Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.65 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ cuối thập kỷ 80 làn sóng toàn cầu hoá diễn ra ở cả chiều rộng và
chiều sâu. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra khá mạnh
mẽ trên hầu hết các nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng thương mại rất lớn.
Việt Nam từ khi chuyển từ nền kinh tế từ tập chung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (cuối thập kỷ 90) thì
Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong cải cách kinh tế, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Năm 1989 Nhà nước đã từ bỏ độc quyền về
ngoại thương, chuyển các quyết định xuất, nhập khẩu từ Nhà nước xuống các
doanh nghiệp. Sau khi xoa bỏ cơ chế quản lý tập chung, bao cấp sang cơ chế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các doanh nghiệp Nhà nước
được tự chủ về tài chính, mọi doanh nghiệp được buôn bán trực tiếp với nước
ngoài khi chính phủ đã ký hiệp định thương mại với nước đó. Điều này đã
giúp nhiều doanh nghiệp “phất lên” nhờ tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ
dám làm, biết tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường ra thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp “đổ bể” từ những hoạt động buôn bán
ngoại thương. Vụ nhập khẩu 10.000 tấn phân bón U-rê của chi nhánh Công ty
Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương mại tại Hà Nội (Centrimex) với công
ty HEML của Đức trị giá 1.450.000 USD (Một triệu bốn trăm năm mươi ngàn
dolars Mỹ) tương đương với trên 20 tỷ đồng Việt Nam là một minh chứng
hùng hồn cho vấn đề này.
I.CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG
Về vụ: “thiệt hại 1,45 triệu USD tương đương trên 20 tỷ đồng VN
từ việc nhập khẩu 10.000 tấn phân U- rê”.
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 17/7/2000 Chi nhánh Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương
Mại tại Hà Nội (Centrimex) đã ký hợp đồng với công HELM của Đức trị giá
1.450.000 USD (một triệu bốn trăm năm mươi ngàn dolars Mỹ) tương đương
với trên 20 tỷ đồng Việt Nam để mua 10.000 tấn phân U- rê. Giá mua theo
điều kiện CFR (cost and freight) lấy nguồn INCOTERMS (International
Commercial Terms – những điều kiện về thương mại quốc tế) và UCP 500


