Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT KINH TẾ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 95 trang )





GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT KINH TẾ












Giáo trình Tiếng Việt Kinh Tế
Bởi:
Đỗ Hồng Dương

Giáo trình Tiếng Việt Kinh Tế
Bởi:
Đỗ Hồng Dương
Phiên bản trực tuyến:
< >
Tài liệu này và việc biên tập nội dung có bản quyền thuộc về Đỗ Hồng Dương. Tài liệu này tuân thủ theo giấy phép
Creative Commons Attribution 3.0 ( />Tài liệu được hiệu đính ngày: October 17, 2011
Ngày tạo PDF: October 17, 2011
Để biết thông tin về đóng góp cho các module có trong tài liệu này, xem tr. 86.
Nội dung


1 Các khái niệm kinh tế cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2 Tổng quan kinh tế Việt nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3 10 sự kiện kinh tế Việt nam 2009 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
4 Thương hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
5 Thị trường tiêu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
6 15 năm điện thoại di động ở việt nam 49
7 Vấn nạn thất nghiệp toàn cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
8 Nhiều ngân hàng có khả năng lỗ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
9 Thị trường điện tử điện lạnh: Vàng thau lẫn lộn . . . . . . . . . . . . . . . . 73
10 Bán ô tô: Xin lỗi, tôi mới là thượng đế . . . . . . . . 79
11 Ôn tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Chỉ mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
Tham gia đóng góp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .86
iv
Chương 1
Các khái niệm kinh tế cơ bản
1
1.1 Kinh tế
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một
cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao
đổi, và tiêu thụhàng hóa
2
và dịch vụ
3
. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt
động kinh tế.
1.2 Ngành kinh tế

Là một bộ phận của nền kinh tế
4
chuyên tạo ra hàng hóa
5
và dịch vụ
6
. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ
cấu ngành kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu
khi đó là nông nghiệp
7
và thương mại
8
. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay
bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự
trợ giúp của tiến bộ công nghệ
9
. Rất nhiều nước phát triển
10
(như Hoa Kỳ
11
, Anh quốc
12
, Canada
13
)
phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các
quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu biết tường
tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.
Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội
hậu công nghiệp

14
. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ
15
trong khi tỷ lệ của công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách
1
Phiên bản trực tuyện của nội dung này có ở < />2
/>3
/>4
/>5
/>6
/>7
/>8
/>9
/>10
/>11
/>12
/>13
/>14
/>15
/>1
2
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ CƠ BẢN
mạng thông tin
16
. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá
trình “offshoring” (chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài).
1.2.1 Các ngành kinh tế cơ bản
1/ Lĩnh vực sản xuất sơ khai
17

gồm nông nghiệp
18
, lâm nghiệp
19
, ngư nghiệp
20
, khai mỏ
21
và khai khoáng
22
.
2/ Khu vực hai của nền kinh tế
23
bao gồm công nghiệp
24
và xây dựng
25
.
3/ Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ
26
: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v
4/ Khu vực thứ tư - khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm
giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng.
1.2.2 Các ngành kinh tế tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ
thể:
• Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
• Nhóm B: Khai khoáng.
• Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo.

• Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
• Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
• Nhóm F: Xây dựng.
• Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
• Nhóm H: Vận tải kho bãi.
• Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
• Nhóm J: Thông tin và truyền thông.
• Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

• Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
Ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tỷ lệ đóng góp của ngành
nông nghiệp vào GDP vẫn tiếp tục giảm so với các năm trước (20,9%) nhưng vẫn hơn 60% dân số tham gia
vào sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới và là nước đứng thứ
hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Những sản phẩm nông nghiệp quan trọng là hạt tiêu, hạt điều,
cao su và thủy sản.
16
/>17
/>18
/>19
/>20
/>21
/>22
/>23
/>24
/>25
/>26
/>3
1.3 Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu. Hiện nay ở Việt Nam có các thành
phần kinh tế sau: kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể,

