Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.38 KB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Ngô Văn Tuấn
i
LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở,
nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc tới thầy giáo – Tiến sỹ Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân địa phương, ban lãnh đạo và cán
bộ UBND xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc đã tạo kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ quản lý thư viện khoa KT&PTNT,
cán bộ quản lý thư viện trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa KT&PTNT,
các thầy cô trong bộ môn kinh tế nông nghiệp và chính sách, các thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,
cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành đề tài và báo cáo thực tập cuối khóa.
Trong quá trình nghiên cứu có nhiều lí do chủ quan, khách quan. Luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các Thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Ngô Văn Tuấn
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Có nghĩa là
1 BCN Bán công nghiệp
2 BQ Bình quân
3 CN Công nghiệp
4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
5 ĐVHD Động vật hoang dã
6 ĐVT Đơn vị tính
7 GTSX Giá trị sản xuất
8 HQKT Hiệu quả kinh tế
9 LĐGĐ Lao động gia đình
10 NN Nông nghiệp
11 QML Quy mô lớn
12 QMN Quy mô nhỏ
13 QMV Quy mô vừa
14 TH Tiểu học
15 THCS Trung học cơ sở
16 TM – DV Thương mại – dịch vụ
17 TSCĐ Tài sản cố định
18 TT Truyền thống
19 TW Trung ương
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 VH Văn hóa
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi là một ngành quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong

toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù chăn nuôi rắn chưa phải là phổ biến ở khắp mọi
nơi nhưng xã Vĩnh Sơn đã lấy đây là điểm mạnh của riêng mình, với lịch sử
nghề nuôi rắn có tuổi đời lên đến vài trăm năm thì người dân nơi đây đã tích
lũy được rất nhiều kinh nghiệm đối với việc chăn nuôi loài động vật hoang dã
nguy hiểm này. Do vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi rắn nói riêng có
một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân
và nông thôn cũng như đối với nền kinh tế.
Xã Vĩnh Sơn hiện nay trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn thì nông
nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn nuôi chiếm một vị trí rất
quan trọng trên địa bàn xã đặc biệt là nghề nuôi rắn truyền thống. Trong chăn
nuôi rắn hiện nay thì người dân nơi đây tập trung vào nuôi rắn thương phẩm
chiếm tỷ trọng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường về sản
phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế một vài năm trở lại đây thì nghề nuôi rắn
cũng gặp phải không ít khó khăn, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh
Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.”
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp phần
hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – Vĩnh
Tường – Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại
xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Tường trong thời gian tới.
Thông qua tìm hiểu các khái niệm về hộ nông dân, kinh tế nông hộ,
khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, tìm hiểu
iv
các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi rắn thương phẩm nói riêng; tìm hiểu về tình hình phát triển chăn rắn
thương phẩm trên thế giới và ở trong nước…để làm cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

Qua tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy Vĩnh Sơn
là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm
theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin, số liệu.
Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báo
cáo kinh tế - xã hội hàng năm của UBND xã Vĩnh Sơn. Để thu thập các thông
tin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp sử dụng hai công cụ
trong bộ công cụ PRA, đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trực
tiếp. Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân chăn
nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôi
rắn thương phẩm có kinh nghiệm và đồng thời tiến hành khảo sát kênh tiêu
thụ rắn tại địa phương. Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tính
toán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi
cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê kinh tế, sử dụng một
số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi rắn nói chung và chăn
nuôi rắn thương phẩm nói riêng của xã Vĩnh Sơn có xu hướng tăng qua các
năm nhưng mức tăng còn rất chậm. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và
bán công nghiệp đã được nhiều hộ áp dụng vào những quy mô chăn nuôi vừa
và lớn, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó thì vẫn còn
nhiều hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa
có sự đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật.
v
Kết quả điều tra 60 hộ chăn nuôi cho thấy: Xét về quy mô chăn nuôi,
hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến nhóm
hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô
nhỏ. Xét về phương thức chăn nuôi, thì nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức
công nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhóm hộ chăn nuôi
theo phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi theo

