Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.87 KB, 19 trang )

Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NHNo&PTNT HUYỆN THANH BÌNH:

2.1 Tình hình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT
huyện Thanh Bình:
- Để phục vụ khách hàng tốt hơn NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình đã đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại nối mạng vi tính thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ
thống, Thanh toán bù trừ trên địa bàn, đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết, đủ tầm
tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng thành thạo vi tính phục vụ công tác kế toán
thanh toán, giao dịch tức thời tiến tới nối mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng
trung gian với cả nước và quốc tế.
- Thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua ngân
hàng với thủ tục đơn giản và tiện lợi nhất. Tuyên truyền hướng dẫn khách hàng nắm
được thủ tục thanh toán của từng thể thức thanh toán để khách hàng lựa chọn hình
thức thanh toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của đơn vị.
- Đổi mới tác phong giao dịch văn minh - lịch sự, thực hiện nếp sống văn hoá trong
giao tiếp kinh doanh có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trên địa
bàn. Vấn đề cạnh tranh hiện nay không phải chỉ là vấn đề lãi suất cao hay thấp mà thể
hiện ở chiến lược khách hàng, các dịch vụ tiện ích, công nghệ hiện đại tinh thần phục
vụ tốt, giữ được khách hàng truyền thống lôi kéo khách hàng tiềm năng cải tiến thủ
tục hành chính tiến tới giao dịch một cửa tạo điều kiện giải phóng khách hàng nhanh
sẽ thu được kết quả tốt.
Nhu cầu mở và sử dụng tài khoản trước hết phụ thuộc vào việc ngân hàng có cung
cấp được cho khách hàng các hình thức thanh toán và dịch vụ thanh toán thuận lợi,
nhanh chóng, an toàn và kinh tế hay không. Đây là yếu tố cơ bản, lâu dài đối với hệ
thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT Thanh Bình nói riêng trong việc thu hút
các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đặc
biệt đối với tình hình thực tế ở nước ta, việc mở và sử dụng tài khoản đối với đại bộ
phận người dân còn xa lạ, ngại và chưa quen với giao dịch qua ngân hàng.
Nếu việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt buộc khách hàng


GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
phải đi lại nhiều lần hoặc phải hoàn tất các thủ tục nặng nề, phức tạp, rườm rà thì
khách hàng sẽ không tự nguyện thực hiện các dịch vụ đó .
NHNo&PTNT Thanh Bình đã ý thức được rằng mọi khách hàng khi thực hiện thanh
toán qua ngân hàng đều mong muốn ngân hàng phục vụ mình nhanh chóng, chính
xác, bảo đảm an toàn với chi phí thấp nhất. Do đó, ngân hàng luôn quan tâm đến
công tác này và đã đạt được những kết quả nhất định dù ngân hàng còn có nhiều hạn
chế.
2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Thanh Bình
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ... của
khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là
hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang
tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài khoản.
Ở nước ta công tác TTKDTM được tổ chức thực hiện qua Ngân hàng – Kho bạc Nhà
Nước theo tinh thần các văn bản pháp qui của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam. Các thể thức TTKDTM hiện đang sử dụng cho các tổ chức kinh tế giao dịch
thanh toán giữa các đơn vị được thực hiện theo quyết định số 1092/2002 ngày
08/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NĐ 30 CP về séc bao
gồm:
- Thanh toán bằng séc.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( hoặc Lệnh chi) - chuyển tiền
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ( hoặc Nhờ thu)
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng...
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
BẢNG 2.1: DOANH SỐ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NHNo &PTNT HUYỆN THANH BÌNH
Đơn vị:Triệu

đồng
HÌNH
THỨC
2008 2009 SO SÁNH NĂM
2008/2009
2010 SO SÁNH NĂM
2009/2010
THANH
TOÁN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
SỐ
MÓN
SỐ
TIỀN
1.THANH