kinh tế hỗn hợp) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.4 Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế
1.4.1 Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền
kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra,
ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ
phát triển và mức sống của con người.
Công thức chung để tính Tổng sản phẩm trong nước GDP là:
GDP = ( tiêu dùng + đầu tư + xuất khẩu ) - nhập khẩu .
Hình 1.1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của thế giới trong thời kỳ 1995 – 2004
1.4.2 Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài
với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động. . .) giữa một nước
với nhiều nước khác. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược
lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
4
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ CƠ BẢN
Trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng
3,6%) và đạt tới gần 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900. Trong đó các nước có nền kinh tế
phát triển chiếm 2/3 tổng GDP của toàn cầu.
1.4.3 GNI và GDP bình quân đầu người
Để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GDP và GNI bình
quân đầu người. GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở
một thời điểm nhất định.
Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là
một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống. d) Cơ cấu ngành trong GDP
Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP. Số liệu thống
kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nước có trình độ phát

triển kinh tế khác nhau. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước
đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu
GDP thường từ 20 – 30%.
Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm
nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ
cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của
khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
————————
CHÚ THÍCH TỪ NGỮ:
GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội (trong nước)
GNI: Gross National Income– Tổng thu nhập quốc gia/Tổng thu nhập quốc dân
TỪ NGỮ:
Sản xuất Tái sản xuất Trao
đổiPhân phốiLưu thôngTiêu
thụHàng hóaDịch vụCơ cấu nền
kinh tế
Manh múnKhu vực sản xuất-
Tường tậnSơ sàiHậu công
nghiệpCách mạng thông tinKhai
mỏKhai khoángKho bãi
GDPGNITốc độ tăng trưởngMức
sốngĐầu tưVốnBình quân đầu
ngườiTỉ trọng
Bảng 1.1
1.5 C
ˆ
AU HỎI
• Trong xã hội hậu công nghiệp, cơ cấu ngành kinh tế có xu hướng chuyển đổi như thế nào?
• Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam từ đầu năm tới nay đã lên tới 14,7
tỷ USD, trong khi số vốn các doanh nghiệp VN đầu tư ra nước ngoài là 1,38 tỷ USD. Có thể nhận xét

điều gì về GNI và GDP qua 2 con số này?
• Cho bảng số liệu Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng ở
Việt Nam từ năm 1999 đến 2006. Em có nhận xét gì về xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam:
5
STT Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Cao su 66569 51637 89847 160083 357285 519203 851379
2 Cà phê 3044 2606 3921 6886 5956 7627 55399
3 Hạt điều 54783 30291 38317 53494 68752 97368 94487
4 Dầu thô 779157 558556 686798 863276 1482150 1160165 399907
5 Than đá 7729 17316 44320 51210 134354 370178 594759
6 Hạt tiêu 11440 6575 3268 712 420 . . . 767
7 Chè 276 834 569 799 3503 6075 7616
Bảng 1.2
• Theo đánh giá của em, Việt Nam có thể và nên phát triển mặt hàng nào trong xuất khẩu?
• Nêu sự khác biệt về tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu ngành của các nước phát triển và đang
phát triển.
1.6 BÀI TẬP
Chọn các từ ngữ điền vào chỗ trống:
cùng kỳ tỷ trọng tốc độ tăng trưởng đầu tư
vốn dầu thô than đá đạt
(Năm 2007) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo: thu hút . . . . . . . . vào sản xuất kinh doanh
trong 11 tháng qua . . . . . . . mức cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tổng
số . . . . . . . . đạt trên 15 tỷ USD, tăng 38,4% so với . . . . . . . , vượt 15% so với dự kiến cả
năm. Hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2007, đạt . . . . . . . . GDP 8,5%. Trong
xuất khẩu, . . . . . . . và . . . . . . . . là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt được mức tăng
trưởng cao và tiếp tục chiếm . . . . . . . . lớn trong xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây,
vượt cả chỉ tiêu quy hoạch xuất khẩu.
1.7 ĐỌC THÊM
1.8 CÁC NGÀNH KINH TẾ CHÍNH
1.8.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực
27
, thực phẩm
28
, thức ăn gia súc
29
, tơ
30
, sợi
31
và sản phẩm
mong muốn khác bởi trồng trọt
32
những cây trồng
33
chính và chăn nuôi
34
đàn gia súc (nuôi trong nhà).
Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân
35
, trong khi đó các nhà khoa học
36
,
27
/>28
/>29
/>30
/>31
/>32
/>33

/>34
/>35
/>36
/>6
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ CƠ BẢN
những nhà phát minh
37
thì tìm cách cải tiến phương pháp
38
, công nghệ
39
và kỹ thuật
40
để làm tăng năng
suất
41
cây trồng và vật nuôi
42
.
• Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
43
nông nghiệp có đầu vào hạn
chế, sản phẩm
44
đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình
45
của mỗi người nông dân
46
. Không có
sự cơ giới hóa