phương thức truyền thống.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hộ chăn nuôi rắn thương
phẩm trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn về các mặt như: vốn đầu tư
cho chăn nuôi, con giống, giá thức ăn tăng cao, mức độ cập nhật thông tin liên
quan đến chăn nuôi còn ít và chậm…bên cạnh đó các hộ chưa được hỗ trợ về
mặt kỹ thuật, về cách phòng và đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi, chăn nuôi
còn nhỏ lẻ, tập trung với quy mô gia trại, trang trại chưa nhiều dẫn đến hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chưa cao.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm cho
các hộ nông dân trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp: Tạo điều
kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi; Các
trung tâm, huyện, xã cần cung cấp cho người chăn nuôi giống tốt có nguồn
gốc rõ ràng; Giảm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi; Nâng cao ý thức về
phòng tránh dịch bệnh cho người chăn nuôi…
Như vậy qua tìm hiểu thực tế tại xã Vĩnh Sơn và cùng với việc phân tích,
tổng hợp số liệu điều tra, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Chăn nuôi là ngành
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi rắn thương phẩm
chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của xã; Trong
chăn nuôi rắn thương phẩm, hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn và theo phương
thức công nghiệp là vượt trội hơn cả. Do đó cần có sự đầu tư mở rộng quy mô
chăn nuôi trong nông hộ, loại bỏ dần phương thức nuôi nhỏ lẻ, tận dụng.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN! ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 4
2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ 4
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả 6
2.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường 8
2.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 8
2.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế 10
vii
2.1.6 Lí luận về rắn và nghề nuôi rắn 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Tình hình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn trong khu vực và trên thế giới 19
2.2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ rắn ở Việt Nam 20
2.2.3 Những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu 21
PHẦN III 23
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Đặc điểm xã hội 27
3.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của xã Vĩnh Sơn 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 37
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin số liệu 40
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 40
3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh 40
3.2.3.3 Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả 40
3.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành 40
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42
3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ 42
3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi 42
3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả 42
PHẦN IV 44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn 44
4.1.1 Khái quát về thực trạng nuôi và tiêu thụ rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn 44
4.1.2 Thực trạng nghề nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra 45
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trong các hộ điều
tra 54
viii
4.2.1 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ
điều tra 54
4.2.1.1 Xét theo quy mô chăn nuôi 54
4.2.2 Kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô và
theo phương thức chăn nuôi 58
4.2.3 Thị trường tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra 62
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh
Sơn 65
4.2.5 Thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn 68
4.3 Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn ở xã Vĩnh

Sơn 70
4.3.1 Định hướng chung về phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm của xã Vĩnh Sơn
70
4.3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp 70
4.3.3 Các giải pháp chính 73
PHẦN V 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) 26
Bảng 3.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Sơn qua 3 năm (2011-2013) 27
Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Vĩnh Sơn năm 2013 29
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Sơn 3 năm qua 31
Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của xã 3 năm qua ( 2011 – 2013) 32
Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ 37
Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi 38
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn 47
Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra 49
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét
theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ) 52
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét
theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ) 53
Bảng 4.5 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn
theo quy mô( tính BQ/hộ) năm 2013 54
Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm ở xã Vĩnh Sơn
xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013 57
Bảng 4.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo quy

