Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa trồng lúa và nuôi lợn được nông dân coi như một nghề gắn bó với nhau
như hình với bóng. Con lợn ngày nay không chỉ cung cấp 70 – 80% [13] sản lượng thịt
nói chung cho hơn 81 triệu dân trong nước mà còn tham gia xuất khẩu hàng ngàn tấn
mỗi năm. Chúng ta có thể tận dụng phân lợn còn làm thức ăn cho cá. Nhiều hộ gia đình
khá lên nhờ chăn nuôi lợn.
Những năm gần đây đàn lợn ở nước ta ngày một phát triển, cả về số lượng và chất
lượng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở trong nước cũng như trên thế giới, năng suất
nuôi lợn năm sau cao hơn năm trước. Khối lượng lợn xuất chuồng bình quân đạt 50,9
kg/con năm 1981 tăng lên 70 kg/con năm 1993. Đàn lợn cả nước cũng tăng rất nhanh:
từ 10 triệu con năm 1980 đã vượt lên 22 triệu con năm 2000. Sản lượng thịt tăng từ 287
ngàn tấn (1980) lên 1,42 triệu tấn năm 2000. [13]
Xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là một vùng đất rất có tiềm năng
cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu
bò rất khó bề nhân rộng vì đòi hỏi vốn nhiều đồng thời khả năng quay vòng vốn lại
chậm. Chăn nuôi gia cầm tuy tận dụng được diện tích vườn nhà nhưng hiện nay thường
xảy ra dịch cúm gà, gây ra rủi ro lớn cho người chăn nuôi, cho nên lợn là vật nuôi có
tiềm năng phát triển nhất ở xã.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng và góp phần tích cực đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất hàng hoá, trong đó chăn nuôi lợn vẫn giữ vai trò chủ đạo có nhiều hộ
trong xã đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng đầu tư cao và đã có kết quả khả quan.
Tuy nhiên, Triệu Hoà lại là một xã chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi theo quy mô trang trại,
gia trại chưa phát triển mặc dù trong thời gian gần đây xã đã có nhiều chính sách phát
triển. Nhưng chăn nuôi lợn có thực sự mang lại hiệu quả và mang lại hiệu quả như thế
nào cho hộ chăn nuôi thì xã chưa hề có một báo cáo cụ thể nào về vấn đề này. Vì vậy,
để có một cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi
lợn, đồng thời tìm các giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển cho địa phương, chúng
1
tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ
trên địa bàn xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn của nông hộ ở xã Triệu Hoà, huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn ở xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn của nông hộ tại địa phương theo từng
nhóm hộ.
-Một số khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển sản xuất và giải pháp để khắp
phục khó khăn.
-Đề xuất giải pháp để phát triển chăn nuôi phù hợp cho nông hộ và cho địa
phương.
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ chăn nuôi lợn tại xã Triệu Hoà,
huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị.
2) Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 2/1/2007 đến ngày 5/5/2008
+ Không gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Triệu Hoà,
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ngiên cứu
2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thực hiện với
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả trong
những điều kiện nhất định
Vì vậy, theo hướng mục tiêu của chủ thể, kết quả trong hoạt động càng lớn hơn chi
phí bỏ ra càng có lợi.
Đối với các phương án hành động khác nhau hiệu quả chính là chỉ tiêu để phân
tích đánh giá lựa chọn chúng.
Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, hình thành nhiều
khái niệm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, hiệu
quả xã hội, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế,
là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanh nghiệp. Để tồn tại và
phát triển yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất và doanh nghiệp là phải kinh doanh có hiệu
quả, có như vậy các nhà sản xuất và kinh doanh mới có điều kiện tái sản xuất mở rộng
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. GSTS Ngô Đình
Giao cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Tiến sĩ Nguyễn
Tiến Mạnh lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Theo quan điểm kinh tế học thì hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi:
- Mọi giai đoạn sản xuất ở trên đường giới hạn của năng lực sản xuất là có hiệu
quả vì nó tận dụng hết các nguồn lực.
- Số lượng hàng hoá đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn
thì hoạt đông kinh doanh càng có hiệu quả.
3
- Sự thỏa mãn tối đa về số lượng, chất lượng của các chủng loại hàng hoá theo nhu
cầu thị trường trong giới hạn của nguồn lực sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hoà giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong
việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt
được trong việc sử dụng hai yếu tố trong sản xuất kinh doanh. Hai yếu tố đó là:
+Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế
+Yếu tố ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá trị gia tăng,
lợi nhuận
Việc xác định các yếu tố đầu vào trong việc đánh hiệu quả kinh tế nhiều khi gặp
nhiều khó khăn do những tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều quá trình sản xuất hoặc
những yếu tố phi vật chất: công nghệ, chính sách. Môi trường mà trong khi yêu cầu
đánh giá hoạt động kinh tế đòi hỏi phải toàn diện, bản chất của hiệu quả kinh tế là mối
tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí
bỏ ra. Ở đây ta cần xác định rõ 2 khái niệm: Hiệu quả và kết quả.
Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người. Có rất nhiều
chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả. Điều quan trọng là khi đánh giá kết quả của
một hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần xem xét kết quả kết quả được tạo ra như thế
nào và mất chi phí bao nhiêu. Việc đánh giá kết quả hoạng động sản xuất kinh doanh
không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất
lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng đạt được của hoạt động sản xuất kinh
doanh chính là đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Trên bình diện toàn xã hội các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao
phí lao động xã hội cho nên thước đo của hoạt động là mức độ tối đa hoá trên đơn vị
hao phí lao động xã hội tối thiểu. Nói cách khác hiệu quả là sự tiết kiệm tối đa các
nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối thì khi đó sản
xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng
nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
4
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh
với chi phí bỏ ra để đạt đợc kết quả đó. Vì vậy, để xác định hiệu quả kinh tế ta cần chú
ý các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả. Theo nguyên
tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
- Phân tích hiệu quả của một phương án luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án
có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đạt ra
với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này một phương án được xem
là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích.
- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của các phương
án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không lượng
hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng. Không thể
thay thế phân tích định lượng bằng định tính khi phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo
tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ
thể quan tâm.
Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác định chính
xác, tránh chủ quan, tùy tiện.
- Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế: Theo nguyên tắc này những phương pháp
tính toán hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn
giản dể hiểu.
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để nghiên
cứu chủ yếu được trình bày dưới dạng sau:
- Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí đựoc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng
giữa kết quả và chi phí sản xuất.