TOÁN
BẰNG
SÉC
165 35.532 356 78.065 191 42.533 402 125.203 46 57.138
2.ỦY
NHIÊM
CHI
489 110.085 531 165.000 42 54.915 562 195.378 31 30.378
3.ỦY
NHIỆM
THU
42 26.764 54 39.693 12 12.929 63 41.339 9 28.4
4.LOẠI
KHÁC
278
63.425 319 51.064 41 -12.361 321 33.166 2 17.898
TỔNG
DOANH
SỐ
TTKDTM
974
235.806 1260 333.822 286 98.016
1348 395.086 88 133.814
Nguồn: “Tài liệu tổng hợp - Phòng kế toán NHNo&PTNT Thanh Bình”
Với mỗi hình thức thanh toán có nội dung kinh tế nhất định đáp ứng với điều kiện
tính chất của sự vận động vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ và phương thức chi trả
trong quan hệ giao dịch. Điều kiện tính chất giao dịch kinh tế nào thì có phương thức
thanh toán ấy, nó tạo ra khả năng thanh toán nhanh nhất giữa vận động vật tư hàng
hoá với vận động tiền vốn, đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau trong việc cung cấp
vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ.Việc chi trả không thể cho rằng một hình thức

thanh toán tốt nhất nếu hình thức đó áp dụng không thích hợp vào đặc điểm kinh tế
cụ thể. Vận dụng đúng đắn hình thức thanh toán phù hợp với nội dung kinh tế nó sẽ
phát huy tác dụng tích cực đối với các quan hệ kinh tế, ngược lại nó sẽ gây tác hại
tiêu cực, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy các đơn
vị cá nhân khi sử dụng các hình thức thanh toán phải nắm vững nội dung điều kiện
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
48%
38%
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
quy định của từng thể thức để thấy rõ những ưu nhược điểm, tồn tại của nó từ đó lựa
chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất đảm bảo có lợi chung.Việc áp dụng các
hình thức thanh toán phải được thoả thận giữa đôi bên ghi rõ trên hợp đồng không
bên nào ép buộc bên nào hoặc thực hiện trái với qui định của thể lệ thanh toán. Riêng
NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình, đã áp dụng triệt để mọi biện pháp để đồng vốn
luân chuyển nhanh. Đồng thời Ngân hàng NNo & PTNT đã có những thay đổi về cơ
chế thanh toán qua Ngân hàng, đã đưa các ứng dụng tin học vào thay thế sức lao
động của con người, đảm bảo, nhanh chóng - thuận tiện - an toàn - chính xác. Những
cải tiến này góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Do vậy, doanh số thanh toán
qua NHNo & PTNT Huyện Thanh Bình ngày càng tăng thể hiện :
BẢNG 2.2: THỐNG KÊ DOANH SỐ THANH TOÁN TẠI NHNo&PTNT THANH BÌNH
Đơn vị:Triệu đồng
CHỈ
TIÊU
DOANH SỐ
2008
DOANH SỐ
2009
SO SÁNH
2009/2008
DOANH SỐ

2010
SO SÁNH
2009/2010
TỔNG SỐ TỶ
TRONG
(%)
TỔNG SỐ TỶ
TRONG
(%)
TỔNG SỐ TỶ
TRONG
(%)
TỔNG SỐ TỶ
TRỌNG
(%)
TỔNG
SỐ
TỶ
TRONG
(%)
THANH
TOÁN
BẰNG
TM
142.088 37,6 252.86 43.1 43.601 61.2 376.566 48.8 62.741 57.0
THANH
TOÁN
KDTM
235.806
62,4

