Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ĐỀ TÀI: " THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.95 KB, 50 trang )

1










BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG






2







MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH: 3
1.1. Tổng quan về NHNo&PTNT Huyện Thanh Bình 3
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thanh
Bình: 3
1.1.2.Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Bình có ảnh hưởng đến hoạt
động của NHNo&PTNT Thanh Bình 3
 Địa hình: 4
 Khí hậu, thủy sản 4
1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Bình 8
1.2.1 .Công tác huy động vốn 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH: 17
2.1 Tình hình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT 17
2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Thanh Bình 18
2.3. Đánh giá về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Thanh Bình 34
2.3.1 Thuận lợi: 34
2.3.2 Kết quả đạt được: 34
2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế: 35
3.1.1Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đổi mới kỹ thuật và
công nghệ thanh toán: 38
3.1.2. Tăng cường các hoạt động Marketing: 39
3.1.3 Khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng. 39
3.1.5 Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ 40
3.1.6 Cần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai áp dụng các hình thứcthanh
toán hiện đại như thẻ Ngân hàng. 41
3.2. Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Thanh 41
3.3.Kiến nghị: 42
3.3.1 Đối với Chính phủ: 42
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 44
3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam: 46

KẾT LUẬN 49
3



Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH:
1.1. Tổng quan về NHNo&PTNT Huyện Thanh Bình
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện
Thanh Bình:
Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh
Bình - Đồng Tháp ra đời cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của hệ thống
NHN
o
&PTNT Việt Nam, ngân hàng luôn gắn bó chặc chẽ với sự chuyển đổi cơ cấu
chung của Ngân Hàng.
Trước năm 1988, Ngân Hàng Huyện Thanh Bình–Đồng Tháp hoạt động còn
mang tính bao cấp và từ năm 1990 NHN
o
&PTNT chi nhánh Huyện Thanh Bình-
Đồng Tháp được công nhận là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt nhận khoán tự
chủ về hoạt động tài chính trong kinh doanh.
Năm 1991 Ngân Hàng đã chuyển hẳn sang Ngân Hàng thương mại hoạt động
theo pháp luật và qui định của nhà nước đối với Ngân Hàng thương mại, trong thời
gian đầu hoạt động Ngân Hàng gặp không ít khó khăn nhưng Ngân Hàng đã đưa ra
đường lối hoạt động đúng đắn, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên
tập thể. Bên cạnh đó còn thực hiện đúng các đường lối của Huyện ủy, UBND huyện

Thanh Bình đã khắc phục được khó khăn, tồn tại và phát triển ngày càng một tốt
hơn.
1.1.2.Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Bình có ảnh hưởng đến hoạt
động của NHNo&PTNT Thanh Bình
 Vị trí địa lý :
Thanh Bình là một huyện vùng sâu, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương
thực của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Hồng ngự, phía tây và tây nam giáp An
Giang, phía đông và đông bắc giáp Tam Nông, phía đông nam giáp Cao Lãnh. Tổng
diện tích tự nhiên là 341,62 Km
2
, tổng số: 35.899 hộ, dân số 162.870 người, trong
đó dân số ở nông thôn chiếm 148.815 người, thành thị chiếm 14.055 người, mật độ

4



GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


dân số trung bình là 476 người/Km
2
, có 55 ấp. Huyện Thanh Bình được chia làm 13
đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị
trấn Thanh Bình (số liệu năm 2006).
 Địa hình:
Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt

