vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
có thể được tìm hiểu qua từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể sau đây.
1.1. THỜI KÌ TỪ 1945 ĐẾN TRƯỚC 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước non trẻ vừa ra đời đã phải đương đầu với
rất nhiều khó khăn thử thách do giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, đặc biệt
là nền kinh tế kiệt quệ do vừa trải qua nạn đói khủng khiếp. Ưu tiên hàng đầu
của nhà nước là thi hành mọi biện pháp để giải quyết ngay nạn đói, từng bước
giải quyết nạn mù chữ và chuẩn bị ngay mọi điều kiện để sẵn sàng chống giặc
ngoại xâm. Mặt khác, đội ngũ cán bộ nước ta thời kỳ này còn nhiều hạn chế
về trình độ chuyên môn, đặc biệt là công tác lập pháp. Mặc dù chúng ta đã
ban hành ngay Hiến pháp 1946 để tạo cơ sở pháp lý vũng chắc cho nhà nước
nhưng các luật chuyên ngành khác hầu như chưa thể ban hành trong đó có
Luật Hình sự. Vì vậy, để giải quyết tình hình trước mắt, ngày 10/10/1945,
Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời áp dụng các luật lệ
cũ, trong đó có Bộ "Luật hình An Nam", Bộ "Hoàng Việt hình luật" và Bộ
"Hình luật pháp tu chính" với điều kiện không trái với nguyện tắc độc lập của
nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa.

13

Mặc dù sau đó, nhà nước có ban hành một số văn bản quy phạm pháp
luật hình sự như: Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/2/1946 về trừng trị tội phá hoại
công sản, Sắc lệnh 223/SL ngày 17/11/1946 quy định truy tố các tội hối lộ,
biển thủ công quỹ… tuy nhiên lĩnh vực môi trường nói chung cũng như tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý
hiếm được ưu tiên bảo vệ hầu như chưa được đề cập đến. Trong giai đoạn
này, chỉ có duy nhất Thông tư liên Bộ số 1303-BCN/VN của liên Bộ Nội vụ -
Canh nông về việc bảo vệ rừng, trong đó nhấn mạnh: "ai vi phạm các lệnh
cấm chặt, phá rừng sẽ bị phạt tù, phạt tiền theo thể lệ đã được ấn định từ
trước" là có nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường, tuy nhiên chỉ quan
tâm đến việc bảo vệ các loại thực vật mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ các
loài động vật hoang dã. Nhận thức của nước ta trong giai đoạn này không coi
việc săn bắt các động vật hoang dã là hành vi trái pháp luật.
Sau chiến thắng Điện Biên Phù năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được
ký kết nhưng nước ta lại chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác
nhau và sự can thiệp trắng trợn của nước Mỹ vào tình hình nội bộ Việt Nam.
Do đó, Miền Bắc vừa phải tập trung kiến thiết đất nước, vừa phải dành hết
nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam, vừa phải chống
trả lại chiến tranh phá hoại tại Miền Bắc. Hoàn cảnh lịch sử thăng trầm với sự
khắc nghiệt và tàn phá của chiến tranh tại nước ta đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động lập pháp, trong đó có lập pháp hình sự. Cho đến trước năm
1985, nhiệm vụ quan trọng của nước ta lúc này là giành độc lập dân tộc và
sau đó là xây dựng đất nước sau chiến tranh nên Đảng và nhà nước ta chua có
điều kiện tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các
động vật hoang dã, quý hiếm nói chung. Hơn nữa, vào thời điểm này, vấn đề
môi trường ở nước ta chưa đáng lo ngại như hiện nay, diện tích bao phủ rừng
còn lớn và còn nhiều cánh rừng nguyên sinh không hề có dấu chân người. Xét
ở một góc độ nào đó, trong điều kiện khó khăn của chiến tranh, bộ đội hầu hết
đóng quân trong các cánh rừng, lương thực thiếu thốn, vì vậy việc săn bắn các