mô chăn nuôi 59
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo
phương thức chăn nuôi 62
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tình hình nguồn vốn của các hộ điều tra 50
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ số lượng chi phí chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô chăn
nuôi 56
xi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một việc làm rất quan trọng đối với
bất kỳ quốc gia nào trong tất cả các ngành nghề. Nó khẳng định hướng đi đúng
đắn về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và các cấp chính
quyền.Nghề chăn nuôi xuất hiện từ lâu đời nay, từ những loài vật hoang dã đã
được con người thuần hóa để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, và ông cha ta
đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm qua hang nghìn năm. Có những vật nuôi
được thuần hóa lâu thì bản tính hoang dã của chúng gần như đã không còn,
nhưng bên cạnh đó thì cũng có những vật nuôi vẫn còn bản tính hoang dã.
Con “Rắn” là nỗi khiếp sợ của nhiều người và có khi còn được coi là
loài vật linh thiêng. Với bản chất là loài động vật máu lạnh, thân nhiệt nên
chúng có thể tấn công bất cứ thú gì mà chúng coi rằng sẽ mang lại nguy hiểm
cho chúng. Vậy mà người dân Vĩnh Sơn không biết từ bao giờ đã có duyên
với loài rắn, họ săn bắt rắn hoang dã ngoài tự nhiên mà không mấy sợ hãi
trước sự nguy hiểm mà loài rắn có thể mang lại, nhưng săn bắt mãi cũng phải
hết, dần dần họ đã nghĩ ra cách thuần hóa và gây nuôi chúng như bao vật nuôi
khác. Người dân Vĩnh Sơn đã quen với việc ăn cùng rắn, ở cùng rắn và ngủ
cũng cùng rắn. Miền Bắc có nhiều địa phương nuôi rắn nổi tiếng như làng
nghề rắn Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội), làng nghề rắn Phụng Thượng (Phúc

Thọ, Hà Nội), và làng nghề rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Trong
đó, nhắc đến Vĩnh Sơn thì ai ai đều biết đây là địa phương đã khẳng định tên
tuổi cùng với con rắn.
Việc phát triển nghề chăn nuôi rắn truyền thống của làng nghề chăn
nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn, tăng thêm thu
1
nhập, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và vươn lên giàu có, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về văn hoá ẩm thực cũng như cung cấp phần lớn nguyên liệu
cho ngành y dược trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây nhiều hộ gia đình nuôi rắn lâu năm
cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc gây nuôi con rắn và hiệu
quả kinh tế không được cao. Từ thực tế trên đặt ra câu hỏi là: Chăn nuôi rắn
mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Các hộ chăn nuôi rắn hiện nay đang
gặp phải những khó khăn gì? Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi rắn? Để làm rõ và đánh giá được hiệu quả kinh tế mà con rắn mang lại
cho các hộ gây nuôi rắn như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các
hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của các hộ nông
dân nuôi rắn ở Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi rắn
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng;
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn của các
hộ nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời

gian vừa qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
rắn ở xã Vĩnh Sơn trong thời gian qua;
2
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi
rắn trong làng nghề truyền thống Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên, câu hỏi đặt ra là:
- Tình hình chăn nuôi rắn của các hộ hiện nay diễn ra như thế nào?
- Các hộ gây nuôi rắn đã đạt được hiệu quả kinh tế như thế nào? Để
đánh giá được hiệu quả kinh tế đó cần phải làm gì?
- Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn cho các hộ
ở xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập chung vào các hộ gây nuôi rắn và
các đối tượng liên quan tới việc gây nuôi rắn ở làng nghề, các đầu mối thu
mua, tiêu thụ rắn của làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi
và đánh giá hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn và nguyên nhân của thực
trạng đó ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra các
giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn ở làng nghề trong
thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp trong 3 năm 2011 – 2013
+ Số liệu sơ cấp điều tra chăn nuôi rắn năm

24/01/2014 – 04/06/2014
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ
a) Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông
thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Nhà nông học người Nga Tchayanov cho rằng : “Hộ nông dân là một
đơn vị sản xuất ổn định” và ông cũng coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để
tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng
rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả
những nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, hai tác giả Matsludal và
Tommy Bengtson bổ sung đồng thời nhấn mạnh thêm “Hộ nông dân là đơn vị
sản xuất cơ bản”. Vì vậy các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập
kỷ gần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ
đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
Frank Ellis nhà nông học người Nga (1998) đã đưa ra định nghĩa: “Hộ
nông dân là hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những
mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất,
thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với trình độ
hoàn chỉnh không cao.
Ở nước ta cũng có rất nhiều tác giả đề cập tới khía niệm hộ nông dân.
Tác giả Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.

