Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh thoái hóa hoàng điểm mắt ở người cao tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.1 KB, 6 trang )

Bệnh thoái hóa hoàng điểm mắt ở
người cao tuổi
Hoàng điểm là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết
độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Thoái hóa hoàng điểm ở người cao
tuổi là một bệnh thoái hóa của võng mạc tại vùng hoàng điểm do tuổi cao. Bệnh
thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực trung tâm không hồi phục. Căn bệnh
này là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi.



Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tuổi tác. Bệnh nhân càng lớn tuổi, nguy cơ
mắc bệnh càng cao. Ngoài ra, những đối tượng sau cũng có nhiều nguy cơ bị
thoái hóa hoàng điểm như người bị tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, người
hay hút thuốc lá, người dinh dưỡng kém, do di truyền. Phụ nữ có nguy cơ mắc
bệnh cao gấp đôi so với nam giới.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Giảm thị lực trung tâm, bệnh làm cho mắt
nhìn mờ dần và hình ảnh bị méo mó. Nếu chỉ có một mắt bị bệnh thường lúc
đầu người bệnh không để ý. Nhưng sau đó sẽ thấy nhiều triệu chứng xuất hiện
như: phần hình ảnh giữa thì mắt nhìn không thấy, trong khi những phần xung
quanh vẫn được thấy rõ. Ví dụ như khi nhìn vào ai đó, người bệnh chỉ nhận thấy
được chân, tay không nhìn rõ mặt người đó. Khi nhìn một vệt kẽ thẳng sẽ thấy
đoạn giữa của đường này trở thành lượn sóng. Nếu hai mắt cùng bị bệnh, bệnh
nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách hoặc khi làm việc trong khoảng cách
gần, tăng nhạy cảm với ánh sáng, chớp sáng. Ngoài ra, người bệnh cũng không
nhận biết được màu sắc hoặc bị ảo ảnh về thị giác. Vùng hoàng điểm có những
tổn thương lúc đầu không gây trở ngại, nhưng khi tiến triển sẽ gây phù hoặc
xuất huyết trong mắt. Bệnh nặng có thể gây mù lòa.

Điều trị: Khi bệnh thoái hóa hoàng điểm đã nặng, ở giai đoạn cuối thì hiệu quả
điều trị rất hạn chế. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển chậm qua một thời gian


dài nên có thể ngăn chặn sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc
mắt thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần bảo vệ mắt tránh ánh
sáng mặt trời bằng cách đeo kính râm chống tia cực tím; ngừng hút thuốc lá (hút
thuốc lá sẽ làm suy yếu hệ tuần hoàn của cơ thể, làm giảm chức năng của những
mạch máu võng mạc); thực hiện chế độ ăn có nhiều rau xanh, trái cây và cá;
dùng thuốc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoàng điểm, võng mạc
như thuốc có chứa vitamin C, E, beta-caroten, oxyt kẽm, oxyt đồng; tập thể dục
đều đặn để cải thiện sức khỏe của toàn cơ thể. Cách tốt nhất để sớm phát hiện
bệnh là đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần. Dù chưa có triệu chứng gì của
bệnh, những người từ 50 tuổi trở lên nên đi khám mắt đều đặn để phát hiện
bệnh, nhất là khi trong gia đình đã có người bị các bệnh về mạch máu của võng
mạc.
Giải pháp mới điều trị bệnh loãng xương
Hiện nay, những tiến bộ ngoạn mục trong thời gian 20 năm qua đã cho ra đời
hàng loạt thuốc có hiệu quả quả giảm nguy cơ gãy xương, có thể chia làm 2
nhóm chính: nhớm ức chế tế bào hủy xương Bisphosphonates (như
Alendronate, risedronate, zoledronate), Serm (raloxfene), calcitonin… và nhóm
kích thích tế bào tạo xương (như strontium ranelate và teriparatide). Tất cả đều
đã được thử nghiệm và có hiệu quả giảm nguy cơ gãy xương từ 30% đến 50%.
Tuy nhiên, chỉ có zoledronate được chứng minh là có hiệu quả giảm nguy cơ tử
vong ở bệnh nhân sau khi bị gãy xương.