14
loại động vật rừng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho bộ đội được thừa nhận.
Thực tế đây là một biện pháp hoàn toàn hợp lý trong điều kiện chiến tranh.
Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ 1954 - 1975, Nhà nước cũng đã ban
hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm ngày 6/9/1972 đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về công tác bảo vệ các tài nguyên
rừng trong đó các các động vật hoang dã. Việc Nhà nước ban hành pháp lệnh
đã cho thấy ít nhiều, chúng ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ một trong những tài nguyên quý giá nhất của đất nước bằng pháp
luật, tiến tới bảo vệ bằng pháp luật hình sự.
Vào những năm 1980, do thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của
môi trường đối với đời sống của con người, Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến
vấn đề bảo vệ môi trường nói chung. Mở đầu cho những họat động lập pháp
có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường là việc tạo ra một cơ sở pháp lý
quan trọng tại Điều 13 Hiến pháp 1980: "Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện
chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
và cải tạo môi trường sống" [42].
Từ quy định hiến định này, các nhà làm luật nước ta khi xây dựng Bộ
luật Hình sự năm 1985 đã xây dựng một số tội danh liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ môi trường, trong đó có chứa đựng nội dung bảo vệ các động vật
hoang dã, quý hiếm. Chính thức thực hiện việc bảo vệ môi trường bằng pháp
luật hính sự.
1.2. THỜI KÌ TỪ KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985 ĐẾN
TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Trong Bộ luật Hình sự năm 1985, các tội danh liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ môi trường được quy định tại Chương VII "Các tội phạm về kinh tế"
và Chương VIII "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản
lý hành chính" bao gồm các điều 180, 181, 195 và 216, trong đó Điều 181 "tội


15
vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng" có chứa đựng nội dung bảo
vệ bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo
vệ. Có thể thấy Bộ luật Hình sự năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và
tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi
trường nói chung và bảo vệ các động vật hoang dã nói riêng. Điều này không
chỉ thể hiện qua việc Bộ luật Hình sự 1985 chưa dành riêng một Chương cho
các tội phạm về môi trường, mà còn dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội
phạm về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu
không phải với tư cách là những tội phạm về môi trường như Điều 181.
Điều 181, Bộ luật Hình sự năm 1985 "Tội vi phạm các quy định về
quản lý và bảo vệ rừng" quy định:
1. Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép
chim, thú hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước
về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xứ
lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến mười năm [38].
Nội dung điều luật gộp chung nhiều hành vi liên quan đến công tác
quản lý và bảo vệ rừng, tuy nhiên cũng đã đề cập đến hành động săn bắt trái
phép chim, thú, tuy nhiên dường như các nhà làm luật quan tâm đến vấn đề
kinh tế nhiều hơn là quan tâm đến vấn đề bảo vệ sự tồn tại của các loài chim,
thú hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Chính về vậy tội danh
này được các nhà làm luật đặt trong chương VII, "các tội phạm về kinh tế".
Mặt khác, các động vật ở đây được hiểu là các được hiểu là các loại chim
muông, thú rừng nói chung chú không chỉ là các động vật nguy cấp, quý
hiếm. Nếu nhìn một cách "phiến diện" ta thấy dường như Điều 181, Bộ luật
Hình sự năm 1985 quy định rất nghiêm khắc đối với hành vi săn bắn chim,