H=Q-C
Trong đó:
H: Hiệu quả.
Q: Kết quả đạt được.
5
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả
thu được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra. Nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí sẽ
tăng thêm bao nhiêu kết quả đầu ra.
H=%Q+%C
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu
vào và các yếu tố đầu ra.
Nếu hiệu quả của kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh tế chưa
phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được sự khác nhau về quy mô đầu
tư, cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có kết quả và chi phí
như nhau.
Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất thì
cũng chưa hoàn toàn đầy đủ vì kết quả là sự tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, xã hội,
kinh tế. Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế. Ngoài ra cơ cấu chi phí
sẳn có và chi phí bổ sung cũng làm cho kết quả đạt được khác nhau. Các đơn vị chi phí
sẵn có khác nhau thì hiệu quả của các chi phí bổ sung cũng khác nhau.
2.2. Đặc điểm của chăn nuôi lợn tại nông hộ
2.2.1. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu là chăn nuôi tận dụng
Đây là đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Nhìn chung quy
mô chăn nuôi của hộ còn rất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng. Chăn nuôi công ngiệp
mặc dù đang có xu thế phát triển mạnh nhưng chiếm tỷ lệ thấp.
Do chăn nuôi nhỏ nên các hộ gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh
và thức ăn thô là chủ yếu. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho
chăn nuôi còn thấp. Chăn nuôi công nghiệp còn phát triển ở mức độ thấp nên hầu hết
các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sử dụng lao động gia đình là chính. Theo điều
tra của bộ nông nghiệp và PTNT có tới trên 92% hộ chỉ sử dụng lao động gia đình cho
các hoạt động chăn nuôi.
2.2.2. Hộ chăn nuôi còn thiếu thông tin
Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán chưa có thị trường mua bán thực
thụ và thị trường đấu giá cho sản phẩm chăn nuôi nên hộ gia đình chủ yếu phải bán các
6
sản phẩm cho thương lái và các chủ thu gom trung gian, dể bị ép giá. Bên cạnh đó thông
tin đại chúng cung cấp chưa tốt các thông tin về thị trường cho người sản xuất trên 80%
nguồn thông tin chủ yếu của người chăn nuôi về giá cả thị trường do các thương lái
cung cấp và liên lạc cá nhân không tránh khỏi thông tin bị bóp méo.
2.2.3. Dịch vụ thú y còn yếu
Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương. Mặc dù mạng
lưới thú y được quan tâm phát triển nhưng số lượng nhân viên thú y vẫn còn rất thiếu,
đặc biệt ở các cấp huyện và xã. Tại các xã cũng có các nhân viên thú y. Tuy nhiên trình
độ vẫn còn rất hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu kiểm tra, chữa bệnh, thời gian qua dịch
bệnh lan rộng ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả chăn nuôi. Hơn thế nữa loại hình chăn nuôi
quy mô nhỏ vẫn tồn tại ở Việt Nam, hiện chiếm đến 90% số gia súc, gia cầm trên cả
nước, tính chuyên môn chưa cao hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nên việc phòng
dịch sẽ rất khó khăn. Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y rất đa dạng, được cung cấp
bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Việc quản lý và kiểm soát thuốc thú y hiện nay rất
khó. Chính vì vậy, trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện nhiều loại thuốc giả, thuốc
kém chất lượng, thuốc nhập lậu. [12]
2.3. Đặc tính kinh tế kỷ thuật của chăn nuôi lợn
- Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn có bộ máy
tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức
ăn khác nhau (tinh bột, thô, rau bèo, xanh, của quả ). Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất
phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của nghành trồng trọt, của công nghiệp
chế biến thực phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho
1kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi trong các hộ gia đình.
- Lợn cái có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các gia
súc khác về mặt sản xuất. Lợn là động vật đa thai bình quân lợn đẻ một năm từ 1,6 – 2,6
lứa, một lứa từ 8 – 12 con.
- Lợn lại dễ bị bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết bất thường, thiên tai, bảo lụt,
hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Mặt khác, giá cả đầu vào, đầu ra
luôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường.
7
- Sản xuất hàng hóa lượng thức ăn công nghiệp giá cả cao đòi hỏi nguồn vốn lớn,
đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vốn ở đầu mỗi chu kỳ sản
xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn
nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác.
- Nhiều loại giống cần nhập ngoại giá thành cao, thiếu chủ động trong việc đáp ứng
nhu cầu sản xuất.
Nhìn chung với lợn thịt chuồng trại cần thoáng mát có mật độ nuôi thích hợp, lợn
phải được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải tiêm bổ sung
để bảo vệ đàn lợn an toàn dịch bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng lượng
cho nên nhu cầu dinh dưỡng thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn.
Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tìm đầu
ra cho tiêu thụ sản phẩm. Muốn phát triển nghành nghề nuôi lợn cần phát triển đồng bộ
hệ thống thu mua, bảo quản chế biến xuất khẩu…
2.4. Một số chính sách và hổ trợ của chính phủ về chăn nuôi lợn ở nước ta trong
thời gian qua
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, ta đã có sẳn cơ sở
vật chất kỹ thuật ở cả hai miền Nam - Bắc cho nghiên cứu và phát triển chăn nuôi, có
đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và khoa học kỷ thuật được rèn luyện qua hai cuộc
kháng chiến ở miền Nam, đủ sức triển khai các hoạt dộng khoa học công nghệ trong
thời kỳ mới.