47
trong nông nghiệp sinh nhai.
• Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất NN được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản
xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt
48
, chăn nuôi
49
, hoặc trong quá
trình chế biến sản phẩm nông nghiệp
50
. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao
gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống
mới và mức độ cơ giới hóa
51
cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại
52
, làm
hàng hóa bán ra trên thị trường
53
hay xuất khẩu
54
. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp
chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc
55
, các sản
phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ USD, Việt Nam được đánh giá là nhà xuất khẩu
hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu. . .Gạo xuất khẩu đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 900 triệu USD,
tăng gần 23% so với năm 2003; Xuất khẩu hạt điều đạt 100.000 tấn, với kim ngạch 400 triệu USD (mở rộng
thị trường sang Mỹ, Trung Quốc, Đông và Bắc

ˆ
Au). Ngành chế biến gỗ xuất khẩu tăng mạnh nhất trong
năm, đạt trên 1 tỷ đồng (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp); Cà phê xuất khẩu
đạt 900.000 tấn, tăng gần 40%, với kim ngạch tăng gần 30%; Xuất khẩu chè đạt 900.000 tấn, với kim ngạch
gần 90 triệu USD, (mức cao nhất từ trước tới nay); Xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 98.000 tấn, trị giá 133,7 triệu
USD. . .
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế: Các sản phẩm nông nghiệp còn kém về chất lượng làm cho hàng
hóa khó đi vào thị trường của các nước phát triển. Việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, sự đa dạng
hoá nông nghiệp, phát triển chế biến nông sản. . .tốc độ chậm. Lao động nông nghiệp tăng ở nông thôn dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm, cản trở việc tăng năng suất lao động. . .
Mô hình mới đã xuất hiện ở châu thổ sông Hồng: Các làng nghề đã phát triển thành "cụm công nghiệp",
vượt ra khỏi giới hạn làng trở thành các trung tâm năng động, biến những người nông dân thành các doanh
nhân, chủ các xí nghiệp nhỏ, vừa và hiện đại, như: đồ gỗ Đồng Kỵ, sứ Bát tràng, lơn nạc Nam Sách, rau Gia
Lộc, cây cảnh Mễ Sở, rau hoa Mê Linh-Đông Anh. . .
37
/>38
/>39
/>40
/>41
/>42
/>43
/>44
/>45
/>46
/>47
/>48
/>49
/>50
/>51
/>52

/>53
/>54
/>55
/>7
1.8.2 Công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế
56
, là lĩnh vực sản xuất
57
hàng hóa
58
vật chất mà sản phẩm
được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt
động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ
59
, khoa
học
60
và kỹ thuật
61
.
Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:
• Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
• Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
• Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi
vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một
quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy
tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp:

• Theo mức độ thâm dụngvốn
62
và tập trung lao động
63
: Công nghiệp nặng
64
và công nghiệp nhẹ
65
• Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp
năng lượng, v.v
• Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp
66
sử dụng nhiều tư bản
67
, đối ngược với công nghiệp nhẹ
68
là lĩnh
vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều
tác động đến môi trường
69
và chi phí đầu tư
70
nhiều hơn. Công nghiệp nặng có thể được hiểu là ngành mà
sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xưởng thép, nhà máy
hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến
tay người tiêu dùng.
Công nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản
71
hơn công nghiệp nặng

72
, và thiên về cung
cấp hàng hóa
73
tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (có nghĩa là sản phẩm được sản xuất cho người
tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác). Các cơ sở công nghiệp
nhẹ thường ít gây tác động môi trường hơn công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể được bố trí gần khu
dân cư.
Một số định nghĩa kinh tế đưa ra rằng công nghiệp nhẹ là “hoạt động sản xuất, chế tạo sử dụng một khối
lượng vừa phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị khá cao so với khối
lượng của chúng”.
Ví dụ về các ngành công nghiệp nhẹ như: giầy dép, quần áo, đồ nội thất, thiết bị trong nhà, v.v
56
/>57
/>58
/>59
/>60
/>61
/>62
/>63
/>64
/>65
/>66
/>67
/>68
/>69
/>70
/>71
/>72
/>73