nước khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng:
vùng cù lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là các loại cây, con phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích
hợp.Đặc biệt vùng bài bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị
kinh tế cao.
 Khí hậu, thủy sản
Huyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của tỉnh Đồng tháp, có khí
hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa quanh năm, với 2 mùa mưa và nắng rõ rệt,
mùa mưa thường từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12-4 của năm sau. Do có đặc
điểm khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển toàn diện về cơ cấu cây
trồng, vật nuôi.
Chế độ thủy văn theo hai mùa: mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong
ngày. Mùa lũ thường từ tháng 7-11 và mùa kiệt từ tháng 12-6 năm sau. Đặc biệt với
lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn như bải bồi ven sông và diện tích mặt nước rông
lớn vào mùa lũ là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế như:
Vùng nuôi cá tra, cá ba sa, xen canh nuôi tôm càng xanh, cá rô
 Với đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nêu trên đã phần nào cho thấy
huyện đã và đang có những yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển về mặt kinh tế nói
chung và hoạt động của ngân hàng trong địa bàn huyện nói riêng . Ảnh hưởng
không nhỏ đến nhu cầu sản xuất củng như phát triển kinh tế cho người dân nơi đây
đó củng chính là yếu tố thúc đẩy họ tìm đến ngân hàng để tìm vốn vay đầu tư cho.
việc phát triển sản xuất , tạo thêm sự gắn kết giữa ngân hàng và người đi vay
5






1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của chi nhánh NHNo&PTNT

Thanh Bình
1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Thanh
Bình Tỉnh Đồng Tháp là chi nhánh cấp 3 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hiện
nay có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức NHN
o
&PTNT Huyện Thanh Bình.












Nguồn: phòng tổ chức hành chánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
Thôn huyện Thanh Bình-ĐT.
1.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ:
a. Ban Giám Đốc:
- Giám Đốc: Giám Đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng qui định
của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.Phụ trách chung
tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các


Phòng

Kiểm
Soát
Nội Bộ



Phòng
Kế
Toán
Ngân
Quỹ


Phòng
Khách
Hàng
Kinh
Doanh


Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chánh


Giám Đốc
Phó Giám Đốc
6




GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


phòng ban và công tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị. Đồng thời Giám Đốc là
người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng Giám Đốc, chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị NHN
o
&PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Thanh Bình Tỉnh Đồng Tháp.
-Phó Giám Đốc phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động của ngân hàng, và được
phân quyền khi Giám Đốc đi vắng đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc.
b. Phòng tổ chức hành chánh nhân sự.
- Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ
chức Đảng, Công đoàn chi nhánh trực thuộc trên địa bàn huyện Thanh Bình.
 Sắp xếp, đề bạc các nhân viên trong đơn vị cụ thể như sau:
 Xây dựng công tác hàng quí, hàng tháng của chi nhánh Ngân Hàng và có
trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện các trương trình đã được Giám Đốc
phê duyệt. Đồng thời tư vấn về pháp lý trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và
tham gia ký kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động,
hành chánh liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh và Thực thi
pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng cháy, nổ tại cơ quan.
 Lưu trữ văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế
của ngân hàng nông nghiệp, thực hiện giao tiếp khách hàng đến làm việc, công tác
tại chi nhánh. Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thăm hỏi ốm đau của đội

ngũ cán bộ nhân viên, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị
theo chỉ đạo của ban lảnh đạo chi nhánh Ngân Hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Giám đốc phân công.
c. Kiểm soát nội bộ.
 kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân Hàng về đảm bảo
an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, và dịch vụ Ngân Hàng.
 Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quá trình kinh doanh theo quy định của
pháp luật và NHN
o
&PTNT Việt Nam.
 Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc
7






GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


tuân thủ nguyên tắc, chế độ và chính sách kế toán theo quy định của ngân hàng nhà
nước.
 Giải quyết đơn từ, khởi tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh trong phạm vi
phân ủy quyền của giám đốc Ngân Hàng huyện Thanh Bình.
d. Phòng khách hàng kinh doanh.
Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 14 nhân viên. Trưởng phòng có

nhiệm vụ kiểm tra xét duyệt hồ sơ cho vay, điều hành nhân viên làm những việc mà
mình phân công và thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc đưa xuống. Phó phòng cũng
có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho vay và đồng thời được giao nhiệm vụ khi trưởng
phòng đi vắng và cũng được quyền điều hành nhân viên do mình phân công đồng
thời cũng thực hiện các chỉ đạo của giám đốc đề ra.
e. Phòng kế toán – ngân quỹ.
 Thực hiện hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của NHN
o
&PTNT
Việt Nam. Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
chi nhánh.
 Làm dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá, giấy tờ
thế chấp, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi cho khách hàng và nhận tiền
từ khách hàng. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỷ tiền lương đối với cán bộ, nhân viên trong Ngân Hàng. Thực hiện nộp các
khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Thực hiện việc giải ngân đối với khách hàng đi vay.
Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán quyết toán các báo cáo theo quy định
tại ngân hàng