Nghị quyết 257-CP ngày 10/7/1979 về phát triển chăn nuôi lợn, sau đó là việc
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo chỉ thị 100 (13/10/1981) tạo điều
kiện cho chăn nuôi gia đình phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản
Việt Nam ngày 5/4/1988 thúc đẩy chế độ “ khoán ’’ kết hợp với chính sách khuyến
khích nông dân làm giàu chính đáng bằng phát triển kinh tế gia đình để thúc đẩy chăn
nuôi phát triển. Do đó, đàn lợn thịt tăng không đáng kể trong thời kỳ 1976 – 1980 do
những khó khăn về cơ chế hành chính bao cấp, chuyển sang cơ chế nhiều thành phần,
đã tăng với tốc độ cao trong kế hoạch 1981 – 1985. Đàn lợn tăng 2,5% vào cuối những
năm 80, có năm xuất khẩu khoảng 8.000 – 10.000 tấn thịt lợn thành phẩm.[14]
8
Cùng với sự chăn nuôi, công tác khoa học-công nghệ chăn nuôi cũng được đổi
mới. Bắt đầu từ năm 1981, công tác này được triển khai theo chương trình khoa học và
công nghệ có mục tiêu cấp nhà nước: Chương trình 02.03 về phát triển chăn nuôi lợn,
chương trình 02.09 về phát triển nguồn và chất lượng thức ăn chăn nuôi giai đoạn 1981
– 1985, chương trình 02B về nghiên cức ứng dụng và biện pháp tổng hợp phát triển và
nâng cao năng suất chăn nuôi giai đoạn 1986 – 1990, chương trình KN-02 về phát triển
chăn nuôi giai đoạn 1991 – 1995, chương trình KHCN 08.06 về nghiên cứu phtá triển
chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc trên 52%. [14]
Hoạt đông khoa học công nghệ theo chương trình đã huy động và tập hợp được
đông đảo cán bộ khoa học và kỷ thuật ở các cơ quan nghiên cứu khoa học để có những
kết luận khoa học mới, đón trước những yêu cầu của sản xuất, mặt khác triển khai
những kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất, nhằm tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm
chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thịt, trứng, sữa ngày một tăng của đời sống xã hội.
Từ những kết quả nghiên cứu và triển khai kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất, ta đã tổng
kết 10 năm (1981) công nhận giống lợn trắng DBI ở miền bắc (1981), giống lợn trắng
Phú Khánh ở Duyên Hải Miền Trung (1988), giống lợn trắng Thuộc Nhiêu ở Miền
Nam (1990), công nhận lợn Yocsia (1990) cùng với giải pháp dùng lợn Móng Cái thay
thế lợn cỏ từ Nghệ An đến Quảng Nam – Đà Nẵng đã hình thành hệ thống lợn phù hợp
với điều kiện sinh thái sản xuất của mỗi vùng từ đồng bằng Sông Hồng, dọc tuyến quốc
lộ 1 đến đồng bằng Sông Cửu Long. Lợn lai kinh tế được nuôi rộng rãi trong cả nước.
Tỷ lệ lợn lai trong tổng đàn lợn từ 20% năm 1981 lên 40% năm 1985, rồi 54,1% năm
1990 và 78,8% năm 1998 đưa khối lượng lợn xuất chuồng từ 47kg lên 62kg, rồi 67kg
và 70kg công nhận một loạt vacxin đưa vào sản xuất phòng chống dịch tả lợn. [14]
Những năm đầu của thập niên 90, điểm nổi bật của khoa học và phát triển chăn
nuôi là khẳng định một số giống gia súc ngoại đã được thích nghi: Lợn Yocsia, lợn
Landrat, đặc biệt đã xác định một số công thức lai kinh tế lợn nội với lợn ngoại có 3
giống tham gia phù hợp với miền Bắc, miền Trung và kinh tế lợn ngoại có 3 – 4 giống
tham gia phù hợp cho các tỉnh miền Nam, đưa tỷ lệ thịt nạc/thân xẻ đạt tương ứng 47–
49% và 56 – 58%, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lợn siêu nạc và xuất khẩu.
9
Từ những nghiên cứu trên, ta thấy rằng để chăn nuôi lợn có hiệu quả điều nhất
thiết cần phải có đó là con giống tốt cho năng suất và sản lượng cao, thứ hai là phải có
nguồn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đúng khẩu phần, người chăn nuôi phải có kỷ
thuật chăn nuôi phù hợp. Tuy nhiên, với những nghiên cứu này ta cũng thấy nhà nước
thiếu hẳn một phần rất đáng quan tâm và không thể thiếu nếu muốn chăn nuôi có hiệu
quả, đó là nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người chăn nuôi cũng như những khó
khăn và lợi thế của nông hộ trong quá trình chăn nuôi.
2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Quảng Trị và huyện Triệu Phong
trong những năm gần đây
2.5.1. Diễn biến đàn lợn trong những năm gần đây của tỉnh Quảng Trị
Cũng như các địa phương khác trong cả nước nuôi lợn ở Quảng Trị đã có từ lâu
đời. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi ở đây chủ yếu là quảng canh, quy mô hộ gia đình
nhỏ, lẻ, phân tán. Với hình thức chăn nuôi như vậy, thịt lợn chỉ đáp ứng nhu cầu nội
tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với các
chương trình dự án phát triển chăn nuôi: Cải tạo đàn lợn, chương trình nuôi lợn siêu
nạc, phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đã có ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra còn có
các chính sách hổ trợ khác: Thú y cho vay vốn tín dụng…công tác khuyến nông cũng
được tăng cường và mở rộng…góp phần không nhỏ vào thúc đẩy chăn nuôi lợn phát
triển cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 1: Mức độ biến động đàn lợn trên toàn tỉnh Quảng Trị qua các năm
NĂM
SỐ LƯỢNG (con)
Sản lượng thịt
xuất chuồng (tấn)
Trâu Bò Lợn
2000 35.382,00 62.662,00 185.574,00 12.700,50
2003 36.534,00 57.694,00 226.844,00 17.802,10
2004 37.899,00 61.786,00 242.353,00 17.748,90
2005 40.914,00 65.938,00 253.929,00 22.090,00
2006 38.066,00 73.772,00 228.600,00 20.181,60
Nguồn [ 10 ]
10
Theo bảng thống kê trên ta thấy số lượng đàn lợn trong tỉnh qua các năm có tăng
tuy nhiên tăng không mạnh. Giai đoạn 2000 – 2005 đều tăng, nhưng từ năm 2005 –
2006 giảm, do ảnh hưởng của nạn dịch lỡ mồm lông móng. Chính vì thế, mà cũng kéo
theo sản lượng thịt xuất chuồng cũng giảm theo. Đợt dịch này đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Không riêng gì
đàn lợn, số lượng trâu cũng giảm, duy chỉ có số lượng bò là tăng. Điều này đã làm cho
số lượng gia súc được cân bằng và tăng ổn định.
Nhìn chung, nghành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Trị
trong những năm qua đã có những bước phát triển ổn định, sự phát triển này không
những về số lượng mà còn cả chất lượng, không những theo chiều rộng mà còn cả về
chiều sâu. Ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh mà còn có thể xuất
khẩu ra các thị trường khác. Đồng thời còn thể hiện chính sách phát triển chăn nuôi
theo hướng đầu tư cao: Thâm canh, bán thâm canh, trang trại, gia trại của tỉnh có
những thành công rõ rệt.