4
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và
hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Thứ nhất hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất
vừa là đơn vị tiêu dùng.
Thứ hai là các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia
hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Ba là quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển
của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này
quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
Từ các khía niệm, đặc điểm trên cho thấy hộ nông dân là những hộ
sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tha
gia hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng
b) Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Tchayanov nhà nông học người Nga vào những năm 20 cho rằng:
“Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp
chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể
của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao
động với mỗi thành viên của nó”.
Cũng có quan điểm cho rằng: Kinh tế hộ nông dân là một hình thức
kinh tế phức tạp xét từ góc độ có quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những
ngành, những công việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân.
Có ý kiến khác lại cho rằng kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ các
khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ
5
nông nghiệp, hộ nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,

thương nghiệp.
Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ
gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình. Sản xuât của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn
hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.
Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam ban hành
Nghị quyết số 06/NQ, ngày 10/11/98 về một số vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông thôn, trong đó có việc phát triển kinh tế hộ. Nghị quyết chỉ rõ: “
Kinh tế hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã
hội, tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
và quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”
Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình
thức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động,
tiền vốn và tư liệu sản xuất.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả
a) Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là ở những quốc
gia đang phát triển và những quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ hội
phát triển, hay việc phát triển công nghệ mới là hết sức khó khăn. Ở những
nước này việc nâng cao lợi ích kinh tế được thực hiện bằng cách nâng cao
hiệu quả kỹ thuật hơn là phát triển công nghệ mới. Hơn nữa, tất cả các hãng,
các trang trại và nông hộ đều mong muốn sản xuất ở mức tốt nhất để đạt sản
lượng tối đa hơn là chỉ sản xuất ở mức sản lượng trung bình.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người
nông dân có thể đạt được mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa
với các điều kiện đầu vào và kỹ thuật hiện đại.
6
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật chịu ảnh hưởng bởi 3
yếu tố chính, đó là sự tiếp cận thông tin, kỹ năng của người lao động và thời
gian, phương pháp áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại. Các yếu tố này lại

chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội, thể chế và môi trường mà các
hãng, trang trại, nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, tuổi, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất cũng là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.
b) Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn
vị chi phí tăng thêm về đầu vào. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó còn
được gọi là hiệu quả giá.
c) Hiệu quả kinh tế (HQKT)
Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế của một hãng bao
gồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân có
thể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với điều
kiện các đầu vào và kỹ thuật hiện đại.
Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ
Việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật của một hãng hay một hộ nông dân
sẽ giúp chúng ta ra quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại hay
tiếp tục nâng cao hiệu quả kỹ thuật để nâng cao năng suất sản phẩm sản xuất
ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị sản xuất kinh doanh đạt >= 90% thì
các đơn vị nên thay đổi công nghệ sản xuất mới để nâng cao sản lượng đầu
vào. Ngược lại, nếu hiệu quả kỹ thuật đạt được <90% thì nên nâng cao trình
7
độ kỹ thuật để tăng mức sản lượng đầu ra mà không cần tăng thêm lượng đầu
vào cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
2.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
Hiệu quả kinh tế là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích

về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt
động sản xuất.
Hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích
về mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó như về
việc giải quyết công ăn việc làm,
Hiệu quả môi trường: Hiệu quả đạt được làm tăng độ phì của đất, giải
quyết ô nhiễm môi trường.
2.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, sau đây chúng
tôi xin trình bày một số quan điểm như sau:
a) Quan điểm thứ 1: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản
xuất kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh
doanh.
Công thức: H = Q/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C là chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu
được tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó
(cụ thể: khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất, ta được hiệu suất vốn.
Tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động).
8
b) Quan điểm thứ 2
Theo Nguyễn Đình Hợi, Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá
trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép
trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho thấy
khả năng cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là