Gãy xương làm giảm tuổi thọ bệnh nhân
Loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi. Tuy diễn
tiến âm thầm nhưng loãng xương gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Không chỉ
giảm độ chắc, cứng của xương, giảm chiều cao, còng lưng…, loãng xương kéo
theo nguy cơ bị gãy xương. Đặc biệt, gãy cổ xương đùi sẽ làm tăng tỷ lệ mắc
các bệnh khác, quan trọng hơn là làm tăng đột biến tỷ lệ tử vong sau khi gãy
xương.


Đã có khá nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy những bệnh nhân
bị gãy xương cột sống có nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần so với tỉ lệ tử vong
trung bình trong dân số. Tuy nhiên, gãy cổ xương đùi mới là là hệ quả nghiêm
trọng nhất và nguy hiểm nhất của loãng xương. Nhiều nghiên cứu trên thế giới,
kể cả ở Á châu, gần đây cho thấy khoảng 20% nữ và 30% nam bị gãy cổ xương
đùi chết trong vòng 1 năm sau khi xương bị gãy.
Acid zoledronic 5mg hiệu quả giảm 70% nguy cơ gãy xương sống và giảm 28%
nguy cơ tử vong sau gãy xương
Để đáp ứng điều trị, đặc biệt thuận tiện cho người bệnh trong sử dụng, liệu pháp
điều trị loãng xương bằng cách truyền trực tiếp thuốc ức chế hủy xương
zoledronic acid 5mg vào tĩnh mạch đang được xem là một giải pháp đột phá
trong điều trị loãng xương. Đây là dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch chứa 5mg
acid zoledronic thuộc nhóm các bisphosphonate chứa nitơ và tác động chủ yếu
lên xương. Nó là chất ức chế sự tiêu xương qua trung gian của hủy cốt bào, nói
nôm na là thuốc ức hế sự hủy xương.
Như vậy, đối với phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh, chỉ có zoledronic acid
5mg có tác dụng giảm nguy cơ gãy xương, duy trì ổn định hệ xương trong 3
năm ở tất cả các vị trí quan trọng. Kết quả công trình nghiên cứu về sử dụng
Bisphosphonate dạng tiêm truyền tĩnh mạch trong việc ngăn ngừa gãy xương ở
phụ nữ sau mãn kinh với sự tham gia 7.765 phụ nữ được công bố trên tạp chí Y
học New England (1). Sau thử nghiệm cho thấy: so với nhóm sử dụng giả dược,
nhóm sử dụng zoledronic acid 5mg có nguy cơ gãy xương thấp hơn 41% cho
xương hông và 70% cho xương sống. Trong khi đó, các loại thuốc viên chống
loãng xương hiện nay chỉ giúp giảm nguy cơ gãy xương sống ở tỉ lệ từ 40 –
50% mà thôi. Điều đáng chú ý là zoledronic acid còn giảm nguy cơ tử vong sau
gãy xương đến 28% (2).
Có bốn yếu tố khiến zoledronic acid 5mg phát huy hiệu quả bảo vệ cao hơn rõ
rệt so với các loại thuốc ức chế hủy xương dạng uống:
- Tính khả dụng sinh học 100% – Có ái tính cao hơn với chất khoáng xương.
61% zoledronic acid gắn trực tiếp vào xương và lưu lại ở đó, do đó, sự tiếp xúc

của cơ thể với thuốc ở mức tối thiểu trong cả năm.
- Có hiệu quả ức chế hủy cốt bào mạnh hơn.
- Đảm bảo sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân bởi chỉ cần truyền 1 liều trong 15
phút để đạt hiệu quả kiểm soát loãng xương đến một năm. GS.BS Trần Ngọc
Ân (chủ tịch Hội Thấp Khớp Học Việt Nam) cho biết, cũng giống như các
phương pháp điều trị khác hiện nay, bisphosphonate dạng tiêm truyền tĩnh mạch
zoledronic acid 5mg chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
và cũng có các yêu cầu đặc biệt trước và trong khi sử dụng. So với một vài loại
thuốc khác trong điều trị loãng xương, loại thuốc này có thuận lợi hơn cho bệnh
nhân bởi liều dùng 1 năm/lần, tác dụng phụ có nhưng không ảnh hưởng lớn; giá
cả chấp nhận được. Song song với việc dùng thuốc, để điều trị loãng xương hiệu
quả, bệnh nhân nên tiếp tục thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giàu can-xi và
chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp.


×