8



1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Bình
1.2.1 .Công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng
cần



GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Bởi vì hoạt động chính của Ngân hàng là "đi
vay để cho vay" do đó công tác huy động vốn của mỗi Ngân hàng là hoạt động cơ
bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ cấu huy động vốn
của mỗi Ngân hàng, bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt này.Nhận
thức được điều đó nên ngay từ khi mới tái lập lại, NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Thanh Bình đã có nhiều cố gắng trong việc khơi nguồn vốn huy động
Đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình. Một mặt, Ngân hàng thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong dân cư tạo thu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng
với các thành phần kinh tế nói chung và hộ nông dân nói riêng. Ngân hàng đã đa
dạng hoá nhiều hình thức huy động của mình như nhận tiền gửi với nhiều thời hạn
khác nhau giúp khách hành dễ lựa chọn và tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền của
mình. Ngoài ra, Ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu để thu hút lượng tiền nhàn dỗi
trong dân cư, các loại tiền gửi thanh toán của khách hàng, đồng thời Ngân hàng
cũng linh hoạt trong việc áp dụng khung lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, Ngân hàng
còn nhận nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế và làm "đại lý" cho Ngân hàng
người nghèo để hưởng hoa hồng
Theo bảng tổng kết nguồn vốn ta nhận thấy nguồn vốn đã có những biến động rõ rệt
qua 3 năm. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 111.30 triệu đồng, tăng so với năm
2007 là 16.48 triệu đồng với mức tăng 17.38% . Năm 2009 nguồn vốn huy động là 110
triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 1.3 triệu đồng ( giảm 1.17%). Đến năm 2010 tổng
9




nguồn vốn tăng khá nhanh đạt 123.68 triệu đồng so với năm 2009 tăng 13.68 triệu đồng ,
tỷ lệ tăng 12.44% và tăng 12.38 triệu đồng so với năm 2008. Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện
rõ hơn thực trạng này:







GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH




Biêu 1.1: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động 2008, 2009, 2010
Đơn vị: Triệu đồng

10




Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh năm 2008, 2009, 2010
Lý do để NHNo& PTNT có thể đạt kết quả như trên là do mạng lưới giao dịch của
ngân hàng NNo&PTNT Thanh Bình không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ

ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ phục vụ ở các khu dân
cư thành thị mà đã hướng đến các đối tượng khách hàng ở nông thôn. Cùng với đó,
các ngân hàng từng bước trang bị máy móc công nghệ cao, chuyên nghiệp hoá đội
ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có nhiều
tiện ích Với những đổi mới đó, đặc biệt là từ khi có dịch vụ thẻ ATM, lượng


GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông hơn, giao dịch tại các ngân hàng trở
nên sôi động hơn. Trong vòng 5 năm trở lại đây, người dân huyện Thanh Bình đã
100

105

110

115

120

125

2008

2009

2010


T
ổng nguồn vố huy
động
11



quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng, từ dịch vụ truyền thống cho vay, gửi tiền tiết
kiệm đến các giao dịch hiện đại chuyển khoản, thanh toán… Từ các dịch vụ, ngân
hàng đã thu hút một lượng khách hàng lớn, tăng cường nguồn huy động vốn nhàn
rỗi trong dân cư.