16
thú rừng. Tuy nhiên thực chất không hoàn toàn như vậy. Việc quy định "rộng
mà hẹp" như Bộ luật Hình sự năm 1985 khiến cho việc bảo vệ động vật hoang
dã trên thực tế bằng luật hình sự gần như không được thực hiện. Chúng ta có
thể thấy điều này qua phân tích dưới đây:
- Hành vi khách quan liên quan đến việc bảo vệ động vật hoang dã
của điều luật này là: hành vi săn, bắt chim muông, thú rừng không có giấy
phép, không đúng quy định của nhà nước.
- Do tội có cấu thành vật chất nên phải có hậu quả nguy hiểm là làm
mất giống chim, thú đang cần bảo vệ, gây ra mất cân bằng sinh thái. Nếu
không chứng minh được hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi săn, bắt
nói trên phải có dấu hiệu bắt buộc là "đã bị xử phạt hành chính" thì mới được
coi là tội phạm.
- Về hình phạt: Điều 181, Bộ luật Hình sự năm 1985 có khung hình
phạt cao nhất đến 10 năm tù trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
Có lẽ các nhà làm luật hướng tới việc phá rừng gây hậu quả nghiêm trọng chứ
không thực sự chú trọng đến các hành vi sắn, bắt chim, thú rừng trái phép.
Cho đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999, trong thực tế việc
xử lý tội phạm này chủ yếu là các hành vi liên quan đến phá rừng, khai thác
gỗ trái phép và tỉ lệ áp dụng cũng không nhiều. Chính vì vậy, qua 4 lần sửa
đổi Bộ luật Hình sự mặc dù kỹ thuật lập pháp của Điều luật này chưa thực sự
hoàn thiện nhưng vẫn không được sửa đổi lần nào. Nguyên nhân có thể vì
trong thực tế ít áp dụng nên không thấy được sự bất cập và kết quả là không
có nhu cầu sửa đổi. Điều này cũng không khó giải thích vì mục tiêu của các
nhà làm luật là quan tâm đến hậu quả kinh tế của hành vi phạm tội, trong khi
thế nào là "hậu quả nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng" thì không có
hướng dẫn cụ thể. Nếu vận dụng tương tự kết luận của Tòa án nhân dân tối
cao đối với tội phạm về kinh tế khác là tương đương 5 tấn gạo là hậu quả
nghiêm trọng thì với sự quản lý rừng lỏng lẻo trong giai đoạn này khó mà có


17
thể phát hiện được các hành vi phạm tội đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự. Mặt khác, hậu quả của việc săn bắn chim, thú rừng trái phép là hậu quả vô
hình, hậu quả cho tương lai. Vì vậy, nếu lấy thước đo kinh tế để xác định
hành vi nào bị coi là phạm tội thì khó có thể xử lý nổi một hành vi săn, bắt
chim thú rừng trai phép nào. Tuy nhiên, việc Bộ luật Hình sự năm 1985 xuất
hiện quy định về bảo vệ động vật hoang dã là tiền đề cho việc quy định mộ
danh riêng về bảo vệ động vật hoang dã, , quý, hiếm trong Bộ
luật Hình sự năm 1999.
1.3. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC
DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
1.3.1. Bối cảnh và quan điểm lập pháp
Nối tiếp quan điểm của Hiến pháp 1980 về bảo vệ môi trường, Hiến
pháp 1992 tiếp tục quy định: "Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi công dân phải thực hiện các quy định của Nhà
nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường" [42].
Đến thời điểm này, nhận thức của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường đã
trở nên sâu sắc hơn. Vì vậy, nhiều chính sách về bảo vệ môi trường đã được
Đảng và Nhà nước ban hành nhằm nâng cao hơn một bước công tác bảo vệ
môi trường. Tiêu biểu như ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị
số 36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường
là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại"; Luật Bảo vệ Môi trường năm
1993; Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 1991; Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy
sản; Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
ban hành danh mục động vật, thực vật rừng quý hiếm… Ngay trong Tờ trình
Quốc hội về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Chính phủ số 1218/CP-PC


