Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ba nguyên tắc để tăng cường sự gắn kết của nhân viên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.17 KB, 5 trang )



Ba nguyên tắc để tăng cường
sự gắn kết của nhân viên

Bạn muốn nhân viên của mình đơn giản chỉ là những người làm thuê hay là
một thành viên tích cực luôn góp phần thắp lửa cho công ty bạn? Dĩ nhiên lựa
chọn thứ nhất là lý tưởng, nhưng nó phụ thuộc vào ứng xử của nhà quản lý.

Ba nguyên tắc để tăng cường sự gắn kết của nhân viên
“Cháu chỉ đến để ngồi đó!”. Đấy là cách mà đứa cháu gái 15 tuổi của tôi miêu
tả về công việc làm thêm mùa hè vẫn dang dở của mình – làm tiếp tân tại
studio ảnh nghệ thuật của cha cô bé.

Người lớn sẽ mỉm cười thông cảm với lời nói của cô bé 15 tuổi này. Nhưng
bạn sẽ không hài lòng nếu như nó được thốt ra từ một trong các nhân viên của
mình.

Tuy nhiên, nhiều nhân viên cũng thường xuyên cảm thấy giống như cháu gái
tôi. Đó là do họ không hề có ý niệm nào về việc tại sao họ lại làm điều mà họ
đang làm.

Sự thiếu hiểu biết này không xuất phát từ các nhân viên đó. Nó xuất phát từ
chính sự thiếu hiểu biết của các nhà quản lý.

Không ai mất thời gian để giải thích rằng công việc của một cá nhân sẽ giúp
sức hỗ trợ cho công việc của nhóm, của phòng ban và của toàn doanh nghiệp
như thế nào.

Tuy nhiên, nếu nhân viên của bạn hiểu càng nhiều về công ty mà họ đang làm
việc, thì họ càng có nhiều khả năng tuân theo tầm nhìn và sứ mệnh của doanh


nghiệp. Chúng tôi gọi đó là sự cam kết.

Trong một nghiên cứu toàn cầu vào năm 2006 của công ty Accenture[1], khảo
sát hơn 4000 nhân viên về môi trường làm việc, gần 60 người trong số những
người được hỏi yêu cầu hai điều.

Đó là: sự thử thách trong công việc và sự công nhận thành công. Đây là ba đề
xuất để thực hiện được những điều trên.

1. Hãy giải thích bức tranh tổng thể. Các nhà lãnh đạo cấp cao thường giữ
kín những thông tin liên quan tới các hoạt động mà công ty họ đang thực hiện,
cũng như các cách thức họ thực hiện sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống của các nhóm lợi ích: khách hàng, nhân viên và các cổ đông.

Hầu hết các nhân viên không biết gì về các thông tin này trừ khi họ bỏ thời
gian để đọc về tất cả các cam kết truyền thông của công ty.

Nhưng thậm chí ngay cả khi họ làm như vậy, mọi việc vẫn chưa rõ ràng. Vì
thế người quản lý phải giải thích cho nhân viên rõ về những hoạt động mà
công ty đang thực hiện và cách mà nó sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi
người như thế nào.

2. Hãy thường xuyên giao tiếp với nhân viên. Hãy duy trì nhân viên trong
chu trình của mọi thứ đang diễn ra. Hãy dành thời gian để thảo luận xem cái
gì đúng cũng như cái gì cần phải thay đổi hoặc cải tổ trong công ty.

Hãy khuyến khích nhân viên đưa ra các đề xuất để cải thiện vấn đề đó. Tạo ra
chu trình của các thông tin phản hồi để mọi người có thể thấy những đề xuất
của họ đã được thực hiện như thế nào.


Công việc của người quản lý không đòi hỏi phải thực hiện mọi đề xuất của
nhân viên. Nhưng việc người quản lý cho mọi người biết thông tin về tình
hình thực tế của những đề xuất của họ là một việc đặc biệt quan trọng.

3. Hãy đánh dấu các mốc hoàn thành. Khi bạn đã hoàn thành một mục tiêu
nào đó, hãy đánh dấu nó lại. Điều này đặc biệt quan trọng sau một khoảng
thời gian khó khăn và lâu dài, đặc biệt là đối với những sản phẩm mới, dịch
vụ mới hoặc thậm chí là quá trình chuyển giao tổ chức.

Bằng cách đặt ra các mốc hoàn thành và ghi nhận nó, bạn có thể tạo ra cảm
giác tích cực cho nhân viên về tiến trình công việc đang diễn ra.

Sự cam kết là điều rất quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nó
không chỉ giúp bạn thực hiện công việc trôi chảy hơn, mà nó còn trở thành thế
mạnh của bạn trong những thời kì khó khăn.

Khi bạn cần có sự giúp sức đặc biệt nào đó để kịp thời hạn cuối của công
việc, hay khi bạn phải làm việc với một nguồn lực hạn hẹp, các nhân viên tận
tâm sẽ có xu hướng nhiệt tình chung sức hơn và biến mọi thứ thành hành
động.

Hãy dành thời gian để thảo luận những nguyên do và vấn đề của công việc.
Điều này sẽ giúp định vị vị trí của bạn và nhóm của bạn thành công cả trong
thời kỳ thuận lợi lẫn thời kỳ khó khăn.

×