1
(những thông lệ quốc tế do ICC- Phòng thương mại quốc tế ban hành) làm
nguồn luật điều chỉnh. Hai Ngân hàng được chỉ định thanh toán là Sở giao
dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân
hàng BHF (Đức). Để thực hiện thanh toán quốc tế Centrimex yêu cầu sở giao
thông dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mở
L/C (Letter of credit – hình thức thanh toán bằng thư tín dụng), không hủy
ngang, thanh toán ngay và cam kết trả tiền trước khi nhận chúng từ khi nhận
hàng. Hạn cuối cùng L/C là ngày 10/10/2000, ký quỹ 5% giá trị của hợp đồng
(khoảng hơn một tỷ đồng Việt Nam). “Sự cố” bắt đầu xảy ra khi tàu cập cảng.
Ngày 27/9/2000 tàu DEWAN 1 đã trở 10.000 tấn phân u- rê cập cảng Thành
phố Hồ Chí Minh theo đúng hợp đồng. Ngày 2/10/2000 sở giao dịch 1 – Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận được bộ chứng từ
đòi bồi thường tiền của Ngân hàng BHF (Đức). Phát hiện thấy bộ chứng từ
chuyển tới có mốt số sai sót: Không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu; Số tiền
viết bắng chữ trên hối phiếu không viết đúng; Thiếu tên của Ngân hàng trả
tiền. Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam đã báo cho Centrimex Hà Nội và ngân hàng BHF biết.
Từ thông tin này Centrimex đã có công văn gửi Sở giao dịch 1- Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ chối, không chấp
nhận bộ chứng từ thanh toán L/C đồng thời gửi thông báo cho Công ty HELM
(Đức) và cảng Sài Gòn (VOSA) thành phố Hồ Chí Minh thông báo cho tàu
DEWAN 1 rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/10/2000 ngân hàng BHF của
Đức có điện gửi Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam để xác nhận bộ chứng từ và hối phiếu có hiệu lực. Ngày
9/10/2000 Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam gửi thông báo cho ngân hàng BHF của Đức về việc từ chối thanh
toán L/C. Nhưng ngân hàng BHF của Đức vẫn nhắc lại điện đã gửi cho Sở
giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Do
đó Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam đành thông báo cho centrimex đến nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng
nhưng Cetrimex kiên quyết từ chối.
Sau gần một tháng tàu DEWAN 1 đậu tại cảng thành phố Hồ Chí Minh
không có ai nhận hàng, chủ tàu DEWAN 1 nộp lệ phí vào cảng hơn 52.000
2
USD cho cảng Sài Gòn và 15 giờ ngày 19/10/2000 Centrimex có công văn đề
nghị Interpol Việt Nam đã dẫn độ tàu DEWAN 1 giao cho PAKISTAN quản
lý. Chủ tàu DEWAN 1 đã kiện lên tòa án tối cao Ka-ra-chi (PAKITAN).
Ngày 26/01/2001 tòa án tối cao Ka-ra-chi (PAKITAN) đã quyết định trả lại
hàng hóa trên tàu cho chủ hàng để giải quyết tiếp. Bộ Thương Mại đã báo cáo
Chính Phủ nội dung vụ việc. Thủ tướng Chính Phủ đã có ý kiến chỉ đạo
nhưng không hiểu vì lý do gì mà Cetrimex không cử người đi PAKISTAN để
nhận hàng về theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ. Sau một thời gian
không thấy doanh nghiệp nào của Việt Nam đến nhận hàng, Toà án Ka-ra-chi
coi như hàng vô chủ, đã quyết định cho chủ tàu dỡ hàng xuống bán đấu giá;
số hàng bán thu được trên 600.000 USD, để bồi thường thiệt hại cho chủ tàu
gồm: tiền vận tải, tiền lưu kho bãi, bốc xếp, phí cảng, thuê luật sư, án phí...
Về phía Ngân hàng BHF của Đức do không chấp nhận những lỗi của bộ
chứng từ do phía Việt Nam đưa ra nên đã xiết nợ 1.450.000 USD vào tài
khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Thế
là Centrimex mất trắng 10.000 tấn phân u-rê trị giá trên 20 tỷ đồng.
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Khi gặp tình huống này chúng ta cần xử lý như thế nào? Trước hết
chúng ta cần xác định rõ : mục tiêu xử lý tình huống này là gì? Theo tôi có hai
mục tiêu lớn cần đặt khi xử lý tình huống này là:
Một là: Khi hàng về, bộ chứng từ phải phân tích, xem kỹ lưỡng tất cả
các vấn đề phát sinh và đưa ra kế hoạch hành động cụ thể với mục tiêu nhận
hàng về (10.000 tấn phân u-rê) trên cơ sở hạn chế tối đa rủi ro mang lại.
Hai là: Khi xử lý tình huống với mục tiêu hạn chế rủi ro, tránh gây ảnh
hưởng xấu đến quan hệ giữa hai bên nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài sau

này. Đặc biệt là không nên để ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa
hai quốc gia.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến Cetrimex bị mất trắng trên 20 tỷ đồng
như vậy? Có thể nói đó là một sự thất thoát tài sản Quốc gia khá lớn. Đâu là
lỗi của Centrimex? Đâu là lỗi của Sở giao dịch 1? Và đâu là lỗi của của các
3
cấp trên của họ: Bộ Thương Mại cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam?
Trước hết nói về trách nhiệm của Centriex. Centrimex là chủ hợp đồng
ngoại thương, là chủ của lô hàng 10.000 tấn phân bón u-rê nhập khẩu, do đó
Cen trimex phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất lô hàng này. Để
hiểu rõ lỗi của Centrimex chúng ta cần phải hiểu như thế nào là hợp đồng
mua bán quốc tế và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế
như thế nào? Ai là người đã vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng xuất, nhập khẩu hay còn gọi là hợp đồng mua bán Quốc
tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước
khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ
chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác, gọi là bên mua ( bên nhập
khẩu). Còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Theo định nghĩa trên thì bản chất của hợp đồng mua bán Quốc tế là: Sự
thoả thuận; chủ thể của hợp đồng mua bán Quốc tế là: Bên xuất khẩu và bên
nhập khẩu; Đối tượng của hợp đồng mua bán Quốc tế là: tài sản, hàng hóa;
Khách thể của hợp đồng mau bán là: Sự di chuyển sở hữu. Tính chất của loại
hợp đồng này là hai bên trên cơ sở thỏa thuận và ứng thuận; Đây là hợp đồng
song vụ tức là hai bên cùng phải có nghĩa vụ với nhau, một bên (bên mua)
phải trả tiền (khác với hợp đồng đơn vụ: như biếu, cho, tặng, bên nhận không
phải trả tiền). Như vậy nghĩa vụ của bên bán là: giao hàng và trả hành chống
lại việc người mua bị mất quyền sở hữu; bảo hành về các khuyết tật ẩn của
hàng hóa. Còn nghĩa vụ của người mua là: Nhận hàng và thanh toán tiền