2.5.2. Diễn biến đàn lợn trong những năm gần đây của huyện Triệu Phong
Bảng 2: Mức độ biến động của đàn lợn trên toàn huyện Triệu phong qua các năm
NĂM
TRÂU BÒ LỢN GIA CẦM
Số
lượng
(con)
Sản
lượng
(tấn)
Số lượng
(con)
Sản
lượng
(tấn)
Số lượng
(con)
Sản
lượng
(tấn)
Số lượng
(con)
Sản
lượng
(tấn)
1995 4.682 48 10.608 225 30.089 1.264 189.857 146
2003 3.380 90 10.101 460 52.380 2.650 530.152 432
2004 3.501 102 10.363 552 53.736 2.920 517.601 450
2005 3.576 117 11.318 585 55.730 2.950 424.699 342
2006 3.438 121 12.895 608 56.822 2.996 217.059 230
Nguồn [10].
Triệu phong có thể nói là một huyện chăn nuôi lợn có tổng đàn lợn vào loại khá
của toàn tỉnh. Đàn lợn trong toàn huyện tăng đều đặn từ năm 2003 đến 2006. Tuy nhiên,
từ năm 2004 đến 2005 có giảm nhưng với số lượng không đáng kể, tuy số luợng giảm
11
nhưng sản lượng vẫn tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện, huyện cũng đã biết rõ tầm
quan trọng của chăn nuôi lợn đồng thời cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong
công tác phòng và chữa bệnh qua các đợt dịch, huyện cũng đã chú trọng hơn trong việc
bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội cán bộ làm công tác thú y. Hơn thế ngay chính
nông hộ chăn nuôi cũng đã nhận thức được muốn chăn nuôi hiệu quả cần có chuồng trại
kiên cố, tiêm phòng, thú y đầy đủ và kịp thời. Chính vì vậy đã hạn chế rất nhiều sự ảnh
hưởng của thời tiết cũng như của dịch bệnh góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Nhìn chung, chăn nuôi lợn là một ngành có tiềm năng phát triển ở huyện. Vì vậy,
công tác lai tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn lợn đang được chú trọng phát triển. Hầu
như tất cả nông hộ chăn nuôi đều nuôi lợn với nhiều giống lai có ưu thế so với giống địa
phương. Chính sách phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đang có chiều hướng phát
triển tốt trong nông hộ chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi lớn ngày càng xuất hiện nhiều ở
các địa phương.
So với chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm lại có sự giảm sút mạnh do dịch cúm gia
cầm diễn ra trong những năm gần đây đã làm cho số lượng gia cầm giảm từ 530.125
con xuống còn 217.059 con trong năm 2006.
Cũng giống như chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò, nói chung cũng tăng đáng kể,
riêng chỉ có trâu là từ năm 2005 – 2006 giảm từ 3.576 con xuống còn 3.438 con. Tuy số
lượng giảm nhưng sản lượng thịt vẫn tăng từ 117 tấn lên 212 tấn trong năm 2006. Điều
này cho thấy chúng ta đã chú trọng đầu tư vào chất lượng hơn là số lượng. Đây là là tín
hiệu đáng mừng cho huyện Triệu Phong nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, góp một
phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Tuy nhiên,
nguồn vốn đầu tư ban đầu đòi hỏi phải lớn như vậy sẽ không phù hợp với nhiều hộ gia
đình ở nhiều địa phương, cho nên chăn nuôi lợn vẫn địa xem là thế mạnh trong huyện
và là hướng phát triển phù hợp nhất cho địa phương.
2.6. Một số chương trình khuyến nông về phát triển chăn nuôi lợn được thực hiện
trong năm 2007
2.6.1. Chăn nuôi lợn thâm canh bền vững, an toàn sinh học
+ Quy mô: 2 mô hình, mỗi mô hình có 22 con lợn thịt và 1 bể Bioga
+ Thời gian triển khai: 5 tháng (Từ tháng 7/2007 đến tháng 11/2007)
12
+ Địa điểm triển khai:
- Triệu long: 1 mô hình.
- Triệu Trung: 1 mô hình.
+ Kết quả:
Các mô hình đạt được kết quả tốt, lợn tăng trọng bình quân 650g/con/ngày, tiêu
tốn thức ăn 2,85 kg thức ăn/kg tăng trọng. Do đó, giá lợn hơi cuối tháng tăng đột biến
(25.000 đ/kg) nên mỗi con lợn sau 4 tháng nuôi người nông dân lãi trên 500.000đ, bể
Bioga hoạt động tốt, hộ nông dân vừa có khí để dun nấu vừa đảm bảo môi trường không
bị ô nhiễm. Đây là một mô hình chăn nuôi thực sự mang lại nhiều lợi ít cho nông dân.
Thông qua mô hình nông dân đã nắm bắt được phương pháp nuôi lợn thâm canh, lợn
tăng trọng nhanh, thu lãi cao. Trong quá trình nuôi nông dân còn biết cách phòng bệnh
bằng cách tiêm phòng các loại vacxin, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc, xử lý
chuồng trại, cách ly…nên lợn ít bị bệnh. Mặt khác, việc xử lý nguồn phân lợn thải ra
bằng bể khí Bioga đã hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm môi trường, lại có khí
để đun nấu khắp phục thiếu hụt nguồn chất đốt. Đặt biệt, là giảm nhẹ công việc của
người phụ nữ trong gia đình.
2.6.2. Chăn nuôi lợn nái ngoại
Năm 2007, do tình hình dịch bệnh nên không thực hiện chương trình, chúng tôi
chỉ tiếp tục theo dõi mô hình năm 2006 chuyển sang. Số lượng 50 con.
Triệu Độ: 10 con.
Triệu Đại: 10 con.
Triệu Ái: 30 con.
Lợn đã sinh lứa thứ nhất, bình quân 7,5 con/lứa, trọng lượng cai sữa đạt 8,5 kg/con lúc
28 ngày tuổi. Một số con đã sinh lứa thứ 2 rất tốt.[3]
13
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng chăn nuôi lợn tại nông hộ của xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị (cơ cấu đàn, nguồn thức ăn, tình hình thú y, tiêu thụ sản phẩm…).
- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của nông hộ điều tra chia theo nhóm hộ chăn
nuôi (chi phí sản xuất, khả năng tăng trọng, hiệu quả chăn nuôi…).
- Đánh giá mối quan hệ giữa chăn nuôi với các yếu tố đầu vào cho chăn nuôi
(giống, thức ăn, thú y).
- Đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển chăn nuôi lợn tại nông hộ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm và đối tượng nghiên cứu
+Địa điểm nghiên cứu: xã Triệu Hoà - Triệu Phong - Quảng Trị
+Đối tượng nghiên cứu:
Cán bộ địa phương: 1-2 người
Hộ nông dân: Những hộ có chăn nuôi lợn.
STT TIÊU CHÍ SỐ HỘ ĐIỀU TRA CƠ CẤU (%)
Nhóm 1 Hộ chăn nuôi khá 8 26,68%
Nhóm 2 Hộ chăn nuôi trung bình 11 36,66%
Nhóm 3 Hộ chăn nuôi nghèo 11 36,66%
Tổng 30 100%
-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát
3.2.2. Thu thập thông tin dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Báo cáo về tình hình phát triển chăn nuôi hàng năm của cả nước, tỉnh Quảng Trị,
huyện Triệu Phong, xã Triệu Hoà.
Các tài liệu thống kê, niêm giám thống kê từ các cơ quan liên quan.
14
Các báo cáo khoa học.
- Dữ liệu sơ cấp
Quan sát tổng thể và cá thể: Nhằm giúp thu thập số liệu một cách chính xác hơn
trong nghiên cứu định lượng, nhất là đối với nghiên cứu về điều tra về hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi lợn trên địa bàn xã. Đồng thời giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng
quát về tình hình chăn nuôi lợn hiện nay cũng như ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã
hội chính sách khác
+Phỏng vấn cấu trúc bằng bảng hỏi: Chúng tôi đã tiến hành chọn 30 hộ điều tra
bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẳn cho mục đích nghiên cứu.
+Phỏng vấn sâu: Cán bộ địa phương, người am hiểu cộng đồng về tình hình phát
triển cũng như các rủi ro mà hộ chăn nuôi gặp phải trong quá trình chăn nuôi.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
1) Cách thức tính toán các chỉ tiêu
- Giá trị sản xuất (GO)/hộ/lứa: Giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thu
được trong một chu kì sản xuất.
Công thức tính (lý thuyết): GO (1000đ) = Tổng sản lượng X Đơn giá.
Đối với hộ chăn nuôi hàng năm, hộ có thể bán được một số con nhất định vì vậy giá trị
sản xuất của hộ đối với những con bán:
GO1= Trọng lượng những con bán X Giá của chúng tại thời điểm bán.
Ngoài ra đối với chăn nuôi nông hộ còn thu được một lượng sản phẩm phụ đáng kể:
Phân bón (GO2)
Và giá trị sản xuất của nông hộ cả năm 2007 là:
GO (2007) = GO1 + GO2
- Chi phí sản xuất trung gian (IC)/hộ/năm: Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ
thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Gồm có:
+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra trong các hoạt động dịch vụ:
Nhiên liệu, công cụ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm
+ Chi phí dịch vụ: Là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ: Chi phí thú y, chi phí
dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng
15
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng
thêm hay phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí:
VA = GO – IC
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư (HQĐT):
Được tính bằng tỷ số giữa giá trị gia tăng VA và chi phí trung gian IC
HQĐT = VA/IC
- Hiệu quả sử dụng lao động: Là chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả của việc sử
dụng lao động trong gia đình. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa hiệu quả chăn nuôi
của hộ và số lao động tham gia chăn nuôi lợn của hộ.
- GO/IC: Một đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Với mỗi
chỉ tiêu này chúng tôi tính riêng cho từng nhóm hộ để dể dàng so sánh.
- Phân tích định tính và phân tích định lượng đã được áp dụng để mô tả và phân tích
các biến nghiên cứu.
2) Phương pháp xử lý số liệu
-Phân tích thống kê được áp dụng là thống kê mô tả.
-Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
16
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Triệu Hòa nằm ở phía Đông Bắc của lãnh thổ huyện Triệu phong. Cách huyện lỵ
theo đường chim bay là 6 km. Phía tây có đường tỉnh lộ 64 đi ngang qua, phía đông có
nhánh sông Vĩnh Định làm ranh giới giữa Triệu Hòa với Triệu Trạch và Triệu Tài.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.701,58 ha, dân số trung bình năm 2007 là 7.069
người. Mật độ dân số là 415,44 người/km
2
, là một trong những nơi có mật độ đông nhất
trong toàn huyện.
Phía Bắc: Giáp Triệu Trạch và Triệu Đại.
Phía Nam: Giáp xã Triệu Đông.
Phía Tây: Giáp các xã Triệu Long và Triệu Đại.
Phía Đông: Giáp 2 xã Triệu Tài và Triệu Trạch.
4.1.2. Khí hậu và thời tiết
Triệu Hòa nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng của nó là bức xạ
nhiệt cao và có sự phân hóa theo mùa rỏ rệt. Dưới tác dụng của hoàn lưu khí quyển và
địa hình ở đây nên khí hậu và thời tiết ở triệu Hòa mang những nét đặc trưng sau:
Mùa mưa bắt đầu từ giữa mùa hè (khoảng tháng 9) Kéo dài đến giữa mùa đông
(khoảng tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm sau), lượng mưa trung bình khoảng 1.921,9 –
2.623,9 mm, số ngày mưa trung bình năm từ 140 – 150 ngày. Hai tháng mưa lớn nhất là
tháng 10 và tháng 11 trung bình lượng mưa mỗi tháng từ 400 – 800 mm, lượng mưa
trong 2 tháng này chiếm phần lớn lượng mưa trung bình cả năm. Đây là thời kỳ tập
trung nhiều mưa lớn, mỗi tháng có đến 4-5 ngày mưa trên 50 mm, trong đó 1-2 ngày
mưa trên 100 mm.
Vì vậy, trong thời gian này lũ thường xuyên xảy ra trên diện rộng, gây nhiều khó
khăn cho sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, vào những ngày mưa lũ. Theo
số liệu thống kê cho thấy trong vòng một năm xảy ra 3 đến 4 trận lũ. Mùa mưa ít bắt
đầu từ tháng 6 đến tháng 7, thời kỳ này lượng mưa trung bình mỗi tháng đạt từ 50 -
17
60mm. Vào mùa đông ở khu vực này chịu tác động của gió mùa đông bắc gây ra thời
tiết lạnh, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 1 (trung bình 15,20
0C
).
Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, với những ngày nắng gay gắt và nóng nhất
vào tháng 7, nhiệt độ lên tới 35-38
OC
, nhiệt độ trung bình 29,30
OC
.