/>8
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ CƠ BẢN
1.8.3 Dịch vụ
Dịch vụ, trong kinh tế học
74
, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
75
nhưng là phi vật chất. Có
nhiều ngành dịch vụ:
• Cung cấp điện, nước
• Xây dựng (không kể sản xuất vật liệu xây dựng)
• Thương mại
• Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán,
• Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em
• Giáo dục, thư viện, bảo tàng
• Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà
• Thông tin, bưu chính, internet
• Giao thông, vận tải
• Cung cấp năng lượng (không kể khai thác và sản xuất)
• Giải trí, thể thao, đánh bạc, dịch vụ tình dục
• Ăn uống
• Các dịch vụ chuyên môn (tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v )
• Quân sự
• Cảnh sát
• Các công việc quản lý nhà nước
74
/>75
/>Chương 2
Tổng quan kinh tế Việt nam
1

2.1 Quá trình phát triển
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế Việt Nam có thể chia thành hai thời kì chính: trước năm 1986 và
sau năm 1986.
2.1.1 Nền kinh tế bao cấp: 1975 – 1986
Tên gọi khác: kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam là kinh tế bao cấp. Kinh tế bao cấp là nền kinh tế chỉ bao gồm các
thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và cá thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong thời
kì này, không tồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị trường.
Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân làm cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi
người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu.
2.1.2 Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: 1986 – nay
Tên gọi khác: nền kinh tế mở cửa
Thời kì sau năm 1986 còn được gọi là thời kì Đổi mới. Năm 1986, do nhận thấy những bất cập của nền
kinh tế bao cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã quyết định nước Việt Nam chuyển từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa cho các doanh nghiệp, mở rộng giao lưu kinh tế và hợp tác
quốc tế
Thành phần kinh tế chính của kinh tế thị trường là kinh tế tư nhân, những quyết định kinh tế được thực
hiện bởi các cá nhân người tiêu dùng và công ty. Nền kinh tế được vận động theo quy luật cung-cầu.
Trong những năm đầu của quá trình đổi mới Việt nam đã thu được những thành công về kinh tế đáng
kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Thương mại chiếm tới 51% của
GDP. Nhưng đồng thời từ vài năm nay những nổi cộm về cơ cấu cũng thể hiện rõ và đã có những biện pháp
khắc phục dần như chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả, cải tổ lĩnh vực Tài
chính và Ngân hàng, xây dựng một cơ chế hành chính có hiệu quả và một nhà nước Pháp quyền.
Đảng và Chính phủ cũng nhận thấy rõ ràng rằng không có sự phát triển hiệu quả của thành phần kinh
tế tư nhân thì mục đích tăng trưởng và tạo công ăn việc làm sẽ không thể đạt được. Từ khi Luật doanh
nghiệp có hiệu lực đến nay số lượng các doanh nghiệp tư nhân đăng ký đã tăng lên gấp 3 lần (200 000 doanh
nghiệp) và tạo ra hàng trăm chỗ làm việc mới.
Tháng 4 năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ 9 đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn
2001-2010. Trên cơ sở của Chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự
tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng

1
Phiên bản trực tuyện của nội dung này có ở < />9
10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5%. Mặc dù nền
kinh tế thế giới có sự suy yếu nhẹ, giá nhiên liệu cao, nhiều thiên tai và sự cạnh tranh tăng mạnh trong
xuất khẩu nhưng những mục tiêu đặt ra ở trên đã thực hiện được. Năm 2005 Việt nam đã đạt được mức
tăng trưởng là 8,4% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Trung
Quốc. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 40 tỷ USD khoảng bằng GDP của Bang Mecklenburg – Vorpommern).
Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 22%) cũng như
sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (11%).
Để thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng đặt ra, trong những năm vừa qua Đầu tư nước ngoài trực
tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu tăng lại. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cam kết đầu tư năm 2005 thêm
25%, 5,8 tỷ USD. Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đã đẩy mạnh các hoạt động của họ tại Việt Nam.
(Cam kết đầu tư của họ trong năm 2005 là 810 triệu USD). Các nhà đầu tư lớn khác là Đài Loan, Hàn
Quốc và Hongkong. Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã đưa ra cam kết tài trợ phát triển cho Việt Nam
là 3,7 tỷ USD cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thực hiện thành công. Cuối cùng, trong năm 2005 lượng
kiều hối do người Việt Nam sống ở nước ngoài chuyển về cũng tăng cao và đạt được 4 tỷ USD (tăng 20%),
một kỷ lục. Nhưng trên thực tế con số này có thể là 7 tỷ USD nếu như người ta tính cả lượng tiền chuyển
về không chính thức. Ngoài ra trong năm 2005 trái phiếu Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đã được bán tại
thị trường chứng khoán New York và đã mang lại nguồn kinh phí là 750 triệu USD. Đó là điều kiện thuận
lợi cho việc xâm nhập thị trường vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Giá cả phát triển theo chiều hướng tăng, đạt được mức tăng trung bình là 8,4% và cũng như năm trước
giá cả thị trường giữ ở mức độ cao. Tuy nhiên trong năm 2005 giá của một số ít các mặt hàng lương thực
phẩm tăng cao, phần nhiều là sự tăng mạnh về giá cả của các ngành năng lượng và giá vàng tăng và sự gia
tăng của tín dụng đã củng cố thêm áp lực lạm phát. Đến cuối năm chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 10% so với
năm trước. Sự tăng trưởng về số lượng tiền tệ một cách tích cực do ảnh hưởng của sự phát triển mạnh về
kinh tế và bước đột phát về hệ thống tiền tệ của nền kinh tế quốc dân. Lãi suất luôn được ổn địch và giữ ở
mức độ thấp. Cũng như năm trước đồng Việt Nam trong năm 2005 bị mất giá rất ít (-0,9%) . Với đảm bảo
sự chênh lệch tỷ giá hàng ngày trong khoảng +/-0,25% Ngân hàng nhà nước đã đạt được mục đích đưa ra.

2.2 Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Việt
Nam
A. Thành viên của ASEAN từ tháng 7 năm 1995
B. Tham gia vào AFTA từ 1995
C. Tham gia vào APEC từ tháng 12 năm 1997, có hiệu lực từ tháng 12 năm 1998
D. Gia nhập WTO từ tháng 11 năm 2006
2.3 Số liệu kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
2
, tổng thu nhập quốc nội
3
(GDP) của Việt Nam năm 2007
đạt khoảng 1.144 nghìn tỷ đồng
4
(tương đương 71,4 tỷ USD
5
) và thâm hụt thương mại là 14,12 tỷ đô la
Mỹ[8]
6
.
GDP
7
theo đầu người (2006
8
)
• Theo sức mua tương đương: 3.100 USD
• Theo tỷ giá hối đoái: 720 USD
2
/>3
/>4

/>5
/>6
/>7
/>8
/>11
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (2006
9
)
8,17% so với 8,4% năm 2005
10
, 7,69 % năm 2004
11
và 7,34 % năm 2003
12
.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình
13
hàng năm
(2001
14
-2004
15
) 7,25% so với 6,95% trong giai đoạn 1996
16
-2000
17
.
Tỷ trọng
18
trong GDP (2006

19
)
• Nông nghiệp
20
: 15,97%
• Lâm nghiệp
21
: 1.2 %
• Công nghiệp
22
và xây dựng: 40.97%
• Dịch vụ
23
: 38,01%
Tỷ giá hối đoái
24
(trung bình năm 2006)*
• 1USD = 16.025 VNDs
Tỷ lệ lạm phát
25
(năm 2006
26
; tính theo năm): 6.6%; Mức tăng giá bình quân năm 2006 là 7.5%.
Tài chính công (chính quyền trung ương, tính theo tỷ lệ % của GDP theo giá hiện hành, ước tính cho
năm 2003)**
• Thu: 22,66%
• Chi: 24,70%
• Thâm hụt: 2,04%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 15 tháng 12 năm 2005) 3,9 tỷ USD trong các dự án đăng ký mới, chủ
yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn 1,83 tỷ USD vào

những dự án đang tồn tại.
Nợ nước ngoài (% GDP, cuối 2005) 35,5%. Bộ Tài chính
27
dự kiến mức này cho năm 2006 là 34%. Theo
Nhóm Ngân hàng Thế giới
28
, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22%
theo tỷ lệ thực.
Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển đổi (2005)
• Xuất khẩu
29
(f.o.b
30
): 32,23 tỉ USD, tăng 21,6% so với 2004
• Nhập khẩu
31
(c.i.f
32
): 36,88 tỉ USD, tăng 15,4% so với 2004
9
/>10
/>11
/>12
/>13
/>14
/>15
/>16
/>17
/>18
/>19