18
ngày 19/10/1998, một trong những quan điểm được quán triệt trong quá
trình soạn thảo Bộ luật là "Bảo vệ môi trường sinh thái". Những quan điểm
chỉ đạo nêu trên của Đảng và Nhà nước ta đã trở thành định hướng quan
trọng cho việc xây dựng các quy định về các tội phạm về môi trường trong
Bộ luật Hình sự 1999. Nhà nước ta đã khẳng định một trong những nhiệm
vụ của Bộ luật Hình sự là: "đảm bảo cho mọi người được sống trong một
môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh và mang tính nhân văn
cao". Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, các hành vi vi phạm các quy định về
bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng đã được cá thể hóa bằng 10 tội
danh cụ thể và cấu tạo thành hẳn một Chương mới - Chương XVII "Các tội
phạm về môi trường", từ Điều 182 đến Điều 191. Đây là một bước tiến, đánh
dấu một mốc quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình
sự ở nước ta.
Đối với việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm, nguy cấp, mốc quan
trọng đánh dấu sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước với vấn đề này là ngày
15/1/1994, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 121 tham gia Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
(Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora) viết tắt là Công ước CITES. Để thực thi Công ước CITES về bảo vệ
động vật hoang dã trên thực tế, ngày 29/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 359/TTg về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển
các loài động vật hoang dã, trong đó xác định "bảo vệ đa sinh học và môi
trường sinh thái, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong việc bảo vệ và phát
triển động vật hoang dã, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm ", đồng thời
yêu cầu " mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh
theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự". Đây
chính là các cơ sở pháp lý để trong lần pháp điển hóa quan trọng này các nhà
làm luật nước ta xây dựng quy định về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật hoang dã, quý hiếm tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999.


19
1.3.2. Nội dung pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật hoang dã, quý hiếm trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Tại Bộ luật Hình sự năm 1999, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được
quy định tại Điều 190 với tên gọi là Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật hoang dã quý hiếm. Nội dung điều luật này như sau:
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép
động vật hoang dã, quý, hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ
hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm cùa loài động vật đó,
thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng
đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [39].
Cấu tạo điều luật bao gồm cấu thành tội phạm cơ bản được quy định tại
khoản 1 và cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại khoản 2 với 5 tình
tiết định khung tăng nặng và khoản 3 quy định về các hình phạt bổ sung có
thể được áp dụng. Chúng ta có thể phân tích những điểm cơ bản nhất trong
cấu thành tội phạm này như sau:

20

- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể là xâm phạm vào các quy định
của Nhà nước trong việc bảo vệ hệ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của
các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong môi trường sinh thái.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài động vật hoang dã,
quý, hiếm được Chính phủ quy định trong danh mục động vật ưu tiên bảo vệ.
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm
được thể hiện ở những hành vi:
+ Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, quý
hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ là việc săn bắt, giết, vận chuyển,
buôn bán các loại động vật rừng hoang dã, quý hiếm nhóm IB (ban hành kèm
theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng
thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
+ Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loài động vật đó là
việc vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông,
ngà, móng, vảy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng
hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IB (ban hành kèm theo Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm) mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản
phẩm này đã được chế biến, chế tạo thành hàng hóa hoặc nguyên vật liệu sử
dụng trong sản xuất…thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện một
trong các hành vi khách quan trên. Trong một số trường hợp chỉ cần có hành
vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm là đủ yếu tố
cấu thành tội phạm, không kể là đã gây hậu quả hay chưa.

21
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình

thức lỗi cố ý.
Động cơ, mục đích vì vụ lợi nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm: tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người
nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại
Điều 12, 13 Bộ luật Hình sự.
- Về hình phạt: Điều luật quy định ba loại hình phạt chính được áp
dụng là: phạt tiền (từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng); cải tạo không giam giữ
(đến 2 năm); phạt tù có thời hạn (từ 6 tháng đến 7 năm), trong đó cấu thành
cơ bản có mức phạt tù cao nhất đến 3 năm, cấu thành tăng nặng có mức phạt
tù cao nhất đến 7 năm và ba loại hình phạt bổ sung là phạt tiền (từ 2 triệu
đồng đến 20 triệu đồng); cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định.
1.4. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC
DANH MỤC, LOÀI NGUY CẤP, QUÝ HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ TRONG
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
SỐ 37/2009/QH12 NGÀY 19/6/2009
Sau hơn 9 năm áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 vào thực tiễn đấu
tranh, phòng chống tội phạm môi trường nói chung và tội phạm vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được
ưu tiên bảo vệ nói riêng, cho thấy những quy định về tội phạm môi trường đã
bộc lộ nhiều bất cập. Do vậy, khả năng áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 và
hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm môi trường chưa cao.
Trước tình hình đó, ngày 19/06/2009 Quốc hội khóa XII đã thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 số
37/2009/QH12, trong đó Điều 190 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ

22
động vật hoang dã quý hiếm được chỉnh sửa về mặt kỹ thuật cho phù hợp với
quy định mới của Luật bảo vệ môi trường và cho phù hợp với thực tế bao gồm:

Thứ nhất: Về tên gọi:
Điều 190 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đã có sự thay đổi về tên
gọi so với Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đây là sự chỉnh sửa về mặt kỹ
thuật của Điều luật cho phù hợp với các văn bản pháp luật môi trường đang
và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới cũng như thực tiễn áp dụng. Việc sửa đổi
về tên gọi, cho thấy sự phù hợp, thống nhất giữa các quy định của Bộ luật
Hình sự với các ngành luật khác như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật đa dạng sinh học năm 2008…
về mặt khái niệm pháp lý. Cụ thể như sau:
- Khoản 20, Điều 3 Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định:
"Loài nguy cấp được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng,
giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y
tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số
lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng" [44].
- Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định:
"Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loại thực
vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, môi trường, số lượng còn
ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực
vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định" [12].
Do đó, nếu chỉ quy định là động vật hoang dã, quý, hiếm sẽ không phản
ánh hết, không phù hợp với các nội dung đã quy định tại Luật Đa dạng sinh học
và Nghị định 32 nêu trên. Vì vây, việc chỉnh sửa lại tên gọi của Điều luật là hết
sức cần thiết. Mặt khác, việc bỏ thuật ngữ "hoang dã" trong khi Điều 190 khi
sửa đổi năm 2009 để có thể xử lý cả các hành vi vi phạm đối với các động vật
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhưng được gây, nuôi nhân tạo.

23
Thứ hai: Về cấu thành tội phạm cơ bản:
Điều 190 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 có quy định rộng hơn về

hình vi khách quan và đối tượng của tội phạm này so với Điều 190 Bộ luật
Hình sự Năm 1999. Ngoài các động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ, các sản phẩm của loại động vật đó là đối tượng của
tội phạm theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì nay được bổ sung thêm "bộ phận
cơ thể của loài động vật đó", ví dụ như: tay gấu, mật gấu, sừng tê giác, xương
hổ chưa qua chế biến…
Về hành vi phạm tội được quy định trong điều luật mới có bổ sung
thêm hành vi "nuôi, nhốt" trái phép động thực vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm. Việc Bộ luật Hình sự cũ không quy định hai hành vi này là
một trong những thiếu sót để cho các chủ thể lợi dụng thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật. Thực chất, hành vi "nuôi, nhốt" cũng xâm phạm tới các quy
định của Nhà nước trong việc bảo vệ hệ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học
của các loài động vật hoang dã, quý hiếm trong môi trường sinh thái.
Thứ ba: Về hình phạt.
Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đã tăng mức hình phạt ở hình phạt
tiền bao gồm cả hình phạt tiền với vai trò là hình phạt chính (từ 50 triệu đồng
đến 500 triệu đồng) và hình phạt bổ sung (10 triệu đồng đến 100 triệu đồng);
tăng mức hình phạt cải tạo không giam giữ (đến 3 năm). Việc tăng hình phạt
làm tăng tính răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1.5. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC
DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
Bảo vệ các động vật thuộc danh mục, loài nguy cấp, quý, hiếm, được
ưu tiên bảo vệ đang là vấn đề được cộng đồng quốc tế và các quốc gia đặc
biệt quan tâm để bảo tồn sự đa dạng của sinh học. Đó cũng chính là lí do mà