Tổng nhiệt độ toàn năm là 8.000 – 9.000
OC
, nhiệt độ trung bình năm dao động từ
24,4 – 24,9
OC
. Trong mùa khô luồng gió ẩm từ phía tây thổi tới gặp dãy Trường Sơn
chặn lại, sau khi để lại một lượng mưa ẩm lớn cho sườn tây, nó vượt qua núi đem lại
cho đông Trường Sơn một kiểu thời tiết khô nóng (gió Tây Nam), nên trong thời gian
này thường xảy ra hạn hán nghiêm trọng.
Độ ẩm trung bình năm từ 80 – 84%, mùa ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau
với độ ẩm trung bình 85- 88%, mùa khô độ ẩm trung bình 75-80%.
Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình từ 1.580 – 1.906 giờ nắng. Thời kỳ nắng nhiều
nhất từ tháng 4 đến tháng 8, trong những tháng này số giờ nắng trung bình từ 207 – 230
giờ. Thời kỳ ít nắng vào các tháng mùa đông.
Chế độ gió: Loại gió thịnh hành trong mùa đông là gió Đông Bắc thổi với tần suất
40- 50%. Loại gió thịnh hành vào màu hạ là gió Tây và Tây nam với tần suất 50%.
Bão: Bão là một thiên tai thường xảy ra đối với xã nói riêng (và trong tỉnh nói
chung), tần số bão nhiều nhất từ tháng 8, 9, 10 đôi khi tháng 11 (37%).
Bão thường kéo theo mưa lớn, với đặc điểm địa hình có độ dốc lớn nên nhiều diện
tích hoa màu và cơ sở vật chất bị tàn phá gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống
của bà con trong xã.
Nhìn chung, thời tiết ở đây mang tính phức tạp và khắc nghiệt, thể hiện trong chế
độ nhiệt, gió, ẩm, và mưa diễn ra thường xuyên liên tục. Các hiện tượng khí hậu bất lợi
như: bão, lũ lụt, gió tây nam…tạo nên khó khăn lớn cho sản xuất, đời sống, những thiệt
hại về con người, của cải vật chất, cũng như hạn chế những phát sinh, phát triển của cây
trồng và công tác bảo vệ đất.
4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Triệu Hoà năm 2007
18
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất của xã Triệu Hoà năm 2007
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT. TỔNG SỐ (ha). CƠ CẤU (%).
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.701,58 100,00
I. Đất nông nghiệp 1.233,04 72,46
1.1. Đất trồng cây hàng năm. 614,93 36,14
- Đất trồng lúa. 532,38 31,29
- Đất trồng cây hàng năm khác. 82,55 4,85
1.2. Đất lâm nghiệp. 0,43 0,03
1.3. Đất nông nghiệp khác. 2,75 0,16
II. Đất phi nông nghiệp 468,54 27,54
2.1. Đất ở 151,39 8,90
2.2. Đất chuyên dùng. 123,46 7,26
2.3. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp. 2,57 0,15
2.4. Đất có mục đích công cộng. 22,99 1,35
2.5. Đất tôn giáo tín ngưỡng. 8,46 0,50
2.6. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. 61,89 3,64
2.7. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. 78,00 4,58
2.8. Đất chưa sử dụng. 19,78 1,16
Nguồn [2]
Từ bảng cơ cấu đất này cho thấy, xã Triệu Hoà là một xã có tiềm năng phát
triển nhiều loại nghành nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản Diện tích đất nông
nghiệp chiếm diện tích khá lớn (74,46%), chủ yếu trồng các cây hàng năm: Cây lương
thực như lúa và cây trồng hàng năm khác như: Lạc, ngô, khoai sắn, đậu các loại, ớt
diện tích đất nông nghiệp này đã đóng góp phần lớn vào cơ cấu thu nhập của nông hộ
nơi đây và cũng chính những cây hàng năm này là nguồn thức ăn vô cùng phong phú
cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Đất trồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)
không có, điều này đã hạn chế sự phát triển của nghành chăn nuôi này. Hầu hết, các
nông hộ chỉ chăn nuôi trâu, bò với mục đích phục vụ nông nghiệp là chính. Diện tích
mặt nước chuyên dùng và sông suối chỉ chiếm 4,58% điều này cũng ảnh hưởng đến
19
việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong vùng. Trong khi đó đất phi nông nghiệp chiếm
tỷ lệ khá lớn chiếm đến 25% điều này cũng ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp
trong vùng.
4.2.2. Tình hình dân số và lao động
Xã Triệu Hoà là một xã chỉ có dân tộc kinh sinh sống, hầu hết là người bản địa
dân số trung bình năm 2007 là 7.069 người. Có 2.982 lao động chiếm 42,18% dân số
trong đó lao động nông nghiệp chiếm 85% lao động ngư nghiệp chiếm 5% và lao động
công thương nghiệp và dịch vụ chiếm 10%. Xã Triệu Hoà có 7 thôn và có 7 hợp tác xã
rải đều 7 thôn và hầu hết là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp dân cư sống rải rác với
chiều dài khoảng 6,5 km. Mật độ dân số vào khoảng 415 người/km
2
, trung bình mỗi hộ
có 5,4 nhân khẩu. Lao động toàn xã chiếm 42,18% đây là nguồn lao động tương đối.
Tuy nhiên, chất lượng lao động của nguồn lao động còn thấp, số lao động không có
trình độ chuyên môn còn cao. Lao động tham gia vào nông nghiệp là chủ yếu.
Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Triệu Hoà năm 2007
THÔN HỘ
NHÂN KHẨU LAO ĐỘNG NGƯỜI
KHUYẾT
TẬT
Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ
Vân Hòa 397 2.040 980 1060 858 386 472 18
An Lộng 201 1.090 510 580 492 222 270 5
Hà My 250 1.449 793 656 602 276 326 10
Mỹ Lộc 186 915 452 463 393 183 210 8
Bố Liêu 92 567 309 258 218 100 118 6
Hữu Niên 106 604 225 379 246 133 113 8
Duy Hòa 74 404 199 205 173 80 93 5
Tổng 1.306 7.069 3.468 3.601 2.982 1.380 1.602 60
Nguồn [4]
Nhìn chung, dân cư của xã phân bố không đều, dân cư tập trung nhiều ở thôn
Vân Hoà chiếm 29% dân cư toàn xã. Đây được xem là thôn lớn nhất trong toàn xã, là
một thôn khá phát triển với trình độ dân trí cao hầu hết là đã qua cấp hai, và có tỷ lệ đỗ
đại học cao nhất trong toàn xã.