/>20
/>21
/>22
/>23
/>24
/>25
/>26
/>27
/>28
/>29
/>30
/>31
/>32
/>12
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
• Thâm hụt
33
thương mại
34
: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ USD năm 2004)
Các mặt hàng xuất khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch): Dầu thô
35
(23%), hàng dệt may (15 %), giày dép
(9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo
36
(4,3%), cao su (2,4%), cà phê
37
(2,2%).
Các mặt hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch): Máy móc, thiết bị (14,2%), xăng dầu (13,5%),
thép

38
(8%), vải (6,5%), nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%), điện tử máy tính (4,6%), phân bón (1,8%).
Các thị trường
39
xuất khẩu chính (2003
40
): Hoa Kỳ
41
(20%), Nhật Bản
42
(14%), Trung Quốc
43
(9%)
Úc
44
(7%), Singapore
45
(5%), Đài Loan
46
(4%), Đức
47
(4%), Anh
48
(4%), Pháp
49
(2%), Hà Lan
50
(2%), các
nước khác (29%).
33

/>34
/>35
/>36
/>37
/>38
/>39
/>40
/>41
/>42
/>43
/>44
/>45
/>46
/>47
/>48
/>49
/>50
/>13
2.4 Các vùng kinh tế: 8 vùng
Hình 2. 1
1. Đông Bắc Bộ
51
2. Tây Bắc Bộ
52
3. Đồng bằng Bắc Bộ
53
4. Bắc Trung Bộ
54
5. Nam Trung Bộ
55

6. Tây Nguyên
56
7. Đông Nam Bộ
57
51
/>52
/>53
/>54
/>55
/>56
/>57
/>14
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
8. Tây Nam Bộ
58
(Đồng bằng sông Cửu Long
59
)
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: TP Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Đà nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình
Định.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà-Rịa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An
2.5 CHÚ THÍCH TỪ NGỮ:
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
AFTA: ASEAN Free Trade Area(Khu vực mậu dịch tự do Asean)
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương)
WTO: World Trade Organization(Tổ chức thương mại thế giới)
2.6 TỪ NGỮ

bao cấpquốc doanhnổi cộmsuy
yếukim ngạchcam kếtcông cuộc
xóa đói giảm nghèokiều hốitrái
phiếutín dụnglạm phátchỉ số giá
tiêu dùnglãi suất
tỷ giátỷ giá hối đoáithâm hụt-
tài chính côngước tínhtỷ lệ danh
nghĩa/tỷ lệ thực
Bảng 2.1
2.7 C
ˆ
AU HỎI
1. Quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam có thể chia thành mấy giai đoạn? Điểm khác nhau cơ bản
giữa hai giai đoạn là gì?
2. Tìm các thành phố được coi là trung tâm kinh tế của mỗi vùng kinh tế trọng điểm.
2.8 BÀI TẬP
Cho các từ sau:
Cải thiện sức cạnh tranh cam kết
kiều hối trái phiếu
1. Xuất khẩu lao động chắc chắn sẽ giúp người lao động tăng thu nhập, . . . . . . kinh tế gia đình,
nhưng cũng không phải dễ dàng mà đạt được.
2. Thủ tục hành chính hiện đang là một trong những lực cản chính, làm giảm . . . . . . . . . của các
doanh nghiệp sau khi gia nhập WTO
3. Thủ tướng Nhật Taro Aso . . . . . . . . . viện trợ 17 tỉ USD trong vòng ba năm tới để kích thích
phát triển kinh tế ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
4. . . . . . . . . là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một nguồn mang lại ngoại tệ mạnh
cho đất nước mà không một nguồn nào có thể so sánh được về hiệu quả.
5. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, ngày 16/1/2009 tới sẽ phát hành . . . . . . .
EVN đợt 1 với tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng.
58