Giao dịch tín dụng ở một chi nhánh ngân hàng
Từ nguồn vốn huy động , ngân hàng đã đảm bảo đầu tư tín dụng, thanh toán, chi trả
cho khách hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh, khó khăn hiện nay, ngân hàng đang nỗ
lực thực hiện các giải pháp về đổi mới và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, nâng
cao chất lượng dịch vụ… hướng tới các nhu cầu của khách hàng. Đó cũng là điều
kiện bắt buộc để tăng trưởng số dư huy động, đảm bảo các hoạt động thanh toán và.

GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi



Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH




12



đầu tư, tiếp tục thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển
1.2.2. Công tác sử dụng vốn
Là một chi nhánh của NHNo & PTNT Đồng Tháp, hoạt động chủ yếu của
NHNo Thanh Bình dựa trên đi vay và cho vay phần lớn là nông dân, hoạt động cho
vay với mục đích phát kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.Nên công tác sử
dụng vốn đã huy động được một cách có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất với
chi phí thấp nhất lại là điều vô cùng khó khăn đối với những người làm Ngân hàng
cũng như đối với các công ty tài chính, tổ chức tài chính tín dụng…
Trong năm 2010 hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều khởi sắc. Tổng dư nợ
tín dụng tính đến cuối năm 2008 là 330.684 triệu đồng, cuối năm 2009 là 383.611
triệu đồng và năm 2010 là 398.452 triệu đồng .Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện cụ thể sự
tăng trưởng của nó.

Biểu 1.2: Quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay tại NHNo huyện Thanh Bình:


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010

GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH

0
100

200
300
400
2008
2009

2010

Tổng dư nợ

13




Qua biểu 1.2 ta thấy hoạt động tín dụng đã có những chuyển biến tích cực. Trong đó
năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 229.11 triệu đồng, chiếm 57,5% tổng dư nợ,
tăng 14.456 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 20.781 triệu đồng so với năm 2008.
Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn năm 2010 là 169.34 triệu đồng, chiếm 42.5%
tổng dư nợ tín dụng, so với năm 2009 tăng với số tiền là 2.300 triệu đồng và tăng
16.700 triệu đồng so với năm 2008
Hộ nông dân là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Tính đến cuối năm 2008,
dư nợ thuộc hộ nông dân là 195.10 triệu đồng, chiếm 59,0 % dư nợ theo thành phần
kinh tế. Đến cuối năm 2009, dư nợ tại thành phần này đã tăng lên 296.6 triệu đồng,
tăng 30,7 % so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ tại hộ nông dân có giảm nhưng
không
đáng kể ( 200.42 triệu đồng), vẫn chiếm 50,3 % dư nợ theo thành phần kinh tế.
Có thể nói trong ba năm qua hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo - PTNT
Thanh Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu,
yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn

vốn vào tái đầu tư nhằm thu lợi nhuận nên tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng
tăng
cao.

1.3 Thuận lợi, khó khăn, phương thức phát triển
*Thuân lợi:
Về mặt kỹ thuật, đến nay NHNo&PTNT Thanh Bình đã được trang bị hệ thống
mạng máy vi tính nối mạng với NHNo&PTNT Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác thanh toán không
dùng tiền mặt nói riêng. Nhiều ứng dụng công nghệ tin học đã được áp dụng trong
các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng,
thông tin báo cáo phục vụ cho công tác quản lý và các nghiệp vụ khác. công nghệ
tin học cũng đã được áp dụng rộng rãi trong chuyển tiền điện tử, thông tin phòng


GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi

14




Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


ngừa rủi ro, thanh toán giám sát từ xa…vì thế tốc độ chu chuyển rất nhanh giảm
thời gian đọng vốn trong thanh toán, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của khách
hàng, đảm bảo bí mật, an toàn




và chính xác.
Hệ thống ngân hàng cấp trên cũng đã xây dựng mới và sửa đổi các văn
bản quy tắc nghiệp vụ phù hợp với điều kiện ứng dụng kỹ thuật mới, phù hợp
với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và thông thoáng.
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người quyết định mọi hoạt
động của ngân hàng, NHNo&PTNT Thanh Bình đã đặc biệt coi trọng việc tạo
nguồn nhân lực để đảm bảo vận hành có hiệu quả hoạt động của ngân hàng
trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Trên
cơ sở tổ chức biên chế sẵn có NHNo&PTNT Thanh Bình đã đào tạo lại và phân
công công tác hợp lý nên đã đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện
nay.
Hệ thống thanh toán trong nội bộ ngân hàng hiện nay tương đối phát triển so với
trước đây. Thanh toán qua hệ thống máy vi tính khá hoàn chỉnh và thực hiện quyết
toán ngay trong ngày đối với các khoản chuyển tiền trong nội bộ hệ thống.
Ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Bình hoạt động trên địa bàn huyện Thanh Bình
và rộng hơn là trên phạm vi tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù đây là khu vực có trình độ
dân trí chưa cao nên người dân khó tiếp thu những tiến bộ mới nhất của xã hội, mà
một trong những tiến bộ đó là sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt.Nhưng chắc rằng trong thời gian tới đây việc phát triển se dễ dàng nếu ta tạo nó
thành thói quen cho khách hàng. Đồng thời, người dân ở đây có mức thu nhập trung
bình nên việc đến với thanh toán không dùng tiền mặt củng có đôi chút khó khăn
Hoạt động thương mại phát triển tạo môi trường thuận lợi cho công tác


15



GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi



Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.Huyện Thanh Bình là nơi diễn ra các hoạt
động cho vay củng như thu hồi nợ nên lưu lượng thanh toán là rất lớn. Đây là điều
kiện thuận lợi để ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Bình phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt.
 Khó khăn:
- Chi nhánh không được trực tiếp thanh toán bù trừ với các ngân hàng
khác mà phải thông qua NHNo&PTNT Đồng Tháp mà nguyên nhân là do
NHNo&PTNT Thanh Bình là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Đồng
Tháp và điều kiện về quản lý và kỹ thuật chưa cho phép.
- Chưa nối mạng giữa Ngân hàng với các khách hàng lớn và truyền
thống mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có điều kiện thuận lợi cả về vốn lẫn
cộng nghệ. Khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khi muốn biết những thông
tin về tài khoản của mình thì phải gọi điện thoại tới ngân hàng để nhờ các
nhân viên ngân hàng cung cấp các thông tin này chứ chưa thể theo dõi trực
tiếp thông qua hệ thống mạng vi tính. Đây là một hạn chế mà ngân hàng
NHNo&PTNT Thanh Bình cần kiến nghị với ngân hàng NHNo&PTNT Đồng Tháp
và NHNo&PTNT Việt Nam để khắc phục trong thời gian sớm nhất bởi vì
trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay, một số
ngân hàng như VIETCOMBANK đã đi trước trong vấn đề này.
- Chưa nối mạng trực tiếp giữa các hệ thống ngân hàng với nhau. Đây
còn là hạn chế chung của tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện tại ở Việt Nam
còn nhiều bất cập, trong quá trình thực hiện còn cần nhiều chứng từ và thủ tục
không cần thiết gây chậm trễ cho quá trình thanh toán.
- Các văn bản pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn thiếu

và chưa phù hợp nên chưa tạo môi trường và hành lang vững chắc cho hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt - Công nghệ thanh toán của Ngân hàng chưa
hiện đại so với một vài ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn.
16





GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi


Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


- Vì là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NNNo&PTNT Đồng Tháp nên
NHNo&PTNT Thanh Bình chưa chủ động trong việc thực hiện các giải pháp để
mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của mình.
17



Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH:

