Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI NGƯỜI CAO TUỔI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.86 KB, 4 trang )

PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI
NGƯỜI CAO TUỔI
Các thống kê lâm sàng cho hay bệnh phổi rất thường gặp ở những người cao
tuổi, và cũng dễ nặng lên hơn so với người trẻ. Có khi chỉ viêm long mũi
họng nhẹ nhưng dễ nặng lên thành viêm phế quản. Mà viêm phế quản người
cao tuổi thường kéo dài hơn, dễ tái phát hơn, dễ tiến triển thành mạn tính, kể
cả giãn phế quản…
Phổi lão hoá - Quy luật tất yếu
Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ khi tuổi càng cao, phổi càng có sự lão
hóa rõ rệt; Vách phế nang - mao mạch thường bị teo, mô tạo keo dần dần
thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho khí qua lại không
được dễ dàng như lúc trẻ.
Một số người cao tuổi có thể trước đây nghỉ ngơi yên tĩnh, không khí trong
lành, giữ gìn sức khỏe tốt thì không có biểu hiện gì. Nhưng qua một đợt
nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn phổi là bệnh phát ngay - suy hô hấp sẽ bộc lộ rõ,
khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh… Thở nhanh, mạch nhanh là một
cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bù đắp sự thiếu hụt oxy, nhưng vì phổi đã
lão hóa nên việc đó lại trở thành phản tác dụng. Thở nhanh nhưng là thở
nông nên sự thông khí chỉ đạt tới vùng phế quản, không giúp được gì cho
việc trao đổi khí ở phế nang, có rất ít thời gian để hồng huyết cầu tiếp xúc
với không khí, do đó càng làm tăng sự thiếu oxy ở máu và ở các mô, càng
cảm thấy thiếu thở.
Biện pháp phòng bệnh
Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh
tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột
ngột. Không bất chợt ra nơi lộng gió nhất là khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi.
Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ, để không bị
nóng - lạnh xáo trộn xảy ra quá nhanh cơ thể không thích nghi kịp. Những
hôm lạnh ẩm gió nhiều nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.
Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói bụi… không hút thuốc lào,
thuốc lá, nếu nghiện thuốc thì phải tích cực cai nghiện cho bằng được. Bởi


khói thuốc có thể làm tê liệt các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô
phế quản, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhầy lên được. Sức đề kháng
của niêm mạc đường hô hấp cũng bị giảm sút nghiêm trọng, các tế bào bạch
cầu, đại thực bào hoạt động kém hiệu quả, làm cho phế quản dể bị nhiễm
khuẩn.
Cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên đánh răng sau khi ăn và
trước khi ngủ, để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các ổ nhiễm khuẩn
ở răng miệng, tai mũi họng cần triệt để điều trị để tránh vi khuẩn lan xuống
đường hô hấp dưới.
Cần chủ động nâng cao sức đề kháng, tăng cường khẩu phần với chế độ dinh
dưỡng đủ năng lượng, cân đối về chất để có sức chống lạnh. Cần tập thể dục
thường xuyên đều đặn. Đặc biệt là cần tập thở đều, thở sâu thành thói quen
theo phương pháp thở bụng.
Cách thở: Không nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phào, chậm
rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết, ngừng thở, cho bụng phình
lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào. Khi bụng lên hết, ngừng một tí,
rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng
tốt, có thể ngồi hoặc nằm đều tập được. Tập thở được thường xuyên, sẽ có
tác dụng rất tốt phục hồi chức năng hô hấp.
Phổi lão hoá - Quy luật tất yếu
Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ khi tuổi càng cao, phổi càng có sự lão
hóa rõ rệt; Vách phế nang - mao mạch thường bị teo, mô tạo keo dần dần
thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho khí qua lại không
được dễ dàng như lúc trẻ.
Một số người cao tuổi có thể trước đây nghỉ ngơi yên tĩnh, không khí trong
lành, giữ gìn sức khỏe tốt thì không có biểu hiện gì. Nhưng qua một đợt
nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn phổi là bệnh phát ngay - suy hô hấp sẽ bộc lộ rõ,
khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh… Thở nhanh, mạch nhanh là một
cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bù đắp sự thiếu hụt oxy, nhưng vì phổi đã
lão hóa nên việc đó lại trở thành phản tác dụng. Thở nhanh nhưng là thở

nông nên sự thông khí chỉ đạt tới vùng phế quản, không giúp được gì cho
việc trao đổi khí ở phế nang, có rất ít thời gian để hồng huyết cầu tiếp xúc
với không khí, do đó càng làm tăng sự thiếu oxy ở máu và ở các mô, càng
cảm thấy thiếu thở.
Biện pháp phòng bệnh
Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh
tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột
ngột. Không bất chợt ra nơi lộng gió nhất là khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi.
Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ, để không bị
nóng - lạnh xáo trộn xảy ra quá nhanh cơ thể không thích nghi kịp. Những
hôm lạnh ẩm gió nhiều nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.
Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói bụi… không hút thuốc lào,
thuốc lá, nếu nghiện thuốc thì phải tích cực cai nghiện cho bằng được. Bởi
khói thuốc có thể làm tê liệt các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô
phế quản, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhầy lên được. Sức đề kháng
của niêm mạc đường hô hấp cũng bị giảm sút nghiêm trọng, các tế bào bạch
cầu, đại thực bào hoạt động kém hiệu quả, làm cho phế quản dể bị nhiễm
khuẩn.
Cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên đánh răng sau khi ăn và
trước khi ngủ, để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các ổ nhiễm khuẩn
ở răng miệng, tai mũi họng cần triệt để điều trị để tránh vi khuẩn lan xuống
đường hô hấp dưới.
Cần chủ động nâng cao sức đề kháng, tăng cường khẩu phần với chế độ dinh
dưỡng đủ năng lượng, cân đối về chất để có sức chống lạnh. Cần tập thể dục
thường xuyên đều đặn. Đặc biệt là cần tập thở đều, thở sâu thành thói quen
theo phương pháp thở bụng.
Cách thở: Không nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phào, chậm
rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết, ngừng thở, cho bụng phình
lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào. Khi bụng lên hết, ngừng một tí,
rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng

tốt, có thể ngồi hoặc nằm đều tập được. Tập thở được thường xuyên, sẽ có
tác dụng rất tốt phục hồi chức năng hô hấp.

×