333.822
56,9
98.016
28,1
395.086
51,2
133.814
27,3
TỔNG
DOANH
SỐ
THANH
TOÁN
377.894 100 586.682 100 141.617 40,6 771.652 100 196.555 40.1
Nguồn: “Tài liệu tổng hợp - Phòng kế toán NHNo&PTNT Thanh Bình”
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
48%
38%
Biểu 2.1: Tỷ trọng thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt
tại NHNo& PTNT Thanh Bình
Qua số liệu tại biểu 2.1 trên cho ta thấy, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt
chiếm tỷ trọng lớn hơn thanh toán bằng tiền mặt trong tổng số thanh toán chung.
Điều này chứng tỏ TTKDTM đã chiếm được ưu thế. Các phương thức TTKDTM đã
được khách hàng ở Thanh Bình chấp nhận và sử dụng tương đối tốt. Tuy nhiên năm
2010 doanh số thanh toán bằng tiền mặt chiếm 48,8%, tỷ lệ TTKDTM giảm do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi Ngân phiếu không phát hành ra lưu thông nữa và
thay vào đó là việc phát hành bộ tiền mới có trị giá cao, các giao dịch trước
đây dùng Ngân phiếu thanh toán để thanh toán với nhau nay phải dùng tiền mặt để
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi

Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
Năm 2010
52%
48%
TTKDTM
M
TTDTM
Năm 2008
62%
38%
TTKDTM
M TT 1
TTDTM
43%
57%
Năm 2009
TTKDTM
TTDTM
thanh toán đó là việc tất yếu. Sau đây là thủ tục thực hiện các hình thức thanh toán
không dùng tiền măt.:
2.2.1 Hình thức thanh toán bằng Séc:
* Khái niệm:
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước
quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Như
vậy, chủ thể tham gia thanh toán séc bao gồm người phát hành, người thụ hưởng và
ngân hàng. Mỗi bên có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong thanh toán.
Thanh toán bằng séc: Năm 2008 so với năm 2009 giảm 210 món với số tiền giảm
9.376 triệu đồng. Séc có một số điểm mới chỉ sử dụng một loại séc cho cả cá nhân và
các pháp nhân. Séc có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc dùng để lĩnh tiền mặt

Bảng 2.3: phân tích tình hình sử dụng Séc 2009, 2010
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2009 Năm 2010
Số
món
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số
món
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Séc chyểnkhoản
Séc bảo chi
Tổng cộng
261
95
356
73,34
26,66
100
63.982

14.083
78.065
81,96
18,04
100
341
61
402
84,83
15.16
100
109.052
16.151
125.203
87,10
12,90
100
Nguồn: “Báo cáo quyết toán các năm 2009, 2010”
Sau đây ta sẽ xem xét hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.:
<1>. Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân
hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình
để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..
hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao
nhận chứng từ trực tiếp cho nhau theo quy định từ trước, thời gian hiệu lực của tờ séc
tối đa là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán
chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ

"chuyển khoản " ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao người thụ
hưởng.
Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền
gửi hiện có tại ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thanh toán, séc
sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ
séc đó và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và
khởi kiện.
Bảng số liệu trên tình hình thanh toán bằng séc chuyển khoản trong năm 2009 đạt
261 món chiếm 73,34% tổng số món thanh toán séc, với số tiền 63.982 triệu đồng
chiếm 81,96% tổng giá trị thanh toán séc của Ngân hàng . Sang đến năm 2010, số
món thanh toán séc chuyển khoản tăng so với năm 2009 là 80 món với số tiền đạt
109.052 triệu đồng chiếm 87,1 % tổng giá trị thanh toán bằng séc. Số liệu cho thấy,
so với tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt thì thanh toán bằng séc chiếm một
tỷ lệ khiêm tốn (năm 2010 séc chuyển khoản chiếm 20,37% tổng giá trị thanh toán
không dùng tiền mặt, nhưng với tốc độ phát triển cao như vậy hình thức thanh toán
séc chuyển khoản sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế, năm 2011, thanh
toán bằng séc chuyển khoản đã chiếm tới 28,47% tổng giá trị thanh toán không dùng
tiền mặt
.- Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản:
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng
GVHD: Nguyễn Thị Hoàng Yến SVTH:Phạm Thị Thúy Nhi
Đề tài thực tập ngắn hạn: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH..

×