2.1 Tình hình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT
huyện Thanh Bình:

- Để phục vụ khách hàng tốt hơn NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình đã đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại nối mạng vi tính thanh toán chuyển tiền điện tử trong
hệ thống, Thanh toán bù trừ trên địa bàn, đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết, đủ
tầm tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng thành thạo vi tính phục vụ công tác kế
toán thanh toán, giao dịch tức thời tiến tới nối mạng thanh toán điện tử liên Ngân
hàng trung gian với cả nước và quốc tế.
- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua
ngân hàng với thủ tục đơn giản và tiện lợi nhất. Tuyên truyền hướng dẫn khách
hàng nắm được thủ tục thanh toán của từng thể thức thanh toán để khách hàng lựa
chọn hình thức thanh toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của đơn vị.
- Đổi mới tác phong giao dịch văn minh - lịch sự, thực hiện nếp sống văn hoá trong
giao tiếp kinh doanh có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trên địa
bàn. Vấn đề cạnh tranh hiện nay không phải chỉ là vấn đề lãi suất cao hay thấp mà
thể hiện ở chiến lược khách hàng, các dịch vụ tiện ích, công nghệ hiện đại tinh thần
phục vụ tốt, giữ được khách hàng truyền thống lôi kéo khách hàng tiềm năng cải
tiến thủ tục hành chính tiến tới giao dịch một cửa tạo điều kiện giải phóng khách
hàng nhanh sẽ thu được kết quả tốt.
Nhu cầu mở và sử dụng tài khoản trước hết phụ thuộc vào việc ngân hàng có cung
cấp được cho khách hàng các hình thức thanh toán và dịch vụ thanh toán thuận lợi,
nhanh chóng, an toàn và kinh tế hay không. Đây là yếu tố cơ bản, lâu dài đối với hệ
thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT Thanh Bình nói riêng trong việc thu hút
các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Đặc biệt đối với tình hình thực tế ở nước ta, việc mở và sử dụng tài khoản đối với
đại bộ phận người dân còn xa lạ, ngại và chưa quen với giao dịch qua ngân hàng.
Nếu việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt buộc khách hàng
18






GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


phải đi lại nhiều lần hoặc phải hoàn tất các thủ tục nặng nề, phức tạp, rườm rà thì
khách hàng sẽ không tự nguyện thực hiện các dịch vụ đó .
NHNo&PTNT Thanh Bình đã ý thức được rằng mọi khách hàng khi thực hiện
thanh toán qua ngân hàng đều mong muốn ngân hàng phục vụ mình nhanh chóng,
chính xác, bảo đảm an toàn với chi phí thấp nhất. Do đó, ngân hàng luôn quan tâm
đến công tác này và đã đạt được những kết quả nhất định dù ngân hàng còn có
nhiều hạn chế.
2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Thanh Bình
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. Thanh toán qua ngân
hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng
này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản.
Ở nước ta công tác TTKDTM được tổ chức thực hiện qua Ngân hàng – Kho bạc
Nhà Nước theo tinh thần các văn bản pháp qui của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam. Các thể thức TTKDTM hiện đang sử dụng cho các tổ chức kinh tế giao
dịch thanh toán giữa các đơn vị được thực hiện theo quyết định số 1092/2002 ngày
08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NĐ 30 CP về séc bao
gồm:
- Thanh toán bằng séc.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( hoặc Lệnh chi) - chuyển tiền
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ( hoặc Nhờ thu)
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng






19









GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH



BẢNG 2.1: DOANH SỐ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NHNo &PTNT HUYỆN THANH BÌNH
Đơn vị:Triệu đồng

HÌNH
THỨC

2008

2009

SO SÁNH NĂM

2008/2009

2010

SO SÁNH NĂM
2009/2010

THANH
TOÁN

SỐ
MÓN

SỐ
TIỀN

SỐ
MÓN

SỐ
TIỀN

SỐ
MÓN

SỐ
TIỀN

SỐ
MÓN


SỐ
TIỀN

SỐ
MÓN

SỐ
TIỀN


1.THANH
TOÁN
BẰNG
SÉC


165


35.532


356


78.065


191



42.533


402


125.203


46


57.138
2.

Y
NHIÊM
CHI

489

110.085

531

165.000

42


54.915

562

195.378

31

30.378
3.