/>59
/>15
2.9 ĐỌC THÊM
2.10 Gia nhập ASEAN
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường
quốc tế.
iệt Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN bên cạnh Brunei, Malaysia, Indonesia, Phillippines,
Singapore, Thái Lan và mở đầu cho quá trình thống nhất, quy tụ cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam
châu Á vào tổ chức này. Sau Việt Nam, các nước Lào, Campuchia, Myanmar cũng gia nhập ASEAN. Việc
Việt Nam gia nhập ASEAN cũng là kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,
đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra. ừ trước
đến thời điểm đó, nước ta chỉ mới tham gia vào một khối là khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế gồm các
nước Đông
ˆ
Au và Nga, nói tiếng Nga).
10 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển vào ASEAN như tổ chức
thành công hội nghị cấp cao ASEAN 6 năm 1998, đóng góp vào xây dựng “Chương trình hành động Hà Nội”
và các biện pháp cụ thể để thực hiện “Tầm nhìn ASEAN 2020”; tham gia xây dựng văn kiện “Hiệp ước Đông
Nam Á không có vũ khí hạt nhân”.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN: 1995: 1,1 tỷ USD ; 1996: 1,136 tỷ USD; 1997: 1,9 tỷ
USD; 1998: 2,3 tỷ USD; 1999: 2,4 tỷ USD; 2000: 2,6 tỷ USD; 2001: 2,5 tỷ USD; 2002: 2,42 tỷ USD; 2003: 2,9
tỷ USD; 2004: 3,87 tỷ USD.
Về đầu tư: tháng 6-1995, các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam gần 200 dự án với tổng số vốn pháp
định trên 2 tỷ USD, chiếm 15% FDI vào Việt Nam thời điểm đó. Đến năm 2004, ASEAN đã đầu tư trên
600 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI vào Việt Nam, đứng đầu là Singapore
với 8 tỷ USD.
Các khu công nghiệp của ASEAN tại Việt Nam: Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương),
Khu công nghiệp Việt Nam - Thái Lan AMATA (Đồng Nai), Khu công nghiệp Việt Nam - Malaysia (Khu
chế xuất Đà Nẵng), Khu công nghiệp Việt Nam - Malaysia (Nội Bài, Hà Nội).

2.11 Gia nhập AFTA
Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential
Tariff Scheme - CEPT) quy định việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Vào đầu những
năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu
vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự
liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội.
AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:
- Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực
và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN
càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ
mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến sự tăng
lên trong thương mại nội khối.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng
lớn hơn.
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát
triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới.
Hiệp định chung về thuế quan bao gồm 3 nội dung chủ yếu, không tách rời dưới đây: Thứ nhất là vấn đề
giảm thuế quan. Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với
các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm. Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng
16
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
rào phi quan thuế (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật: kiểm dịch,
vệ sinh dịch tễ. Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan.
Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn cả thuế suất mà
các nước ASEAN dành cho các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hoá Việt
nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN. Việt Nam cũng có thể nhập khẩu
nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các khu vực khác trên thế giới.
Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ khối, khi gia nhập AFTA,
Việt Nam sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế,
cũng như các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, Nhật, EU hay WTO

Tuy nhiên, gia nhập AFTA cũng khiến lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế
xuất nhập khẩu giảm. Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, nghĩa là
xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự
vào cuộc chơi cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực: cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát triển, nhưng
đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới
việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt nam.
Chính vì thế, gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế và các doanh nghiệp VN để
chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới rộng lớn và đầy sự cạnh tranh hơn.
2.12 Tham gia vào APEC từ tháng 12 năm 1997, có hiệu lực từ
tháng 12 năm 1998
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh
60
: Asia-Pacific Economic Cooperation,
viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế
61
của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á
62
– Thái Bình Dương
63
với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban
thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.
2.13 Gia nhập WTO từ tháng 11 năm 2006
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh
64
: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp
65
:
Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha
66

: Organización Mundial del Comercio; tiếng
Đức
67
: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève
68
, Thụy Sĩ
69
, có chức năng
giám sát các hiệp định thương mại
70
giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại
71
.
Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại
72
để tiến tới tự do
thương mại
73
.
60
/>61
/>62
/>63
/>64
/>65
/>66
/>67
/>68
/>69
/>70

/>71
/>72
/>73
/>17
Tính đến ngày 25 tháng 1
74
năm 2008
75
, WTO có 152 thành viên. Mọi thành viên của WTO
76
được
yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi
77
nhất định trong thương mại, ví dụ (với một
số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia
khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Trong thập niên 1990
78
WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa
79
.
WTO có các chức năng sau:
• Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
• Diễn đàn đàm phán về thương mại
80
• Giải quyết các tranh chấp về thương mại
81
• Giám sát các chính sách thương mại
82
của các quốc gia

• Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
83
• Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc
tế, ví dụ Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch. . .
74
/>75
/>76
/>77
/>78
/>79
/>80
/>81
/>82
/>83
/>18
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM

×