24
tại kỳ họ 80 vừa được tổ chức tại Việt Nam vào
đầu tháng 11/2011, Interpol tuyên bố sẽ tổ chức các đội đặc nhiệm liên ngành

giữa cảnh sát, hải quan, cơ quan tài chính để xử lý nạn buôn bán bất hợp pháp
hổ và những loài động vật hoang dã khác. Điều này là một minh chứng nữa cho
thấy, bảo vệ các động vật nguy cấp, quý, hiếm đang là vấn đề của toàn cầu. Đối
với Việt nam chúng ta, loại tội phạm này cũng đang được các cơ quan chức
năng hết sức chú trọng. Chính vì thế, việc phân tích, so sánh các quy định của
tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với các quy định tương đồng trong pháp luật
hình sự của các nước sẽ có một ý nghĩa nhất định trong công tác nghiên cứu
khoa học cũng như đấu tranh phòng, chống loại tội này trên thực tế.
1.5.1. So sánh với quy định của Bộ luật Hình sự của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật Hình sự nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc thông qua ngày 01/07/1979
tại kì họp thứ hai, khóa 5. Bộ luật có hiệu lực từ 01/01/1980. Sau gần 17 năm,
tháng 3/1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khóa 8 đã tiến hành sửa đổi toàn diện bộ luật.
Từ năm 1997 đến 2005, Bộ luật tiếp tục được sửa đổi thêm năm lần cho phù
hợp với tình hình vi phạm và tội phạm.
Trong Bộ luật Hình sự được sửa đổi năm 2005, tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ được quy định tại điều 341, thuộc nhóm tội phá hoại tài nguyên
môi trường như sau:
Người nào săn bắt, giết hại trái phép động vật hoang dã, quý
hiếm mà nhà nước đặt trọng điểm phải bảo vệ hoặc mua bán, vận
chuyển trái phép những động vật này và các sản phẩm của nó sẽ bị
phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lạo động và bị phạt tiền; nếu có tình

25
tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và bị phạt tiền;
nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên

và bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
Người nào vi phạm pháp luật về săn bắn, sử dụng những
công cụ và cách thức săn bắn hoặc săn bắn ở nhưng khu vực cấm
săn bắn hoặc săn bắn trong thời gian cấm săn bắn, phá hoại tài
nguyên động vật hoang dã, có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù
đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị phạt tiền [22].
Tuy nhiên khác với Bộ luật Hình sự của Việt Nam, Bộ luật Hình sự
Trung Quốc không đặt tên cho từng điều luật, vì vậy việc so sánh giữa điều
190, Bộ luật Hình sự Việt Nam và điều 341, Bộ luật Hình sự Trung Quốc sẽ
được so sánh bằng các nội dung của điều luật. Giữa hai điều luật có một số
điểm giống và khác nhau như sau:
* Giống nhau:
- Kỹ thuật lập pháp của Điều 190, Bộ luật Hình sự Việt Nam và Điều 341,
Bộ luật Hình sự Trung Quốc là cơ bản giống nhau.
- Cả hai điều luật cùng sử dụng khái niệm động vật quý hiếm được
nhà nước ưu tiên bảo vệ. Trong điều 190, Bộ luật Hình sự Việt Nam sử dụng
thuộc ngữ "động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ" còn điều 341, Bộ luật Hình sự Trung Quốc sử dụng thuật ngữ "
vật hoang dã, quý hiếm mà nhà nước đặt trọng điểm phải bảo vệ". Tuy có một
chút khác nhau về thuật ngữ sử dụng, nhưng về nội hàm của thuật ngữ đều
chứa đựng nội dung các động vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Trong hai điều luật đều quy định các hành vi: săn, bắt, giết, buôn
bán, vận chuyển các động vật hoặc buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ các
động vật là hành vi phạm tội.
- Cả hai điều luật đều quy định tội phạm có cấu thành tội phạm hình
thức, chỉ cần có hành vi vi phạm là phạm tội mà không cần dấu hiệu hậu quả.

×