Y
NHIỆM
THU

42

26.764

54

39.693

12

12.929

63


41.339

9

28.4
4.LO

I
KHÁC

278

63.425

319

51.064

41

-12.361

321

33.166

2

17.898
T


NG
DOANH
SỐ
TTKDTM

974


235.806

1260

333.822

286

98.016

1348

395.086

88

133.814
Nguồn: “Tài liệu tổng hợp - Phòng kế toán NHNo&PTNT Thanh Bình”
Với mỗi hình thức thanh toán có nội dung kinh tế nhất định đáp ứng với điều kiện
tính chất của sự vận động vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ và phương thức chi trả
trong quan hệ giao dịch. Điều kiện tính chất giao dịch kinh tế nào thì có phương

thức thanh toán ấy, nó tạo ra khả năng thanh toán nhanh nhất giữa vận động vật tư
hàng hoá với vận động tiền vốn, đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau trong việc cung cấp
vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ.Việc chi trả không thể cho rằng một hình thức
20



thanh toán tốt nhất nếu hình thức đó áp dụng không thích hợp vào đặc điểm kinh tế
cụ thể. Vận dụng đúng đắn hình thức thanh toán phù hợp với nội dung kinh tế nó sẽ
phát huy tác dụng tích cực đối với các quan hệ kinh tế, ngược lại nó sẽ gây tác hại
tiêu cực, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy các đơn
vị cá nhân khi sử dụng các hình thức thanh toán phải nắm vững nội dung điều kiện



GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


quy định của từng thể thức để thấy rõ những ưu nhược điểm, tồn tại của nó từ đó
lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất đảm bảo có lợi chung.Việc áp dụng
các hình thức thanh toán phải được thoả thận giữa đôi bên ghi rõ trên hợp đồng
không bên nào ép buộc bên nào hoặc thực hiện trái với qui định của thể lệ thanh
toán. Riêng NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình, đã áp dụng triệt để mọi biện pháp
để đồng vốn luân chuyển nhanh. Đồng thời Ngân hàng NNo & PTNT đã có những
thay đổi về cơ chế thanh toán qua Ngân hàng, đã đưa các ứng dụng tin học vào thay
thế sức lao động của con người, đảm bảo, nhanh chóng - thuận tiện - an toàn - chính
xác. Những cải tiến này góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Do vậy, doanh
số thanh toán qua NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình ngày càng tăng thể hiện :


BẢNG 2.2: THỐNG KÊ DOANH SỐ THANH TOÁN TẠI NHNo&PTNT THANH BÌNH
Đơn vị:Triệu đồng
CHỈ
TIÊU
DOANH SỐ
2008
DOANH SỐ
2009
SO SÁNH
2009/2008
DOANH SỐ
2010
SO SÁNH
2009/2010
TỔNG
SỐ
TỶ
TRONG
(%)
TỔNG
SỐ
TỶ
TRONG
(%)
TỔNG
SỐ
TỶ
TRONG
(%)
TỔNG SỐ TỶ

TRỌNG
(%)
TỔNG
SỐ
TỶ
TRONG
(%)
THANH
TOÁN
BẰNG
TM


142.088

37,6


252.86


43.1


43.601


61.2



376.566


48.8


62.741


57.0
THANH
TOÁN
KDTM

235.806

62,4

333.822

56,9

98.016

28,1

395.086

51,2


133.814

27,3
TỔNG
DOANH
SỐ

377.894

100

586.682

100

141.617

40,6

771.652

100

196.555

40.1
21




THANH
TOÁN
Nguồn: “Tài liệu tổng hợp - Phòng kế toán NHNo&PTNT Thanh Bình”









GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH



Biểu 2.1: Tỷ trọng thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt
tại NHNo& PTNT Thanh Bình