20
4.2.3. Cơ cấu doanh thu của xã Triệu Hoà năm 2007
Do đặc điểm về vị trí địa lý, trong cơ cấu doanh thu của xã có sự đóng góp của
rất nhiều các hoạt động sản xuất khác nhau.
Bảng 5: Cơ cấu doanh thu của xã Triệu Hòa năm 2007.
ĐVT: Tỷ đồng.
NGUỒN THU. NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
1. Nông nghiệp. 18,35 18,89 18,14 22,46
- Trồng trọt. 11,22 12,49 11,34 15,16
- Chăn nuôi. 6,58 6,41 6,67 7,14
- Ngư nghiệp. 0,00 0,00 0,13 0,15
2. CN-TTCN-TMDV. 4,89 5,01 10,55 11,93
- Công nghiệp-TTCN. 2,76 2,85 2,93 3,20
-Thương mại dịch vụ. 1,99 2,02 2,22 2,60
-Giao thông vận tải. 0,13 0,14 0,16 1,94
-Lao động việc làm. 0,00 0,00 5,23 5,23
Tổng. 23,24 23,91 28,69 36,33
Nguồn [15, 16, 17]
Trồng trọt : Địa bàn xã trồng rất nhiều các loại cây lương thực và rau màu khác
nhau. Cây có hạt (lúa: lúa 2 vụ, lúa địa phương và lúa mới, ngô). Cây lấy tinh bột
(khoai, sắn). Cây thực phẩm (ớt, đậu, rau các loại ).
Xã có sự chỉ đạo các hợp tác xã xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai và tạo
được bước chuyển biến tích cực về công tác chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt năm 2007, ở 2 HTX Hà My
và Mỹ Lộc đã mạnh dạn đưa giống lạc L14 vào sản xuất trong vụ hè thu với mục tiêu
chung là giúp nông dân tự chủ sản xuất giống trong vụ hè thu nhằm cung cấp giống cho
vụ đông xuân kế tiếp. Kết quả là năng xuất lạc bình quân ở 2 xã này đạt từ 25-28 tạ/ha.
Số lượng lạc giống sản xuất ra được bà con nông dân ưa chuộng, và họ tự trao đổi với
nhau trong địa phương với giá hữu nghị: 17.000 đ/kg
Tuy chưa quen với việc sản xuất lạc giống vụ hè thu nhưng kết quả thu được làm
nhiều nông dân phấn khởi, so với các cây trồng khác thì hiệu quả hơn nhiều. Hơn nữa
21
lạc cũng là một cây trồng vừa có tích chất cải tạo đất, vừa cho hiệu quả cao trong
chương trình tạo ra cánh đồng 50 triệu.
Cũng trong năm 2007 việc thực hiện mô hình VAC bước đầu có hiệu quả, mô hình
lúa-lạc- ngô có khả năng phát triển trong 7 hợp tác xã.
Cơ cấu giống lúa chủ lực được khảng định về năng xuất, chất lượng và hiệu quả
như: P6, IR 35366, HT1 các chỉ tiêu chuyển đổi giống lúa chất lượng cao đạt và vượt kế
hoạch đề ra, các biện pháp kỷ thuật thâm canh được chú trọng áp dụng.
Chính vì thế, mà doanh thu trong nghành trồng trọt ở năm 2007 đã giảm so với
năm 2006 từ 12,49 tỷ đồng xuống còn 11,34 tỷ đồng và phấn đấu trong năm 2008
doanh thu trong nghành trồng trọt đạt: 15,16 tỷ đồng.
Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, nghành dịch vụ và thương mại: Trong năm
qua, các hoạt động về công nghiệp-TTCN, nghành nghề, dịch vụ và thương mại trên
toàn xã được quan tâm đầu tư và mở rộng, đã triển khai tích cực nghành nghề dịch vụ
như: Rèn, cơ khí và may mặc, mộc dân dụng cưa xẻ gỗ, thợ xây dựng, lò ấp trứng vịt,
xay xát nghề lam nón lá được nhân dân chăm lo cả về số lượng lẫn chất lượng, đa số
quy mô sản xuất kinh doanh mang tính chất hộ gia đình, chưa thu hút được nhiều lao
động tham gia, chưa đủ sức cạnh tranh với các địa bàn khác trong vùng, hàng hóa đồ
dùng sản xuất ra chỉ tiêu thụ trong nội bộ là chính.
Công tác xuất khẩu lao động được các ban nghành quan tâm tuyên truyền vận
động, đến nay đã có 16 lao động xuất khẩu làm ăn ở nước ngoài chủ yếu là Malaixia,
lao động ngoài tỉnh có 600 người, lao động trong tỉnh có 295 người tổng thu nhập của 3
nguồn là 5,23 tỷ đồng đã tăng thu nhập cho gia đình và địa phương góp phần thực hiện
tốt chủ trương xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện chu trương di dân phát triển vùng kinh tế mới tại xã A Dơi huyện
Hướng Hóa, có 9 hộ, 37 khẩu thôn Hà My đi lập nghiệp, bước đầu còn gặp nhiều khó
khăn, đất cấp không đủ, phong tục tập quán không đồng nhất, nên đã ảnh hưởng đến đời
sống của người dân, làm cho họ không yên tâm để sản xuất ở nơi ở mới.
Chăn nuôi: Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều nơi nhưng đàn
gia cầm được bà con đầu tư chăn nuôi có 25 hộ trong toàn xã nuôi vịt đàn từ 300-
1.500con/hộ. Đàn gia súc được duy trì và phát triển tốt, chương trình cải tạo đàn bò theo
22
hướng Zê bu hoá được triển khai rộng khắp trên địa bàn xã, phương pháp phối tinh nhân
tạo được hộ chăn nuôi hưởng ứng ngày càng nhiều nâng tổng số bê lai lên 131 con
chiếm 23,30%.
Về công tác thú y trong nhiều năm qua có nhiều tiến bộ so với trước, thôn và hợp
tác xã phối hợp tích cực, nhân thức đã nhận thức đúng đắn, thường xuyên kiểm tra phát
hiện xử lý kịp thời các bệnh lở mồm lông móng, cúm gia cầm không để lây lan, đã triển
khai công tác tiêm phòng đạt kế hoạch. Tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng cho đàn lợn
đạt 2.296 liều. Tiêm phòng dại chó 396 liều. chích phòng lở mồm long móng 4 đợt cho
trâu bò 2.832 liều, lợn 2.099 liều. Chích phòng dịch cúm gà 4 đợt cho vịt 14.032 liều, gà
6.365 liều.