hàng. Soi vào hợp đồng ngoại thương giữa chi nhánh Công ty Xuất Nhập
khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương Mại tại Hà Nội (Centrimex) với Công ty HELM
của Đức thì: người bán – Công ty HELM của Đức có nghiã cụ giao 10.000
tấn phân u-rê bảo đảm chất lượng đã ghi trong hợp đồng Centrimex, còn
Centrimex có nghĩa vụ nhận 10.000 tấn phân u-rê và thanh toán 1.450.000
USD cho HELM. Như vậy Công ty HELM của Đức đã thực hiện đúng nghĩa
vụ của người bán: giao 10.000 tấn phân u-rê cho Cetrimex (bằng chứng là
ngày 27/9/2000 tàu DEWAN 1 đã trở 10.000 tấn phân u-rê cập cảng thành
phố Hồ Chí Minh). Như vậy nghĩa vụ chính trong việc thực hiện hợp đồng
với Centrimex, thì Công ty HELM của Đức đã thực hiện (tuy nhiên số lượng
4
và chất lượng có đúng như hợp đồng đã ký không thì Centrimex phải nhận
hàng rồi mới có thể khẳng định được). Những sai biệt trong bộ chứng từ là
không đáng kể, hai bên có thể trao đổi, thỏa thuận và thương lượng với nhau
để cùng giải quyết. Việc Centrimex dựa vào ba sai biệt trong bộ chứng từ để
từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng là sai không thực hiên nghĩa vụ của
người mua trong hợp đồng xuất, nhập khẩu đã ký với HELM. Nếu chiếu theo
thông lệ quốc tế (Incoterms và UCP 500) thì 3 sai biệt trong bộ chứng từ
không đủ căn cứ để Centrimex từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng. Sai
biệt thứ nhất: “ không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu”. Thực ra ngày gửi
hàng đã được nêu tại vận đơn họp đồng thuê tàu và theo quy định quốc tế thì
ngày cấp vận đơn sẽ được xem là ngày bốc hàng lên tàu và ngày gửi hàng.
Sai biệt thứ hai: “Số tiền viết bằng chữ trên hối phiếu không đúng ”. Trước
hết ta cần hiểu thế nào là một hối phiếu? Hối phiếu (Bill of exchange) là một
mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của người xuất khẩu lập ra để đòi người
có nghĩa vụ trả tiền, phải trả một số tiền nhất định theo các điều quy
định trên tờ hối phiếu đó. Ở đây là do đối tác viết bằng chữ không đúng theo
ngữ pháp Việt Nam mà thôi còn theo thông lệ Quốc tế thì hối phiếu này vẫn
hợp lệ bởi vì hối phiếu được xuất trình trong thời gian có hiệu lực thanh toán,
và đã viết đúng số tiền bằng số. Sai biệt thứ ba: “ Sai tên của Ngân hàng”

đáng lẽ phải viết là: Sở giao dịch số 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam. Thực ra Sở giao dịch số 1 là đơn vị hoạch toán phụ
thuộc và được coi là người được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam ủy quyền nên có thể hiểu rằng Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam là người chịu trách nhiệm cuối cùng của Sở
giao dịch 1. Đến đây chúng ta thấy rõ ràng rằng các bên liên quan phía Việt
Nam còn quá lúng túng trong các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế.
Có thể nói các cán bộ Sở giao dịch số 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa thực sự thông minh và nắm chắc các quy
định, các thông lệ, các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế nên đã quá lúng
túng trong vụ việc này. Nếu họ tinh thông về nghiệp vụ và nắm chắc các quy
định về thanh toán quốc tế thì họ phải biết phân tích cho Centrimex thấy rằng
các sai biệt về bộ chứng từ mà họ đã nêu ra không đủ căn cứ để từ chối thanh
toán, mà những sai biệt đó chỉ có thể giúp Centrimex dựa vào nó mà đàm
5

×