N
ă
m 2010

52%

48%
TTKDTM
M


TTDTM
43%

57%
N
ă
m
2009
TTKDTM


TTDTM
22




Qua số liệu tại biểu 2.1 trên cho ta thấy, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt
chiếm tỷ trọng lớn hơn thanh toán bằng tiền mặt trong tổng số thanh toán chung.
Điều này chứng tỏ TTKDTM đã chiếm được ưu thế. Các phương thức TTKDTM đã
được khách hàng ở Thanh Bình chấp nhận và sử dụng tương đối tốt. Tuy nhiên năm
2010 doanh số thanh toán bằng tiền mặt chiếm 48,8%, tỷ lệ TTKDTM giảm do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi Ngân phiếu không phát hành ra lưu thông
nữa và thay vào đó là việc phát hành bộ tiền mới có trị giá cao, các giao dịch trước
đây dùng Ngân phiếu thanh toán để thanh toán với nhau nay phải dùng tiền mặt để


GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH




thanh toán đó là việc tất yếu. Sau đây là thủ tục thực hiện các hình thức thanh toán
không dùng tiền măt.:
2.2.1 Hình thức thanh toán bằng Séc:
* Khái niệm:
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước
quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Như
vậy, chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm người phát hành, người thụ hưởng và
ngân hàng. Mỗi bên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong thanh toán.
Năm 2008


62%

38%
TTKDTM
M TT 1

TTDTM
23



Thanh toán bằng séc: Năm 2008 so với năm 2009 giảm 210 món với số tiền giảm
9.376 triệu đồng. Séc có một số điểm mới chỉ sử dụng một loại séc cho cả cá nhân
và các pháp nhân. Séc có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc dùng để lĩnh tiền
mặt


Bảng 2.3: phân tích tình hình sử dụng Séc 2009, 2010
Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ Tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số
món
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số
món
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Séc chyểnkhoản
Séc bảo chi
Tổng cộng
261

95
356
73,34
26,66
100
63.982

14.083

78.065

81,96

18,04

100
341
61
402
84,83
15.16
100
109.052
16.151
125.203
87,10
12,90
100
Nguồn: “Báo cáo quyết toán các năm 2009, 2010”
Sau đây ta sẽ xem xét hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.:

<1>. Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân
hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình
để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách

GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH


hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao
nhận chứng từ trực tiếp cho nhau theo quy định từ trước, thời gian hiệu lực của tờ
séc tối đa là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh
toán chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc
viết chữ "chuyển khoản " ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao
người thụ hưởng.
Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản
tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thanh toán, séc
24



sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán
tờ séc đó và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và
khởi kiện.
Bảng số liệu trên tình hình thanh toán bằng séc chuyển khoản trong năm 2009 đạt
261 món chiếm 73,34% tổng số món thanh toán séc, với số tiền 63.982 triệu đồng
chiếm 81,96% tổng giá trị thanh toán séc của Ngân hàng . Sang đến năm 2010, số
món thanh toán séc chuyển khoản tăng so với năm 2009 là 80 món với số tiền đạt
109.052 triệu đồng chiếm 87,1 % tổng giá trị thanh toán bằng séc. Số liệu cho thấy,

so với tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt thì thanh toán bằng séc chiếm
một tỷ lệ khiêm tốn (năm 2010 séc chuyển khoản chiếm 20,37% tổng giá trị thanh
toán không dùng tiền mặt, nhưng với tốc độ phát triển cao như vậy hình thức thanh
toán séc chuyển khoản sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế, năm 2011,
thanh toán bằng séc chuyển khoản đã chiếm tới 28,47% tổng giá trị thanh toán
không dùng tiền mặt
Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản:
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng

GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH



(1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ
séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.
(3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền
gửi của người trả tiền và báo Nợ cho họ.
25



(4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ.
+ Thanh toán khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn


(1): Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên
bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán

(Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào
ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền).
(3): Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra ( Nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờ
séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó
chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền
(4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ
séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của
người trả tiền và báo Nợ cho họ
(5): Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ
thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán


GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH



cho người thụ hưởng
(6): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc (thông qua
thanh toán bù trừ ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụhưởng và báo cho họ.

×