Do gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi nên làm cho tổng đàn lợn trong toàn xã
giảm từ 4.988 con xuống con 4.854 con.
Tuy nhiên, doanh thu vẫn tăng từ 6,40 tỷ đồng lên 6,67 tỷ đồng, phấn đấu trong
năm 2008 tổng đàn lợn trong toàn xã là 6.650 con và doanh thu trong chăn nuôi đạt 7,14
tỷ đồng.
- Ngư nghiệp: Nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đạt kết quả
khá, tuy dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú xảy ra ở một số địa phương nhưng với sự
quan tâm hổ trợ của cấp trên, sự phối hợp giữa chính quyền và nhân dân tổ chức dập
dịch khá tốt nên đã khống chế được sự lây lan, hạn chế được rủ ro thiệt hại cho người
nuôi, một số địa phương nuôi đạt năng suất và lợi nhuận cao. Diện tích nuôi cá nước
ngọt được phát triển về quy mô và hình thức nuôi trồng, một số nơi đã đầu tư thâm canh
nên đạt kết quả khá. Phấn đấu đến năm 2008 đạt doanh thu trong ngư nghiệp là: 0,15 tỷ
đồng.
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản
xuất của xã năm 2007 là:
- Nguyên nhân khách quan
Do điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến bất thường, đầu vụ đông xuân mưa kéo dài,
gây ngập úng nhiều vùng khiến nhiều nơi phải gieo cấy lại, cuối vụ hè thu gặp mưa lớn
(4 - 6/8/2007), mưa phùn thời tiết âm u (từ ngày 7 - 9/8/2007) và gió Tây Nam thổi
mạnh (từ 10 - 14/8/2007) đã làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây lúa, bên
23
cạnh đó bảo số 5 đến sớm hơn mọi năm đã làm ngập úng hư hại một số diện tích rau
màu vụ đông.
Do ảnh hưởng chung của dịch cúm gia cầm và dịch lỡ mồm long móng ở đàn gia
súc, dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú xảy ra ở một số địa phương đã tác động xấu ảnh
hưởng đến công tác phát triển chăn nuôi, bên cạnh đó giá thịt lợn giảm ảnh hưởng xấu
đến việc tiêu thụ lợn của nông hộ.
- Nguyên nhân chủ quan
Do công tác dồn điền đổi thửa chưa thực hiện được, việc chuyển đổi cây trồng vật
nuôi còn chậm, xây dựng cánh đồng có giá trị trên 40 triệu đồng/năm mới chỉ có 2 HTX
Hà My và Mỹ Lộc thực hiện nhưng diện tích còn nhỏ thiếu tính bền vững. 5 HTX còn
lại chưa tích cực khoanh vùng sản xuất, chăn nuôi.
Do áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật chưa đồng bộ, bố trí giống và thời vụ
còn tùy tiện không tập trung, công tác theo dõi đồng ruộng và phòng trừ sâu bệnh chưa
kiên quyết. Nhiều năm liền UBND xã và các HTX buông lỏng khâu sản xuất giống lúa,
nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng.
Đa số nhân dân còn trong chờ, ỷ lại nguồn vốn của cấp trên, việc vay vốn xóa đói,
giảm nghèo còn một số nhân dân sử dụng chưa đúng mục đích nên hiệu quả đem lại
chưa cao.
Chưa động viên nguồn lực trong nhân dân để mạnh dạn đưa ra cái mới, làm ăn lớn,
sản xuất hàng hóa còn mang tính nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp.
4.2.4. Tình hình phát triển vật nuôi trên địa bàn xã Triệu Hoà
Chăn nuôi là một trong những ngành có tiềm năng phát triển nhất ở xã. Lợi dụng
diện tích đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn tận dụng sẳn có, các hộ trong xã đã chú trọng
phát triển chăn nuôi và bước đầu cho kết quả khả quan, đặc biệt là chăn nuôi lợn.
Công tác phòng ngừa dịch bệnh ngày càng được chú trọng và thường xuyên.
Mạng lưới thú y được cũng cố và nhân rộng trong toàn xã. Chính vì vậy, mà trên địa
bàn xã đã không có dịch xảy ra.
24
Bảng 6: Tình hình phát triển vật nuôi của xã Triệu Hoà qua các năm
ĐVT: Con
VẬT NUÔI NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
Trâu 270 276 261
Bò 540 616 563
Lợn thịt 2.710 3.375 2.825
Lợn nái 1.250 1.613 1.329
Gia cầm 85.000 62.400 65.000
Nguồn [15, 16, 17]
Chăn nuôi lợn: Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đều giảm một phần là do
ảnh hưởng của nạn dịch đang xảy ra trong cả nước cho nên nhiều hộ gia đình không
dám mạo hiểm đầu tư hơn nữa trong chăn nuôi lợn, và một số ít thì cầm cự lại để tạo
thu nhập trong gia đình khi cần đến. Do chăn nuôi chủ yếu theo quy mô gia đình, vì thế
mà số lượng vật nuôi không tăng trong năm qua.
Chăn nuôi trâu, bò: Hiện nay máy móc thay thế hoàn toàn sức kéo của trâu cho
nên chỉ một vài hộ giữ lại để cày kéo và người ta cũng ít nuôi để bán. Vì thế, mà đàn
trâu của xã cũng giảm trong năm qua, duy chỉ có bò người ta thường nuôi để bán cho
nên số lượng có tăng lên chút ít.
Chăn nuôi gia cầm: So với chăn nuôi trâu, bò, lợn thì chăn nuôi gia cầm đầu tư
vốn ít nhất và dể dàng chăn nuôi nhất. Tuy nhiên, tổng đàn gia cầm trong toàn xã 2 năm
qua có phần suy giảm, tỷ lệ chăn nuôi năm 2007 giảm 1,3 lần so với năm 2005. Nguyên
nhân của sự giảm đi nhanh chóng này là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã lây lan
và bùng phát nhanh chóng thành đại dịch trong cả nước. Đây là một đại dịch không
những gây thiệt hại về kinh tế cho hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ người tiêu dùng.
4.3. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Triệu Hoà, huyện
Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
4.3.1. Cơ cấu doanh thu của hộ trên địa bàn xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị
25