không giống nhau khi có cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
c) Quan điểm thứ 3
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản
xuất và phần tăng thêm của chi phí.
Công thức: H =∆ Q/∆C
Trong đó: H là tỷ suất kết quả bổ sung
∆Q là kết quả bổ sung
∆C là chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất
với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức
tạp một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế,
kết quả sản xuất luôn là hệ quả của chí phí sẵn có và chi phí bổ sung.
d) Quan điểm thứ 4
Theo Samuelson – Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là không lãng
phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hoá này mà
không làm giảm một lượng hàng hoá khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó.
9
2.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế
Từ những quan điểm về hiệu quả kinh tế nêu trên cho chúng ta thấy
hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và
quản lý.
Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế được thể hiện như sau:
* HQKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng nó không phải là
mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất. Mục đích của sản xuất là thoả
mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất, tinh thần tạo ra những kết quả hữu ích ngày
càng cao cho xã hội. Nhưng đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế là với khối
lượng nguồn lực nhất định tạo ra một khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất.
* Kết quả và hiệu quả kinh tế có quan hệ khăng khít với nhau. Kết quả

là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung
tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để xác định.
Trong nền sản xuất hàng hoá, kết quả hữu ích đạt được chịu tác động của
các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường, quy
luật hiệu suất giảm dần và các quy luật kinh tế khác trong điều kiện kinh tế xã
hội nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ngoài sự ảnh hưởng của
các quy luật trên, kết quả còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật tự nhiên, đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc trưng của thị trường.
Điều trên cũng cho thấy hiệu quả kinh tế không chỉ là phạm trù kinh tế
mà còn mang tính chất của phạm trù xã hội. Mặt khác, trong nông nghiệp do
tính đặc thù của nó nên việc xác định, so sánh hiệu quả kinh tế là khó khăn và
mang tính chất tương đối.
* Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được
tạo ra thế nào từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong điều kiện cụ thể nào có thể
nhận được hay không. Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
10
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện
kinh tế thị trường, việc xác định yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:
- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiều
quá trình sản xuất không đồng đều. Hơn nữa có loại rất khó xác định giá trị
đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì thế, việc khấu hao và phân bổ chi phí để
tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
thông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được
hạch toán tính vào chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụ thể.
ảnhhưởng của thị trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăn
trong việc xác định các loại chi phí sản xuất.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên (thuận lợi, khó khăn) tác động lớn đến

quá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ tác
động của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác.
- Những khó khăn trong xác định các yếu tố đầu ra:
Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và so sánh
trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. Nhưng, những kết quả về mặt xã
hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng nông nghiệp cạnh tranh
trên thị trường của một doanh nghiệp hay của vùng sản xuất thì không thể
lượng hoá và chỉ được bộc lộ trong thời gian dài. Đó là việc khó khăn trong
việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra.
Mong muốn của người sản xuất là tăng nhanh kết quả hữu ích hay mục đích
cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về vật chất tinh thần
và văn hoá xã hội. Đồng thời, mục tiêu của người sản xuất là tiết kiệm các yếu tố
đầu vào để tăng nhanh kết quả hữu ích đó hay tăng hiệu quả kinh tế. Bản chất
của hiệu quả kinh tế là thực hiện tối ưu giữa yếu tố đầu vào với đầu ra.
11
2.1.6 Lí luận về rắn và nghề nuôi rắn
2.1.6.1 Khái niệm về rắn
“Rắn” là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt
không chân và thân hình thuôn dài, thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt
với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như: không có mí mắt và
tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xương
sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp trồng lên nhau che phủ cơ
thể. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng
thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với
đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Để phù hợp với cơ thể thuôn và
hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn như : thận được bố trí theo kiểu
cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở 2 bên, và phần lớn các
loài rắn chỉ có 1 phổi hoạt động, một vài loài vẫn duy trì 1 đai chậu với 1 cặp
vuốt dạng vết tích ở một trong 2 bên của lỗ huyệt.
Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục

(ngoại trừ châu Nam cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương. Trên 20 họ rắn hiện nay, đang được công nhận bao gồm
khoảng 500 chi với khoảng 3400 – 3550 loài. Kích thước của chúng biến
động từ nhỏ như “rắn chỉ” chỉ dài khoảng 10cm, tới lớn như “trăn gấm” dài
tới 8,7m.
Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc
thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì
phòng vệ. Một số loài có nọc độc mạnh tới mức gây ra vết thương đau nhức
hay tử vong cho con người. Các loài rắn không có nọc độc thì nuốt sống con
mồi hoặc giết nó bằng cách quấn và vặn siết.
Có nhiều cách phân loại rắn như:
• Phân loại rắn theo quá trình sinh trưởng
+ Rắn con là rắn mới nở (rắn tuổi 1).
+ Rắn bán trưởng thành là rắn đang phát triển nhưng chưa có khả năng
12
sinh sản (rắn tuổi 2).
+ Rắn trưởng thành là rắn bắt đầu có khả năng sinh sản (rắn tuổi 3).
• Phân loại theo trọng lượng xuất bán
+ Rắn loại 1: có trọng lượng từ 1,5kg trở lên.
+ Rắn loại 2: có trọng lượng từ 1 đến dưới 1,5kg.
+ Rắn loại 3: có trọng lượng dưới 1kg.
 Rắn hổ mang
Rắn hổ mang có cỡ lớn, đầu liền với cổ (còn gọi là hổ đất), không có
vảy má, có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích. Khi đó ở trên cổ lộ rõ
một vòng tròn màu trắng gọi (là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm,
vàng lục hay đen hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang
đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể lên đến 2m.
Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn, rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu.
Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 – 22 trứng,
kích thước 59–62/ 29–29 mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng.

Trứng nở vào tháng 8. Con mới nở dài từ 200-350mm và có khả năng
bạnh cổ.
Chúng phân bố chủ yếu ở phía nam Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái
Lan, Malaysia, và Đông Dương.
Rắn hổ mang chúa được cho là món ăn có nhiều giá trị bổ dưỡng nên
hay bị săn bắt. Rắn hổ mang là loài rất quý hiếm nên cần được bảo vệ.
Được dùng nhiều trong dược liệu, thực phẩm và thương mại.
ở Việt Nam hiện nay, số lượng loài này ngày càng ít. Trong Sách đỏ
Việt Nam thì nó xếp vào mức đe dọa cấm khai thác và sử dụng.
 Rắn hổ trâu
Thuộc họ Ptyas mucosa là một loài rắn thuộc họ rắn nước. Loài này có
thể dài tới 2m, màu của nó biến thiên từ màu nâu nhạt ở những vùng
khô cho đến gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Nói chung nó hay
được tìm thấy ở những khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm
nhấm khá phong phú.
Loài này phân bố ở Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc
(Chiết Giang, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,
13
Quảng Tây, Vân Nam, Tây Tạng, Hồng Kông), Ấn Độ, Sri Lanka,
Indonesia (Sumatra, Java), Iran, Lào, Tây Malaysia, Nepal, Myanma,
Pakistan (khu vực Sindh), Đài Loan, Thái Lan, Turkmenistan, Việt Nam.
2.1.6.2 Khái niệm về nghề nuôi rắn
Nuôi rắn là hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng rắn hay mang các loại
rắn có nguồn gốc từ tự nhiên về nuôi dưỡng trong gia đình với mục đích phục
vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình hay bán ra ngoài thị trường nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội và đem lại thu nhập cho gia đình.
2.1.6.3 Vai trò của nghề nuôi rắn đối với phát triển kinh tế
Ngành chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính của sản xuất
nông nghiệp. Nuôi rắn là một nghề mới được chú trọng phát triển trong những
năm gần đây, việc phát triển nghề nuôi rắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

• Chất lượng đời sống ngày càng cao thì nhu cầu của con người ngày
càng tăng, trong khi các loại rắn bị bắt nhiều có nguy cơ cạn kiệt. Việc phát
triển nghề nuôi rắn không những đáp ứng được nhu cầu cho con người như
rượu rắn, cao rắn, thực phẩm, làm nguyên liệu cho thủ công nghiệp mà còn có
tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và cải thiện đời sống cho nhân dân.
• Rắn là loài vật không khó nuôi, thời gian quay vòng không quá dài nên
có thể áp dụng nuôi ở các hộ gia đình, các trang trại nhằm góp phần phát triển
kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời phát triển nền kinh
tế quốc dân.
14

×